Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Học giả khắp thế giới viết thư cho Tập Cận Bình, đòi quyền tự do ngôn luận cho dân Trung Quốc

Học giả khắp thế giới viết thư cho Tập Cận Bình, đòi quyền tự do ngôn luận cho dân Trung Quốc

Dịch giả: Nguyệt Quang Bảo
22-2-2020
Bức thư này do ba giáo sư sau đây khởi xướng: Andrew Nathan, University of Columbia; Perry Link, University of California at Riverside; Zhang Lun, Universitéde Cergy-Pontoise. Hãy tham gia cùng họ, như nhiều đồng nghiệp của họ đã làm, để ký tên vào bức thư này. Vui lòng gửi tên và chức danh của quý vị tới: chinacitizenmovement@gmail. Danh sách ký tên sẽ được cập nhật hàng ngày.
Từ trái qua: GS Andrew Nathan, ĐH Columbia; GS Perry Link, ĐH Riverside (UCR) và GS Zhang Lun, ĐH Cergy-Pontoise (UCP). Photo Courtesy
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc:
Chúng tôi giật mình và hoảng hốt khi được biết việc bắt giam Hứa Chí Vĩnh (许志永 – Xu Zhiyong) bằng bạo lực vừa rồi ở Quảng Châu. [Ông Hứa Chí Vĩnh] là một nhà hoạt động dân sự và có bằng Tiến sĩ Luật từ Đại học Bắc Kinh.
Cách đây chỉ vài hôm, ngày 6/2/2020, Lý Văn Lượng, một bác sĩ và là một người lên tiếng cảnh báo sớm về sự lây lan của virus corona ở Vũ Hán, đã chết vì những nỗ lực của ông ấy nhằm cứu giúp đồng bào mình. Khi Bác sĩ Lý phát hiện ra sự lây lan của virus đó, ông ta đã khuyên một nhóm nhỏ bạn bè và người thân phòng ngừa nó. Hành động đó đã dẫn tới vụ công an đến gõ cửa nhà ông Lý.
Ông ấy bị triệu tập đến đồn công an, bị đe doạ, và bị ra lệnh phải im lặng về vấn đề virus đó. Sự hạn chế tự do ngôn luận này đã biến Trung Quốc thành một môi trường bỏ ngỏ cho virus đó có điều kiện tự do tung hoành và mang thảm hoạ vào. Khi tin tức về Bác sĩ Lý lộ được ra ngoài, liền theo đó là một làn sóng căm phẫn của dân chúng trên toàn quốc. Những lời kêu gọi tự do ngôn luận đã trở nên mãnh liệt.
Tin tức về sự bắt giữ tùy tiện ông Hứa Chí Vĩnh chỉ làm trầm trọng thêm sự khủng hoảng về tự do ngôn luận ở Trung Quốc mà thôi.
Chúng tôi biết nhiều lời chỉ trích thẳng thắn của Hứa Chí Vĩnh về chính phủ Trung Quốc và cá nhân ông. Nhưng chúng tôi cũng nhớ lại rằng, khi ông lên nắm quyền vào năm 2012 ông cũng tuyên bố ý định của ông hướng về “cai trị theo hiến pháp”.
Điều 35 của hiến pháp Trung Quốc quy định rằng: “Công dân của nước Cộng hoà Nhân dân Trung quốc sẽ có quyền tự do về ngôn luận, về báo chí, về hội họp, về biểu tình, và phản kháng“. Điều 41 quy định: “Công dân nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có quyền đưa ra những phê bình hoặc gợi ý đối với bất kỳ một cơ quan nhà nước nào và bất kỳ một nhân viên công quyền nào“.
Quan điểm của Hứa Chí Vĩnh chắc chắn là thực sự bất đồng với quan điểm của chính phủ; nhưng tất cả những quan điểm đó đều nằm trong phạm vi tự do biểu đạt và gợi ý mang tính phê phán được bảo đảm bởi Hiến pháp của Trung Quốc.
Với tư cách là một người đứng đầu chính phủ, ông có một bổn phận phải tôn trọng những sự phân tích và những chính kiến khác với những phân tích và chính kiến của riêng ông, cho dù sự khác biệt đó có tới mức cực đoan cũng vậy. Điều động các cơ quan chính phủ vào việc trấn áp phê bình và chối bỏ quyền tự do ngôn luận là vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và làm giảm thiểu phẩm chất của cả nhà nước Trung Quốc lẫn cá nhân ông.
Cho nên, chúng tôi cảm thấy buộc phải lên tiếng bày tỏ sự quan tâm sâu xa của chúng tôi về việc bắt giam Hứa Chí Vĩnh (và những vụ bắt giam những người bạn của ông ấy là Ding Jiaxi, Zhang Zhongshun, Dai Zhenya, và Li Yingjun hôm 26/12/2019); chúng tôi yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải chứng tỏ rằng mình đã thấm nhuần được bài học về triệu chứng Lý Văn Lượng bằng cách thả ngay lập tức những công dân vô tội là Hứa Chí Vĩnh và các đồng sự của ông ta, bằng cách chấm dứt sách nhiễu các quyền công dân ngay lập tức, và trả lại quyền tự do ngôn luận cho người dân Trung Quốc.
Trân trọng,
