Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc (Phần 3)



Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc (Phần 3)

Bài viết này là phần 3 trong loạt bài gồm 3 phần, tựa "Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc"

Bức hại hàng trăm triệu người, tiếng ác đồn xa, bắt giữ Giang Trạch Dân có thể ổn định xã hội Trung Quốc (Ảnh: NTDTV tổng hợp)
Tiếng ác đồn xa, bắt giữ Giang có thể nới lỏng áp lực quốc tế
Chặng đường phản bức hại của các học viên Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới đến nay đã vừa tròn 17 năm, những quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tay từng dính máu vào cuộc bức hại này hễ ra nước ngoài công du, đa số đều sẽ bị đưa đơn kiện ra tòa. Đối với Nguyên lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân mà nói thì đây quả là một điều thật sự sẽ khiến cho ông ta phải tim đập chân run.
Không chỉ có như vậy, các quốc gia Âu Mỹ không ngừng xúc tiến các bản Nghị quyết phản đối hành vi tội ác mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công, vấn đề bức hại Pháp Luân Công đã được các bản báo cáo nhân quyền của chính phủ nhắc đến, đồng thời không ngừng đưa ra vấn đề nhân quyền tương ứng đối với các cơ quan của chính quyền ĐCSTQ. Chính những điều này luôn khiến ĐSCTQ chịu áp lực càng lúc càng lớn.
Phân tích cho rằng, trước thế cục hiện tại, Tập Cận Bình chỉ có con đường công khai bắt giữ Giang Trạch Dân, giải thể ĐCSTQ, khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công, chỉ những hành động này mới có thể ổn định được xã hội Trung Quốc.
Quảng cáo

Giang Trạch Dân và những người theo chân y trong cuộc bức hại bị mất mặt vì bị kiện ở nước ngoài

Vào 17 năm trước khi cựu lãnh đạo ĐSCTQ Giang Trạch Dân “nhất ý cô hành” triển khai cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, những hoạt động của các quan chức cao cấp ĐCSTQ khi đi ra nước ngoài rất khổ sở, đến đâu cũng bị mất mặt, những quan chức tay từng dính máu từ cuộc bức hại lúc đi công du chỉ biết trốn bên Đông núp bên Tây, nhảy nhót không ngừng.
Tháng 6 năm 2001, Giang Trạch Dân công du đến Nga và một vài quốc gia Đông Âu khác, 3 ngày cuối cùng đến Malta, từng phải đụng mặt với một học viên Pháp Luân Công tên là Vương Văn Hiệp.
Lúc đó, Giang vừa mới từ khu du lịch trên núi đi xuống, Vương Văn Hiệp gọi ông ta, Giang liền bước về hướng cô ta, lúc đó xung quanh Vương Văn Hiệp có rất nhiều nhà báo và du khách nước ngoài. Giang Trạch Dân đi đến trước mặt cô ta, nghiêng người dùng tai cố nghe xem thử cô ta nói gì.
Lúc này Vương Văn Hiệp dùng tiếng Trung mà nói rõ từng câu từng chữ: “Lịch sử sẽ chứng minh, bức hại Pháp Luân Công là hoàn toàn sai lầm, ông tất phải dừng cuộc bức hại Pháp Luân Công lại”. Giang Trạch Dân nghe xong câu này, mặt mày trắng bệch, chẳng dám nói năng gì mà đi thẳng.
Ngày 28 tháng 10 năm 2002, trong lần công du cuối cùng của Giang Trạch Dân đến Mỹ. Lúc này Giang đã không còn chút phong quang, nơi nơi đều phản đối, xe cứu hộ phải đi kèm sát bên, cửa chính ở những nhà hàng hào hoa sang trọng không dám đi, chỉ toàn đi những cửa đổ rác bên hông, ra vào cũng đều như vậy, cuối cùng lại bị dính phải đơn kiện “tội sử dụng tra tấn”, “tội diệt chủng”, “tội ác phản nhân loại”, sợ đến hồn bay phách tán.  Sự kiện này đã trở thành một chuyện cười đáng nhớ trong lịch sử ngoại giao của ĐCSTQ.
Vào tháng 8 năm ấy, trước lúc Giang Trạch Dân công du đến Chicago, nghị viện quốc hội Mỹ đã thông qua “Nghị quyết số 188”với 420 phiếu tán thành, 0 phiếu phản đối, hối thúc Giang Trạch Dân chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.
