Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

Có hay không chuyện động trời này trong giáo dục?

 

Có hay không chuyện động trời này trong giáo dục?

vẫn không thể tin, dù trong nhóm đó có có tới 67 người, có cả giáo viên đang là phụ huynh nữa, và nhiều người đã xác nhận tình trạng này ở các trường khác nhau. Vì nó quá phi lý và ngang ngược, hoàn toàn phản giáo dục và vi phạm pháp luật một cách thô bạo. Nhưng cũng như chính các phụ huynh trong group này chia sẻ thì vẫn là bệnh cũ, bệnh thành tích. Chỉ có điều bệnh mà đã đến mức này thì phải gọi là biến chứng sang giai đoạn cuối, trở thành một thứ quái dị rồi.

Quyền được học tập là quyền hiến định của trẻ em, được luật pháp VN và Công ước quốc tế về quyền trẻ em của LHQ ghi nhận và bảo vệ. Không lẽ lại có cái chuyện tày đình vô pháp này diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật ngay giữa lòng Hà Nội?! Đó là chưa nói tới việc, giáo dục là sứ mạng duy nhất của các trường học, nếu cứ học sinh nào học yếu thì tìm cách đuổi đi để giữ thành tích mà báo cáo cho đẹp thì những nhà trường ấy đến mặt đất này để làm gì?

Giữa thủ đô, một trung tâm văn hóa, chính trị, giáo dục của cả nước chứ có phải trong rừng sâu núi thẳm đâu mà có thể công khai diễn ra những việc phản nhân văn, phản giáo dục và vi phạm pháp luật một cách trắng trợn như vậy được?

Tôi hỏi vị phụ huynh ấy rằng, có ai phản ứng hay đấu tranh gì với nhà trường chưa, thì vị ấy bảo không ai dám nói gì cả. Ban giám hiệu kêu từng phụ huynh tới, dặn mang cả con theo để “họp”, có những lớp đến nửa sĩ số bị gọi đi “họp” để đưa ra yêu cầu này. Tôi thầm nghĩ, nếu có những cha mẹ như thế thì không gì bất hạnh hơn cho những đứa trẻ.

Thực hư thế nào thì chưa thể kết luận được, vì nó quá khó tin. Nhưng với một thời gian đi dạy và sống trong môi trường giáo dục đủ dài, nay lại có con đang đi học, tôi hiểu rằng những chuyện như thế không phải là cái gì không thể xảy ra ở ta.

Ngành giáo dục Hà Nội, Bộ Giáo dục phải lập tức xác minh và xử lý nếu có tình trạng quái gở này. Thậm chí công an cần vào cuộc vì đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Nếu có, cần cách ly những kẻ chủ trương (ban giám hiệu), lẫn người tiếp tay (giáo viên) khỏi môi trường giáo dục.

Song song với đó, chính Bộ Giáo dục cần chịu trách nhiệm chính trong việc đã để xảy ra căn bệnh thành tích trầm kha này bằng cách chấm dứt mọi cuộc chạy đua vô bổ và đầy tai họa này.

Ảnh chụp màn hình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.