Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2021

Sài Gòn và tiền lệ

 

Sài Gòn và tiền lệ

Hy vọng đây không chỉ là nguồn nhân lực chỉ cần khi chống dịch mà là quan điểm mới của chính quyền TP HCM. Trong những nỗ lực hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động thiện nguyện, không ai chuyên nghiệp hơn các tu sĩ đến từ các tôn giáo khác nhau. Bàn tay của xã hội dân sự, trong đó có lực lượng này, đã chạm đến rất nhiều bàn tay của những người dân gặp khó khăn không phải chỉ từ khi có dịch.

Giá như chính quyền không quá bị chi phối bởi cách nhìn bị chính trị hóa đối với xã hội dân sự, các quỹ từ thiện ra đời dễ dàng hơn, thì sự hậu thuẫn của lực lượng này với chính quyền nhằm giúp đỡ người dân trong đại dịch đã rất hiệu quả thay vì, như ta thấy, vẫn còn nhiều lúng túng.

Nếu thực sự có “thế lực thù địch” thì việc chính quyền chống lại “thế lực ấy” phải căn cứ vào những hành vi được minh định trong Bộ Luật Hình sự chứ không phải là ngăn chặn việc xây những cột trụ cho một quốc gia muốn phát triển theo hướng văn minh: Nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.

“Thế lực thù địch” chống phá chính quyền nhiều nhất thường nằm ngay trong chính quyền chứ không phải trong dân. Chúng đục khoét. Chúng cửa quyền. Chúng phát biểu coi thường dân chúng.

Đặc biệt, chúng chửi bới trên mạng xã hội, chia rẽ đoàn kết dân tộc bằng vốn hiểu biết gồm những gì mà cha anh chúng đã nhận ra đấy là những sai lầm, nhiều thế hệ trong Đảng đã phải tự thay đổi, tự sửa chữa để giữ gìn chế độ.

Cho dù, quyết định này rất khó trở thành tiền lệ, không chỉ cho Sài Gòn, mà còn cho các địa phương. Nhưng vẫn hy vọng là nó sẽ giúp cải thiện dần cách nhìn của chính quyền đối với các tôn giáo, nói riêng, và xã hội dân sự, nói chung.

Một chính quyền tự tin thì sẽ thấy sức mạnh của mình ở trong dân. Một chính quyền sợ hãi và xa dân thì sẽ nhìn đâu cũng [thấy] “địch”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.