Tuần này TP.HCM có thể qua đỉnh dịch, nhưng sau đó thì sao? | Tiếng Dân
2. Trong tin nhắn riêng tôi gửi cho chị bạn cách đây gần 2 tháng, ngày 7/6, thời điểm số ca nhiễm mỗi ngày của thành phố chỉ ở mức 30-40 ca, tôi đã nhận định: nếu cứ tiếp tục cách ly tập trung F1 theo cách thành phố đang làm thì sẽ dẫn đến “một quy trình lây nhiễm chéo bất tận” và “dịch sẽ lây khắp thành phố, từ một “ổ dịch” duy nhất là các khu cách ly tập trung” (chi tiết tin nhắn này tôi sẽ copy lại ở dưới).
Cho đến bây giờ, vẫn chưa có cơ sở chắc chắn để minh chứng cho nhận định này, tuy nhiên, việc thành phố cần làm là tổng hợp và phân tích và đối chiếu số liệu xem: bao nhiêu % F1 chuyển thành F0 khi cách ly tập trung, và so sánh với tỷ lệ F1 chuyển thành F0 khi cách ly tại nhà. Việc này là cần thiết, để rút kinh nghiệm cho các địa phương khác và cho các quyết sách khác trong đợt chống dịch này (như quyết sách “3 tại chỗ – 1 cung đường” chẳng hạn.)
3. Đến thời điểm này, theo tôi, việc thành phố cho phép F1 cách ly tại nhà là hợp lý, tuy nhiên, việc cho phép F0 không triệu chứng cách ly tại nhà thì cần cân nhắc lại, hoặc tìm giải pháp hữu hiệu để có thể theo dõi và đưa cấp cứu kịp thời các F0 chuyển nặng khi cách ly tại nhà. Sáng nay (27/7), tờ VnExpress đã dẫn lời thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đã cảnh báo về hiện tượng “F0 không triệu chứng chuyển thành nặng chỉ trong vài giờ” (2). Đây là cảnh báo đáng chú ý trong khi có nhiều ý kiến có vẻ chủ quan với việc để F0 tự cách ly tại nhà. Ngoài việc có khả năng lây nhiễm cao cho cả gia đình, F0 của biến chủng Delta còn có thể bị đe dọa tính mạng khi cách ly tại nhà vì không được đi cấp cứu kịp thời.
Thực tế, từ trước khi có chính sách cho cách ly F1 và F0 tại nhà, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp đã nhận định rằng, thời gian một tuần đầu là hết sức quan trọng đối với các ca Covid-19 nhiễm biến chủng Delta. “Các bệnh nhân khi mới mắc Covid-19 có thể biểu hiện triệu chứng hoặc không. Đa số bệnh nhân sau 7 ngày sẽ bước sang giai đoạn hồi phục. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp ban đầu không có triệu chứng đáng kể nhưng sau khoảng 7-8 ngày lại diễn biến nặng, thậm chí tử vong”, tờ Zingnews dẫn lời bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngày 10/7 (3).
4. Với kinh nghiệm có thể được rút ra từ TP.HCM (hy vọng là vậy), thì có thể Bình Dương, Long An sẽ lặp lại kịch bản của Bắc Giang, Bắc Ninh chứ không phải TP.HCM. Như vậy, có thể đến giữa tháng 8, dịch bệnh cơ bản sẽ khống chế ở TP.HCM và vùng kinh tế phía Nam. Tuy nhiên, với đặc tính “siêu lây nhiễm” của chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin còn thấp, việc mở cửa trở lại cần được tính toán thận trọng.
Như tôi đã có lần đề cập, đối sách hợp lý bây giờ (trong khi vẫn thiếu vắc-xin) là chúng ta phải tập “sống chung với giãn cách”. Tức là, tùy tình hình dịch, chính quyền sẽ nới lỏng dần dần các điều kiện giãn cách và cho phép mở lại từng bước (có điều kiện) các loại hình kinh doanh, dịch vụ, trong khi tất cả người dân vẫn phải luôn tuân thủ 5K, kể cả những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin (có thể khuyến khích người dân tự test tại nhà, song song với việc tìm cách hạ giá thành các bộ kit test).
