Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

VN đứng 131/167 trong Chỉ số Dân chủ 2016 của Economist

bauxitevnFri 1:47 PM

Nếu có ngoi lên được 3 bậc như cách tính của EIU thì xin thưa: cả 3 bậc ấy ở Việt Nam đều là 3 bậc ảo cả đấy. Các cơ quan nhân quyền LHQ mà vội tin vào bảng chỉ số mới nhất này và yên trí cùng nhau bước lên 3 bậc ấy thì ắt là... 90 triệu dân chúng đất nước chúng tôi sẽ càng lộn cổ xuống thêm một tầng địa ngục. Không nói ngoa đâu nhé. 
Xin hãy xem tình cảnh một bà buôn thúng bán mẹt đang bị đè sấp mặt xuống mặt đường để được hưởng cái quyền “dân chủ đến thế là cùng” của cụ Tổng Lú nhà chúng tôi đây: 

Và một video khác cho thấy người dân được “bảo hộ tính mạng” chu đáo như thế nào nữa đây này – Bảo hộ đến mức nhà báo Nguyễn Tường Thụy phải viết trên FB của ông: “Một đằng ngoác mồm ra khoe người dân được đảm bảo về nhân quyền, tự do, hạnh phút hơn vạn lần tư bản. Một đằng thì như thế này đây. Không thể nói hết được sự ô nhục của CA VN”:
Vậy thì xem ra mọi thống kê của các tổ chức quốc tế dù cố gắng bao nhiêu cũng còn lâu mới là sự thật – May lắm những số liệu đó cũng chỉ mới được xếp ở trên văn chương nghệ thuật quốc doanh, một thứ hàng từ lâu đã nổi tiếng “nhắm mắt quay lưng chào sự thật” ở xứ sở chúng tôi. Không phải vì các tổ chức đó thiếu thiện chí đâu, hoàn toàn không phải. Nhưng mà xin nói thật, ở nước chúng tôi các cơ quan công quyền chơi trò “bịt mắt băt dê” tài giỏi lắm. “Tài thật, tài đến thế là cùng. Tiên sư anh Tào Tháo”. 
Bauxite Việt Nam
clip_image001
Bản quyền hình ảnh FACEBOOK Quyền biểu tình được cho là một khía cạnh của dân chủ 
Việt Nam đứng thứ 131/167 bảng Chỉ số Dân chủ 2016 của EIU (Economist Intelligence Unit), tổ chức dự báo và tư vấn có uy tín của Anh.
EIU thuộc nhóm The Economist Group, nhà xuất bản tạp chí The Economist. 
Đây bảng xếp hạng mức độ dân chủ của 165 quốc gia và hai vùng lãnh thổ được EIU thực hiện hàng năm với đánh giá gần như toàn bộ dân số và đại đa số các quốc gia trên thế giới. 
Bảng xếp hạng chia các quốc gia thành bốn loại: 
§ Thực sự dân chủ: 19 nước 
§ Dân chủ chưa hoàn hảo: 57 nước 
§ Dân chủ lai tạp (đang chuyển đổi): 40 nước 
§ Chế độ chuyên chế, độc tài: 51 nước 
Và Việt Nam (đứng thứ 131), Trung Quốc (136), Lào (151) và Bắc Hàn (167 - cuối bảng) là nằm trong nhóm Chế độ chuyên chế độc tài. So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng. 
Nhóm nghiên cứu EIU, nhóm thực hiện bảng Chỉ số Dân chủ, gọi năm 2016 là "năm suy thoái dân chủ toàn cầu và với Hoa Kỳ là phá hủy dân chủ". 
Các yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá, xếp hạng của EIU
Chỉ số Dân chủ được EIU thực hiện theo đánh giá gồm 5 yếu tố, với thang điểm 10 (tối đa), bao gồm: 
I. quy trình bầu cử và đa nguyên; 
II. các quyền tự do của công dân; 
III. hoạt động của nhà nước; 
IV. sự tham gia chính trị; và 
V. văn hóa chính trị 
và chỉ số dân chủ của mỗi quốc gia được tính trung bình từ 5 yếu tố này. 
clip_image003Bản quyền hình ảnh EIU Bản đồ Chỉ số Dân chủ 2016 do EIU thực hiện 
So với các nước trong vùng Châu Á và Châu Úc, Việt Nam đứng thứ 24 trong số 28 nước được xếp hạng, và Việt Nam và một trong ba nước duy nhất trong số này (cùng với Trung Quốc và Bắc Hàn) có yếu tố Quy trình bầu cử và đa nguyên đạt 0 điểm. 
Việt Nam cũng là một trong số 5 nước (cùng với Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn và Afghanistan) có chế độ chuyên chế độc tài tại vùng Châu Á-Úc, vùng bị đánh giá là trì trệ, không có chút thay đổi nào về dân chủ so với năm 2015. 
Tuy nhiên so với năm 2015, Việt Nam lên được 3 bậc trong bảng xếp hạng (từ 134 lên 131). 
Các nhà nước thuộc diện Chế độ chuyên chế, độc tài theo EIU là các nhà nước không có đa nguyên chính trị. 
Tại đây một số cơ chế dân chủ chính thức có thể tồn tại nhưng không có thực chất. Bầu cử nếu có diễn ra thì không tự do và công bằng. 
Các đặc điểm khác là: 
§ Những vi phạm quyền tự do dân sự bị bỏ qua. 
§ Truyền thông đặc trưng là thuộc sở hữu nhà nước hoặc do các nhóm có liên hệ với chính phủ cầm quyền kiểm soát. 
§ Có tình trạng đàn áp những chỉ trích chính phủ và kiểm duyệt nặng nề. 
§ Không có hệ thống tư pháp độc lập. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.