Biểu tình tại Hồng Kông đã lên tới 200.000 người
09:27 (GMT+7) - Thứ Năm, 2/10/2014Lãnh đạo sinh viên biểu tình của Hồng Kông tuyên bố sẽ đẩy biểu tình leo thang và có thể bao vây tư dinh của Trưởng đặc khu...
Một người biểu tình Hồng Kông đeo kính, quấn áo quanh cổ để bảo hộ, phòng trường hợp bị cảnh sát trấn áp - Ảnh: Bloomberg.
Lãnh đạo sinh viên biểu tình của Hồng Kông đe dọa sẽ chiếm giữ các tòa nhà công quyền nếu yêu cầu về bầu cử tự do và trưởng đặc khu hành chính phải từ chức không được đáp ứng. Trong khi đó, chính quyền Hồng Kông tìm cách thương thảo với người biểu tình.
Theo hãng tin Bloomberg, đến hôm qua, cuộc biểu tình quy mô lớn nhất trong nhiều thập kỷ ở Hồng Kông đã kéo dài 6 ngày. Một thủ lĩnh sinh viên biểu tình cho biết, số lượng người biểu tình tăng lên mức gần 200.000 người, trong khi nhà chức trách chưa đưa ra bất kỳ con số chính thức nào.
Vào nửa đêm, những đám đông lớn tiến tới khu vực văn phòng của Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chun-ying, và tại đây, người biểu tình đối mặt vào hàng rào cảnh sát. Trong khi đó, rất nhiều người khác nằm ngủ ngay trên đường hoặc dưới gầm cầu vượt.
Bà Regina Ip, một thành viên của Hội đồng Điều hành thành phố Hồng Kông, nói, nhà chức trách đã cố liên lạc với các nhà tổ chức biểu tình để đàm phán. Trong một cuộc phỏng vấn hôm qua, bà Ip cho biết đã gửi một bức email cho lãnh đạo sinh viên đề nghị tổ chức một cuộc gặp, nhưng chưa được hồi đáp.
Tuyên bố này của bà IP đưa ra sau khi các bản tin truyền hình phát đi hình ảnh cảnh sát Hồng Kông dùng hơi cay để trấn áp sinh viên biểu tình không có vũ khí vào cuối tuần khiến dư luận nổi giận và dẫn tới lời kêu gọi Trưởng đặc khu Leung từ chức.
Trong một buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc hôm qua, ông Leung bảo vệ kế hoạch của Trung Quốc về lựa chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông đầu tiên vào năm 2017. Chính việc Trung Quốc quyết định sẽ lựa chọn ứng viên cho cuộc bầu cử này đã khiến người Hồng Kông, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, nổi giận.
“Các ông nghĩ là các ông có thể cai trị nơi này. Nếu các ông không đáp ứng yêu cầu của người Hồng Kông, chúng tôi sẽ làm cho chính quyền phải tê liệt”, Alex Chow, Tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, tuyên bố trước đám đông người biểu tình vào tối ngày hôm qua.
Sinh viên Hồng Kông bắt đầu biểu tình hôm 26/9. Một phong trào khác là Occypy Central with Love and Peace sau đó đã gia nhập biểu tình và kêu gọi người dân Hồng Kông tham gia. Vào cuối tuần, đã diễn ra đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình.
Lãnh đạo sinh viên biểu tình của Hồng Kông hôm qua tuyên bố sẽ đẩy biểu tình leo thang và có thể bao vây tư dinh của Trưởng đặc khu Leung ở quận kinh doanh trung tâm nếu ông Leung không từ chức trong này hôm nay. Vào lúc sáng sớm nay, khoảng 100 cảnh sát đứng bảo vệ bên ngoài văn phòng của ông Leung tại quận Admiralty. Đối mặt với số cảnh sát này là khoảng 200 người biểu tình mặc áo phông màu đen.
“Chúng tôi sẽ thành lập một nhóm 5 người để đàm phán với họ, lắng nghe các yêu cầu của họ và thảo luận về cải cách dân chủ”, bà Ip, thành viên Hội đồng Điều hành thành phố nói. “Chúng tôi hy vọng có thể mở ra giai đoạn đối thoại giữa họ và chính quyền”.
