Bản tin ngày 28-9-2019
Chuyện kiểm soát quyền lực của Đảng
Báo Giáo Dục VN có bài: Đã có “bàn tay thép” chặn cả họ làm quan, cánh hẩu trong công tác cán bộ. Bài báo dẫn lời ông Ngô Văn Sửu, cựu Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bình luận về quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền mà Bộ Chính trị vừa ban hành: “Đây là quy định mới và rất tốt trong thời điểm đang chuẩn bị nhân sự trước thềm Đại hội Đảng 13 tới đây”.
Không riêng gì VN mà bộ máy tuyên truyền các nước CS nói chung đều thích lạm dụng “thép”. Thời khối CS Liên Xô còn tồn tại, họ gọi lằn ranh phân chia các nước châu Âu tư bản và CS là “bức màn thép”. Cuối cùng “bức màn thép” vẫn sụp đổ, “bàn tay thép” của các “lãnh tụ” CS không thể ngăn nổi sự tha hóa, mục ruỗng trong đảng CS và càng không thể ngăn được tiến trình dân chủ hóa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
VietNamnet đăng loạt bài của TS Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Bài 1: ‘Thể chế, thể chế và thể chế’ —Bài 2: Cải cách thể chế – lựa chọn cho Việt Nam. Vẫn là khẩu hiệu “cải cách thể chế”, bề ngoài thì hô hào “cải cách” nhưng cuối cùng vẫn là mượn tay các yếu tố “văn hóa”, “lịch sử” để cho rằng, Việt Nam nên đi con đường của các nước Đông Bắc Á, trong đó có Trung Quốc, chứ không phải con đường của Mỹ và châu Âu.
“Cải cách” không thể bắt đầu từ hô hào và tuyên truyền, “cải cách” chỉ có thể bắt đầu từ các bước trao quyền thực tế cho dân. “Cải cách” kiểu gì mà quy chế “đảng cử, đảng bầu” vẫn y nguyên như mấy chục năm qua, người dân hầu như không có tiếng nói quyết định đối với các vấn đề thiết thực, liên quan trực tiếp tới đời sống của họ.
Mời đọc thêm: Chặn đường chạy chức, chạy quyền để ngăn hậu họa (GT). – Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ — Kiên quyết không để tái diễn tình trạng “quyền anh, quyền tôi” (GDVN). –Kiểm soát quyền lực trước hội nghị 11(BBC). – Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội XIII (VOV).
Báo Phụ nữ điều tra vụ bê bối của tập đoàn Sun Group
Báo Phụ Nữ TP HCM tiếp tục cập nhật vụ bê bối của Tập đoàn Sun Group: Hoà thượng Thích Huyền Diệu khẳng định không liên quan gì đến Sun Group. Vụ Tập đoàn Sun Group đề cập đến sư Thích Huyền Diệu trong các dự án của họ, đặc biệt là cáp treo Fansipan, sư Diệu khẳng định: “Tôi chẳng liên quan gì đến họ cả. Thông tin này người ta tự đặt ra để phục vụ mục đích của họ. Còn chuyện ‘long mạch quốc gia’ ư? Trong suy nghĩ của tôi, không chỉ một mình Fansipan mà từng tấc đất của Việt Nam đều là linh địa, là công lao của tổ tiên ông bà, của dân tộc, của đất nước, của con người Việt Nam”.
Trong khi đó, GĐ Truyền thông của Sun Group nói với phóng viên Báo Phụ Nữ TP HCM: “Việc Sun Group làm dự án cáp treo Fansipan là xuất phát từ lời đề nghị của nhà sư Huyền Diệu. Bản thân thầy Huyền Diệu cũng xây một ngôi chùa trên đỉnh núi cao ở Nepal. Sư thầy là người tin rằng núi cao là nơi hội tụ huyệt đạo thiêng liêng”.
Tình hình là Báo Phụ Nữ TP HCM hầu như “một mình một chợ”, đối đầu với Sun Group, các báo “lề đảng” khác hoặc im lặng, hoặc tiếp tục đăng bài ủng hộ Sun Group, quảng cáo cho “công lao” của tập đoàn này đã phát triển ngành du lịch VN. Trang Bảo Vệ Pháp Luật có bài: Sun Group và bài toán nâng tầm đẳng cấp cho du lịch Việt Nam. Trang Tài Nguyên và Môi Trường viết: Cuộc lột xác của “làng chài” Đà Nẵng và những dấu ấn Sun Group.
