Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Thanh Hóa: NÓI XẤU THẦY CÔ TRÊN FB, 7 HỌC SINH BỊ ĐUỔI HỌC

Thanh Hóa: NÓI XẤU THẦY CÔ TRÊN FB, 7 HỌC SINH BỊ ĐUỔI HỌC

Nói xấu thầy cô trên Facebook, 7 học sinh bị đuổi học - Ảnh 1.
Trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa - Ảnh: HÀ ĐỒNG

Nói xấu thầy cô trên Facebook, 
7 học sinh bị đuổi học

Tuổi trẻ
31/10/2018 16:10 GMT+7
 
TTO - Ông Bùi Nguyên Tiến - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa - cho biết nhà trường vừa quyết định kỷ luật 8 học sinh nói xấu thầy cô giáo và nhà trường trên Facebook, trong đó đuổi học 7 em.
Theo thông tin từ Trường THPT Nguyễn Trãi, ngày 1-10-2018, em Đ.M.T. - học sinh lớp 10A5 - sử dụng điện thoại di động trong lớp, bị giáo viên bộ môn thu giữ và giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp.


Chiều cùng ngày, tại phòng trực giám thị của nhà trường, do điện thoại của em Đ.M.T. không bị khóa, trong lúc trực giám thị, cô Đậu Thị Bích thấy trên màn hình điện thoại này hiện cuộc nói chuyện của nhóm Facebook có tên là "Động Cô Bích" (Bích là tên cô giáo chủ nhiệm) với nội dung nói xấu thầy cô giáo, nhà trường. 

Tối cùng ngày, sự việc này vẫn tiếp diễn. Đến sáng 2-10, cô Bích báo cáo sự việc với ban nề nếp nhà trường. Nhà trường mời phụ huynh của nhóm học sinh lớp 10A5 lên để trao đổi và yêu cầu các học sinh viết tường trình.

Ngày 6-10, nhà trường tiếp tục mời phụ huynh học sinh đến và cung cấp thông tin đăng tải trên nhóm Facebook nêu trên cho phụ huynh học sinh được biết. 

Trường THPT Nguyễn Trãi sau đó thành lập hội đồng xét kỷ luật 8 học sinh vì có hành vi lập nhóm Facebook nói xấu thầy cô giáo và nhà trường.

Nội dung biên bản họp hội đồng xét kỷ luật học sinh của Trường THPT Nguyễn Trãi nêu: "Chưa bao giờ gặp nhóm học sinh có những hành vi lăng mạ thầy cô và nhà trường trên mạng xã hội như trường hợp nhóm học sinh lớp 10A5.

Thông tin này đã bị lan tỏa trong học sinh toàn trường; hành vi của nhóm học sinh đã vi phạm nghiêm trọng nội quy nhà trường, vi phạm các quy định tại điều lệ trường THPT. 

Mặc dù với hành vi vi phạm như vậy, nhưng trong thời gian qua các em học sinh này hầu như không có hành động ăn năn, hối lỗi và vẫn tiếp tục vi phạm nề nếp trong giờ học".

Trên cơ sở kết quả cuộc họp của hội đồng kỷ luật, hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi quyết định kỷ luật 8 học sinh, trong đó có 3 học sinh bị đuổi học một năm, 4 học sinh bị đuổi học một tuần, 1 học sinh bị cảnh cáo trước toàn trường.

Toàn bộ nội dung xử lý vụ việc nêu trên, ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Trãi đã báo cáo bằng văn bản lên Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa.
  
Hà Đồng

6 nhận xét :

  1. Không rõ cô giáo xem trộm điện thoại của học trò như vậy có phạm pháp không nhỉ ? Các em có nhận xét thày cô ( giảng dạy hay hoặc dở , tính nết tốt hoặc xấu ) , là chuyện trao đổi hàng ngày , có gì là lạ . Trước hết nên soi mình xem chúng nó nhận xét có đúng không? . Chúng nó thông tin trong " nội bộ nhóm " có phạm luật không ? . Chớ có tự ái .
    Tôi có nhận xét chung là thày cô bây chừ khác xưa nhiều . Ngày càng ít thày cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo . 
    Trả lời
  2. Tôi đề nghị ông hiệu trưởng hãy rút lại bản kỷ luật học sinh, xin lỗi các em và đề ra hình thức khác nhẹ hơn. Vì tuổi trẻ còn nhiều dại dột. Ý kiến này là từ một giáo viên đã ghỉ hưu từng có nhiều lúc va vaaps học simh
    Trả lời
    Trả lời
    1. Cứ nghe những quyết định đưa ra xử lí 8 em học sinh (thuộc trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi)của hiệu trưởng Bùi Nguyễn Tiến là đủ biết rằng năng lực lãnh đạo trường có nhiều yếu kém! Vốn dĩ là Người chỉ nói hoặc chấp nhận lời xin lỗi tới/từ người khác khi lời xin lôi đó là 'thành khẩn' nên không có thói quen đề nghị/yêu cầu lời xin lỗi. Lời xin lỗi lấy lệ đôi khi làm người nghe muốn vả vào mồm người nói cho hả giận! Giáo viên nên luyện tập thói quen coi hành động của 8 em học sinh là cơ hội để giáo viên dạy/luyện tập kĩ năng và cũng là cơ hội để các em học sinh học làm người. Đành rằng, việc có được một thế hệ tử tế, có trách nhiệm với cộng đồng ... không hề dễ, phải cần sự vào cuộc của cả cộng đồng. Kỉ luật là chuyện cần thiết nhưng không thể tùy tiện dùng kiểu 'cùn' dể dạy chúng (các em hs) và càng không thể xử lí theo kiểu lỗ mãng thiếu tôn trọng để dạy chúng cách cư xử 'chuẩn mực'. Nói gì thì nói, làm gì thì làm Nhưng nếu cứ khư khư kiểu dạy này thì đừng mong có một xã hội tử tế!
  3. Mập mờ nhỉ? Thế nào là nói xấu? Các em nói sự thật thì sao?
    Trả lời
  4. Học sinh đến trường để học làm người và kiến thức từ những giáo viên được đào tạo bài bản. Khi học sinh mắc lỗi ở trường chẳng phải là cơ hộ để giáo viên dạy học sinh hay sao? Đuổi ra đường, các em sẽ thu lượm được những gì? Tương lai của đất nước sẽ ra sao khi có những công dân tương lai đã từng bị chối bỏ (ở tuổi học lễ nghĩa) bởi chính môi trường dạy người? 
    Trả lời
  5. Nhân tại ngã bất nhân tại ngã.
    Thử hỏi vì sao học sinh thời nay có những hành vi sai trái như vậy. Nếu thầy cô giáo chuẩn mực, là tấm gương cho các em noi theo thì ai mà nói xấu được thầy cô. Nói điều này, tôi không có ý bênh vực cho những sai phạm của các em, nhưng đội ngũ thầy cô giáo cũng nên xem lại tư cách của bản thân mình và giới nhà giáo đã thật sự chuẩn mực chưa.
    Khi bộ mặt đã đen thì có "bôi" bao nhiêu "nhọ" cũng không có gì thay đổi, còn nếu cố tình quét vôi trắng vào thì nó lại càng trở nên khó coi. Ông bộ trưởng giáo dục là một ví dụ điển hình cho ngành này!
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.