Vào tháng 10, trước lúc Giang Trạch Dân đến Chicago, Trưởng khu Hành chính thứ 54 của thành phố Chicago, Richard Michael Daley, đã đề xuất một bản Nghị quyết ủng hộ Pháp Luân Công trong cuộc họp ban Thị chính. Bản Nghị quyết này đã mạnh mẽ truy vấn trách nhiệm về tội ác và cuộc bức hại tàn khốc nhắm vào đoàn thể Pháp Luân Công do chính tay Giang khởi xướng, yêu cầu chính phủ Mỹ điều tra các hành vi quấy rối phi pháp của ĐCSTQ nhắm vào những người tu luyện Pháp Luân Công, công dân, cư dân Mỹ và những quan chức Mỹ từng lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công, khởi tố pháp luật đồng thời cấm nhập cảnh đối với những đối tượng từng tham gia những hoạt động này. Sau đó, bản Nghị quyết đã được toàn thể thông qua.
Theo nguồn tin được biết, nơi mà Giang trú chân lúc đó chính là khách sạn Houston, nơi này có tất cả 485 gian phòng, giá phòng đơn mỗi đêm khoảng 239 đô la, giá phòng vip là 599 đô la, phòng của tổng thống mỗi đêm từ 8.000 đến 10.000 đô. Đội ngũ đi theo Giang Trạch dân có khoảng hơn 100 người, tất cả đều bao hết nguyên căn khách sạn.
Nguyên nhân cho sự phung phí này chính là vì Giang sợ rằng có học viên Pháp Luân Công nào đó sẽ bước vào sảnh khách sạn, có thể tận tay đưa cho ông ta tờ cáo trạng ra tòa.
Giang Trạch Dân tiếng ác đồn xa, ở tất cả những nơi ông ta đặt chân đến trong chuyến công du, tiếng nói kháng nghị cứ vang vang không ngớt. Trong thời gian công du đến châu Âu, bầu đoàn của ông ta luôn đưa ra những yêu cầu kỳ quặc với cảnh sát địa phương và nguyên thủ quốc gia của nước họ. Lúc đến Đức, không biết Giang đã yêu cầu cái gì mà những nắp cống nước trên suốt tuyến đường ông ta đi đều phải hàn kín lại.
Đối diện với áp lực của xã hội quốc tế, quan chức ĐCSTQ trong những chuyến công du đã không thể không đối mặt với những tình huống đáng xấu hổ. Đối với những thành phần thuộc băng nhóm của Giang thì lại càng có thêm nhiều sự việc rất mất mặt.
Theo bước của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, trong những người bức hại Pháp Luân Công còn có Nguyên phó chủ tịch Chính Hiệp ĐCSTQ Tô Vinh cũng từng trải nghiệm qua cảm giác này.
Ngày 29 tháng 10 năm 2004, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cam Túc Tô Vinh tháp tùng Ngô Bang Quốc đi công du đến bốn quốc gia châu Phi Kenya, Zambia, Zimbabwe, Nigeria và đã từng bị các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại đưa cáo trạng lên Tòa án Zambia. Buổi chiều ngày 4 tháng 11, trên đường trở về khách sạn, thành viên đoàn đại biểu Tô Vinh đã nhận được trát hầu tòa do nhân viên Tòa án Tối cao Zambia tự tay đưa đến, thời gian hầu tòa được an bài vào ngày 8 tháng 11. Sau đó Tô Vinh đã vắng mặt trong buổi điều trần này của Tòa án, phía cảnh sát lập tức đi đến nơi trú ngụ tạm thời của Tô Vinh để bắt giữ, nhưng ở đó họ chỉ phát hiện ra những vật dụng cá nhân còn sót lại. Cảnh sát Zambia sau đó đã phát đi lệnh truy nã toàn diện đối với Tô Vinh.
Được biết, dưới sự phối hợp của lãnh sự quán, Tô Vinh đã lén vượt biên sang Zimbabwe, sau đó lại trốn xuống Nam Phi, giữa đêm 15 tháng 11 đáp chuyến bay từ Nam Phi trở về Trung Quốc. Dù rằng đã trốn qua được đợt truy bắt này, nhưng vào ngày 16 tháng 2 năm 2015, Tô Vinh đã bị lập án điều tra vì vấn đề “vi phạm pháp luật, kỷ luật nghiêm trọng”, đồng thời đã bị đưa đến cơ quan Tư pháp, ông ta vẫn không thể nào trốn khỏi chế tài pháp luật của mẫu quốc.
