Vụ VN Pharma: Vai trò của đương và cựu Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Y tế
BTV Tiếng Dân
26-9-2019
Về vai trò của cựu Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu và cựu Thứ trưởng Cao Minh Quang, nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho rằng, hai nhân vật này không thể vô can. Thứ trưởng Bộ Y tế trước đây là ông Cao Minh Quang, đã ký các thông tư 22, 47 và 47, năm 2009 và 2010, giúp VN Pharma nhập trót lọt 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Capllet và làm giấy tờ giả cho 9 loại thuốc khác. Trong vai trò Bộ trưởng, ông Nguyễn Quốc Triệu không thể không biết chuyện ông Quang đã ký những thông tư này.
Zing có đồ họa: Đường đi của 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam.
Trách nhiệm của Thứ trưởng Cao Minh Quang trong việc nhập 9.300 hộp thuốc nói trên không là vì so với vai trò của ông Trương Quốc Cường, hiện là Thứ trưởng Bộ Y tế. Năm 2013, trong vai trò Cục trưởng Cục Quản lý Dược, ông Cường đã ký công văn, đồng ý cho công ty VN Pharma nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500mg Capllet.
Mặc dù vai trò của Thứ trưởng Trương Quốc Cường khá rõ trong vụ bê bối này, nhưng trong các phiên xử đợt 1 và đợt 2, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vắng mặt phiên xử vụ VN Pharma. Báo chí đặt câu hỏi: Không đến tòa dù bị triệu tập, Thứ trưởng Trương Quốc Cường đang ở đâu?
Về lý do vắng mặt của ông Cường hồi năm 2017, Bộ Y tế cho biết là “không nhận được giấy mời” và “bị ốm”. Còn lần này, ông Cường được Bộ Y tế phân công đi công tác ở Lạng Sơn và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia. Qua đó có thể thấy, Bộ Y tế và ông Cường khinh miệt luật pháp và tòa án của chính quyền mà ông đang phục vụ.
Trước đó 4 ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hứa hẹn trước báo chí rằng, sẽ xử “đúng người đúng tội” vụ VN Pharma. Nay cấp dưới của bà Tiến lẽ ra phải có mặt ở phiên tòa, nhưng ông ta đã được Bộ Y tế của bà Tiến phân công đi công tác, phải chăng bà Tiến lo ngại, ông Cường sẽ khai ra bà, nên bà tìm cách câu giờ và chạy tội?
Báo Đất Việt đặt câu hỏi về chuyện Bộ Y tế ban hành thông tư 47: Có cố ý? Bài viết chỉ ra, “việc Bộ Y tế ban hành Thông tư số 47/2010/TT-BYT không đúng nội dung với Quyết định của Thủ tướng”. Đó chính là thông tư “cho phép doanh nghiệp nhập khẩu thuốc không đạt chuẩn để kiếm tiền trên sinh mạng của người bệnh”.
Câu hỏi khá nhạy cảm dành cho lãnh đạo Bộ Y tế: “Việc ban hành Thông tư có nội dung sai như đã nêu có lỗi như nào của Lãnh đạo Bộ? Lỗi vô tình, bị cài đặt mà không biết, để lọt hay là lỗi cố ý, có tính toán”.
Thêm tình tiết đáng lưu ý trong ngày đầu tiên của phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử VN Pharma: Chủ tọa phiên tòa nhắc nhở tránh làm lộ tài liệu mật, theo VTC. Chủ tọa Phạm Lương Toản cho biết, trong vụ án có những tài liệu được đóng dấu “mật”, “tuyệt mật” chưa được giải mật theo quy định. Chủ tọa lưu ý luật sư và những người tham gia tố tụng bởi nếu làm lộ sẽ bị xử lý!
Rất lạ là những tài liệu “mật” liên quan đến vụ án này mà chủ tọa Phạm Lương Toản lưu ý, chúng chưa từng được nhắc đến trong suốt các phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm lần đầu vào năm 2017.
Thông Tấn Xã VN có đồ họa: Xét xử vụ án “buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” tại Công ty cổ phần VN Pharma.
