30% nhà báo tại Việt Nam là đảng viên
10:11 (GMT+7) - Thứ Sáu, 10/10/2014Đội ngũ làm báo từ 25.000 người năm 2005 đã lên tới gần 40.000 người trong năm 2014...
Xu hướng hội tụ thông tin cùng với những biến đổi về tâm lý xã hội đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống - Ảnh minh họa: PLO.
Số lượng nhà báo là đảng viên khoảng 30%, cử nhân chính trị khoảng 5% và cao cấp chính trị là 3%. Đây là thông tin tại báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Kết quả giám sát chỉ rõ, về cơ bản báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân.
Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí quá nhiều, chồng chéo và không còn phù hợp với thực tiễn. Đến nay quy hoạch báo chí vẫn chưa được phê duyệt dẫn đến trùng lắp thông tin, lãng phí nguồn lực. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn.
Bên cạnh đó, tình trạng “thương mại hóa” báo chí chưa bị đẩy lùi, thậm chí còn lan rộng. Hiện tượng tư nhân “núp bóng” nhà nước để làm báo đang diễn ra khá phổ biến.
Cơ quan giám sát cũng cho rằng đa số cơ quan báo chí thiếu năng động, chưa thích ứng được với cơ chế thị trường. Không ít nhà báo, phóng viên còn yếu về năng lực nghiệp vụ và trình độ chính trị, chưa thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo đức của người làm báo.
4,9% nhà báo có trình độ trên đại học
Với tốc độ tăng khoảng 6,5% mỗi năm, đội ngũ làm báo từ 25.000 người năm 2005 đã lên tới gần 40.000 người trong năm 2014, trong đó có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, báo cáo giám sát cho biết.
Cơ quan giám sát cũng dẫn số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, từ năm 2009 đến năm 2013, tỷ lệ nhân lực ngành báo chí có trình độ đại học tăng từ 85% lên 91% và trên đại học là từ 4% lên 4,9%.
Nhân lực tăng, song theo kết quả giám sát, việc đăng thông tin sai sự thật, xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân, gây hậu quả xấu cũng có chiều hướng gia tăng.
Điều đáng lo ngại là không ít tin, bài trên báo chí chính thống sai phạm do khai thác nguồn tin từ các trang mạng xã hội, mà chưa được kiểm chứng.
Hiện tượng sao chép tin, bài giữa các báo mà không xin phép, không trích nguồn đang diễn ra khá phổ biến, khiến những cơ quan báo chí làm việc nghiêm túc phải chịu thiệt thòi. Một số trường hợp sai phạm lặp lại ở hàng loạt ấn phẩm báo chí khác nhau, đặc biệt đối với báo điện tử.
“Những tiêu cực trên phần nào làm giảm niềm tin của người dân vào cơ quan báo chí và nhà báo”, báo cáo nêu rõ.
Báo điện tử hầu như chưa có lãi
Đại bộ phận cơ quan báo chí hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ hoặc một phần về nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, chi phí in ấn và được phát hành tới các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị, xã hội cũng bằng ngân sách nước là thực tế được nêu tại báo cáo giám sát.
Kết quả giám sát cũng “tiết lộ” Đài Truyền hình Việt Nam doanh thu hàng năm khoảng 4.000 tỷ đồng, Đài Truyền hình Tp.HCM khoảng 2.000 tỷ; Đài Truyền hình Vĩnh Long khoảng trên 1.000 tỷ, Đài Truyền hình Hà Nội khoảng 500 tỷ. Còn hầu hết các đài phát thanh truyền hình còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu doanh thu của ngành hoặc phải bù đắp từ ngân sách nhà nước.
Báo điện tử do mới phát triển và phải đầu tư nhiều vào hạ tầng nên hầu như chưa có lãi.
Nhận xét là doanh thu báo in giảm đáng kể, báo cáo cho biết tổng doanh thu năm 2013 ước đạt 4100 tỷ đồng (giảm 0,8% so với năm 2012).
