Hồ sơ chống tham nhũng ở Việt Nam và bài học vay nợ Trung Quốc
27-11-2018
Có lẽ đây là câu chuyện khá bi kịch và có thể nói là bi hài kịch về câu chuyện chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng hiện tại là Chủ tịch kiêm Tổng bí thư nước CHXHCN VN. Và cũng có thể nói là về chức vụ lãnh đạo quốc gia thì ông Nguyễn Phú Trọng này có lẽ đang là nhân vật lãnh đạo có quyền lực nhất thế giới, tính cho từng quốc gia đó, thậm chí là còn quyền lực hơn cả ông Tập Cận Bình bên TQ. Tức là tôi tính cho chức vụ giới hạn quyền hành trong một quốc gia đối nội đó.
Vì ông Trọng này đang giữ chức vụ ngoài Chủ tịch và Tổng bí thư thì còn lãnh đạo các chức vụ, nhiệm vụ khác như là Bí thư Quân ủy Trung ương (lãnh đạo quân đội nhân dân, thống lĩnh các lực lượng vũ trang, vì giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, và đứng trên chỉ huy cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất đối với Quân đội), rồi kế đến là chức Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, và rất nhiều chức vụ khác,… có nghĩa là bao hàm mọi chức vụ ở VN, thì quả nhiên ông Trọng này có quyền lực bất tận.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, làm thế nào mà những công việc chống tham nhũng của ông Trọng này hầu như không đả động gì đến các vụ án tham nhũng, các dự án kinh tế thua lỗ và đội vốn hàng tỷ USD, tàn phá đất nước VN do TQ tham gia ở VN, thì người ta chưa thể dám đụng đến. Đó là chuyện khó tin, nhưng nó có thật ở VN.
Chuyện khó tin hơn nữa là các dự án đầu tư kinh tế của VN đi vay nợ và chỉ định nhà thầu do TQ làm chủ đầu tư, thì VN đi vay TQ với lãi suất cao gấp nhiều lần khi vay Hàn Quốc, Nhật, hoặc WB. Ví dụ như ODA và vốn vay ưu đãi có mức vay có lãi suất tới 3%/năm mà còn phải đi kèm điều kiện như phí cam kết, phí quản lý mà hai cái phí này cộng lại cũng chiếm tới 1% lãi suất vay rồi, nghĩa là khoản vay này áp dụng ở kỳ hạn vay 15 năm, thời gian ân hạn 5 năm,… đã thế TQ còn đòi được chỉ định thầu và thậm chí đưa nhiều nhân công lao động đủ thành phần của họ vào làm dự án đầu tư ở VN.
Trong khi VN đi vay các quốc gia khác thì lãi suất khá thấp gần như cho không, là chỉ có 0,2%, như việc Hàn Quốc có lãi suất dao động từ 0% đến 2%. Nếu Hàn Quốc cho vay 2% thì có thể gói điều kiện đấu thầu, và liên doanh do công ty Hàn Quốc và VN cùng tham gia làm dự án để chia đôi phí tổn lời lãi lợi ích cho kinh tế, như Hàn Quốc có thể đưa người và thiết bị của họ tuồn vào dự án.
Phía VN cũng được hưởng lợi là tạo ra lao động và có thể chỉ định các công ty trong nước tham gia cung cấp nguyên liệu vật liệu, công nghệ cho xây cất dự án,… trong khi mức lãi suất cao cho vay của TQ mà họ còn bao thầu thiết bị nhân công nhiều thứ, thì các nước kia cấp các khoản vay cho VN như từ Nhật Bản (chỉ cỡ 0,35% – 1,2%), Hàn Quốc (0% – 2%). Thậm chí là Ấn Độ: 1,75%… thì ta tự hỏi ai là kẻ rước dự án đầu tư vay nợ và còn làm hao tổn nền kinh tế với các dự án đầu tư của TQ dìm chết kinh tế VN.
Hãy nói về một ví dụ kinh điển mà TQ không bao giờ muốn VN lớn, cũng như kinh nghiệm một số dự án đầu tư của TQ tại nước khác. Đối với VN thì TQ luôn có chính sách kiềm chế không cho VN lớn mạnh lên nổi để họ dễ bề khống chế VN, đó là dự án Gang thép Thái Nguyên được khởi động (giai đoạn 1) năm 2007, cách đây hơn 1 thập kỷ, do TQ làm chủ thầu đầu tư và bao thầu nhiều thứ, và các giai đoạn sau này thì tôi không nhắc và chỉ gói gọn kết quả và hậu quả sau này nó là đống sắt vụn ki một tập đoàn thép TQ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà tôi ví von là “nhiệm vụ gián điệp phá hoại kinh tế VN”.
