BAO GIỜ TRUNG QUỐC HỖN LOẠN NHƯ VENEZUELA?
Dù gần chết tới nơi nhưng ông Tập vẫn rủ rê các nước tham gia “Một con đường”,
trong khi thân mình còn lo chưa xong.
Trần Đình Thu
12-11-2018
VỚI ĐÀ NÀY, TÔI CHO RẰNG CHỈ TỪ 18 – 24 THÁNG NỮA, TRUNG QUỐC SẼ HỖN LOẠN NHƯ VENEZUELA
Trung quốc có đến gần 1,4 tỷ dân, nên nếu cộng tất cả lại để tính GDP thì đó là một con số khổng lồ và vì thế người ta nói Trung quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Nhưng theo tôi con số đó không có nhiều ý nghĩa khi Trung quốc đứng trước một cuộc chiến thương mại khốc liệt, vấn đề cơm áo gạo tiền phải tính cho từng đầu người chứ không phải cho một con số tổng.
Theo xếp hạng, GDP bình quân đầu người của Trung quốc hiện đứng thứ 75 trên thế giới còn Mỹ đứng thứ 11 trên thế giới. Một khoảng cách biệt không hề nhỏ.
Về mặt mức sống người dân, tuy rằng Trung quốc có một số vùng tập trung công nghiệp thì người dân có mức sống cao, tỷ lệ từ trung lưu trở lên chiếm khoảng trên 20%, nhưng tỷ lệ từ dưới nghèo cho đến dưới trung lưu của Trung quốc chiếm đến gần 80%. Đây mới chính là thành phần dễ bị thương tổn trong cuộc chiến thương mại. Tỷ lệ 80 % dân số này sẽ gây nên sự hỗn loạn kinh hoàng trong lòng Trung quốc một khi nền kinh tế rơi vào đại suy thoái.
Thật ra sự phát triển của Trung quốc chủ yếu nhờ vào Mỹ khi nước này giúp đỡ Trung quốc phát triển kinh tế. Nhưng Trung quốc chính thức gia nhập WTO vào năm 2001, tới năm 2011, tức chỉ có 10 năm, sách “Death by China” (Chết dưới tay Trung quốc) đã phát hành rộng rãi ở Mỹ, đánh động toàn bộ giới tinh hoa Mỹ rồi, nên người Mỹ cũng không mất cảnh giác quá lâu với Trung quốc. Có lẽ Trung quốc yên ổn phát triển kinh tế khoảng 15 năm tính từ thời điểm gia nhập WTO cho đến 2016. Với một nền kinh tế thoát thai từ nghèo đói trong bao cấp, kinh tế thị trường chớm nở một phần, nhưng nạn tham nhũng, lợi ích nhóm vô cùng nghiêm trọng, thì với 15 năm phát triển, khó có thể cho rằng Trung quốc đủ sức đương đầu với một đất nước tư bản phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn minh thế giới như nước Mỹ.
Hơn nữa, nền kinh tế Trung quốc phát triển dựa trên thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn, tỷ trọng xuất khẩu cao, nhà nước can thiệp mạnh vào kinh tế, tính chất tự chủ kinh tế thấp, nên độ bền vững khi bị ngoại lực tác động là vô cùng mong manh. Chính vì thế nên mới sau 3 tháng chiến tranh thương mại, dù Mỹ mới áp có một phần thuế, nhưng Trung quốc đã rơi vào khủng hoảng tới mức Bộ chính trị Trung quốc phải ra tuyên bố báo động về kinh tế.
Hiện nay, các ngành sản xuất Trung quốc liên tục suy giảm nghiêm trọng, nên trong năm tới, khi Mỹ áp toàn bộ thuế, đồng thời nhiều nước khác tăng cường sức ép lên Trung quốc, thì tình hình kinh tế Trung quốc sẽ vô cùng bi đát. Nhất là khi toàn bộ các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung quốc, để lại khoảng trống thất nghiệp lên đến hàng trăm triệu người, tình hình xã hội Trung quốc sẽ rất tang thương.
Theo tôi, khoảng 18 đến 24 tháng nữa, Trung quốc sẽ rơi vào đại suy thoái, dân chúng sẽ hỗn loạn như Venezuela nếu ông Tập Cận Bình và nhóm lãnh đạo của ông khăng khăng không chịu cải tổ sâu sắc đất nước Trung quốc.
Thế nhưng vào lúc này ông Tập vẫn còn huênh hoang đi vận động các nước lao theo “Một vành đai một con đường” của Trung quốc. Tiền đâu để tài trợ cho các nước? Thật buồn cười khi mà Bộ chính trị của ông ấy vừa mới tuyên bố kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
Đúng là thứ lì lợm.
Ảnh: Dù gần chết tới nơi nhưng ông Tập vẫn rủ rê các nước tham gia “Một con đường”, trong khi thân mình còn lo chưa xong.
