Sáu lý do để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp tới làm Chủ tịch nước
TS Luật Cù Huy Hà Vũ
2-10-2018
Chuyện Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9 vừa qua chắc chắn không gây bất ngờ. Do ông Quang vắng mặt ở Việt Nam hàng tháng trời vào năm ngoái nên đã có đồn đoán ông mắc trọng bệnh và đang được điều trị ở nước ngoài. Tuy nhiên, cái chết của ông Quang lại trở nên quan trọng khi nó dấy lên vấn đề ai sẽ là người kế tục ông ở vị trí Chủ tịch nước khi Quốc Hội Việt Nam họp vào tháng 10 tới.
Đã có một số chuyên gia về chính trị Việt Nam như Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, Carl Thayer, từng dạy tại Đại học quốc phòng Australia, Davit Hutt, cây bút chuyên về khu vực Đông Nam Á của tờ Diplomat tại Campuchia, đã điểm ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí Thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, như là người kế tục ông Quang. Theo David Hutt, ông Nhân là một “người của Đảng luôn vâng lời’ (a Party yes-man) và vì thế có thể được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ưng cho chức vụ Chủ tịch nước.
Về phần mình, tôi cho rằng Chủ tịch sắp tới của Việt Nam không phải ai khác ngoài chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cơ sở của nhận định này của tôi là các yêu cầu hội nhập quốc tế hậu “Chiến tranh Lạnh” của Việt Nam, ổn định cấu hình chính trị do Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) xác lập, chống tham nhũng, ngăn chặn sụp đổ ngân sách quốc gia, tăng cường bảo vệ lợi ích quốc gia trước Trung Quốc và cuối cùng, hợp thức hóa vị thế nguyên thủ quốc gia trên thực tế của Tổng bí thư Trọng.
Hội nhập quốc tế hậu “Chiến tranh Lạnh” của Việt Nam
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, những người thừa kế di sản chính trị của ông trong Bộ chính trị ĐCSVN dường như đã thỏa thuận rằng không ai nắm cùng lúc chức vụ người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước. Cụ thể là Tổng bí thư Đảng không làm Chủ tịch nước và ngược lại. Cơ chế “hai đầu” này vận hành có thể nói là trơn tru khi Liên Xô và Đông Âu “xã hội chủ nghĩa” vẫn còn. Thực vậy, trong giai đoạn này Việt Nam chỉ dựa vào viện trợ của các nước này để tồn tại, nhất là trong bối cảnh Mỹ cấm vận và chiến tranh với Trung Quốc.
Nói cách khác, quan hệ với các đảng cộng sản cầm quyền có tính quyết định đối với sự sống sót của Việt Nam. Chỉ khi hệ thống “xã hội chủ nghĩa” thế giới tan rã vào cuối những năm 1980 thì vai trò của Chủ tịch nước mới được các nước cộng sản còn lại phát huy nhằm tìm các nguồn viện trợ thay thế để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Không kể Bắc Triều Tiên và Cuba là nơi người đứng đầu Đảng cộng sản luôn là Chủ tịch nước theo phương thức kế vị của phong kiến (truyền ngôi cho các thành viên trong gia đinh) thì các nước cộng sản còn lại, trừ Việt Nam, đã nhất thể hóa hai chức vụ trên. Đó là trường hợp của Lào (1991) và Trung Quốc (1993). Rõ ràng, Việt Nam không thể tiếp tục khác biệt với các nước có cùng ý thức hệ.
Ổn định cấu hình chính trị do Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam xác lập
Trước khi những người cộng sản giành được độc lập dân tộc và nắm quyền vào năm 1945, Việt Nam bị Pháp chia thành ba miền để cai trị: Tonkin hay Bắc kỳ (miền Bắc), An Nam hay Trung kỳ (miền Trung) và Cochinchine hay Nam kỳ (miền Nam). Di sản thực dân này đã được những người cộng sản tiếp nhận, thể hiện qua sự phân phối tương đối cân bằng các chức vụ lãnh đạo cho ba miền, đặc biệt từ sau 1954. Điều này có nghĩa tùy theo nhận định về tình hình trong nước và quốc tế của từng Đại hội ĐCSVN, một miền có thể có đại diện trong ban lãnh đạo quốc gia tối cao nhiều hơn hai miền kia.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất Đảng lao động Việt Nam (ĐCS) Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho miền Trung, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đại diện cho miền Nam, Chủ tịch Quốc Hội Trường Chinh đại diện cho miền Bắc. Sau khi thống nhất vào ngày 30/4/1975, Việt Nam tiếp tục được điều hành bởi Tổng bí thư ĐCSVN Lê Duẩn, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Quốc Hội Trường Chinh. Ngoài ra, miền Nam còn được đại diện bởi phó Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ. Sự cân bằng này giữa các miền của đất nước vẫn luôn được duy trì qua các kỳ đại hội ĐCSVN.
Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay có xuất xứ từ Đại hội 12 ĐCSVN họp vào đầu năm 2016, gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người miền Bắc, phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người miền Trung, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình là người miền Nam. Để không xáo trộn cấu hình chính trị do Đại hội 12 ĐCSVN xác lập, người thay thế ông Quang ở cương vị Chủ tịch nước phải là người miền Bắc, điều mà Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đáp ứng.
Chống tham nhũng
Từ 2006 đến 2016, tham nhũng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành quốc nạn, làm Đảng cộng sản có nguy cơ mất hết sự ủng hộ ngay ở những người trung thành nhất với Đảng, như chính những người giữ cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Phát biểu với cử tri thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng, ban đầu chỉ là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, bây giờ là cả một tập đoàn”. Ông nói tiếp: “Một con sâu đã nguy, một bầy sâu là chết cái đất nước này!”
Để cứu vãn uy tín của ĐCSVN, Tổng bí thư Trọng đã liên kết với Chủ tịch nước Sang để hạ bệ Thủ tướng Dũng. Cho dù thất bại tại Hội nghị trung ương 6 họp vào tháng 10 năm 2012 khiến Tổng bí thư Trọng phải nấc lên, sự liên kết này đã thành công tại Đại hội 12 ĐCSVN họp vào tháng 1 năm 2016 với việc ông Dũng bị loại khỏi Ban chấp hành trung ương mới. Sau khi tái đắc cử Tổng bí thư Đảng và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, ông Trọng đã phát động một cuộc tổng tấn công vào tham nhũng, dẫn đến việc loại bỏ Đinh La Thăng khỏi Bộ chính trị để sau đó bắt giam ông này cũng như bắt giam và khởi tố một loạt tướng lĩnh cả công an lẫn quân đội – điều chưa từng xảy ra trong lịch sử cầm quyền của ĐCSVN.
Trong bài báo của tôi bằng tiếng Việt có tiêu đề “Tổng BT Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước, chống tham nhũng mới thành công!” đăng trên Internet ngày 24/6/2016, tôi đã chỉ rõ: “Ai cũng biết rằng tham nhũng trước hết và chủ yếu là từ bộ máy Nhà nước mà ra. Do đó, muốn chống được tham nhũng ở một nước độc đảng như Việt Nam thì người cầm chịch chống tham nhũng cần phải ở cương vị lãnh đạo Nhà nước miễn là vị trí đó độc lập với quản lý ngân sách quốc gia. Để nói, chỉ có nắm chức Chủ tịch nước thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có thể phát huy tối đa và hiệu quả vai trò Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương của ông”.
Ngăn chặn sụp đổ ngân sách quốc gia
Vì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với chính quyền nên Đảng có một bộ máy tương ứng với chính quyền. “Nhị đầu chế” này được nhìn thấy rõ qua sự tồn tại của trụ sở Đảng bên cạnh trụ sở của chính quyền từ địa phương tới trung ương. Ngoài Đảng cộng sản, còn có một hệ thống tổ chức do Đảng lập ra và kiểm soát, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh. Chi phí hoạt động của bộ máy khổng lồ này của Đảng do ngân sách Nhà nước trả. Bằng chứng là những người làm việc cho Đảng và các tổ chức ngoại vi của Đảng được gọi là “công chức”. Được gia tốc bởi cuộc khủng hoảng do nạn tham nhũng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây ra, điều này tất yếu dẫn tới sự sụp đổ của ngân sách quốc gia.
Quốc nạn này được chính Chính phủ thừa nhận. Trong một cuộc họp với các Đại biểu Quốc Hội được bầu ở tỉnh Lai Châu vào ngày 22/10/2015, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh than thở: “Ngân sách Nhà nước hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ”. Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau 9 tháng tại nhiệm, trong một hội nghị ngành tài chính vào ngày 6/1/2017 đã kêu lên: “Nợ công nếu tính đầy đủ thì đã vượt trần cho phép. Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia không thể tránh khỏi”.