Đó là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc -Metallurgical Corporation of China (MCC), nó niêm yết tại Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông với mã chứng khoán ở Thượng Hải có ký tự số (SHA: 601618); ở Hồng Kông có mã là 1618. Nói về thành tích công ty MCC tàn phá VN này thì nó cũng có thành tích phá hoại đất nước Afghanistan. Và công ty TQ này còn nhòm ngó 1-3 ngàn tỷ $ tài sản khoáng sản, chủ yếu quặng đồng và quặng sắt ở Afghanistan và cũng có thành tích đấu thầu giá rẻ trước đây vào năm 2007, khi họ trả thầu thấp để loại các đối thủ như công ty Strikeforce – một phần của Tập đoàn nguyên tố cơ bản của Nga, Tập đoàn Kazakhstan, Hunter Dickinson của Canada, và công ty khai thác đồng của Mỹ, Phelps Dodge,…với chi phí trào thầu thấp hơn 2 tỷ USD thì rất lấy làm kinh ngạc, và dự án khai thác quặng đồng và quặng sắt, niken mấy trăm triệu tấn này, thì chế độ nhà nước Bắc Kinh đã đi đêm đàm phán với phe Taliban cầm quyền.
Thực tế, dự án béo bở đó cũng khó nuốt trôi cho TQ, bởi chính quyền Bắc Kinh có thành tích đàn áp người Hồi giáo ở tỉnh Tân Cương, người Hồi giáo Uighur và đi đêm đàm phán với những kẻ khủng bố Taliban, khi đó Taliban phá hoại hai bức tượng Phật cổ đại khổng lồ vào năm 2001 tại Bamiyan, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, với sự nghi ngờ ủng hộ ngầm của TQ để TQ muốn phá hủy địa điểm Mes Aynak để tạo điều kiện cho họ khai thác đồng dồn dập nhanh chóng.
Đó là cái chế độ mọi rợ mà man rợ của Bắc Kinh thì các phe phái Hồi giáo chủ chiến và thánh chiến ở Afghanistan, Pakistan, và nhóm Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda họ cũng chẳng dễ dàng gì để yên cho TQ tự tung khai thác khoáng sản ở Afghanistan, có giá trị cả 100 tỷ USD. Dự án này và các dự án nhiều lần trì hoãn vì rủi ro an ninh khi các dự án đầu tư của TQ này thường xuyên bị các nhóm thánh chiến nã tên lửa và đánh bom, thậm chí thuộc hạ của Osama bin Laden, trùm khủng bố quốc tế, là lãnh đạo al-Qaeda kình chống phe Taliban cũng đã cho nổ bom tự sát làm sập nhiều mỏ đồng và đánh bom nhắm vào các chuyên gia, kỹ sư TQ và cũng giết chết nhiều nhân mạng kỹ sư TQ, khiến Bắc Kinh ngậm nhiều đau đớn.
Và sau này vẫn thế, Osama bin Laden bị Mỹ giết thì các tay chân khác lên là họ cứ truy sát đánh đuổi người TQ ở TQ, khiến cho TQ bỏ ra khá nhiều tiền và chỉ mong khai thác nhanh để gỡ vốn mà bỏ của chạy lấy người về TQ, vì thực lực an ninh của TQ quá kém, cũng như TQ không có các đồng minh và các căn cứ quân sự ở Trung Đông như Mỹ…
Trở lại hồ sơ của các dự án đầu tư TQ đội vốn và phá hoại kinh tế VN, thì tôi cũng lấy làm ngạc nhiên là làm thế nào mà quan chức VN lại chỉ định công ty MCC của TQ trúng thầu dự án Gang thép Thái Nguyên vào năm 2007 như vậy, khi mà công ty MCC của TQ này phải dồn tiền và công nghệ gần như hết tiềm năng để đầu tư vào Afghanistan với các mỏ quặng đồng và quặng sắt, niken, với giá trị tài sản khai thác 40 có giá tới 1-3 ngàn tỷ USD và TQ phải bỏ ra số tiền đầu tư khai thác dần dần như xây cất hạ tầng, đầu tư nhà máy điện,… với số tiền lớn gấp 4 lần vốn hóa thị trường niêm yết cổ phiếu hiện tại của công ty Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc MCC này. Đó là kinh nghiệm về đầu tư mà tôi không nói về rủi ro yếu tố chính trị vào thời gian đó, năm 2007.