Trong khi đó, thủ lĩnh sinh viên biểu tình Joshua Wong tuyên bố trước đám đông rằng, nếu bà Ip muốn đàm phán, bà nên tới khu vực có biểu tình và phát biểu trước mọi người.
Cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông được coi là thách thức lớn nhất đối với Bắc Kinh kể từ khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997. Cuộc biểu tình này đang nhận được sự ủng hộ của dư luận khắp thế giới. Theo trang Twitter và Facebook của tổ chức United for Democracy: Global Solidarity with Hồng Kông, các sự kiện ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông hôm qua đã diễn ra tại một loạt thành phố lớn trên toàn cầu, từ Wellington tới Kyoto, từ Oslo tới London, và từ Houston tới Toronto.
Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trước cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng, ông hy vọng nhà chức trách Hồng Kông sẽ “kiềm chế và tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm một cách hòa bình của người biểu tình”. Ông Vương Nghị nói, vấn đề Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
“Tất cả các quốc gia cần tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc. Đối với bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ xã hội nào, không ai cho phép những hành động bất hợp pháp vi phạm trật tự xã hội”, ông Vương Nghị tuyên bố.
Ngày hôm qua mở đầu “tuần lễ vàng” hàng năm, khi kỳ nghỉ quốc khánh kéo dài 1 tuần của Trung Quốc đại lục là dịp để một lượng lớn du khách đại lục đổ tới Hồng Kông tham quan, mua sắm. Tuy vậy, công ty bán lẻ nữ trang lớn thứ nhì Hồng Kông là Chow Sang Sang đang đóng cửa 6 cửa hàng. Một loạt cửa hiệu của các thương hiệu xa xỉ như Dolce & Gabbana hay Fendi cũng phải tạm ngưng hoạt động vì biểu tình.
Do tất cả xe bus và taxi phải ngưng hoạt động, nhiều nhà hàng Hồng Kông phải dùng xe đạp để chở hàng.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) nói rằng, thiệt hại kinh tế đối với các khu mua sắm và tòa nhà văn phòng ở Hồng Kông trong đợt biểu tình này phải lên tới ít nhất 5,2 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã có 2 ngày sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 1. Hôm qua và hôm nay, thị trường đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc.
Trong khi đó, lãnh đạo sinh viên biểu tình vẫn tỏ ra không hề nao núng. “Chúng tôi sẽ làm được điều mình muốn”, thủ lĩnh sinh viên biểu tình 17 tuổi Joshua Wong tuyên bố.
Theo hãng tin Bloomberg, đến hôm qua, cuộc biểu tình quy mô lớn nhất trong nhiều thập kỷ ở Hồng Kông đã kéo dài 6 ngày. Một thủ lĩnh sinh viên biểu tình cho biết, số lượng người biểu tình tăng lên mức gần 200.000 người, trong khi nhà chức trách chưa đưa ra bất kỳ con số chính thức nào.
Vào nửa đêm, những đám đông lớn tiến tới khu vực văn phòng của Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chun-ying, và tại đây, người biểu tình đối mặt vào hàng rào cảnh sát. Trong khi đó, rất nhiều người khác nằm ngủ ngay trên đường hoặc dưới gầm cầu vượt.
Bà Regina Ip, một thành viên của Hội đồng Điều hành thành phố Hồng Kông, nói, nhà chức trách đã cố liên lạc với các nhà tổ chức biểu tình để đàm phán. Trong một cuộc phỏng vấn hôm qua, bà Ip cho biết đã gửi một bức email cho lãnh đạo sinh viên đề nghị tổ chức một cuộc gặp, nhưng chưa được hồi đáp.
Tuyên bố này của bà IP đưa ra sau khi các bản tin truyền hình phát đi hình ảnh cảnh sát Hồng Kông dùng hơi cay để trấn áp sinh viên biểu tình không có vũ khí vào cuối tuần khiến dư luận nổi giận và dẫn tới lời kêu gọi Trưởng đặc khu Leung từ chức.
Trong một buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc hôm qua, ông Leung bảo vệ kế hoạch của Trung Quốc về lựa chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo Hồng Kông đầu tiên vào năm 2017. Chính việc Trung Quốc quyết định sẽ lựa chọn ứng viên cho cuộc bầu cử này đã khiến người Hồng Kông, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, nổi giận.