Ngoài trường hợp Tô Vinh mất mật chạy trốn khỏi châu Phi, Bạc Hy Lai cũng bị khởi tố ở hải ngoại, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến con đường hoạn lộ của chính họ Bạc.
Ngày 24 tháng 4 năm 2004, một trong những nhân vật bước theo cuộc bức hại Pháp Luân Công – Bạc Hy Lai lần đầu tiên công du đến nước Mỹ với thân phận là Bộ trưởng Bộ Thương mại, lúc trú tại khách sạn Fairmont thành phố Washington, Bạc Hy Lai lại nhận được trát hầu tòa. Các học viên Pháp Luân Công đã khởi kiện Bạc Hy Lai với tội danh “diệt chủng dân tộc, phản nhân loại, sử dụng tra tấn”.
Tháng 5 năm 2004, Bạc Hy Lai theo đoàn công du đến 5 nước châu Âu đã đụng phải sự kháng nghị của các đoàn thể nhân quyền. Bạc Hy Lai theo kế hoạch là sẽ đến Đức vào ngày 25 tháng 3, lúc đó các đoàn thể nhân quyền cùng các học viên Pháp Luân Công tại Đức đã tiến hành kháng nghị và truy vấn trách nhiệm của Bạc Hy Lai đối với vấn đề xâm phạm nhân quyền, đồng thời yêu cầu chính phủ Đức ngăn cấm ông ta nhập cảnh. Hồ sơ xâm phạm nhân quyền không mấy sáng sủa của Bạc Hy Lai trong nhất thời đã thu hút sự chú ý của xã hội Đức. Sau đó phía Đức đã tuyên bố, từ chối  Bạc Hy Lai đến công du trong lần đó.
Tháng 6, Bạc Hy Lai công du đến Ba Lan cũng bị cáo buộc tội ác chống nhân loại. Tháng 8, Bạc Hy Lai đến Nga cũng bị khởi tố.
Ngày 14 đến ngày 21 tháng 11, trong thời gian Bạc Hy Lai tham gia Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Chile cũng bị khởi kiện.
Ngày 4 tháng 9 năm 2007, Bạc Hy Lai một lần nữa lại ra nước ngoài với thân phận là Bộ trưởng Bộ Thương mại để tháp tùng Hồ Cẩm Đào đến Australia tham gia hội nghị Thượng đỉnh APEC, ngày đầu tiên đến Úc, bản thân Bạc Hy Lai đã nhận được bản cáo trạng do chính tay học viên Pháp Luân Công trực tiếp đưa cho. Vào tháng 4 năm 2006, nhân viên tháp tùng của Bạc Hy Lai cũng nhận được bán cáo trạng tố cáo ông ta về tội danh lạm dụng tra tấn.
Những năm trở lại đây, Bạc Hy Lai đã bị các học viên Pháp Luân Công tại hơn mười quốc gia tố cáo, tội ác phản nhân loại đã khiến cho khắp nơi trên toàn thế giới không hoan nghênh ông ta.
Đối với tội ác của Bạc Hy Lai đã bị các học viên Pháp Luân Công khởi tố tại nhiều quốc gia, Nguyên Phó thủ tướng Quốc vị viện ĐCSTQ Ngô Nghị từng nhiều lần nhấn mạnh Bạc Hy Lai khiến Trung Quốc “mất mặt quá thể”, là “Quốc nhục”. Theo những văn bản điện đàm giải mật được tiết lộ trên wiki, Bạc Hy Lai vẫn luôn dòm ngó chiếc ghế Phó thủ tướng, nhưng Thủ tướng Ôn Gia Bảo lại cho rằng bản thân Bạc Hy Lai vì bức hại Pháp Luân Công nên đã bị các nước Australia, Tây Ban Nha, Canada, Anh và Mỹ khởi tố, cái hình tượng phụ diện của họ Bạc hoàn toàn bất lợi cho những chức vụ cao cấp. Ý kiến này của Ôn Gia Bảo đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các quan chức.