Mời đọc thêm: Sun Group và “Chủ nghĩa thân hữu” tại VN (RFA). – Khi Sun Group muốn biến đầm tích nước của cả Tam Đảo thành… ao nhà mình — Nói phát triển du lịch không ảnh hưởng đến môi trường là ngụy biện — Có những cuộc động thổ trong lòng núi nhưng không ai biết (PNTP). – ‘Vụt sáng’ như Quảng Ninh: Du lịch thăng hoa, kinh tế tăng trưởng thần tốc (VTC).
Vụ phó chánh án kiêm xã hội đen
Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TP HCM đã khởi tố vụ xâm phạm chỗ ở liên quan đến 1 phó chánh án, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Vụ tranh chấp căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Công an quận 1 xác nhận, đã khởi tố vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác theo Điều 158 Bộ luật Hình sự, đồng thời triệu tập những người liên quan đến để làm việc, trong đó có ông Nguyễn Hải Nam, Phó Chánh án TAND quận 4 và ông Lâm Hoàng Tùng, giảng viên Trường đào tạo bồi dưỡng kiểm sát TP HCM để điều tra, làm rõ.
Tài khoản Youtube Tin Lạ VN dẫn lại video clip của Zing: Vụ Phó chánh án bị tố ‘bắt’ trẻ em Một em nhỏ đã được đưa lên taxi.
Mời đọc thêm: Tạm đình chỉ công tác Phó Chánh án TAND Quận 4 (PLTP). – TP Hồ Chí Minh: Khởi tố vụ án “Xâm phạm chỗ ở người khác” (KTĐT). – TP.HCM: Khởi tố vụ Phó Chánh án Tòa án Quận 4 bị tố ‘bắt trẻ em’(TTXVN). – Khởi tố vụ án phó chánh án bị tố ‘bắt’ trẻ em, xâm phạm chỗ ở — Vụ Phó chánh án bị tố ‘bắt’ trẻ em: Một em nhỏ đã được đưa lên taxi (Zing). – Phó chánh án bị tố cáo “bắt cóc” trẻ: Chỉ bế giùm khi ba phụ nữ giằng co? (GT).
Cát Linh – Hà Đông và Cao tốc Bắc – Nam
Báo Lao Động phân tích vụ chậm bàn giao dự án ĐS Cát Linh – Hà Đông: Trách nhiệm chính là nhà thầu. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, vấn đề lớn nhất là “việc tập hợp hệ thống, hồ sơ đi kèm theo. Về cơ bản phần xây dựng đã được nghiệm thu, nhưng phần lắp đặt thiết bị hồ sơ đi kèm chậm. Hiện dự án đã lắp đặt xong phần hệ thống thông tin, đường ray, hệ thống bán vé, PCCC. Cùng đó, đã chạy thử đơn chiếc từng đoàn tàu còn phần chạy tích hợp thì chưa sẵn sàng”. Phía TQ cố tình chậm trễ đã đành, nhưng các lãnh đạo VN để cho TQ chậm trễ bàn giao dự án này, lẽ nào lại vô can?
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông hứa hẹn, không chỉ định thầu, không dễ dãi với nhà đầu tư đường cao tốc Bắc – Nam, theo báo Tuổi Trẻ. Ông Đông trình bày: “Nghị quyết 52 quyết định dự án đường cao tốc Bắc – Nam có 11 dự án thành phần. Trong đó có 8 dự án thành phần theo hình thức PPP hợp đồng BOT. Các dự án này đã chốt điểm đầu điểm cuối nên không thể thay đổi chia nhỏ để đấu thầu lại, tốn thêm thời gian”.
Mời đọc thêm: Thuê tư vấn Pháp đánh giá hệ thống an toàn đường sắt Cát Linh – Hà Đông (VNN). – Bộ GTVT lên tiếng về trách nhiệm dự án “tai tiếng” Cát Linh – Hà Đông(TP). – Tổng thầu Trung Quốc đề nghị vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Bộ Giao thông từ chối (VnEconomy).