12-11-2018
VỚI ĐÀ NÀY, TÔI CHO RẰNG CHỈ TỪ 18 – 24 THÁNG NỮA, TRUNG QUỐC SẼ HỖN LOẠN NHƯ VENEZUELA
Trung quốc có đến gần 1,4 tỷ dân, nên nếu cộng tất cả lại để tính GDP thì đó là một con số khổng lồ và vì thế người ta nói Trung quốc là nước có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Nhưng theo tôi con số đó không có nhiều ý nghĩa khi Trung quốc đứng trước một cuộc chiến thương mại khốc liệt, vấn đề cơm áo gạo tiền phải tính cho từng đầu người chứ không phải cho một con số tổng.
Theo xếp hạng, GDP bình quân đầu người của Trung quốc hiện đứng thứ 75 trên thế giới còn Mỹ đứng thứ 11 trên thế giới. Một khoảng cách biệt không hề nhỏ.
Về mặt mức sống người dân, tuy rằng Trung quốc có một số vùng tập trung công nghiệp thì người dân có mức sống cao, tỷ lệ từ trung lưu trở lên chiếm khoảng trên 20%, nhưng tỷ lệ từ dưới nghèo cho đến dưới trung lưu của Trung quốc chiếm đến gần 80%. Đây mới chính là thành phần dễ bị thương tổn trong cuộc chiến thương mại. Tỷ lệ 80 % dân số này sẽ gây nên sự hỗn loạn kinh hoàng trong lòng Trung quốc một khi nền kinh tế rơi vào đại suy thoái.
Thật ra sự phát triển của Trung quốc chủ yếu nhờ vào Mỹ khi nước này giúp đỡ Trung quốc phát triển kinh tế. Nhưng Trung quốc chính thức gia nhập WTO vào năm 2001, tới năm 2011, tức chỉ có 10 năm, sách “Death by China” (Chết dưới tay Trung quốc) đã phát hành rộng rãi ở Mỹ, đánh động toàn bộ giới tinh hoa Mỹ rồi, nên người Mỹ cũng không mất cảnh giác quá lâu với Trung quốc. Có lẽ Trung quốc yên ổn phát triển kinh tế khoảng 15 năm tính từ thời điểm gia nhập WTO cho đến 2016. Với một nền kinh tế thoát thai từ nghèo đói trong bao cấp, kinh tế thị trường chớm nở một phần, nhưng nạn tham nhũng, lợi ích nhóm vô cùng nghiêm trọng, thì với 15 năm phát triển, khó có thể cho rằng Trung quốc đủ sức đương đầu với một đất nước tư bản phát triển lâu đời, là cái nôi của nền văn minh thế giới như nước Mỹ.
Hơn nữa, nền kinh tế Trung quốc phát triển dựa trên thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn, tỷ trọng xuất khẩu cao, nhà nước can thiệp mạnh vào kinh tế, tính chất tự chủ kinh tế thấp, nên độ bền vững khi bị ngoại lực tác động là vô cùng mong manh. Chính vì thế nên mới sau 3 tháng chiến tranh thương mại, dù Mỹ mới áp có một phần thuế, nhưng Trung quốc đã rơi vào khủng hoảng tới mức Bộ chính trị Trung quốc phải ra tuyên bố báo động về kinh tế.
Hiện nay, các ngành sản xuất Trung quốc liên tục suy giảm nghiêm trọng, nên trong năm tới, khi Mỹ áp toàn bộ thuế, đồng thời nhiều nước khác tăng cường sức ép lên Trung quốc, thì tình hình kinh tế Trung quốc sẽ vô cùng bi đát. Nhất là khi toàn bộ các doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi Trung quốc, để lại khoảng trống thất nghiệp lên đến hàng trăm triệu người, tình hình xã hội Trung quốc sẽ rất tang thương.
Theo tôi, khoảng 18 đến 24 tháng nữa, Trung quốc sẽ rơi vào đại suy thoái, dân chúng sẽ hỗn loạn như Venezuela nếu ông Tập Cận Bình và nhóm lãnh đạo của ông khăng khăng không chịu cải tổ sâu sắc đất nước Trung quốc.
Thế nhưng vào lúc này ông Tập vẫn còn huênh hoang đi vận động các nước lao theo “Một vành đai một con đường” của Trung quốc. Tiền đâu để tài trợ cho các nước? Thật buồn cười khi mà Bộ chính trị của ông ấy vừa mới tuyên bố kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
Đúng là thứ lì lợm.
Ảnh: Dù gần chết tới nơi nhưng ông Tập vẫn rủ rê các nước tham gia “Một con đường”, trong khi thân mình còn lo chưa xong.
-------------------
Rõ là, chữ Trung liền với chữ Trump một vần!