Do đó, sáp nhập bộ máy của Đảng vào bộ máy chính quyền là phương án tối ưu để nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sống sót. Điều này đồng nghĩa người đứng đầu tổ chức Đảng nắm chức vụ của người đứng đầu chính quyền cấp tương ứng. Với logic này, Tổng bí thư Đảng phải là Chủ tịch nước. Trên thực tế, nhất thể hóa hai chức vụ này đã được thí điểm tại Quảng Ninh vào năm 2011, ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Đảng nhiệm kỳ đầu.
Bảo vệ lợi ích quốc gia mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc
Tuyên bố chung ngày 22/6/2013 kết thúc chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: “Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình”.
Thông cáo chung ngày 15/1/2017 kết thúc chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc…đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…Trong điều kiện lịch sử mới với tình hình quốc tế, khu vực thay đổi sâu sắc, phức tạp, việc kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường xã hội chủ nghĩa là lựa chọn đúng đắn phù hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước”.
Có một sự khác nhau dễ nhận thấy giữa hai văn kiện trên, mặc dù cả hai người ký phía Việt Nam đều là ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN. Văn kiện đầu tập trung vào lợi ích quốc gia, trong khi văn kiện sau nhấn mạnh tương đồng ý thức hệ. Trong bối cảnh Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ và kinh tế của Việt Nam ở biển Đông thì việc nhấn mạnh tương đồng về chế độ chính trị cản trở việc bảo vệ thích đáng quyền lợi quốc gia. Vì thế, việc Tổng bí thư Trọng làm Chủ tịch nước không những tạo sự nhất quán tuyệt đối về mặt đối ngoại, mà quan trọng hơn, giúp bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam trước Trung Quốc một cách thích đáng.
Hợp thức hóa vị thế nguyên thủ quốc gia trên thực tế của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ở Việt Nam, người đứng đầu Đảng cộng sản chỉ được coi là nguyên thủ quốc gia trên thực tế nếu đồng thời là Bí thư Quân ủy trung ương, cơ quan quyền lực tối cao về quân sự. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông Lê Duẩn trở thành người đứng đầu Đảng. Chỉ sau khi thay Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Quân ủy trung ương vào năm 1978 thì ông Lê Duẩn mới có được vị thế nguyên thủ quốc gia.
Đó cũng là vị thế hiện nay của Tổng bí thư Trọng khi ông đồng thời là Bí thư Quân ủy trung ương. Điều này giải thích vì sao trong một cuộc kiểm tra huấn luyện bộ đội vào tháng 11 năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tháp tùng bởi các sĩ quan cao cấp nhất của Bộ Quốc phòng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân. Để so sánh, cũng trong một cuộc kiểm tra huấn luyện bộ đội một tháng trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, theo Hiến pháp là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, chỉ được mỗi mình Tổng tham mưu trưởng tháp tùng.
Bằng chứng nữa của vị thế trong nước không thể thách thức của Tổng bí thư Trọng là việc ông được Tổng thống Barack Obama mời sang thăm Mỹ. Khi thăm Trung Quốc, ông Trọng được chào đón với 21 phát đại bác và khi Tổng bí thư ĐCS và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Việt Nam được ông Trọng đón tiếp tại Phủ Chủ tịch thay vì trụ sở Đảng cộng sản Việt Nam.
***
Bất luận thế nào, việc Quốc Hội bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước sẽ là một đột phá có tầm quan trọng hàng đầu, nhắm tới cải cách chính trị và thể chế ở Việt Nam.
____
Bản tiếng Anh
Six Reasons for CPV General Secretary Nguyen Phu Trong To Be the Next president of Vietnam
Cu Huy Ha Vu, Ph.D. in Law
Vietnam’s President Tran Dai Quang’s death, which occurred on September 21st, is unlikely to surprise anyone. Due to his absence from Vietnam for several months late last year, there had been speculation that he was seriously ill and being treated abroad. However, Quang’s death is increasingly important when it raises the issue of who will succeed him as the state president when the Vietnamese National Assembly is held in October.
Some experts of Vietnamese politics such as Le Hong Hiep from the Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS) in Singapore, Carl Thayer who taught at the Australian Defense College and David Hutt, who is the Southeast Asia columnist at The Diplomat in Cambodia, have named Nguyen Thien Nhan, Ho Chi Minh City Party secretary, as Quang’s successor. According to David Hutt, Nhan is a “Party yes-man” and therefore would be favored by General Secretary Trong for the presidency.
