Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Đại học Bách khoa Hà Nội với quá nhiều sai phạm

Đại học Bách khoa Hà Nội với quá nhiều sai phạm

Đằng sau ánh hào quang, vẫn hiện lên bức tranh tối màu bởi những sai phạm, gây bức xúc dư luận cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường, tập trung ở các lĩnh vực: Công tác quản lí cán bộ, Quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Công tác Đảng và quản lí kinh tế có dấu hiệu tham nhũng.

GIÁO DỤC | TUYỂN SINH | BAO GIAO DUC |KHOA GIÁO | GIÁO DỤC QUỐC TẾ

Hàng loạt sai phạm gây bức xúc dư luận


Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nơi từng vinh dự là Trường Đại học đầu tiên được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2006)… Song, ít ai biết, trên tấm huân chương đó, vẫn đang hiện hữu những “vết xước”, bởi các sai phạm trong các lĩnh vực: Công tác tổ chức cán bộ; Quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Công tác Đảng và quản lí kinh tế, có dấu hiệu tham nhũng…

Với bề dày gần 57 năm xây dựng và phát triển, nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã làm nên tên tuổi một trường đại học danh tiếng. Thành đạt của nhà trường được Đảng, Nhà nước tôn vinh danh hiệu: Anh hùng Lao động (năm 2000), Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 2006). Công đoàn trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Ba; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba... Thế nhưng, đằng sau ánh hào quang đó, vẫn hiện lên bức tranh tối màu bởi những sai phạm, gây bức xúc dư luận cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường, tập trung ở các lĩnh vực: Công tác quản lí cán bộ, Quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Công tác Đảng và quản lí kinh tế có dấu hiệu tham nhũng. Những sai phạm ấy tạo nên các vết rạn nứt trong tâm lí cán bộ, giảng viên, khiến không ít người phải dứt áo ra đi...

sai pham, vi pham, dai hoc bach khoa ha noi, sau dai hoc, chinh phu

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Bổ nhiệm tràn lan, ngược đời chuyện lãnh đạo xin… bớt chức


Bất chấp Quyết định (QĐ) số 58/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Điều lệ trường đại học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nộivẫn bổ nhiệm tràn lan cán bộ quản lí. Trong tổng số 23 khoa, viện thì có tới 13 khoa, viện bổ nhiệm từ ba đến bốn cấp phó. Trong khi đó, theo quy định, thì giúp việc trưởng khoa không quá hai cấp phó. Nhiều người còn được bổ nhiệm nhiều chức vụ chồng chéo. Ở Viện Cơ khí, ông Nguyễn Huy Ninh được bầu giữ liền một lúc năm chức vụ, lo không hoàn thành, ngày 22/8/2010 ông Ninh làm đơn xin... thôi giữ chức Chủ tịch Công đoàn. Các ông Bùi Văn Hạnh, Nguyễn Tiến Dương, Phạm Văn Hùng, Đinh Văn Phong, Nguyễn Đắc Trung đều giữ ba chức vụ trở lên...

Việc bổ nhiệm cán bộ quản lí nhiệm kì 2008 - 2013 của Viện Cơ khí còn trái QĐ số 1081/QĐ-ĐHBKHN-TCCB do Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Nguyễn Trọng Giảng kí ngày 21/8/2008. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thành cho biết, việc giới thiệu, đề xuất nhân sự trưởng bộ môn, thì nhiệm vụ của tổ công tác là giúp việc và giúp trưởng khoa lấy thư giới thiệu đề xuất nhân sự, sau đó phải công khai kết quả. Thế nhưng, những khâu này bị Viện trưởng Phan Bùi Khôi bỏ qua. Ông Khôi còn tự ý xử lí hòm phiếu, không công khai, vi phạm quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lí, theo QĐ số 1080/QĐ-ĐHBKHN-TCCB. Sự mập mờ này là điều kiện cho các cấp lãnh đạo “lách luật”, lôi kéo phe cánh nhằm thâu tóm quyền lực.

