Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong mười ứng cử viên giải Hoa Tulip về Nhân quyền của Hà Lan
bauxitevnTue 7:54 AM
Lời người dịch: Hoa Tulip về Nhân quyền (Human Rights Tulip) là giải thưởng hàng năm của Hà Lan tặng cho cho tổ chức hay nhà hoạt động nhân quyền xuất sắc. Năm nay, trong số 91 ứng cử viên có 10 ứng viên được chọn cho công chúng bình bầu trực tuyến bắt đầu từ 12g ngày thứ Hai 29/8 và kết thúc lúc 23g59 ngày thứ Tư 7/9: Tổ chức Nhân quyền Mwatana (Yemen), ông Pierre Claver Mbonimpa (Burundi), bà/cô Nighat Dad (Pakistan), Trung tâm El Nadim (Ai Cập), Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ (Mexico), Cộng đồng bản xứ Santa Clara de Uchunya (Peru), Centro Prodh (Mexico), ông Nguyễn Quang A (Vietnam), bà/cô Nahid Gabralla (Sudan) và Hội người Leban vì Bầu cử Dân chủ (LADE) (Lebanon).
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Lan Bert Koenders sẽ chọn một người trong số ba ứng viên cao phiếu nhất để trao giải, là một tượng đồng hình hoa tulip vào ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12. Trị giá về tiền của giải là 100.000 euro, giúp người thắng giải có điều kiện để mở rộng hoạt động vì quyền con người.
Sau đây là bài trên trang mạng của tổ chức giải Hoa Tulip về Nhân quyền nói về lý do Tiến sĩ Nguyễn Quang A được đề cử (xem ở đây).
Hoàng Dũng
|
Bằng cách theo các quy tắc và thủ tục chính thức, ông Nguyễn Quang A cho thấy giới hạn của các quyền tự do chính trị ở Việt Nam.
Từ năm 2013, Việt Nam có một Hiến pháp mới, trang trọng ghi nhận công dân của mình có các quyền con người. Tuy nhiên, ở Việt Nam giữa các quyền được ghi trong Hiến pháp và thực tế cuộc sống có một khoảng cách. Bằng hành động, ông Nguyễn Quang A bóc trần khoảng cách này. Trên thực tế, các quyền tự do được Hiến pháp trang trọng ghi nhận bị giới hạn nghiêm trọng vì các thủ tục hành chính và các hành động đàn áp của chính quyền. Điều này khuyến khích và thúc đẩy dân chúng Việt Nam phải tự kiểm duyệt. Bằng cách đe dọa trên mạng và sách nhiễu các nhà chức trách cố gắng làm mất uy tín và làm các công dân không dám đòi hỏi quyền hợp pháp của họ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang A từ chối tự kiểm duyệt và đứng lên đòi quyền của mình. Ví dụ, ông đã cố gắng ứng cử vào Quốc hội với tư cách là một ứng cử viên độc lập. Việc ông không vượt qua được quá trình rà soát đặt câu hỏi chính đáng về mức độ dân chủ tại Việt Nam. Cần lưu ý rằng ở Việt Nam thể hiện sự bất đồng quan điểm là chuyện rất kì lạ. Ông Nguyễn Quang A từ chối cúi đầu trước áp lực giấu mặt và công khai. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang A đang ngày càng chịu nhiều sách nhiễu như việc đi lại bị hạn chế, các thành viên gia đình bị đe dọa và gần đây thậm chí ông còn bị tạm giam nhiều lần.
Trên các phương tiện truyền thông lề trái ở Việt Nam các bài viết của ông ngày càng xuất hiện nhiều hơn và phản ánh một mức độ can đảm hiếm có. Bằng các hoạt động trên mạng và ngoài mạng, ông Nguyễn Quang A có thể truyền cảm hứng cho một số lượng lớn những người trẻ. Thành công của ông trong việc đòi quyền [con người] giúp các công dân khác khi đòi quyền con người có được những cơ hội lớn hơn, qua đó hỗ trợ một sự thay đổi trên toàn quốc để quyền con người được tôn trọng hơn.
Dịch giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.