Tăng Khánh Hồng, Bạc Hy Lai công du đến Nam Phi vào ngày 27 tháng 6 năm 2004, vừa lúc các học viên Pháp Luân Công ở Australia đang chuẩn bị kiện Tăng và Bạc lên tòa án. Theo nguồn tin, Tăng Khánh Hồng tại đất khách đã không tiếc tiền để chi cho các dịch vụ đâm thuê chém mướn, sai xã hội đen dùng súng bắn trọng thương học viên Pháp Luân Công.

Trước khi Tập Cận Bình đến Mỹ, xã hội quốc tế đang đốc thúc ĐCSTQ dừng cuộc bức hại Pháp Luân Công

Ngày 22 tháng 9 năm 2015, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bắt đầu một chuyến công du 8 ngày đến Mỹ. Trước khi sự kiện này diễn ra, Quốc hội và Ủy ban các vấn đề Trung Quốc của Cơ quan hành chính của chính phủ Mỹ (Congressional – Executive Commission on China, gọi tắt là CECC) đã tổ chức một cuộc gặp mặt nhân chứng trên quy mô lớn vào ngày 18 tháng 9.
Cựu nhân viên nghiên cứu chính sách Ethan Gutmann đồng thời là phóng viên độc lập, tác giả của cuốn sách “Đại đồ sát”, “Đánh mất Trung Quốc mới” đã bày tỏ, số lượng các học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống vốn vượt xa những thống kê trước đây, hy vọng nước Mỹ nghiêm cấm hình thức du lịch cấy ghép tạng đến Trung Quốc.
Học giả thỉnh giảng tại Harvard, luật sư nhân quyền người Trung Quốc Đằng Bưu đã phát biểu tại hội nghị nhân chứng của Quốc hội Mỹ, ông cho rằng Tổng thống Obama nên đưa ra tín hiệu rõ ràng về các vấn đề “bức hại Pháp Luân Công, giáo hội gia đình, đoàn thể nhân quyền” với ông Tập Cận Bình, đồng thời hỗ trợ các hoạt động đem Giang Trạch Dân ra trước pháp luật.
Nghị sĩ Smith bày tỏ với phóng viên Đại Kỷ Nguyên: “(Nước Mỹ) tất phải tiếp tục đưa ra những vấn đề này, không chỉ đơn thuần là biểu thị quan ngại, mà phải là ‘chấm dứt bức hại Pháp Luân Công’. Tất cả những hoạt động bức hại đều phải dừng lại, nhưng sự bức hại mà các học viên Pháp Luân Công gặp phải vẫn tàn khốc như vậy, loại hành vi đặc biệt tà ác này cần phải dừng lại”.
Các chuyên gia nổi tiếng và các Nghị sĩ tham gia vào sự kiện này hy vọng ông Obama trong lúc gặp mặt ông Tập Cận Bình có thể đề ra yêu cầu: Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, tín đồ Cơ đốc, người Duy Ngô Nhĩ, các luật sư nhân quyền, những nhân sĩ bị bắt giữ; chấm dứt mổ cướp nội tạng; yêu cầu ông Obama đề xuất vấn đề và chú ý những hành vi bắt giữ phi pháp, sử dụng cực hình tra tấn công dân, khôi phục pháp chế và vấn đề tự do thông tin mạng của Trung Quốc.
Trước đó 2 ngày, gần ngày mà Hội nghị Cấy ghép tạng Châu Âu lần thứ 17 đã khai mạc tại Brussels, buổi hội nghị liên quan đến chủ đề hoạt động mổ cướp nội tạng sống các tù nhân lương tâm của ĐCSTQ đã được tổ chức vào buổi chiều ngày 16 tháng 9 tại tòa nhà Hội nghị Châu Âu. Lần hội nghị này do Nghị viên hội đồng châu Âu ông Michel chủ trì, có hai tổ chức điều tra quốc tế tham dự hội nghị này, bao gồm Tổ chức Bác sĩ Phản đối Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) và Tổ chức Điều tra Quốc tế về Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), còn có điều tra viên quốc tế, luật sư nhân quyền người Canada David Matas đã tham gia giới thiệu về những tiến triển trong hoạt động phản đối mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ và tình hình điều tra của họ. Đồng thời hội nghị còn yêu cầu xã hội quốc tế tiếp tục cùng nhau hành động, chấm dứt hành động tội ác chống nhân loại vẫn còn đang tiếp diễn này.