For my part, I think the next president of Vietnam will be none other than General Secretary Nguyen Phu Trong himself. My view is based on the requirements of Vietnam’s post-Cold War international integration: stabilizing the political configuration set by the 12th CPC Congress, combating corruption, preventing the collapse of national budget, strengthening protection of national interests before China and finally, legitimizing General Secretary Trong’s position as actual head of state.
Vietnam’s post-Cold War international integration
After President Ho Chi Minh passed away in 1969, the successors to his political legacy in the CPV Politburo seemingly agreed that no one would assume positions of Party Chief and State President at the same time. Specifically, the Party Secretary General did not cumulate the position of State President and vice versa. This “double-headed” leadership worked smoothly, so to say, when the Soviet Union and “socialist” Eastern Europe, which was identified as the world communist system, still existed. Indeed, at this stage Vietnam relied on aid from these European communist countries to survive, especially in the context of US embargo and war with China. In other words, the relationship with the ruling communist parties was decisive for the country’s survival. Only when the world “socialist” system disintegrated in the late 1980s was the role of State President promoted by the remaining communist countries to find alternative sources of aid to develop in the context of economic globalization. Apart from North Korea and Cuba, where the Communist Party Chief is always the State President by way of feudal hereditary (succession by family members), the remaining communist countries, except Vietnam, operated the merger of these two positions. This is the case of Laos (1991) and China (1993). Obviously, Vietnam cannot continue to be different from other countries of the same ideology.
Stabilizing the political configuration set by the 12th CPC Congress
Before the communists won national independence and took power in 1945, Vietnam was divided into three French territories: Tonkin or the North, Annam or the Central and Cochin China or the South. This colonial legacy has been inherited by the communists, which is shown by a relatively balanced allocation of leadership positions to these three regions, especially after 1954. This means, according to the assessment of national and international situation by each CPV Congress, one region can be more represented in the country’s supreme leadership than the other two. During the Vietnam War, the Central was represented by President Ho Chi Minh, Party First Secretary Le Duan and Prime Minister Pham Van Dong, the South by Vice President Ton Duc Thang, and the North by Chairman of the National Assembly Truong Chinh. After its reunification on April 30, 1975, Vietnam continued to be run by Party General Secretary Le Duan, President Ton Duc Thang, Prime Minister Pham Van Dong and President of National Assembly Truong Chinh. In addition, the South was also represented by Vice President Nguyen Huu Tho.
Vietnam’s current leadership, which originated from the 12th CPV Congress held in early 2016, is composed of Party General Secretary Nguyen Phu Trong and State President Tran Dai Quang from the North, Vice State President Dang Thi Ngoc Thinh and Prime Minister Nguyen Xuan Phuc from the Central, President of National Assembly Nguyen Thi Kim Ngan and Standing Deputy Prime Minister Truong Hoa Binh from the South. In order not to disturb the political configuration set by the 12th CPV Congress, Quang’s successor as State President must be a Northerner, for which General Secretary Trong is qualified.
Combating corruption
From 2006 to 2016, corruption under Prime Minister Nguyen Tan Dung became a national disaster putting the CPV in danger of losing support even from the Party’s most loyal supporters, as acknowledged by the Party and State leaders themselves. “Corruption is a serious problem. Initially corrupt officials were just a small number, then a not small number, now they are a whole corporation,” State President Truong Tan Sang said in a meeting with voters in Ho Chi Minh City in 2012. “A worm already endangers our country, a bunch of worms will surely kill it!”
To save the prestige of the CPV, General Secretary Trong allied with State President Sang to put down Prime Minister Dung. Despite its defeat at the CPV sixth plenum in October 2012, which made Secretary General Trong cry before his colleagues, this alliance eventually succeeded at the CPV 12th Congress held in January 2016 with Dung’s ouster from the new Central Committee. After his re-election as Party General Secretary and Head of the Central Steering Committee for Anti-Corruption, Trong launched a general offensive on corruption. This resulted in removal of Dinh La Thang from the Party Politburo and later arrest as well as imprisonment and prosecution of several generals, both police and military – an unprecedented event in the CPV history.
In my article in Vietnamese titled ” Only if CPV General Secretary Nguyen Phu Trong were State President, would anti-corruption be successful” posted on June 24, 2016, I made it clear: “It is known by everyone that corruption firstly and mainly emanates from the State apparatus. Therefore, to successfully carry on his mission in a one-party state such as Vietnam, the person in charge of anti-corruption must hold a State position, provided that position is separated from national budget management. That is to say, only with the power of State President CPV General Secretary Nguyen Phu Trong could be able to maximize his role as head of the central commission for preventing and fighting corruption.”
