Việt Nam đưa căng thẳng Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc, tránh nói tên Trung Quốc
RFA tiếng Việt
Tình hình Việt Nam không riêng Biển Đông là đang trong tình thế nguy cấp thôi đâu. Ngay trên đất liền, người anh em “vận mệnh tương liên” cũng đang chuẩn bị một cách thật chỉn chu để dành cho thằng em cùng ý thức hệ những tấn kịch “đắng chát” nhất mà tất cả bộ sậu đang ngồi chễm chệ trên ngai không thể nào trở tay kịp, bởi vì cho đến giờ phút này cả một đảng chỉ đang lo đánh nhau để giành ghế, không một phe nhóm nào nghĩ đến những đòn hiểm này. Xin mời quý bạn đọc đọc mấy câu sau đây trong một bài báo của David Archibald có tựa đề Advice for Our Vietnamese Friends on China mà chủ nhân trang viet-studies có nhã ý trích ra và đánh vào bên cạnh ba dấu đỏ để những ai quan tâm đến vận mệnh của đất nước thì ghé mắt xem qua – phần dịch sang tiếng Việt là của chúng tôi:
"China has built a large base 10 kilometres from the Vietnamese border at 24° 24’ N, 106° 42’ E with warehouses and barracks covering 50 acres of roof area. This is to hide Chinese armoured units and artillery from satellites, moving them up to this base at night. It has also put in artillery pads along the border. And a mile northeast of the big barracks complex China has built eight acres of buildings that look like they will house IRBMs mobilised up to the border in preparation for the attack. This would maximise their range down the Vietnamese coast. With the lesson in logistics from the 1979 war in mind China is building 50 miles of highway from south of Chongzuo up to the Vietnamese border town of Po Thiung. Imagery from Planet Labs shows that this highway is not yet finished; China is unlikely to attack until it is".
Tạm dịch: "Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ quan trọng cách biên giới Việt Nam 10 km, ở 24 ° 24 'N và 106 ° 42' E, bao gồm các nhà kho và doanh trại có diện tích 50 ha nhằm che giấu các đơn vị thiết giáp và pháo binh Trung Quốc khỏi sự phát hiện của vệ tinh, để di chuyển chúng đến các căn cứ này vào ban đêm. Các căn cứ pháo binh cũng được lắp đặt dọc biên giới. Cách một dặm về phía đông bắc của khu liên hợp của doanh trại lớn, Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà rộng 8 ha có vẻ như để chứa các IRBM được huy động đến biên giới nhằm tối đa hóa tầm với của họ dọc theo bờ biển Việt Nam. Với bài học hậu cần từ cuộc chiến năm 1979, vấn đề đối với Trung Quốc là xây dựng đường cao tốc 50 dặm từ phía nam Sùng Tả (崇左)chạy đến thị trấn biên giới Po Thiung (Bằng Tường 凭祥?) ngay sát Việt Nam (*). Hình ảnh từ Planet Labs (**) gửi về cho thấy đường cao tốc này vẫn chưa hoàn thành và Trung Quốc khó có thể tấn công cho đến khi có được con đường này".
Bauxite Việt Nam
(*) Nguyên văn chỗ này nói Po Thiung là thị trấn biên giới của Việt Nam nhưng chúng tôi đã tra cứu thì ở đây giáp huyện Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn mà bên kia là thị trấn Bằng Tường. Chữ "Po Thiung" phiên âm pinyin hai chữ "Bằng Tường" không hẳn đúng (Phải là Píngxiáng hoặc đọc theo ngữ âm của dân tộc Tráng cư trú tại chỗ là Bingzsiengz), nhưng nói đó là phiên âm từ hai chữ "Cao Lộc" (高禄/Gao Lu) thì sự sai dị còn lớn hơn. Tạm đoán định như trên. Vả chăng, dù Trung Quốc định xây con đường cao tốc để đánh chiếm Việt Nam thì cũng phải dừng lại ở bên kia biên giới chứ không thể vượt sang bên này trừ phi có sự thông đồng của đám lãnh đạo cấp tỉnh lộ mặt bán nước như Phạm Minh Chính nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh là kẻ từng chủ mưu thiết kế "luật đặc khu" về sau phải hủy bỏ. Bởi vậy xin cứ phiên là Bằng Tường kèm theo một dấu hỏi, chờ kết quả thực tế việc xây con đường xâm lược này, vì theo tác giả, hiện tại vẫn xây chưa xong.
(**) Theo Wikipedia thì Planet Labs là một công ty dùng nhiều vệ tinh để cung cấp hình ảnh tinh vi trên trái đất, một loại Google Earth hay GPS.
|
Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9/2019. Screen shot
Bộ trưởng Ngoại giao, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hôm 28/9 đã đưa vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính giữa Trung Quốc và Việt Nam ra Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) nhưng tránh nói tên Trung Quốc.