1. Tomoko Ako, University of Tokyo 阿古智子, 东京大学教授
2. Geremie R Barmé, Australian National University 白杰明, 澳大利亚国立大学荣休教授
3. Robert Barnett, SOAS University of London 伦敦大学亚非学院研究员
4. Jean-Philippe Béja, Institut de politique de Paris 白夏, 巴黎政治大学教授
5. Joseph Bosco, The Hill Newspaper 《国会山报》专栏作家
6. Anthony W Bradley, Edinburgh University/Oxford University 爱丁堡大学荣休教授/牛津大学访问学者
7. Anne-Marie Brady, University of Canterbury 坎特伯雷大学教授
8. Jean-Pierre Cabestan, Hong Kong Baptist University 香港浸会大学教授
9. Kevin Carrico, Monash University 凱大熊, 莫那什大学资深研究员
10. Josephine Chiu-Duke, Professor, Asian Studies Department, University of British Columbia 不列颠哥伦比亚大学教授
11. Donald Clarke, George Washington University 郭丹青, 乔治华盛顿大学教授
12. Jerome A. Cohen, New York University 孔杰荣, 纽约大学资深教授
13. Alison W. Conner, University of Hawaii at Manoa 夏威夷大学马诺阿分校教授
14. Michael C. Davis, Columbia University戴大為, 哥伦比亚大学教授
15. Larry Diamond, Stanford University 戴雅门, 斯坦福大学教授
16. June Teufel Dreyer, University of Miami 金德芳, 迈阿密大学教授
17. Michael S. Duke, Emeritus Professor, Asian Studies Department, University of British Columbia 杜迈可, 不列颠哥伦比亚大学荣休教授
18. Marion Eggert, Ruhr University Bochum 梅綺雯, 波鸿大学教授
19. Joseph W. Esherick, University of California, San Diego 周锡瑞, 加州大学圣迭戈分校荣休教授
20. Feng Chongyi, University of Technology Sydney 冯崇义, 悉尼科技大学教授
21. Antonia Finnane, University of Melbourne 墨尔本大学教授
22. Magnus Fiskesjo, Cornell University 馬思中, 康奈尔大学副教授
23. Martin S. Flaherty, Princeton University 普林斯顿大学教授
24. Eli Friedman, Cornell University 康奈尔大学副教授
25. Edward Friedman, University of Wisconsin 威斯康星大学荣休教授
26. Terence Halliday, Australian National University 澳大利亚国立大学教授
27. Andrew James Harding, National University of Singapore 安德馨, 新加坡国立大学教授
28. Nicholas Calvin Howson, University of Michigan Law School 郝山, 密西根大学讲席讲授
29. Victoria Hui, University of Notre Dame 許田波, 圣母大学副教授
30. Katrin Kinzelbach, FAU Erlangen-Nürnberg 石小琳, 纽伦堡大学教授
31. Thomas E. Kellogg, Georgetown University Law Center 郭汤姆, 乔治城大学亚洲法中心执行主任
32. Heinz Klug, University of Wisconsin 威斯康星大学教授
33. Steven I. Levine, University of Montana 蒙塔纳大学教授
34. Margaret K. Lewis, Seton Hall University 陸梅吉, 塞顿霍尔大学教授
35. Perry Link, University of California at Riverside 林培瑞, 加州大学河滨分校教授
36. Barrett L. McCormick, Professor of Political Science Department, Marquette University 马凯特大学政治学教授
37. Andrew Nathan, University of Columbia 黎安友, 哥伦比亚大学教授
38. Mareike Ohlberg, Mercator Institute for China Studies 墨卡托中国研究所研究员
39. Minxin Pei, Claremont McKenna College 裴敏欣, 克莱蒙特·麦肯纳学院教授
40. Eva Pils, King’s College London 艾华, 伦敦国王学院教授
41. Pitman B. Potter, University of British Columbia 不列颠哥伦比亚大学教授
42. Heiner Roetz, Bochum University 罗德海, 波鸿大学教授
43. Wojciech Sadurski, University of Sydney/University of Warsaw 萨德沃, 悉尼大学/华沙大学教授
44. David Schak, Griffith University 澳大利亚格里菲斯大学荣休教授
45. Cheryl Saunders, University of Melbourne 桑雪丽, 墨尔本大学教授
46. James Simpson, Harvard University 哈佛大学教授
47. Mahendra P. Singh, National Law University, Delhi 辛默涵, 印度德里国家法科大学教授
48. Dorothy J. Solinger, University of California, Irvine 加州大学尔湾分校教授
49. Ken Suzuki, Meiji University 铃木贤, 明治大学教授
50. Teng Biao, City University of New York 滕彪, 纽约城市大学兼任教授
51. Edith Terry, Hong Kong University of Science and Technology 香港科技大学兼任教授
52. Glenn Tiffert, Hoover Institution 谭安, 胡佛研究所研究员
53. Rory Truex, Princeton University 普林斯顿大学助理教授
54. Steve Tsang, SOAS University of London 伦敦大学亚非学院教授
55. Alex Wang, UCLA 王立德, 加州大学洛杉矶分校教授
56. Jeremy Webber, University of Victoria 韦杰儒, 加拿大维多利亚大学教授
57. Martin K. Whyte, John Zwaanstra Professor of International Studies and Sociology, Emeritus, Department of Sociology, Harvard University 怀默霆, 哈佛大学荣退教授
58. Andrea Worden, John Hopkins University 吳玉婷, 霍普金斯大学兼任教授
59. Ming Xia, CUNY-Gradute Center 夏明, 纽约城市大学研究生院教授
60. Stephen M. Young, Global Taiwan Institute 全球台湾研究所研究员
61. Lun Zhang, Universitéde Cergy-Pontoise 张伦, 法国赛尔奇·蓬多瓦兹大学教授

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.