Preventing the collapse of national budget
As the PCV still asserts its absolute direction on the government, there is a corresponding apparatus of the Party. This bipolarism is visually reflected in the existence of the Party’s head-office at the side of the government at the local and national level. Apart from the CPV, there is a system of organizations established and controlled by the Party such as the Vietnam Fatherland Front, Labor Confederation, Communist Youth League, and Women’s Union and Veterans’ Association. The operating costs of this giant apparatus of the Party are paid by the state budget. The proof is that the Party and its peripheral organizations are entitled “civil servants”. Accelerated by the corruption crisis under Prime Minister Nguyen Tan Dung, this inevitably led to the collapse of the State budget.
This national disaster is acknowledged by the government itself. At the meeting with the National Assembly of deputies elected in Lai Chai Province on October 22, 2015, Minister of Planning and Investment Bui Quang Vinh lamented: “The current national budget is only VND 45 trillion. We don’t know what to do with this money, let alone pay debts of all kinds.” For his part, Prime Minister Nguyen Xuan Phuc, who was in power for 9 months, exclaimed in a financial conference on January 6, 2017: “Public debt, if bluntly calculated, has exceeded the permitted ceiling. If this continues, the collapse of national budget is inevitable.” Thus, merging Party apparatus into government’s is the optimal way for the State of the Socialist Republic of Vietnam to survive. This means the head of the Party organization holds the position of head of government at the corresponding level. With this logic, the Party General Secretary must be President. In fact, the merger of these two positions was piloted in Quang Ninh province in 2011, shortly after Nguyen Phu Trong was elected Party General Secretary in his first term.
Stronger protection of national interests before China
The June 22, 2013 joint statement ending President Truong Tan Sang’s visit to China reads, “Vietnam and China are both in a critical period of socio-economic development. The two sides see the development of one country is an opportunity of development for the other”.
The January 15, 2017 Joint Communiqué ending the China visit by General Secretary Nguyen Phu Trong reads, “The two sides realize that Vietnam and China … are both socialist countries led by the Communist Party, have a similar political system and development path, have a correlative future, share a common destiny … In the new historical conditions with profound, complicated international and regional changes, the affirmation of the leadership of the Communist Party and socialist path are a right choice in line with the fundamental and long term interests of the two countries and people.”
There is a noticeable difference between the two documents, although the Vietnamese signatories are both members of the CPV Politburo. The first focuses on national interests, while the second emphasizes ideological similarity. In the context of China’s invasion against Vietnam’s territorial and economic sovereignty in the South China Sea, emphasizing similarity in political regime prevents a proper protection of national interests. Therefore, the cumulation of presidency by Secretary General Trong not only assures an absolute coherence in foreign policy, but above all, helps to adequately protect national interests before China.
Legitimizing General Secretary Nguyen Phu Trong’s position as actual head of state
In Vietnam, the Party Chief is considered the actual head of state when cumulating the position of Secretary of the Party’s Central Military Commission, which is the most powerful body on military affairs. After President Ho Chi Minh died, Le Duan became the Party Chief. Only after replacing General Vo Nguyen Giap as Secretary of Party’s Central Military Commission in 1978 did Le Duan gain the status of head of state. That is also the current status of General Secretary Trong who is at the same time Secretary of Party’s Central Military Commission. This explains why during an inspection of military training in November 2017, General Secretary Nguyen Phu Trong was accompanied by the Ministry of Defense’s most senior officers, including the Minister of Defense and Chief of the General Staff of the People’s Army. For comparison, during an inspection of military training that took place a month earlier, President Tran Dai Quang, who was also commander-in-chief of the People’s Armed Forces and Chairman of the Defense and Security Council under the Constitution, was only accompanied just by the Chief of General Staff.
More evidence of General Secretary Trong’s unchallenged domestic position happened when he was invited to visit to the United States at the request of President Barack Obama. When he visited China, he was welcomed with 21 cannon shots and when China’s Communist Party and President Xi Jinping visited Vietnam, Trong welcomed him at the Presidential Palace instead of the CPV headquarters.
***
In any case, the election of CPV Secretary-General Nguyen Phu Trong to the presidency by the National Assembly will be a breakthrough of primary importance toward political and institutional reform in Vietnam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.