Trước tòa, nguyên Tổng giám đốc VN Pharma xin lỗi người dân, theo báo Thanh Niên. Bị cáo Nguyễn Minh Hùng, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VN Pharma đã thừa nhận toàn bộ hành vi như trong cáo trạng. Ông Hùng có lẽ chấp nhận hy sinh để không liên lụy đến bà Kim Tiến và các quan chức Bộ Y tế khi nhận hết tội về mình: “Tất cả là do sự thiếu hiểu biết của bị cáo. Do bị cáo không tìm hiểu về nguồn gốc thuốc. Làm rất nhiều điều sai trái dẫn đến ngày hôm nay”.
Bên cạnh đó, tòa truy vấn cựu Tổng giám đốc VN Pharma về 14 tỷ hoa hồng, Zing đưa tin. Ông Nguyễn Minh Hùng khai, “hơn 14 tỷ đồng có được từ nâng khống giá thuốc được chi cho các hoạt động bán hàng, hội nghị, tiếp khách, chi cho trình dược viên giới thiệu thuốc”. VN Pharma đã trúng thầu cung cấp thuốc H-Capita cho Bệnh viện Trưng Vương TP HCM với giá 310.000 đồng/viên.
Báo Pháp Luật TP HCM phân tích tình hình xử vụ VN Pharma: 12 bị cáo đối diện hình phạt đến tử hình. Theo đó, “ban đầu vụ án xảy ra, các cơ quan tố tụng chỉ truy cứu và xét xử 10 bị cáo về tội buôn lậu với mức án cao nhất 12 năm tù. Nay con số bị cáo đã là 12 bị cáo và đối diện khung phạt lên đến tử hình”.
_____
Mời đọc thêm: Xét xử 12 bị cáo trong vụ buôn bán thuốc chữa ung thư giả (TTXVN). – Triệu tập gần 200 người tới phiên tòa xét xử vụ mua bán thuốc ung thư giả (HQ). – Thứ trưởng Bộ Y tế vắng mặt tại phiên tòa xét xử VN Pharma (PLVN). – Xét xử “VN Pharma bán thuốc giả chữa ung thư”: Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường không đến tòa (KTĐT). – Tại sao Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường không có mặt tại Tòa xử vụ VN Pharma? (TQ).
– Vụ VN Pharma: Trách nhiệm của Cục quản lý Dược đến đâu? (GDTĐ). – Xét xử VN Pharma: Chủ tọa cảnh báo về tài liệu mật và tuyệt mật (Infonet). – Những dấu mật, tuyệt mật trong hồ sơ vụ án VN Pharma (PLTP). – Vụ thuốc ung thư giả VN Pharma: Hé lộ đường đi dòng tiền xuyên quốc gia (ĐS&PL). – Xét xử vụ VN Pharma: Hơn 14 tỉ đồng “hoa hồng” đã “rơi” vào túi ai? (LĐ). – Nguyên tổng giám đốc VN Pharma hầu tòa: ‘Nóng’ chuyện chi ‘hoa hồng’ và trách nhiệm Bộ Y tế (TT).
– Ai ‘bảo kê’ VN Pharma hợp thức hóa, trúng thầu thuốc ung thư giả? (MTG). – VN Pharma nhập thuốc ung thư giả bằng cách nào (VNE). – Chánh tòa hình sự “bóc mẻ” từng hành vi của “sếp” VN Pharma (NLĐ). – Cựu Chủ tịch VN Pharma thừa nhận nâng khống giá thuốc (VOV). – Nguyên Tổng giám đốc VN Pharma: “Cáo trạng truy tố hành vi của bị cáo là đúng” (NĐT).
– Xét xử vụ VN Pharma buôn thuốc chữa ung thư giả: Bị cáo Nguyễn Minh Hùng nhận tội, nhưng đổ lỗi do… không hiểu về dược(ĐT). – Cựu chủ tịch VN Pharma: Không nhớ. Không biết, không rõ… (CAND). – Trước khi nhập thuốc ung thư giả, VN Pharma từng mua thuốc nội về bán (VNN). – Những khuôn mặt thẫn thờ trong phiên tòa VN Pharma (Zing). – Xét xử vụ VN Pharma: 12 bị cáo bị truy tố khung cao nhất là tử hình (CATP).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.