Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Tư liệu: BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VNCH BỊ ĐÀY CHẾT Ở NHÀ TÙ BA SAO

Tư liệu: BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC VNCH BỊ ĐÀY CHẾT Ở NHÀ TÙ BA SAO

 Cố Bộ trưởng Giáo dục Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Duy Xuân.
ĐOẠN KẾT BI THẢM CỦA VỊ CỰU BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC ... 
Võ Khánh Tuyên 

Đó là Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN - Tổng trưởng Văn Hóa - Giáo dục - Thanh niên của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa .

Giáo Sư NGUYỄN DUY XUÂN, sinh năm 1925 tại Ô Môn , Tỉnh Cần Thơ .. là cựu học sinh Collège de Cần Thơ. Sau khi đậu bằng Diplôma (văn bằng thành chung). Ông sang Pháp du học tốt nghiệp cử nhân kinh Tế. Ông tiếp tục theo học chương trình sau đại học ở Anh, lấy bằng Thạc sĩ về kinh tế học; tiếp đến sang Mỹ theo học ở đại học Vanderbilt, và lấy học vị Tiến sĩ kinh tế học rồi trở về Việt Nam năm 1963.

Sau khi về nước ông được bổ nhiệm làm tổng ủy trưởng tổng ủy nông nghiệp, tổng trưởng kinh tế và cố vấn kinh tế của tổng thống Nguyễn văn Thiệu, bên cạnh đó, ông còn dạy tại các trường đại học kinh tế và trường quốc gia hành chính. Đầu năm 1970, ông được mời về làm viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.

Trong thời gian đảm nhận vị trí Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ , Giáo sư đã nỗ lực phát triển mọi lãnh vực ,đặc biệt với 2 Ngành Sư Phạm và Nông Nghiệp. Giáo Sư cũng là người tiên phong trong việc thiết lập hệ thống đào tạo tín chỉ theo mô hình Đại học Hoa Kỳ . Năm 1972, ông cũng đích thân mời nhà nông học trẻ Võ Tòng Xuân khi ấy đang công tác ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế Los Banos Philippines về trường giảng dạy.

Những ngày sau cùng của Chính thể Việt Nam Cộng Hòa , ông đảm nhiệm vị trí Tổng Trưởng ( tức Bộ trưởng ) Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên trong nội các của Tướng Dương Văn Minh .

Biến cố 30 /4/1975 xảy ra ... dù có nhiều điều kiện để di tản , nhưng Giáo Sư vẫn ở lại Việt Nam , sau khi đưa vợ con di tản ... Và sự ở lại của ông có thể là một kết cục bi thảm cho chính cuộc đời của một vị trí thức .

Sau 1975, trong khi Tướng Minh vẫn sinh sống tại Dinh Hoa Lan, sau đó sang định cư tại Pháp ... , như thân phận của các Quân dân cán chính khác , Giáo sư Xuân phải trải qua một thời gian cải tạo ở Thủ Đức,rồi bị đưa đi học tập cải tạo ở trại Ba Sao thuộc tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Hà Nam )lúc đó.Năm 1983 , GS Võ Tòng Xuân , khi ấy là Đại biểu Quốc hội , có tìm đến trại Ba Sao thăm vị Giáo sư cũ một lần ... 

Mười ba năm, đã có tới 626 người bỏ mạng ở cái trại Ba Sao này.

3 năm sau, năm 1986 .... Do bệnh tật , Giáo Sư Nguyễn Duy Xuân qua đời tại Trại giam, thọ 61 tuổi . Thi hài được chôn ở quả đồi, khu vực Trại Cải tạo Ba Sao - Hà Nam . Chấm dứt 11 năm ròng rã chôn mình trong Trại Cải tạo ! 