– Sẽ không chỉ định thầu tại dự án cao tốc Bắc-Nam (LĐ). – Cao tốc Bắc – Nam: Không chỉ định thầu, giữ bí mật hồ sơ nhà đầu tư dự tuyển! (DT). – Cao tốc Bắc – Nam: Nếu không có nhà đầu tư sẽ dùng ngân sách(TP). – Bộ Giao thông Vận tải: “Không chia nhỏ các gói thầu cao tốc Bắc – Nam”(VnEconomy).
Chuyên cơ của Quốc hội buôn người
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi: Vì sao Bộ KH&ĐT không công bố danh tính 9 người bỏ trốn tại Hàn Quốc. Phải chăng là vì: Có người quen Bộ trưởng Bộ KH-ĐT trong số 9 người bỏ trốn tại Hàn Quốc? Theo bài do trang Sputnik VN tổng hợp, có chi tiết đáng lưu ý:
“Một số người đã cố tình lợi dụng việc tham gia đoàn để bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc bất hợp pháp, bỏ cả hộ chiếu lại. Toàn bộ số hộ chiếu này, sau đó đã được Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư bàn giao cho các cơ quan chức năng”. Nghĩa là muốn công khai thì được ngay, nhưng có lý do “nhạy cảm”, nên không thể công khai.
RFA viết: Nguyễn Hạnh Phúc & Nguyễn Chí Dũng phải chịu trách nhiệm vụ 9 người trốn tại Hàn Quốc. Bài viết phân tích, 9 người trốn tại Hàn Quốc chắc chắn đã mua “vé”, không có chuyện họ được đi miễn phí. Cho nên bây giờ nếu bắt họ thì có nguy cơ lộ luôn cả đường dây bán “vé”, xếp “tour” cho họ.
Nói rộng ra thì trách nhiệm không chỉ của các ông Nguyễn Hạnh Phúc và Nguyễn Chí Dũng hay của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, mà của tất cả các lãnh đạo CSVN, những người nói dối không biết ngượng. Đất nước sa sút, lòng người bất an, nhưng bộ máy luôn tuyên truyền “phát triển”, “thịnh vượng”. Nhóm 9 cán bộ bỏ trốn ở Hàn Quốc không phải những người đầu tiên và chắc chắn không phải là những người cuối cùng nhận ra sự thật đằng sau lời tuyên truyền dối trá của CSVN.
Mời đọc thêm: Đại biểu QH đề nghị công khai danh tính 9 người bỏ trốn ở Hàn Quốc để dân biết, giám sát (NLĐ). – Bộ KH-ĐT ‘rút kinh nghiệm’ vụ 9 người bỏ trốn ở Hàn Quốc(TN). – Cần xử lý nghiêm minh vụ việc 9 cá nhân bỏ trốn bất hợp pháp tại Hàn Quốc!(VietTimes). – Những chiêu trò tháp tùng ngoại giao để bỏ trốn ở nước ngoài (TP). – 7 người Việt bị bắt trên đường từ Bulgaria trốn sang Đức (BBC).
Vụ người Trung Quốc thuê xưởng sản xuất ma túy ở Kon Tum
Báo Sài Gòn Giải Phóng cập nhật vụ sản xuất ma túy khủng ở Kon Tum: Đã khởi tố 18 người Trung Quốc. Chiều ngày 27/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) xác nhận, đây là lần đầu tiên lãnh đạo Bộ Công an VN cho phép C04 xác lập đấu tranh chuyên án chung giữa VN và Trung Quốc để triệt phá toàn bộ đường dây sản xuất ma túy xuyên quốc gia. Phải chăng là do áp lực từ sự bất bình của cộng đồng mạng khi VN trở thành nơi “nhập khẩu” tội phạm từ TQ?
Làm việc với cơ quan điều tra, các đối tượng TQ khai nhận, chúng nhập cảnh vào VN bằng nhiều đường khác nhau, “đi đến các địa phương ở xa trung tâm thành phố, tìm những doanh nghiệp có sẵn kho xưởng, có đường vào độc đạo, dễ che giấu việc sản xuất ma túy, lừa đảo doanh nghiệp bằng cách đặt vấn đề nhờ sản xuất thử nghiệm thuốc trừ sâu và thuốc diệt chuột”.
