Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

Vì sao Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt?

 

Vì sao Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt?

JB Nguyễn Hữu Vinh

9-4-2021

Nguyễn Thúy Hạnh, một phụ nữ chân yếu, tay mềm, tự vươn lên vượt qua khó khăn gian nan trong cuộc sống do hoàn cảnh cá nhân, để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống, trở thành một con người có ích cho gia đình, bạn bè và xã hội cũng như đất nước Việt Nam.

Một người phụ nữ nhiệt thành, yêu ghét rõ ràng và đã từng một thời thần tượng “bác Hồ” đến mức cực đoan. Thời đó, nếu ai nói đến thần tượng của chị mà tỏ ý không tin tưởng tuyệt đối, thì đó sẽ là cơ hội cuối cùng gặp nhau.

Thế rồi khi bọn bành trướng càng hung hăng, mưu đồ xâm lược càng lộ rõ thì mọi tầng lớp nhân dân có suy nghĩ đều căm phẫn.

Hòa cùng dòng người xuống đường biểu thị tinh thần yêu nước, bày tỏ thái độ đối với kẻ thù, Thúy Hạnh đã xuống đường chống bành trướng xâm lược.

Ác nghiệt thay, bành trướng dù là kẻ thù của dân tộc, của đất nước và nhân dân, nhưng lại là bạn vàng, là quan thầy của đảng.

Những hành động của đảng đối phó với tinh thần yêu nước của người dân đã lộ rõ thái độ và mưu đồ của nhà cầm quyền: Quyết làm tay sai cho giặc, bán đứng đất nước, đưa dân vào chốn nô lệ.

Điều đó là làm Thúy Hạnh thức tỉnh và nhận thức lại những điều mình được nhồi sọ và dạy dỗ từ xa xưa.

Và sự thay đổi nhận thức bắt đầu từ đó.

Và Thúy Hạnh trở thành một trong những người đi đầu trong các cuộc biểu tình gìn giữ biên cương, biển đảo, tưởng niệm những người đã hy sinh cho đất nước trên biên giới và hải đảo.

Từ đó, Thúy Hạnh đồng hành với những người đau khổ, những nạn nhân của chế độ cộng sản bằng nhà tù, giam cầm, bắt bớ…

Thế rồi, Thúy Hạnh đã trở thành nạn nhân của đảng với nhiều trò bẩn thỉu.

Và hôm nay, chúng bắt Thúy Hạnh vào tù. Chúng bỏ tù một người yêu nước, chúng bỏ tù một người biết thương người, yêu nòi giống và hy sinh cho người dân.

Nhưng, điều đó là trái ý đảng.

Sự bắt bớ này, chỉ nói lên một thái độ của nhà cầm quyền: Hèn hạ và quyết làm tay sai cho giặc, coi người yêu nước là kẻ thù của mình.

Điều đó, cũng đồng nghĩa với hai chữ: “KHỐN NẠN” để dùng miêu tả một chế độ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.