Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Tin Biển Đông
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 27/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Chi tiết đáng lưu ý nhất: Các tàu hải cảnh 37111 và 31302 của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập trở về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng về khu vực bể dầu Nam Côn Sơn.
Vào lúc 21h23′ ngày 27/9/2019, hai tàu này đi với vận tốc 18 hải lý và còn cách khu vực giàn khoan Hakuryu-5 gần 50 hải lý, tức khoảng 3 tiếng đồng hồ nếu chạy cùng tốc độ. Riêng tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn ở Đá Chữ Thập nhưng đã trở ra khu vực phía ngoài, có thể sẵn sàng khởi hành bất kỳ lúc nào.
Hiện nay, “trong khi tàu Hải Dương Địa Chất tạm nghỉ, khu vực lô dầu 06.1 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dù vậy, các tàu hỗ trợ giàn khoan vẫn đang hiện diện ở gần giàn khoan, cho thấy giàn khoan vẫn đang tiếp tục hoạt động”. Chuyển động của các tàu hải cảnh nói trên cho thấy, chỉ là vấn đề thời gian trước khi toàn bộ nhóm tàu Hải Dương 8 khởi động đợt quấy phá thứ 4 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Biển Đông.
Tình hình khu vực lô dầu 06.1 ngày 27/9. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Khoảng cách từ tàu hải cảnh 37111 tới khu vực Hakuryu-5 vào lúc 21h22′. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Báo Dân Trí có bài: Chiến lược triển khai tàu tuần duyên của Trung Quốc ở Biển Đông. Bài viết dựa vào báo cáo của Tổ chức AMTI, có trụ sở tại Washington, công bố, AMTI đã phát hiện 14 tàu tuần duyên Trung Quốc cố tình để lộ bằng cách phát tín hiệu Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) trong khi tuần tra ở các bãi cạn Luconia, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia, bãi Cỏ Mây (Second Thomas) và bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, trong một năm qua.
AMTI lưu ý, chỉ có các tàu dân sự với tải trọng trên 300 tấn mới bị ràng buộc bởi nghĩa vụ bật AIS nhằm tránh va chạm, còn các tàu có vũ trang nằm ngoài quy luật này. Nghĩa là, cũng giống như trường hợp hai tàu hải cảnh nói trên đang tiến vào Nam Côn Sơn, Trung Quốc cố tình thông báo cho thế giới thấy ý đồ và sự hiện diện của họ ở Biển Đông, để các nước quen với sự có mặt của Trung Quốc trong khu vực và từ từ chấp nhận “quyền kiểm soát” của Bắc Kinh ở những khu vực này.
VOA có bài: Vụ Bãi Tư Chính: Tàu Trung Quốc ‘cố ý’ để lộ diện trên dữ liệu theo dõi. Cũng theo báo cáo của AMTI, cho biết, trong khoảng thời gian một năm từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019, tín hiệu AIS cho thấy, “đã có 3308 cuộc tuần tra của tàu hải cảnh Trung Quốc được thực hiện xung quanh ba bãi cạn trên, ngoài việc tham gia vào hoạt động quấy rối khu vực thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam tại Lô 06-01, cũng như hộ tống tàu thăm dò Hải Dương 8“.
***
Tình hình Biển Đông: Việt Nam “đơn độc” chống Trung Quốc, bài trên RFI. Theo bài báo, chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu có tác dụng. Mặc dù trên danh nghĩa, Mỹ và các nước đồng minh cùng các nước khu vực Nam Thái Bình Dương vẫn đang phản đối Trung Quốc quyết liệt, nhưng hành động thực chất của họ chưa đủ mạnh để các nước ASEAN không nghiêng về Trung Quốc. Riêng chính quyền Trump chỉ lo tính toán chuyện “ép” Trung Quốc chỗ này, nhường Trung Quốc chỗ kia trong thương mại.
Chẳng hạn như, Malaysia gần đây tuyên bố, “Biển Đông phải là khu vực của sự hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng và không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Khu vực Hòa Bình, Tự Do và Trung Lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy hơn nữa tầm nhìn này tại ASEAN”.
***
VnExpress đưa tin: Philippines bắt ngư dân Việt Nam nghi săn cá mập. Trung tá Christian Jazmin, phát ngôn viên lực lượng cảnh sát biển Philippines tại Palawan thông báo: “Tàu cá TG-924114 bị bắt ngày 26/9 ở vị trí cách đảo Mangsee 38 hải lý về phía đông, trên tàu có 8 người. Khi bị truy đuổi, ngư dân Việt Nam ném cá mập và các loài hải sản vừa đánh bắt khác khỏi thuyền”. Sáng 27/9, Tàu tuần tra BRP Sindagan của cảnh sát biển Philippines đã kéo tàu cá Việt Nam nói trên về cảng ở thành phố Puerto Princesa.
_____

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.