Mời đọc thêm: Vụ người Trung Quốc sản xuất ma tuý ở Kon Tum: Có đối tượng vừa mới ra tù (LĐ). – Triệt phá đường dây sản xuất ma túy ở Kon Tum, Bình Định: Tội phạm Trung Quốc tạo vỏ bọc thế nào? (VTC). – Vụ người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Kon Tum: lừa thuê xưởng sản xuất thuốc diệt chuột (TT). – Khởi tố nhóm người Trung Quốc sản xuất ma túy ở Kon Tum (NV). – Vụ sản xuất ma túy khủng ở Kon Tum: Đã khởi tố 18 người Trung Quốc (SGGP).
Tin giáo dục
Vụ luân chuyển giáo viên ở Thanh Hóa: Xuất hiện tình tiết mới, theo VOV. Vụ điều động, luân chuyển GV trước thềm năm học mới 2019-2020, ngày 11/9, huyện ủy Yên Định đã có văn bản giao chủ tịch UBND huyện Yên Định chỉ đạo, rà soát, đối thoại, có biện pháp giải quyết từng trường hợp và báo cáo Bí thư Huyện ủy trước ngày 20/09. Đến ngày 27/9, UBND huyện Yên Định vẫn chưa có báo cáo gửi Bí thư Huyện ủy Yên Định theo yêu cầu.
Ông Đầu Thanh Tùng, Bí thư Huyện ủy Yên Định cho biết, UBND huyện đã báo cáo Huyện ủy, nhưng báo cáo chưa đạt yêu cầu vì vậy huyện ủy đã yêu cầu làm lại để có báo cáo chính thức: “Ngoài 5 trường hợp UBND huyện đã mời lên đối thoại, làm việc, huyện ủy đang yêu cầu UBND huyện phải rà soát thêm một số trường hợp khác nữa cũng liên quan đến vấn đề luân chuyển”.
Mời đọc thêm: Cô giáo tố cáo tiêu cực bị nhóm đối tượng lạ mặt đeo bám về tận nhà(GDVN). – Hà Nội: Hiệu trưởng trường Tiểu học Ái Mộ B bị giáo viên “tố” hàng loạt sai phạm (DT). – Phát biểu gây sốc của của Phó Bí thư xã Na Loi về chuyện lạm thu ở trường học (GDVN). – Phương án thi THPT mới: Nên tổ chức thí điểm (DT). – Học sinh bỏ học được nhà trường làm khống hồ sơ hoàn thành chương trình tiểu học (GDVN). – Sẽ họp báo vụ hiệu trưởng không đạt chiến sĩ thi đua diễn cảnh nhận giấy khen (GDVN).
Tin môi trường
Báo Người Lao Động đưa tin: Báo động nước sông Đồng Nai – Sài Gòn đang ô nhiễm nặng. Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan xác nhận, nguồn nước thô của TP đang được khai thác từ hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. TP lại nằm cuối lưu vực nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội là rất lớn nhưng TP không thể kiểm soát
Viễn cảnh khủng hoảng nguồn nước sạch ở “thủ phủ miền Nam” giờ không còn xa: “Nguồn nước dưới đất đã bị khai thác ở mức độ đáng báo động, dẫn đến mực nước hạ thấp vượt quá mức cho phép ở nhiều nơi, chất lượng nước không đạt chuẩn và xâm nhập mặn gia tăng. Trong khi đó, tình trạng bê tông hóa, san lấp kênh rạch của quá trình đô thị hóa làm hạn chế khả năng bổ cập tự nhiên cho các tầng nước ngầm”.