“Các ông nghĩ là các ông có thể cai trị nơi này. Nếu các ông không đáp ứng yêu cầu của người Hồng Kông, chúng tôi sẽ làm cho chính quyền phải tê liệt”, Alex Chow, Tổng thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông, tuyên bố trước đám đông người biểu tình vào tối ngày hôm qua.
Sinh viên Hồng Kông bắt đầu biểu tình hôm 26/9. Một phong trào khác là Occypy Central with Love and Peace sau đó đã gia nhập biểu tình và kêu gọi người dân Hồng Kông tham gia. Vào cuối tuần, đã diễn ra đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình.
Lãnh đạo sinh viên biểu tình của Hồng Kông hôm qua tuyên bố sẽ đẩy biểu tình leo thang và có thể bao vây tư dinh của Trưởng đặc khu Leung ở quận kinh doanh trung tâm nếu ông Leung không từ chức trong này hôm nay. Vào lúc sáng sớm nay, khoảng 100 cảnh sát đứng bảo vệ bên ngoài văn phòng của ông Leung tại quận Admiralty. Đối mặt với số cảnh sát này là khoảng 200 người biểu tình mặc áo phông màu đen.
“Chúng tôi sẽ thành lập một nhóm 5 người để đàm phán với họ, lắng nghe các yêu cầu của họ và thảo luận về cải cách dân chủ”, bà Ip, thành viên Hội đồng Điều hành thành phố nói. “Chúng tôi hy vọng có thể mở ra giai đoạn đối thoại giữa họ và chính quyền”.
Trong khi đó, thủ lĩnh sinh viên biểu tình Joshua Wong tuyên bố trước đám đông rằng, nếu bà Ip muốn đàm phán, bà nên tới khu vực có biểu tình và phát biểu trước mọi người.
Cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông được coi là thách thức lớn nhất đối với Bắc Kinh kể từ khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997. Cuộc biểu tình này đang nhận được sự ủng hộ của dư luận khắp thế giới. Theo trang Twitter và Facebook của tổ chức United for Democracy: Global Solidarity with Hồng Kông, các sự kiện ủng hộ biểu tình ở Hồng Kông hôm qua đã diễn ra tại một loạt thành phố lớn trên toàn cầu, từ Wellington tới Kyoto, từ Oslo tới London, và từ Houston tới Toronto.
Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trước cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng, ông hy vọng nhà chức trách Hồng Kông sẽ “kiềm chế và tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm một cách hòa bình của người biểu tình”. Ông Vương Nghị nói, vấn đề Hồng Kông là vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
“Tất cả các quốc gia cần tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc. Đối với bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ xã hội nào, không ai cho phép những hành động bất hợp pháp vi phạm trật tự xã hội”, ông Vương Nghị tuyên bố.
Ngày hôm qua mở đầu “tuần lễ vàng” hàng năm, khi kỳ nghỉ quốc khánh kéo dài 1 tuần của Trung Quốc đại lục là dịp để một lượng lớn du khách đại lục đổ tới Hồng Kông tham quan, mua sắm. Tuy vậy, công ty bán lẻ nữ trang lớn thứ nhì Hồng Kông là Chow Sang Sang đang đóng cửa 6 cửa hàng. Một loạt cửa hiệu của các thương hiệu xa xỉ như Dolce & Gabbana hay Fendi cũng phải tạm ngưng hoạt động vì biểu tình.
Do tất cả xe bus và taxi phải ngưng hoạt động, nhiều nhà hàng Hồng Kông phải dùng xe đạp để chở hàng.
Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) nói rằng, thiệt hại kinh tế đối với các khu mua sắm và tòa nhà văn phòng ở Hồng Kông trong đợt biểu tình này phải lên tới ít nhất 5,2 tỷ USD.
Thị trường chứng khoán Hồng Kông đã có 2 ngày sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 1. Hôm qua và hôm nay, thị trường đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc.
Trong khi đó, lãnh đạo sinh viên biểu tình vẫn tỏ ra không hề nao núng. “Chúng tôi sẽ làm được điều mình muốn”, thủ lĩnh sinh viên biểu tình 17 tuổi Joshua Wong tuyên bố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.