... Gần 30 năm sau ... ngày 5.4. 2015, phần tiểu chứa tro cốt của Giáo sư (GS) Nguyễn Duy Xuân được người con gái, bà Nguyễn Thị Nguyệt Nga, đưa từ nghĩa địa trại cải tạo Ba Sao (Hà Nam ) bằng đường tàu lửa vào Saigon. Thể theo di nguyện được ở lại quê hương , tro cốt của Vị Bộ trưởng Giáo dục không sang Pháp cùng con gái và gia đình , mà được gửi ở Chùa Thiên Hưng ở đường Vạn Kiếp, Quận Bình Thạnh (TP.HCM).
_____________

Trưa ngày 22 tháng 11 năm 2018, Luật sư Đặng Trọng Dũng đã đến chùa Thiên Hưng, số nhà 71 đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh, TP HCM để dâng hương tưởng nhớ Cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Duy Xuân:





Rất xúc động khi được thấy bình tro cốt của Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, Cố bộ trưởng Giáo dục Việt Nam Cộng hòa. Xin cầu nguyện anh linh Giáo sư thanh thản vĩnh hằng và phù hộ cho giáo dục nước nhà bước vào vận mới.

Xin đa tạ tấm lòng của Luật sư Đặng Trọng Dũng, đã thay mặt đứa em xa xôi dâng hương tưởng nhớ Cố Bộ trưởng.

13 nhận xét :

  1. Nỗi đau này chẳng của riêng ai!
    Trả lời
  2. Tôi đã khóc khi đọc tin này. "Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ nỡ hoài đá nhau". Bi kịch của mọi bi kịch của Dân tộc ta là đây...
    Trả lời
  3. Ngày nay,chúng cũng đang tìm cách để đày đoạ gs Chu Hảo như thế.
    Trả lời
  4. Sao lại nỡ đầy đọa một trí thức như vậy? Sao không để ông đóng góp trí tuệ xây dựng đất nước như Nguyễn Xuân Oánh, Võ Tòng Xuân..???
    Trả lời
    Trả lời
    1. Làm ơn cho biết các ông Nguyễn Xuân Oánh , Võ Tòng Xuân đóng góp được những gì cho đất nước ?
      Hỏi thật lòng các vị ấy tự thấy họ được Tự do làm những việc họ muốn làm hay không ?
      Tôi rất kính trọng và yêu qúy Gs Nguyễn Duy Xuân. Với quan niệm dù ông đã chết trong tay bọn Việt Cộng , nhưng cái chết đó là cái chết Danh Dự, lịch sử sẽ luôn nhớ ông trong niềm ưu ái ! Trong khi 2 ông Nguyễn Xuân Oánh và Võ Tòng Xuân là loại trí thức nín thở để sống còn ! 
  5. Cụ Hồ nổi tiếng về cách dùng người; không hiểu sao, những 'học trò' được cho là 'xuất sắc' của Cụ lại hành xử một cách ngu xuẩn như thế!? Xin được thắp nén nhang Nguyện cầu cho vong hồn GS Nguyễn Duy Xuân sớm được siêu thoát, sống khôn thác thiêng phù hộ độ trì cho nhưng người Vn có số phận mỏng manh; diệt trừ bọn lưu manh làm "yếu hèn" đất nước.cám ơn Võ Khánh Tuyên; Cám ơn Tễu.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Rất cám ơn Tễu về thông tin!
      Tuyên ngôn:”Bao nhiêu LỢI QUYỀN ắt qua tay mình”, Cụ... và đồng sự dùng bất kì ai nếu họ mang lại LỢI QUYỀN cho mình. Dù biết việc làm của ai đó có lợi cho dân nhưng không lợi cho mình là... là. GS Trần Đức Thảo + NV Giai phẩm, Đại tướng Giáp ... đều bị.
  6. Ôi thảm họa của đất nước tôi. Đọc câu chuyện mà chảy nước mắt. 
    Trả lời
  7. Ở những nước văn minh như Mĩ , sau nội chiến , người ta có chính sách hòa giải hòa hợp rất nhân văn , khoa học . Bởi thế họ mới phát triển , giàu mạnh . Còn ở ta , bên thắng cuộc nhìn ai cũng coi là kẻ thù , đối đãi với bên thua cuộc bằng phương cách chuyên chính , sắt máu , thế thì bao giờ mới hòa giải được . Điều này là điểm yếu , rất yếu , mất tự tin của bên thắng cuộc . Tiếc thay !
    Trả lời
  8. Đọc mà không cầm được nước mắt
    Trả lời
  9. Gía như ông này còn ,ngồi thay ông Nhạ....
    Trả lời
  10. Tàn bạo quá!
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.