TKV than khó vì thuế, phí dành cho bauxite: Lạ...!
Thành Luân
TKV đào tài nguyên đem bán, việc khai thác luôn tiềm ẩn hiểm họa môi trường..., vì vậy chuyên gia thấy lạ khi doanh nghiệp kêu khó với thuế, phí.
Với số lãi từ việc khai thác bauxite ở Tân Rai, Nhân Cơ, GS.TSKH Lê Huy Bá đề nghị kiểm toán vào cuộc để làm rõ thực hư mức độ chính xác của con số mà Bộ Công thương và TKV công bố. Còn đối với những bất cập về thuế, phí mà TKV phản ánh và đề nghị sửa theo hướng có lợi cho tập đoàn này, ông tỏ ra không đồng tình.
Ông nhắc lại chủ trương khai thác bauxite từ xưa đến nay đã bị các nhà khoa học phản đối rất nhiều bởi hàm lượng bauxite thấp và sử dụng công nghệ Trung Quốc.
"Bauxite Việt Nam phân bố theo kiểu da báo lỗ chỗ chứ không phải ở một vỉa sâu liên tục, khai thác dễ nhưng hiệu quả không tốt, đặc biệt không hoàn thổ được, mặt bằng sau khi khai thác không còn khả năng sử dụng để canh tác. Ở các nước khác, yêu cầu hoàn thổ được thực hiện rất nghiêm ngặt nhưng ở Việt Nam, chuyện này lại rất kém.
Đối với việc vận chuyển bauxite khai thác được và thành phẩm, trước đây TKV tính làm cảng ở Kê Gà, Bình Thuận nhưng không thành, giờ chạy trên các tỉnh lộ cày nát hết đường.
Nỗi lo lớn nhất đối với các dự án bauxite chính là hồ bùn đỏ. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nếu không may vỡ đập ở độ cao 750-800 m thì đó sẽ làm thảm họa, lũ quét bùn đỏ sẽ đổ xuống hạ lưu là Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM khiến hệ sinh thái bị tiêu diệt", GS.TSKH Lê Huy Bá trăn trở.
Từ đây, nhìn lại việc TKV than khó đối với thuế, phí dành cho việc khai thác bauxite và xuất khẩu alumin, ông thấy lạ và tự hỏi: TKV nói khai thác bauxite đã có lãi, nhưng đấy là lợi cho doanh nghiệp, còn thực tế Nhà nước được gì? Tài nguyên đất nước bị đào đem bán, chút thuế thu được không đáng kể giờ lại muốn điều chỉnh theo hướng có lợi cho doanh nghiệp thì cuối cùng Nhà nước chẳng được gì, thậm chí còn mất.
"Tôi e rằng nếu tính toán đầy đủ ra, phải trả lại tự nhiên những gì mình đã lấy, môi trường ô nhiễm... thì cuối cùng không phải là lời như báo cáo mà là lỗ", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vì thế, đối với nhà quản lý, GS.TSKH Lê Huy Bá cho rằng phải hết sức tỉnh táo, phải đặt lợi ích của người dân, của Nhà nước lên trên hết. Khai thác bauxite được gì, mất gì, nếu không lợi thì phải bỏ bởi làm ăn kinh tế phải như vậy.
|
Tuy nhiên, tính chung 3 năm đầu vận hành dự án (đến cuối năm 2018), bauxite Tân Rai vẫn lỗ khoảng 1.325 tỷ đồng. Với khoảng 30.000 tỷ đồng đã đầu tư, cả hai dự án này cần thêm 5-7 năm để hòa vốn.
Báo Tuổi trẻ dẫn lời lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) than khó với thuế phí. Chẳng hạn, đang có một số bất cập trong chính sách thuế, phí nên doanh nghiệp chưa được hưởng các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Cùng với đó, mức thu phí bảo vệ môi trường với quặng bauxite theo quy định từ 10.000 - 30.000 đồng/tấn nhưng cả hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông đều thu phí tối đa 30.000 đồng/tấn là chưa có cơ sở thực tiễn, bởi nguồn gây ô nhiễm bùn đỏ từ các dự án bôxit đã được doanh nghiệp bỏ tiền xây dựng hồ chứa để xử lý. TKV đề nghị nghiên cứu điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường hai dự án.
Tương tự, lãnh đạo TKV cho rằng nếu áp thuế xuất khẩu alumin lên 5% (theo đề xuất của Bộ Tài chính là tăng từ 2% lên 5%) sẽ khiến TKV gặp nhiều khó khăn, vì 5% doanh thu tương đương với số lãi trong khai thác bauxite hiện nay của TKV.
Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường vẫn giữ nguyên quan điểm đã được ông chia sẻ trước đây nhiều lần rằng, số thu được từ Tân Rai, Nhân Cơ vẫn là quá ít so với những gì phải trả giá, nhất là khi hiểm họa về môi trường vẫn luôn cận kề.
Báo cáo của Bộ Công thương cho biết 2 dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đã có lãi từ 2 năm nay
Với số lãi từ việc khai thác bauxite ở Tân Rai, Nhân Cơ, GS Bá đề nghị kiểm toán vào cuộc để làm rõ thực hư mức độ chính xác của con số mà Bộ Công thương và TKV công bố. Còn đối với những bất cập về thuế, phí mà TKV phản ánh và đề nghị sửa theo hướng có lợi cho tập đoàn này, ông tỏ ra không đồng tình.
Ông nhắc lại chủ trương khai thác bauxite từ xưa đến nay đã bị các nhà khoa học phản đối rất nhiều bởi hàm lượng bauxite thấp và sử dụng công nghệ Trung Quốc.
"Bauxite Việt Nam phân bố theo kiểu da báo lỗ chỗ chứ không phải ở một vỉa sâu liên tục, khai thác dễ nhưng hiệu quả không tốt, đặc biệt không hoàn thổ được, mặt bằng sau khi khai thác không còn khả năng sử dụng để canh tác. Ở các nước khác, yêu cầu hoàn thổ được thực hiện rất nghiêm ngặt nhưng ở Việt Nam, chuyện này lại rất kém.
Đối với việc vận chuyển bauxite khai thác được và thành phẩm, trước đây TKV tính làm cảng ở Kê Gà, Bình Thuận nhưng không thành, giờ chạy trên các tỉnh lộ cày nát hết đường.
Nỗi lo lớn nhất đối với các dự án bauxite chính là hồ bùn đỏ. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nếu không may vỡ đập ở độ cao 750-800 m thì đó sẽ làm thảm họa, lũ quét bùn đỏ sẽ đổ xuống hạ lưu là Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM khiến hệ sinh thái bị tiêu diệt", GS.TSKH Lê Huy Bá trăn trở.
Từ đây, nhìn lại việc TKV than khó đối với thuế, phí dành cho việc khai thác bauxite và xuất khẩu alumin, ông thấy lạ và tự hỏi: TKV nói khai thác bauxite đã có lãi, nhưng đấy là lợi cho doanh nghiệp, còn thực tế Nhà nước được gì? Tài nguyên đất nước bị đào đem bán, chút thuế thu được không đáng kể giờ lại muốn điều chỉnh theo hướng có lợi cho doanh nghiệp thì cuối cùng Nhà nước chẳng được gì, thậm chí còn mất.
"Tôi e rằng nếu tính toán đầy đủ ra, phải trả lại tự nhiên những gì mình đã lấy, môi trường ô nhiễm... thì cuối cùng không phải là lời như báo cáo mà là lỗ", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Vì thế, đối với nhà quản lý, GS.TSKH Lê Huy Bá cho rằng phải hết sức tỉnh táo, phải đặt lợi ích của người dân, của Nhà nước lên trên hết. Khai thác bauxite được gì, mất gì, nếu không lợi thì phải bỏ bởi làm ăn kinh tế phải như vậy.
Báo cáo của Bộ Công thương được báo Tuổi trẻ trích đăng có ghi nhận, từ khi đi vào sản xuất thương mại (tháng 10-2013) đến hết năm 2018, dự án bauxite Tân Rai đầu tư đã sản xuất được khoảng 3,03 triệu tấn alumin, trong đó TKV đã xuất khẩu, bán trong nước khoảng 2,97 triệu tấn alumin, thu về khoảng 21.837 tỷ đồng.
Trong 3 năm đầu đi vào hoạt động (2013 - 2016), bauxite Tân Rai liên tục thua lỗ nhưng đến năm 2017 dự án đã bắt đầu có lãi 379 tỷ đồng, tiếp đó năm 2018 lãi khoảng 1.790 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính chung 3 năm đầu vận hành dự án (đến cuối năm 2018), bauxite Tân Rai vẫn lỗ khoảng 1.325 tỷ đồng.
Với dự án bauxite Nhân Cơ, nhờ việc khai thác tối đa sản lượng bauxite, giá alumin trên thị trường thế giới tăng cao, trong năm 2017 dự án bauxite Nhân Cơ lãi 35 tỷ đồng, năm 2018 lãi khoảng 472 tỷ đồng.
|
T.L.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.