Bà Vandenberg đại diện văn phòng Nghị viên Michel đã phát ngôn. Bà bày tỏ rằng Hội đồng Châu Âu vẫn đang tiếp tục chú ý những hành vi mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm. Vào tháng 7 năm 2006, sau khi báo cáo của ông Matas – luật sư nhân quyền người Canada và ông Kilgour – Cựu Ty trưởng ty Châu Á Thái Bình Dương được phát biểu không lâu, ông Kilgour đã nhận lời mời làm chứng cho buổi điều trần đối với đoàn đại biểu của ĐCSTQ tại Hội nghị Liên minh Châu Âu.
Trong hội nghị, luật sư David Matas bày tỏ, Liên minh Châu Âu nên chấp hành Nghị quyết năm 2013 của Hội nghị Liên Minh Châu Âu. Tức tiến hành điều tra độc lập đối với hành vi mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. Là một luật sư, ông Matas luôn cực lực theo đuổi những vụ việc thảm sát người Do Thái của Đức Quốc Xã. Ông cho rằng những người tham gia mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công nhất định sẽ bị đưa ra vành móng ngựa.
Người đại diện cho Hiệp hội Bác sĩ Phản đối Mổ cướp tạng sống bày tỏ, hi vọng xã hội quốc tế sẽ tiếp tục có những hành động, cùng nhau chấm dứt hành vi tội ác bức hại phản nhân loại của ĐCSTQ.

Tội ác của ĐCSTQ bị vạch trần trong và ngoài nước, những nghị quyết của Mỹ và Liên minh Châu Âu

Gần 10 năm trở lại đây, trong nội bộ lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ, cuộc đánh phá của Tập Cận Bình đối với hệ thống bức hại do Giang phái tạo ra mỗi lúc càng thêm kịch liệt. Vấn đề Pháp Luân Công là một vấn đề cốt lõi mà ĐCSTQ tránh né không được, cũng càng ngày càng có nhiều quốc gia phương Tây chú ý đến vấn đề này.
Vào ngày 9 tháng 3 năm 2006, một nhân chứng đến từ Trung Quốc đại lục đã tiết lộ một tin tức động trời tại nước ngoài: “Các trại tập trung của ĐSCTQ mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công để bán kiếm lời”. Sau đó, những tội ác mổ cướp nội tạng sống đối với các học viên Pháp Luân Công bắt đầu bị bại lộ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn cầu có ít nhất 54 quốc gia đã chỉ trích ĐCSTQ về tội ác mổ cướp tạng sống. Rất nhiều y bác sĩ, luật sư trên toàn cầu, cùng nhau xúc tiến thành lập “Hiệp hội Quốc tế các Nghị sĩ phản đối Đảng Cộng sảng Trung Quốc mổ cướp tạng sống” tại 4 châu lục, sau đó tổ chức này cũng nhanh chóng được thành lập tại các quốc gia khác ở Á, Âu, Mỹ, Úc.
Ngày 24 tháng 5 năm 2012, Quốc vụ viện Mỹ công bố bản Báo cáo nhân quyền năm 2011. Trong chương nói về tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, lần đầu tiên bản báo cáo này đã nhắc đến vấn đề cấy ghép tạng ở Trung Quốc và các kênh truyền thông trong cũng như ngoài nước cũng đã không ngớt đưa tin về các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị mổ cướp nội tạng sống. Đây là lần đầu tiên các báo cáo chính thức của chính phủ Mỹ đề cập đến vấn đề này.
Trước đó, chính phủ Mỹ cũng có một hành động “lặng lẽ” thu hút sự chú ý của các giới. Trong các câu hỏi của đơn xin visa đến Mỹ số hiệu DS-160, yêu cầu người đưa đơn phải trả lời “có tham gia các hoạt động cưỡng chế cấy ghép nội tạng người hay không”, nếu như đáp là “có” thì sẽ bị bác đơn. Tín hiệu này cho thấy, chính phủ Mỹ vốn không chấp nhận sự tồn tại của hành vi tội ác mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ.