Mặc dù thuế suất áp dụng đối với cơ quan báo in đã giảm từ 25% xuống còn 10%, nhưng đa phần các cơ quan báo in vẫn hoạt động khó khăn. Đến nay mới có khoảng 277/838 cơ quan báo in tự cân đối thu chi tài chính, số đơn vị có lãi chiếm tỷ lệ rất thấp, đoàn giám sát đánh giá.
Mở rộng đối tượng được thành lập cơ quan báo chí?
Cho đến nay, báo chí tư nhân không được thừa nhận ở Việt Nam.
Dẫn khẳng định tại chỉ thị số 37/2006/CT-TTg: “Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức”, báo cáo giám sát viết tiếp: Tuy nhiên, về cơ sở pháp lý, Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Đoàn giám sát cũng nêu thực tế do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, một số cơ quan cấp tổng cục đã chuyển thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,…. Và những doanh nghiệp này cho đến nay vẫn tiếp tục xuất bản những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của cơ quan nhà nước trước đây.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hiện có hơn 80 trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và hàng chục viện, trung tâm nghiên cứu do tư nhân thành lập. Các đơn vị này đều có nhu cầu ra tạp chí để thông tin về hoạt động của mình, công bố và trao đổi về kết quả nghiên cứu của mình. Hiện nay có 10 trường đại học dân lập đã xuất bản tạp chí.
Xu hướng hội tụ thông tin cùng với những biến đổi về tâm lý xã hội đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống, thay đổi sự phân bố số lượng độc giả - thính giả - khán giả theo hướng ngày càng ít người đọc báo in, nghe đài, xem truyền hình “nhà nước”, số người đọc, viết blog, giao lưu trên các mạng xã hội ngày càng tăng lên, cơ quan giám sát nhìn nhận
Từ những phân tích trên, Ủy ban cho rằng khi sửa Luật Báo chí nên mở rộng đối tượng được thành lập cơ quan báo chí ngoài các đối tượng theo quy định của luật hiện hành.
Quan điểm của cơ quan giám sát là cần phân loại báo chí và quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong mọi lĩnh vực thông tin, bao gồm thông tin chính trị - xã hội.
Còn các tổ chức khác được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể thao, giải trí, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phù hợp với phạm vi hoạt động của tổ chức ấy.
Kết quả giám sát chỉ rõ, về cơ bản báo chí đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của người dân.
Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí quá nhiều, chồng chéo và không còn phù hợp với thực tiễn. Đến nay quy hoạch báo chí vẫn chưa được phê duyệt dẫn đến trùng lắp thông tin, lãng phí nguồn lực. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn.
Bên cạnh đó, tình trạng “thương mại hóa” báo chí chưa bị đẩy lùi, thậm chí còn lan rộng. Hiện tượng tư nhân “núp bóng” nhà nước để làm báo đang diễn ra khá phổ biến.
Cơ quan giám sát cũng cho rằng đa số cơ quan báo chí thiếu năng động, chưa thích ứng được với cơ chế thị trường. Không ít nhà báo, phóng viên còn yếu về năng lực nghiệp vụ và trình độ chính trị, chưa thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo đức của người làm báo.
4,9% nhà báo có trình độ trên đại học
Với tốc độ tăng khoảng 6,5% mỗi năm, đội ngũ làm báo từ 25.000 người năm 2005 đã lên tới gần 40.000 người trong năm 2014, trong đó có khoảng 18.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, báo cáo giám sát cho biết.
Cơ quan giám sát cũng dẫn số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, từ năm 2009 đến năm 2013, tỷ lệ nhân lực ngành báo chí có trình độ đại học tăng từ 85% lên 91% và trên đại học là từ 4% lên 4,9%.
Nhân lực tăng, song theo kết quả giám sát, việc đăng thông tin sai sự thật, xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân, gây hậu quả xấu cũng có chiều hướng gia tăng.
Điều đáng lo ngại là không ít tin, bài trên báo chí chính thống sai phạm do khai thác nguồn tin từ các trang mạng xã hội, mà chưa được kiểm chứng.