5. Tuy nhiên, khi đã xác định sống chung dài lâu với giãn cách thì chính quyền cũng cần phải bình tĩnh ngồi lại, rà soát một lượt tất cả các quyết sách, nhất là quyết sách liên quan đến việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có đối sách hợp lý với tình hình mới. Tức là, phải lấy việc đa số người dân “chịu hy sinh” sống chung với giãn cách để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất, cung ứng dịch vụ.
Liên tục những ngày gần đây, báo chí đã phản ánh, cảnh báo những nguy cơ đứt gãy sản xuất, mất đơn hàng, thậm chí cả “nguy cơ tháo chạy” của doanh nghiệp FDI. Có thể trong thời gian qua, trong tình trạng rối loạn chung, nhiều quyết sách, giải pháp bất nhất, bất hợp lý đã được đưa ra. Vậy thì, khi dịch bệnh đã lắng xuống sẽ là lúc thích hợp để ngồi lại, rà soát xem xét, bàn bạc và đưa ra các hiệu chỉnh, các phương án hợp lý và căn cơ hơn.
(Tin nhắn dưới đây tôi gửi đi vào ngày 7/6, khi đó vì thiếu thông tin và sự thận trọng nên tôi chỉ chia sẻ riêng với một vài người bạn thân thiết chứ không public trên FB.)
***
CẢNH BÁO KHẢ NĂNG LÂY NHIỄM CHÉO “KHI ĐI CÁCH LY” VÀ “TRONG KHU CÁCH LY”
Nhân tiện chị đang nói đến vắc xin, em thấy có vấn đề này cũng cần đặt ra đó là chuyện lây nhiễm chéo “khi đi cách ly” và “trong khu cách ly”. Như trường hợp chú em là F1 mới đây. Chú đưa hàng đưa hàng cho một khách hàng ở Tân Bình, sau đó khách hàng này bị phát hiện là F0 và thế là chú thành F1. Tuy nhiên, theo chú khả năng lây nhiễm của chú từ chị khách hàng này rất thấp, vì lúc đưa hàng cả hai đều đeo khẩu trang và đưa xong đi luôn, ko giao tiếp hay trò chuyện gì. Nhưng, mối lo ngại của chú là chú có thể bị nhiễm chính trong quá trình đưa đi cách ly.
Chú kể: khi bị đưa đi cách ly, chú ngồi chung xe với 3 ca F1 khác (giờ đều đã thành F0) và theo chú khả năng chú bị lây từ chính 3 ca này cao hơn nhiều so với khả năng lây từ chị khách hàng kia. Chưa hết, nếu giả thuyết của chú đúng, tức là nếu chú không bị lây từ chị khách hàng ở Tân Bình mà lại bị lây từ 3 người F1 ngồi cùng xe đi cách ly hoặc thậm chí trong khu cách ly thì sau này, khi chú có kết quả dương tính – thành F0 thì tất cả người nhà cua chú khi đó vẫn bị coi là F1 và bị đưa đi cách ly, trong khi thực tế họ hoàn toàn không có khả năng bị lây nhiễm từ chú. Khi đó người nhà chú sẽ là các F1 “oan uổng”, và lại cũng có thể bị lây nhiễm từ các F1 khác trong khi đi cách ly và trong khu cách ly.
Nếu không sớm có biện pháp điều tra dịch tễ cẩn thận, phân loại F1 để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm chéo trong quá trình đưa các F1 đi cách ly và trong các khu cách ly thì một quy trình lây nhiễm chéo bất tận theo cách đó có thể xảy ra và dịch sẽ lây khắp thành phố, từ một “ổ dịch” duy nhất là “quá trình đi cách ly và trong khu cách ly”.
– Ghi chú:
(2) https://vnexpress.net/f0-khong-trieu-chung-chuyen-thanh-nang-chi-trong-vai-gio-4331045.html
(3) https://zingnews.vn/diem-cot-yeu-de-viet-nam-giam-ty-le-benh-nhan-covid-19-tu-vong-post1236615.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.