Ngày 25 tháng 6 năm 2015, các Nghị sĩ của hai đảng lớn của Mỹ trong buổi họp của Hạ viện đã thống nhất bản “Nghị quyết số 343”, yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt hành vi “mổ lấy tạng sống” nhắm vào các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác; yêu cầu ĐCSTQ tiến hành điều tra một cách độc lập, minh bạch, xác tín đối với hệ thống cấy ghép tạng ở Trung Quốc, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã kéo dài 16 năm nay.
Đây là bản Nghị quyết thứ hai của Quốc hội Mỹ về đề tài “ngăn chặn hành vi mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ”, Quốc hội Mỹ trong nhiệm kỳ trước cũng đã thông qua bản “Nghị quyết số 281”, yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt hành động mổ lấy tạng cưỡng chế của các học viên Pháp Luân Công.
Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Hội nghị Liên minh Châu Âu đã thông qua một bản nghị quyết khẩn cấp, yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng sống.
8 ngày sau, tức vào ngày 20 tháng 12 cùng năm, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của ĐCSTQ đã thông báo Lý Đông Sinh bị điều tra vì “tình nghi vi phạm pháp luật nghiêm trọng”. Trong bản thông báo của Tân Hoa xã, chức vụ cao nhất của Lý Đông Sinh là “Tổ phó, Chủ nhiệm Văn phòng Phòng chống và Xử lý các vấn đề Tà giáo”, kế đó mới là “Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công an”, bản thông cáo này nhấn mạnh vào chức vụ đầu tiên của Lý Đông Sinh, cũng là chức vụ có liên quan trực tiếp đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.
Thời báo Đại Kỷ Nguyên thu được nguồn tin, giới lãnh đạo cấp cao tại Trung Nam Hải bị lên án, nghị quyết khẩn cấp của Hội đồng Châu Âu đã đem tội ác mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ phơi bày trên toàn cầu, là kết quả của những hoạt động “nói rõ sự thật” của các học viên Pháp Luân Công trên toàn cầu, nghị quyết khẩn cấp của Hội đồng Châu Âu khiến cho giới lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ chấn kinh,  tội ác mổ cướp nội tạng bị phơi bày trên toàn thế giới, lãnh đạo hiện thời vì muốn chừa đường lui nên đã bắt giữ Lý Đông Sinh.
Ngoài ra, trong các bản báo cáo nhân quyền hàng năm của Mỹ cũng nhiều lần nhắc đến những cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với dân chúng và các học viên Pháp Luân Công. Phần nội dung nói về Trung Quốc trong bản báo cáo phê bình các hoạt động tấn công của chính phủ đối với các nhân sĩ bất đồng chính kiến, phong bế tự do thông tin và sự phát triển của xã hội dân sự.
Ở Trung Quốc đại lục, tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ cũng không ngừng bị vạch trần.
Ngày 15 tháng 3 năm 2015, dân chúng ở Trung Quốc đại lục đã có thể đón xem chương trình “Hoàng Khiết Phu: Chu Vĩnh Khang sa lưới đã phá vỡ đường dây lợi ích từ nguồn nội tạng cấy ghép từ tử tù” của đài Truyền hình Vệ tinh Phượng Hoàng, Hồng Kông. Trong chương trình này, ông Hoàng Khiết Phu trong lúc trả lời những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến vấn đề này đã nói rằng, quốc gia rất lớn, nguồn nội tạng đến từ tử tù là cơ chế tất nhiên, lại nói bên trong đó có rất nhiều vấn đề nói không rõ, biết không hết.
Ông Hoàng Khiết Phu nói: “quá rõ ràng rồi, Chu Vĩnh Khang là đại lão hổ, Chu Vĩnh Khang là bí thư Chính Pháp Ủy của chúng ta, là Ủy viên Thường trực cũ của Bộ Chính trị, … nguồn nội tạng tử tù là từ đó mà đến,  không phải là rất rõ ràng rồi sao?” Ông ta còn nói, với sự ủng hộ của các lãnh đạo trong nhiệm kỳ trước như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo; và cả người lãnh đạo nhiệm kỳ này là Tập Cận Bình, hoạt động lấy nội tạng cấy ghép từ tử tù đã bị bãi bỏ.
Những lời phát biểu này được cho là hành động nửa công khai của chính phủ Tập Cận Bình về những tội ác mổ cướp nội tạng do tập đoàn Giang Trạch Dân phát khởi.
