Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

LUẬT CHỐNG THAM NHŨNG HAY BẢO KÊ CHO THAM NHŨNG?

LUẬT CHỐNG THAM NHŨNG HAY BẢO KÊ CHO THAM NHŨNG?


Bảng điện tử hiển thị kết quả biểu quyết thông qua Luật phòng chống tham nhũng 
(sửa đổi) sáng 20-11 - Ảnh: T.B.D.

Lời dẫn: 20.11 Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng nhưng không soi tài sản bất minh. Với thể chế “ổn định tham nhũng” này, quan chức cộng sản VN hy vọng sẽ vươn lên đứng đầu thế giới về tài sản bất minh.

Không đưa quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật phòng chống tham nhũng

Tuổi trẻ
20/11/2018 09:16 GMT+7

TTO - Dù là chủ đề thảo luận sôi nổi trong suốt 3 kỳ họp đối với dự án Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi), quy định xử lý tài sản bất minh cuối cùng vẫn không được đưa vào luật. 


Quốc hội thông qua Luật phòng chống tham nhũng trước bế mạc
Khó đánh thuế tài sản bất minh
Thuế 45% không đồng nghĩa ‘hợp pháp hóa 55%’ tài sản bất minh

Sáng nay 20-11, với 452/465 đại biểu tán thành, 6 đại biểu không tán thành, 7 đại biểu không biểu quyết, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) với 10 chương, 96 điều.

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo luật, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình liên quan đến quy định "về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc":

"Nhiều ý kiến đại biểu tán thành với phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc thông qua trình tự xem xét, giải quyết tại tòa án; nhiều ý kiến tán thành với phương án xử lý thông qua thu thuế; nhiều ý kiến đề nghị giữ như quy định của pháp luật hiện hành, theo đó tài sản, thu nhập này sẽ bị xử lý khi cơ quan có thẩm quyền chứng minh được là do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc là vấn đề mới, lần đầu tiên chúng ta đặt vấn đề xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.

Trong khi tài sản, thu nhập của người dân, cán bộ, công chức, viên chức được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, Nhà nước ta chưa kiểm soát được thu nhập của toàn xã hội và pháp luật chưa quy định đánh thuế đối với tài sản thì việc xác định tính hợp lý của nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm để đánh thuế hoặc thu hồi là vấn đề rất phức tạp.

Mặt khác, đây là vấn đề lớn, có liên quan đến quyền sở hữu tài sản - quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp nên cần được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng. Tại tất cả phiên thảo luận về nội dung này, ý kiến các đại biểu Quốc hội, các cơ quan hữu quan còn rất khác nhau và phân tán.

Vì vậy, để bảo đảm thận trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội gửi phiếu thăm dò ý kiến các đại biểu về nội dung này. Kết quả: có 209/456 ý kiến đại biểu, chiếm 43,09% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành phương án xem xét, giải quyết tại tòa án; 156/456 ý kiến đại biểu (32,16%) tán thành với phương án thu thuế; 40 ý kiến đại biểu đề nghị giữ như quy định của Luật PCTN hiện hành và 51 đại biểu không thể hiện chính kiến hoặc có ý kiến khác.

Như vậy, không có phương án nào nhận được sự ủng hộ của quá 50% tổng số đại biểu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nên nội dung này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, khi đã đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới nên quy định vào luật.

Từ các lý do trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chưa bổ sung quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc vào dự thảo luật mà thực hiện như quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh được tài sản do tham nhũng mà có thì tiến hành thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật tương ứng; nếu chứng minh được có dấu hiệu trốn thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.

Đồng thời, điều 31 của dự thảo luật đã bổ sung quy định về chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tăng cường việc xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.

Đối với người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì dự thảo luật đã quy định việc xử lý nghiêm khắc hơn so với pháp luật hiện hành.

Cụ thể: người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử; người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ thì không được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử vào chức vụ đã dự kiến; người có nghĩa vụ kê khai khác thì bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, nếu đã được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch".

Lê Kiên

9 nhận xét :

  1. Nếu trưng cầu ý dân, sẽ là tịch thu tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức! Chắc 99% là như vậy. Còn kia là kết quả trưng cầu ý quan. Thế là đúng rồi!
    Trả lời
  2. Tóm lại là trong chế độ tốt đẹp của chúng ta thì "Tham nhũng vẫn ổn định".
    Trả lời
  3. Qua việc thông qua luật này, người dân VN thấy rõ tại quốc hội hiện nay có ít nhất 95,88% là những kẻ tham nhũng. 
    Trả lời
    Trả lời
    1. Tỷ lệ 95,88% của bạn đưa ra chứng tỏ bạn hơi tin tưởng, lạc quan đấy.
  4. Ô hô! Ô hô hố! Tài sản bất minh của ta giống như cái ... cửa mình!
    Trả lời
  5. Tôi đề nghị gọi luật này là luật bâỏ kê tham nhũng.
    Trả lời
  6. Thế này thì các đỉnh cao trí tuệ tha hồ cào đất thối móng, đi làm xe ôm, đi buôn chổi đót, đi chăn lợn. 
    Trả lời
  7. Tài sản bất minh chỉ có ở cán bộ có chức có quyền là đảng viên thôi. Quốc hội với hơn 95% là đảng viên nếu đưa điều tịch thu tài sản bất minh vào luật phòng chống tham nhũng là tự lấy đá ghè chân mình à. 
    Trả lời
  8. Chúng nó không tự bắn vào chân chúng nó đâu!
    Trả lời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.