Tức là trong đầu tư ta cần phải thẩm định phân tích rủi ro dự án đầu tư dàn trải của một công ty nào đó khi mời thầu. Nếu thấy rằng công ty đó đang đầu tư quá nhiều dự án quá lớn, mà còn có rủi ro về chính trị, bất ổn an ninh, thì cần loại công ty đó ra, bất kể lý do đó là công ty gì, vì chắc chắn công ty đó sẽ thiếu tiền mặt, thiết bị công nghệ, đội ngũ kỹ sư, chuyên gia của họ, vì họ phải đang dồn quá nhiều nhân lực tiền bạc để đầu tư ở dự án khác và chắc chắn vốn vay nợ đòn bẩy tài chính công ty đó rất cao và dễ gặp rủi ro phá sản.
Nhất là công ty MCC của TQ khi đó đang tham gia quá nhiều dự án đầu tư lớn ở nước ngoài, và họ đang gặp rủi ro vay nợ bảo lãnh của chính quyền Bắc Kinh quá cao, thì làm sao mà đầu tư vào dự án Gang thép Thái Nguyên vào năm 2007 đó được. Kể cả sau này TQ rút khỏi dự án thép này của VN, nó cũng trùng hợp các vụ nổ bom tự sát ở Trung Đông khi bị các nhóm Hồi giáo chủ chiến đánh bom vào các công ty TQ,…thì tất nhiên rủi ro nhân gấp bội cho phía VN, bởi vì khi đó cổ phiếu công ty MCC hay bất cứ công ty nào dính vào vụ đánh bom đó đều sụt giá mạnh.
Đối với công ty MCC này của TQ, thì hiện nay giá cổ phiếu nó sụt giá rất mạnh là cần phải cầu viện chính quyền Bắc Kinh bơm vốn. Đó là Metallurgical Corporation of China thì giá chứng khoán của nó tính từ đầu năm 2018 cho tới nay niêm yết trên thị trường Thượng Hải tính bằng đồng ¥ thì mất giá gần -37% giá trị. Ở thị trường Hồng Kông thì sụt giá -15%.
Với VN, vào những năm 2007 họ phát triển ngành công nghiệp thép để làm trụ cột đốt xương sống cho phát triển kinh tế VN, dù hơi muộn nhưng đó là hướng đi đúng, nếu họ biết cách đầu tư vào ngành công nghiệp thép để xây dựng một thương hiệu “công ty thép quốc doanh” thì nó là ý tưởng cực kỳ tốt. Và nhà nước VN làm chủ đầu tư sở hữu nó thì rất hoàn hảo nếu có chiến lược chấp nhận hao tổn tài chính và nhân lực để thành lập công ty thép có khả năng đáp ứng cho ngành công nghiệp thép chế tạo như đúc khuôn, kim loại màu, thép cho ngành công nghiệp xây cất đường xe lửa như đường ray. Và cần bảo hộ nó cũng không có gì quá đáng mà cần làm thì nếu nó được đầu tư hoàn hảo thì kinh tế VN sẽ kiếm được mối lợi rất lớn là sau này có thể bao thầu cho các dự án xây cất lợi ích quốc gia để làm giảm tất cả các chi phí xây cất khổng lồ tốn kém xuống.
Tuy nhiên qua việc dự án Gang thép Thái Nguyên phá sản và nhiều dự án thép khác thất bại tan tành mà còn tốn kém thời gian, tiền bạc, rồi nhân lực mà còn chất lên một núi nợ quá lớn, và nó cũng rút luôn cái đốt xương sống sắt thép để phát triển ngành công nghiệp này của VN thì quá đau đớn và ở VN họ cần truy tố những ai đứng đằng sau các dự án gang thép do TQ gây ra này. Vì hậu quả của nó quá lớn như việc hiện nay VN không thể có ngành công nghiệp thép và luyện kim để làm các dự án đường sắt, kể cả nâng cấp đường sắt cũ kỹ, lạc hậu, mà mọi thứ phải lệ thuộc bên ngoài, mà có thể lệ thuộc từ TQ cung ứng, thì quả là chuyện bi kịch cho VN.