Trong thời gian “lưỡng hội” năm 2015 của ĐSCTQ, ông Tưởng Nhan Vĩnh – một người được mệnh danh là bác sĩ lương tâm đã công bố tình hình dịch SARS xảy ra vào năm 2003 tại Bắc Kinh  –  đã tiếp nhận một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình cáp Hồng Kông, nói về hành vi tự tiện lấy nội tạng tử tù, mua bán trái phép nội tạng tử tù, thậm chí đến Tổng bệnh viện Giải Phóng Quân 301 cũng phái xe đến hiện trường để lấy nội tạng của từ tù vừa bị hành quyết.
Ông Tưởng Nhan Vĩnh nói, vì để có thể lấy được nội tạng, bọn họ (bênh viện Quân y) và hệ thống Công – Kiểm – Pháp đã có sự câu kết, chỉ cần có tử tù phải thi hành án, liền phái xe đến hiện trường để nhận tử thi. Có phạm nhân mới bị bắn một phát vẫn chưa chết, liền bị kéo lên bàn phẫu thuật để mổ lấy nội tạng, sau đó tiến hành cấy ghép cho người bệnh. Thủ đoạn đó tàn khốc vô nhân đạo, khiến người khác phải dựng tóc gáy.
Từ tháng 5 năm 2015 đến nay, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục đã phát khởi một cuộc khởi kiện Giang Trạch Dân. Mạng Minh Huệ đưa tin, từ cuối tháng năm đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, mạng Minh Huệ đã nhận được tổng số 182.379 (153.835 trường hợp) Bản sao các cáo trạng của học viên Pháp Luân Công và gia đình của họ gửi lên Viện Kiểm sát và Tòa án Tối cao. Vì lý do mạng thông tin bị phong toả, con số thực tế có lẽ còn cao hơn.
Bình luận viên chính trị thời sự Lý Lâm Nhất bày tỏ, cuộc bức hại tàn khốc của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công, được tiến hành tại hơn 30 thành phố và khu vực, được cho là “tội ác phản nhân loại”, “diệt chủng”, và “tội tra tấn” và nhiều hạng mục tội danh khác, đã có trên 50 bản khởi tố cả về dân sự lẫn hình sự trên khắp thế giới. Và những quan chức ĐCSTQ có liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công cũng bị kiện ra nhiều Tòa án Quốc tế, điều này đã khiến cho nhà cầm quyền đương thời của ĐCSTQ bị mất thể diện trên xã hội quốc tế, nơi nơi đều chú ý. Trong vòng 4 tháng vào năm 2015, đã có hơn 180.000 người đưa đơn kiện Giang Trạch Dân. Những điều này đó chứng minh cho sự phi pháp của cuộc bức hại này, Giang Trạch Dân tất sẽ phải đứng trước vành móng ngựa.

Phân tích: Bắt giữ Giang Trạch Dân, khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công sẽ khiến cho xã hội Trung Quốc ổn định trở lại

Trước khi ĐCSTQ tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công, những con số trên Tân Hoa Xã cho thấy, số người tu luyện Pháp Luân Công đã đạt đến 70 đến 80 triệu người, con số trên thực tế có thể đến hàng trăm triệu. Người tu luyện Pháp Luân Công trong đời sống hàng ngày tuân theo quy chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn” để đối đãi người khác. Người tu luyện khi gặp phải mâu thuẫn đều hướng nội tìm, đề cao bản thân.
Pháp Luân Công còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, do Lý Hồng Chí tiên sinh sáng lập và truyền bá vào tháng 5 năm 1992. Pháp Luân Công không chỉ tịnh hóa thân tâm của người tu luyện, mà còn có tác dụng đề cao văn minh xã hội. Trong vòng thời gian 20 năm, Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã hấp dẫn hàng trăm triệu người. Bất kể là già trẻ gái trai, bất kể đến từ quốc gia, dân tộc nào, chỉ cần kiên trì tu tâm, luyện công thì ai cũng được thọ ích. Khiến cho thể chất lẫn tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện đều có sự biến hóa tích cực rất to lớn.