Hiện tượng sao chép tin, bài giữa các báo mà không xin phép, không trích nguồn đang diễn ra khá phổ biến, khiến những cơ quan báo chí làm việc nghiêm túc phải chịu thiệt thòi. Một số trường hợp sai phạm lặp lại ở hàng loạt ấn phẩm báo chí khác nhau, đặc biệt đối với báo điện tử.
“Những tiêu cực trên phần nào làm giảm niềm tin của người dân vào cơ quan báo chí và nhà báo”, báo cáo nêu rõ.
Báo điện tử hầu như chưa có lãi
Đại bộ phận cơ quan báo chí hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ hoặc một phần về nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, chi phí in ấn và được phát hành tới các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị, xã hội cũng bằng ngân sách nước là thực tế được nêu tại báo cáo giám sát.
Kết quả giám sát cũng “tiết lộ” Đài Truyền hình Việt Nam doanh thu hàng năm khoảng 4.000 tỷ đồng, Đài Truyền hình Tp.HCM khoảng 2.000 tỷ; Đài Truyền hình Vĩnh Long khoảng trên 1.000 tỷ, Đài Truyền hình Hà Nội khoảng 500 tỷ. Còn hầu hết các đài phát thanh truyền hình còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu doanh thu của ngành hoặc phải bù đắp từ ngân sách nhà nước.
Báo điện tử do mới phát triển và phải đầu tư nhiều vào hạ tầng nên hầu như chưa có lãi.
Nhận xét là doanh thu báo in giảm đáng kể, báo cáo cho biết tổng doanh thu năm 2013 ước đạt 4100 tỷ đồng (giảm 0,8% so với năm 2012).
Mặc dù thuế suất áp dụng đối với cơ quan báo in đã giảm từ 25% xuống còn 10%, nhưng đa phần các cơ quan báo in vẫn hoạt động khó khăn. Đến nay mới có khoảng 277/838 cơ quan báo in tự cân đối thu chi tài chính, số đơn vị có lãi chiếm tỷ lệ rất thấp, đoàn giám sát đánh giá.
Mở rộng đối tượng được thành lập cơ quan báo chí?
Cho đến nay, báo chí tư nhân không được thừa nhận ở Việt Nam.
Dẫn khẳng định tại chỉ thị số 37/2006/CT-TTg: “Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức”, báo cáo giám sát viết tiếp: Tuy nhiên, về cơ sở pháp lý, Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”.
Đoàn giám sát cũng nêu thực tế do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, một số cơ quan cấp tổng cục đã chuyển thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,…. Và những doanh nghiệp này cho đến nay vẫn tiếp tục xuất bản những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của cơ quan nhà nước trước đây.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hiện có hơn 80 trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và hàng chục viện, trung tâm nghiên cứu do tư nhân thành lập. Các đơn vị này đều có nhu cầu ra tạp chí để thông tin về hoạt động của mình, công bố và trao đổi về kết quả nghiên cứu của mình. Hiện nay có 10 trường đại học dân lập đã xuất bản tạp chí.
Xu hướng hội tụ thông tin cùng với những biến đổi về tâm lý xã hội đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống, thay đổi sự phân bố số lượng độc giả - thính giả - khán giả theo hướng ngày càng ít người đọc báo in, nghe đài, xem truyền hình “nhà nước”, số người đọc, viết blog, giao lưu trên các mạng xã hội ngày càng tăng lên, cơ quan giám sát nhìn nhận
Từ những phân tích trên, Ủy ban cho rằng khi sửa Luật Báo chí nên mở rộng đối tượng được thành lập cơ quan báo chí ngoài các đối tượng theo quy định của luật hiện hành.
Quan điểm của cơ quan giám sát là cần phân loại báo chí và quy định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong mọi lĩnh vực thông tin, bao gồm thông tin chính trị - xã hội.
Còn các tổ chức khác được thành lập cơ quan báo chí hoạt động trong lĩnh vực thông tin kinh tế, khoa học, nghệ thuật, thể thao, giải trí, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm phù hợp với phạm vi hoạt động của tổ chức ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.