Làm thép không hẳn là xấu mà nó rất cần thiết là bất cứ quốc gia nào muốn đi lên thành con hổ kinh tế đều trải qua nó. Ví dụ, Hàn Quốc, dù bây giờ là cái nôi của điện tử, công nghệ ở Á châu, nhưng cái đốt xương sống nuôi dưỡng nền kinh tế Hàn Quốc xưa kia là họ dựa vào nó để xây dựng công nghiệp đất nước, đó là Tập đoàn thép POSCO, do chính quyền tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee nắm quyền và quyết định xây dựng một nhà máy thép tự thân đi lên vào những năm 1960 rồi thành lập năm 1968, nay đã nửa thế kỷ.
Tập đoàn thép POSCO ban đầu là công ty quốc doanh do nhà nước nắm quyền chỉ huy để đầu tư xây đựng đất nước không vì tư lợi mà dùng nó để phát triển kinh tế. POSCO hiện là nhà sản xuất thép lớn thứ 5 của thế giới. Năm 2017, chỉ xếp sau tập đoàn thép ArcelorMittal (Luxembourg và các nước Âu châu), China Baowu Group (TQ), Nippon Steel and Sumitomo Metal Corporation (Nhật), HBIS Group (TQ),…
Với VN thì chiến lược của họ xây dựng các dự án xương sống cho kinh tế như dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (PVTEX) để tự cung về ngành công nghiệp may mặc, thì dự án này bị phá hoại tan hoang do hậu quả công nghệ TQ và cái bóng của TQ thò bàn tay vào. Có lẽ những kẻ thân TQ và cả TQ không muốn VN làm chủ lĩnh vực này và họ bắt VN tiếp tục lệ thuộc TQ và dự án này người ta đổ lỗi và đem thí tốt vài kẻ chứ không dám đụng đến yếu tố TQ.
Rồi những dự án sản xuất xăng sinh học Ethanol thua lỗ ngàn tỷ VND, phá hoại kinh tế VN mà người ta chỉ chiết xuất sản xuất xăng E5 (hỗn hợp nhiên liệu ethanol 5%, còn lại là 95% xăng hoặc hydrocacbon) là cấp thấp thì dự án này nó cũng có bàn tay TQ thò vào, giật sập luôn giấc mơ hoang dại này của VN. Nghĩa là tôi rất sốc và lấy làm ngạc nhiên là TQ họ không có bất cứ kinh nghiệm làm xăng sinh học, vì quốc gia này lương thực và thực phẩm còn không đủ ăn vì dân số quá lớn và phải đi nhập khẩu lương thực bên ngoài, thì lấy đâu dư dả để có kinh nghiệm làm xăng sinh học này. Vậy mà người ta cũng mời chào, rước TQ vào đầu tư, rồi khi nó phá sản tan tành thì yếu tố TQ vô can, và ở VN người ta chỉ lo đốt củi lửa nội bộ chính họ.
Nói chung, kể ra không hết như các dự án chiến lược Bauxite ở Việt Nam, rồi bất cứ dự án nào cũng có yếu tố TQ vào, kể cả Đường sắt Cát Linh – Hà Đông, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (do nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện) và mấy cái nhà máy nhiệt điện to lớn nhất khác do TQ chi phối và hiện nay nó đang gây gánh nặng và bất ổn cho quốc gia này. Vậy mà cũng không ai dám kiện cáo hay xử phát các công ty TQ cả.
Thậm chí trước đây việc xây Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình một biểu tượng quốc gia về thể thao, thì ở VN người ta cũng rước nhà thầu TQ làm dự án, dù rằng TQ không hề có nhiều kinh nghiệm xây cất sân vận động, và hậu quả cái sân vận động quốc gia Mỹ Đình rất thô kệch và xấu xí, tốn kém….
Ôi thôi, tính ra không hết các dự án phá hoại kinh tế của TQ đối với VN, mà toàn những dự án bóp yết hầu trọng yếu mà TQ đã thành công kiềm chế VN, và bắt quốc gia này buộc phải lệ thuộc TQ. Và những câu chuyện khó tin hơn nữa là TQ nắm giữ trọng yếu các dự án đầu tư vào ngành than thép, Bauxite ở VN và xuất khẩu ngược từ VN qua TQ phần thô với giá rẻ mạt, rồi sau đó TQ bán lại cho VN phần sơ chế với giá đắt đỏ nhất thế giới. Và họ như thể cho VN ăn phải thứ thuốc phiện gây nghiện, để trôi vào vòng xoáy nợ nần và bào mòn tài nguyên không lối thoát.