Cho đến nay Pháp Luân Công đã hồng truyền ra hơn 100 quốc gia và khu vực trên toàn cầu, tác phẩm chính của Pháp Luân Công cuốn “Chuyển Pháp Luân” đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, nhận được sự tôn kính và trân quý của nhiều sắc dân. Trước mắt, Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí tiên sinh đã nhận được 1899 giải thưởng của Mỹ, Canada và các quốc gia châu Âu, 391 Nghị quyết ủng hộ, 1200 bức thư ủng hộ, rất nhiều chính quyền địa phương ở nhiều quốc gia lần lượt tuyên bố “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”, “Tuần Pháp Luân Đại Pháp”, “ngày Lý Hồng Chí”, mục đích là để cảm ơn Lý Hồng Chí tiên sinh, hoan nghênh các đoàn thể tu luyện Pháp Luân Công, tán dương sự khuyến thiện của Pháp Luân Đại Pháp, có tác dụng to lớn trong việc đề cao đạo đức xã hội.
Trong bài viết đặc biệt của Thời báo Đại Kỷ Nguyên mang tên “Chân tướng chính là ngọn đèn chỉ lối” đã chỉ ra, đoàn thể tu luyện Pháp Luân Công hơn 100 triệu người cùng với gia đình và những dân chúng thiện lương đã thức tỉnh, con số này có thể chiếm đến hàng trăm triệu trong dân số của Trung Quốc, những con người lương thiện này đã trở thành cơ sở cho sự ổn định và sự chuyển tiếp hòa bình ở Trung Quốc.
Tiến sỹ Triết học Australia ông Lăng Hiểu Huy đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, thông qua hiệu quả của khí công đối với cơ thể con người, nghiên cứu về nguyên nhân khiến Pháp Luân Công phát triển nhanh chóng, cho đến cả những nghiên cứu hệ thống về ảnh hưởng của Pháp Luân Công khi truyền ra các dân tộc trên toàn thế giới, đã xuất bản ra cuốn sách chuyên đề mang tên “Câu đố của mọi câu đố: Nghiên cứu về sự phát triển của Pháp Luân Công”.
Tiến sĩ Lăng Hiểu Hủy nhận định rằng, từ những nghiên cứu lâu năm của bản thân ông có thể kết luận như thế này: Pháp Luân Công ngoài hiệu quả không ngờ đối với sức khỏe con người ra, đối với việc phục hồi sự ổn định, đạo đức cũng vô cùng quan trọng, điều này là không cần phải bàn cãi, Pháp Luân Công là hòn đá nền cho sự ổn định xã hội.
Nhà vận động dân chủ tại Mỹ, hiệu trưởng Đại học Dân Chủ ông Đường Bá Kiều cũng từng nhắc đến, “học viên Pháp Luân Công trải đều khắp mọi giai tầng xã hội Trung Quốc, điều này đã đặt định cơ sở đạo đức tương lai cho Trung Quốc”.
Bình luận viên Lý Lâm Nhất nói, những tội ác bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công trong suốt 16 năm qua không ngừng được phơi bày, xã hội quốc tế càng lúc càng tạo ra áp lực lớn cho ĐCSTQ. Nếu như hiện nay không bắt giữ Giang Trạch Dân, tương lai khi xã hội quốc tế đã công khai các tội ác này, các cơ quan liên đới sẽ phải chịu tội chung với tập đoàn Giang Trạch Dân.
Ông Lý Lâm Nhất nói, “Pháp Luân Công là một đoàn thể tu luyện tới hàng trăm triệu người, lại thêm cả nhân tố gia đình, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến vài trăm triệu người ở Trung Quốc đại lục. Nếu như những cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình có thể bắt giữ Giang Trạch Dân, giải thể ĐCSTQ, khôi phục danh dự cho Pháp Luân Công, đã có mấy trăm triệu người này làm nền móng cho đạo đức xã hội Trung Quốc, đem “Chân – Thiện – Nhẫn” truyền bá trong toàn xã hội, khôi phục toàn diện văn hóa truyền thống Trung Quốc, các vấn đề chính trị, kinh tế của Trung Quốc dần dần sẽ được giải quyết. Xã hội Trung Quốc sẽ không còn loạn, chỉ có thể ổn định hơn bây giờ. Đó thực sự là màn khởi đầu cho cuộc phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc.”

Series Navigation<< Bản tin đặc biệt: Bắt giữ Giang Trạch Dân là lối thoát duy nhất cho sự ổn định của Trung Quốc (Phần 2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.