Trẻ em các nước đồng loạt xuống đường tuần hành, bảo vệ môi trường. Nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt An có clip, ghi lại cảnh học sinh tại 20 thành phố Ấn Độ đồng loạt lên tiếng bảo vệ môi trường:
Ông Nguyễn Đạt An chia sẻ clip của nhà hoạt động Greta Thunberg, ghi lại cảnh người dân Tauranga, New Zealand biểu tình vì môi trường:
Facebooker Andy Schroeder chia sẻ hình ảnh hàng ngàn người dân Torino, Italy, xuống đường, kêu gọi mọi người hành động bảo vệ môi trường, ngăn biến đổi khí hậu:
Mời đọc thêm: Dân lo lắng vì hơn 140 ha rừng dương chắn cát ở Bình Định bị tàn phá(VOV). – Doanh nghiệp “bức tử” hồ thủy lợi để làm dự án thể thao (LĐ). – Sinh viên trường Kinh tế Quốc dân sống chung với nước bẩn, giun đỏ (GDVN). – Clip: Giới trẻ thế giới tiếp tục tuần hành vì biến đổi khí hậu — Học sinh khắp thế giới tiếp tục bãi khóa vì khí hậu (VOA).
Vụ ông Trump bị Quốc hội luận tội: Điều phải đến
báo Phụ nữ TP HCM dẫn nguồn tin từ NBC News, cho biết: Đã có 223 trên 435 thành viên bỏ phiếu của Hạ viện ủng hộ luận tội Tổng thống. Đảng Dân chủ ở Hạ viện đạt được cột mốc sau khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi công bố cuộc điều tra chính thức luận tội Tổng thống Mỹ. Một số đại biểu Dân chủ Hạ viện, gồm cả Dân biểu độc lập Justin Amash từ bang Michigan cũng đã yêu cầu mở cuộc điều tra luận tội, xem xét mọi bằng chứng về việc làm sai trái của Trump.
Show truyền hình Jimmy Kimmel Live phỏng vấn cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden về vụ Trump “đi đêm” với Ukraine, bị mang ra luận tội:
Hãng tin Bloomberg đặt câu hỏi: Luận tội Trump sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường Mỹ?
Mời đọc thêm: Nhân vật bí ẩn đe dọa ghế tổng thống của ông Trump (TP). – “Người trong cuộc” Joe Biden lên tiếng giữa lùm xùm luận tội ông Trump (DT). – Tổng thống Ukraine rơi vào tai nạn ngoại giao tai hại(TP). – Ông Trump: “Chứng khoán Mỹ sẽ sập nếu tôi bị luận tội” (VnEconomy).
Tin nhân quyền: RFA phỏng vấn hai nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh và Đoàn Huy Chương: Hai nhà hoạt động Việt ‘tạm lánh’ ở Thái Lan: Kiên định dù ‘sống trong cảnh giác’ — Kêu gọi Nghị viện Châu Âu đặt nhân quyền trước EVFTA với VN (RFA). – Clip: Chính phủ Tây Tạng lưu vong hoan nghênh dự luật của Mỹ về chính sách Tây Tạng (VOA).
***
Thêm một số tin: Bình Định: Buộc thôi việc một phó giám đốc sở LĐ-TBXH (PLTP). – Sóc Trăng lắp camera nhà riêng Ban Thường vụ Tỉnh ủy (PLTP). – Vụ Alibaba: Lại đại án, lại nghìn tỉ… (MTG). – Đề xuất tăng mức phạt hành vi sàm sỡ, khiêu dâm lên đến 5 triệu đồng (MTG). – Tăng án, bắt giam tại tòa đối với 2 cựu công an đánh chết người (TP). – Một phóng viên bị hành hung dã man trên đường đi công tác (DT). – Sở Y tế TP.HCM yêu cầu xử lý nghiêm các bác sĩ khám sức khỏe ‘thần tốc’ (MTG).
– Trung Quốc phản ứng khi Anh kêu gọi Bắc Kinh thực hiện đúng nghĩa vụ với Hồng Kông — Trung Quốc giải thích cái giá Mỹ phải chịu khi Hồng Kông bất ổn (MTG). – Chuyên gia nêu thách thức khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020 (VNE). – Nga bắt 3 tàu cá Triều Tiên với hơn 250 ngư dân(TT). – Nhật xem Trung Quốc là mối nguy lớn hơn Triều Tiên (MTG). – Đặc phái viên Liên Hợp Quốc lên án kế hoạch chống phá Campuchia (VOV). – Hoài niệm con gái nuôi gốc Việt của cựu Tổng thống Jacques Chirac vừa qua đời (TP).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.