Trong bài phát biểu dài khoảng 15 phút trước UNGA, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói:
“Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông bao gồm những vụ xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển của Việt Nam đã được xác định bởi UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982). Các nước liên quan nên kiềm chế, tránh các hành động đơn phương có thể làm phức tạp hoặc làm tăng thêm căng thẳng trên biển, và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật quốc tế, bao gồm UNCLOS”
Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh về vấn đề Biển Đông đã được trông đợi từ trước đó vì suốt 3 tháng nay Việt Nam đang phải đương đầu với việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng tàu hải cảnh và dân binh vào Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối từ phía Việt Nam và quốc tế.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nói đến việc các bên liên quan phải tôn trọng luật quốc tế mà cụ thể là UNCLOS.
“Chúng tôi thúc giục các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật quốc tế, đặc biệt là Công ước luật biển của LHQ UNCLOS 1982, vốn được coi như một hiến pháp của đại dương. Nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông rất quan trọng về mặt chiến lược đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Những nỗ lực của các bên liên quan đã đưa lại những kết quả tích cực trong việc giải quyết những khác biệt và tranh chấp”
Cũng trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam không loại trừ khả năng giải quyết các tranh chấp qua cơ chế tòa quốc tế.
“Luật quốc tế là nền tảng cho quan hệ công bằng giữa các quốc gia. Hành động của chúng ta phải tuân theo luật quốc tế. Việt Nam tin rằng việc tuân thủ luật quốc tế là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn xung đột, và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các tranh chấp. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực để giải quyết tranh chấp qua các biện pháp hòa bình theo hiến chương LHQ và luật quốc tế bao gồm cả đàm phán, tham vấn, và qua cơ chế tòa.”
Kể từ giữa tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã không ngừng đưa tàu vào vùng biển của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 3 lần chính thức lên tiếng yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng mới đây nói rằng vùng biển ở khu vực Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngưng toàn bộ các hoạt động khoan tìm dầu khí tại đây.
Trung Quốc nói rằng vùng nước này nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp và Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ. Tuy nhiên theo phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế PCA 2016, các thực thể ở khu vực quần đảo Trường Sa không thể coi là các đảo nên không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Trong khi đó Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý căn cứ theo UNCLOS.
Đã có những ý kiến từ những chuyên gia trong và ngoài nước thúc giục chính quyền Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế tương tự như Philippines đã làm hồi năm 2013 và có phán quyết vào năm 2016.
Bà Phạm Ngọc Minh Trang, giảng viên khoa quan hệ quốc tế Đại học khoa học xã hội nhân văn (Đại học quốc gia TP HCM) mới đây nói với RFA rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể thắng nếu đưa Trung Quốc ra tòa.
“Về thủ tục pháp lý thì mình hoàn toàn có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện về mặt pháp lý, mình là người thực hiện các điều khoản của UNCLOS, những nguyên tắc pháp lý, và Trung Quốc là người đang vi phạm. Mình hoàn toàn có thể thắng.”
Tuy nhiên bà Trang cũng nói đến những khó khăn mà Việt Nam sẽ phải đối đầu khi theo đuổi vụ kiện.
“Về tác động xã hội thì mình phải nhìn lại việc xuất nhập khẩu với TQ ra thế nào. Ví dụ TQ có gây khó khăn cho mình không. Thường một vụ kiện tụng kéo dài 3 đến 5 năm thì lúc đó kinh tế mình bị ảnh hưởng thế nào thì mình phải cân nhắc cái đó. Ngoài ra, còn có một số tiểu thương vừa và nhỏ cũng có hợp tác làm ăn với TQ thế nào đó, thì ví dụ như mình kiện TQ thì họ sẽ bị ảnh hưởng thế nào. Họ bị ảnh hưởng trực tiếp thì mình phải quan tâm đến đời sống của họ và có những cái hỗ trợ cho họ thế nào. ...Mình phải kiện ở nơi khác là Tòa Trọng tài là nơi Philippines kiện TQ. Tòa này phải trả nhiều tiền, trả cho từng thẩm phán và tòa và nhiều thứ. Lúc mà Philippines kiện TQ thì tiền mà Philippines bỏ ra để theo kiện tính bằng % GDP của cả nước trong mấy năm. Cho nên để đưa vụ kiện này ra về pháp lý mình hoàn toàn tin tưởng mình có thể chiến thắng, nhưng các mặt khác mình phải tính toán cho thật kỹ, chuẩn bị thật kỹ.”
Đã có những ý kiến cho rằng Việt Nam có thể đưa vấn đề ra các tòa quốc tế khác như Tòa công lý Quốc tế ICJ hay tòa của UNCLOS là ITLOS vốn không phải trả tiền vì Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên bà Trang cho biết việc này đòi hỏi phải có sự đồng ý từ Trung Quốc, nhưng Trung Quốc đã từng từ chối phán quyết của tòa PCA trong vụ kiện với Philippines, nên Bắc Kinh cũng có thể sẽ làm tương tự trong trường hợp này.
Cơ chế tham vấn với ITLOS và ICJ cũng đã được nói tới, nhưng để đạt được điều này Việt Nam cũng phải có được tiếng nói ủng hộ của những tổ chức quốc tế như ở Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-raise-csc-tension-at-unga-avoids-mentioning-china-09282019122052.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.