Ở VN thì người ta đang đau đầu 12 đại án mà, còn dự án đổ nợ do cái Bộ Công thương gây ra thì hầu như đều có cái bàn tay TQ thò vào phá hoại, mà người ta cũng không dám truy cứu trách nhiệm hay kiện cáo TQ, thì quả là chuyện hài kịch khó tin nổi.
Nói về kinh nghiệm bên ngoài của TQ đầu tư thì ngoài cái vùng đất Châu Phi hiện nay TQ phá nát nó, mà nạn nhân điển hình Zambia với cục nợ từ các dự án đầu tư của TQ gây ra. Rồi thảm họa lạm phát và vỡ nợ của xứ dầu, tài nguyên dầu mỏ khí đốt Venezuela cũng do TQ gây ra. Xa hơn nữa là Cộng hòa Congo cũng do TQ tạo ra sổ nợ siết cổ quốc gia này, chỉ còn cách bán tài nguyên nhượng đất cho TQ. Rồi bài học Sri Lanka với các dự án đầu tư của TQ tạo ra cái sổ nợ và buộc Sri Lanka phải cho TQ thuê cảng chiến lược Hambantota vì không thể trả được khoản nợ quá lớn và các dự án đầu tư đội vốn của TQ gây ra.
Trước đây tôi hay dự báo các dự án vĩ cuồng như dự án “Nhất Đới Nhất Lộ”, rồi “Con Đường Tơ Lụa Mới”, gọi chung là sáng kiến One Belt One Road, mà tôi hay gọi là dự án “con đường tơ lụa vỡ nợ của thế kỷ 21″. Tức là tôi hay nhắc về cụm từ “’Silk Road Economic Belt” (Con đường tơ lụa Kinh tế), “One belt, one road” (một vành đai, một con đương), rồi khẩu hiệu khác nữa “21st Century Maritime Silk Road” (Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21),… thì hiện nay có 12 quốc gia đã lâm nguy hoặc gần như vỡ nợ, đó là Pakistan, Djibouti, Maldives, Lào, Mông Cổ, Montenegro, Tajikistan và Kyrgyzstan,… Gần đây là quốc gia nhỏ bé Vanuatu đã vẫy cờ trắng vì sổ nợ của TQ siết cổ quốc gia này.
TQ là quốc gia đầu tư rất kém, nhưng họ luôn làm các dự án đầu tư có lời rất lớn là cách duy nhất các dự án đầu tư đó là “rút ruột công trình” và ban đầu trả thầu thấp rồi dùng thủ đoạn cho vay để cho những kẻ lãnh đạo quốc gia bất tài đó hoa mắt mà đặt bút ký dự án đầu tư đó, rồi sau đó dùng thủ đoạn “bẫy nợ”, hoặc đàm phán áp đặt, sửa lại dự án đầu tư ban đầu, khiến dự án đầu tư ban đầu tưởng rẻ, chứ thật ra sau này nó đội vốn đắt gấp đôi dự án đầu tư các nước Âu châu, Mỹ họ trả giá đấu thầu.
Tuy nhiên dự dự án đầu tư bẫy nợ của TQ nó cũng có những cái rủi ro mắc nợ, như việc các chế độ ở các nước độc tài bị dân chúng hay phe đối lập lật đổ chế độ thân Bắc Kinh đó, thì người ta sẽ đàm phán lại nợ và dự án đầu tư của TQ, hoặc sử dụng pháp lý xù nợ như các chính quyền mới, họ viện dẫn các khoản nợ và dự án đầu tư của TQ cho chế độ bất tài bị lật đổ đó nó không chảy vào sự đóng góp quốc gia cho người dân, mà nó chảy vào túi quan chức tham lam bất tài tham nhũng và không có lý do gì để người dân quốc gia đó phải è cổ trả nợ cả.
Những trường hợp mắc nợ và bị hủy dự án đầu tư này thì TQ cũng đã chuốc nhiều cay đắng rồi, chứ không phải các dự án đầu tư nào họ cũng thành công cả. Ở Châu Phi hiện nay có lẽ cũng đang xẩy ra nhiều bất lợi cho TQ, như các chính phủ độc tài và bất tài quy đầu ngả về phía người dân là họ hủy nhiều dự án đầu tư của TQ và đàm phán lại nợ, buộc TQ phải nhượng bộ, thậm chí người ta kỳ thị người TQ, ra đường hễ thấy ai giống người TQ thì bị tấn công, khá bất ổn…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.