Vi phạm pháp luật, nhiều sai phạm trong công tác Đảng

Ở Viện Cơ khí, cán bộ giảng dạy tại bộ môn không được xây dựng chương trình đào tạo tín chỉ cho K52; K53 và chương trình cử nhân K54, dẫn đến nhiều sai sót. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thành kiến nghị, buộc Viện trưởng Phan Bùi Khôi phải thừa nhận. Viện Cơ khí đã vi phạm QĐ số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); “Quy định về tổ chức và quản lí đào tạo sau đại học”, theo QĐ số 1035/QĐ-ĐHBKHN-SĐH ngày 20/4/2011 của trường ĐHBKHN. Giảng viên Trần Hữu Nam và Nguyễn Nhật Thăng (Viện Cơ khí) sửa điểm bài thi, tự ý bỏ việc đi nước ngoài. Sau khi bị giảng viên Nhữ Phương Mai tố cáo, ông Nam hai lần bị kỉ luật về vi phạm Quy chế thi theo quyết định số 1175/QĐ-ĐHBKHN-TCCB ngày 23/7/2010 và ngày 7/10/2010 do Hiệu trưởng Nguyễn Trọng Giảng kí QĐ số 1850/QĐ- ĐHBKHN-TCCB, buộc ông này thôi việc.

Nhưng thật kì lạ, đã bị buộc thôi việc, nhưng ông Nam vẫn được hướng dẫn luận văn ThS khoa học với đề tài “Nghiên cứu và phát triển vật liệu COMPOSITE phân hủy sinh học gia cường sợi xơ dừa” cho sinh viên Tống Văn Cảnh. Phó Viện trưởng Viện Cơ khí kiêm Phó Trưởng bộ môn Hàn và Công nghệ kim loại Bùi Văn Hạnh; Trưởng bộ môn Nguyễn Thúc Hà và giảng viên Vũ Huy Lân, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Bách Khoa tự ý đưa hai môn học Thiết bị hàn và Xử lí số liệu thực nghiệm trong kĩ thuật hàn vào chương trình đào tạo thạc sĩ. Ông Thành tố cáo, ông Hà chỉ bị phê bình. Ông Hạnh và ông Lân coi như không có lỗi. Sau đó, ông Hạnh, ông Hà và ông Nguyễn Tiến Dương (Giám đốc Trung tâm Thực hành cơ khí) tự ý cắt bỏ môn Tối ưu hóa công nghệ hàn, vi phạm khoản 2, Điều 9 QĐ số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5/8/2008 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ; Quy định về tổ chức và quản lí đào tạo sau đại học.

Tháng 9/2009, Công ty Doosan (Hàn Quốc) kí tài trợ cho Viện Cơ khí 5.000 USD. Trong đó, 2.500 USD tài trợ học bổng cho sinh viên, 2.500 USD dành mua trang thiết bị phục vụ đào tạo. Viện trưởng Phan Bùi Khôi đã giấu nhẹm số tiền mua thiết bị. Tại Đại hội Đảng bộ Viện Cơ khí ngày 19/4/2010, ông Nguyễn Ngọc Thành nêu ra, sau đó nhiều cuộc họp bàn nhưng chủ yếu bao che cho ông Khôi, không kết luận được số tiền này hiện đang ở đâu? Rõ ràng, ông Khôi có dấu hiệu tham nhũng.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội như một cửa hàng tạp hóa. Các khuôn viên để thừa, lãng phí nhiều diện tích “đất vàng”. Dịch vụ “trăm hoa đua nở” như hợp đồng trông giữ ô-tô 24/24 giờ; cho ngân hàng, bưu điện, quán ăn... thuê. Thư viện Tạ Quang Bửu không hết công năng, chỉ dùng 2/10 tầng, còn lại dành cho các đơn vị khác, còn rất nhiều phòng bỏ trống. Việc đầu tư xây dựng tràn lan gây lãng phí ngân sách Nhà nước. Tiền các khoản kinh doanh dịch vụ chi tiêu vào những việc gì, hằng năm không công khai, cán bộ, giảng viên không được hưởng đồng nào trong các khoản kinh doanh dịch vụ này? Thậm chí tiền giảng dạy cũng bị chậm, 1 - 2 năm sau mới được thanh toán, trong khi trường thu học phí của sinh viên ngay từ đầu năm học. Liệu số tiền trả cho giảng dạy của giảng viên có bị nhà trường đem quay vòng lấy lãi chia nhau?

Quy trình xét kỉ luật cán bộ, đảng viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng nhiều vấn đề. Đảng viên Nguyễn Ngọc Thành (cựu Phó Bí thư Chi bộ Hàn và Công nghệ kim loại) bị cách chức Đảng ủy viên. QĐ số 01-QĐ/ĐU của Đảng ủy Trường ĐHBKHN do Bí thư Đảng ủy Nguyễn Cảnh Lương kí ngày 14/3/2011 kết luận đảng viên Thành sai phạm, trong khi Chi bộ Hàn và Đảng ủy Viện Cơ khí chưa kiểm điểm. Cuộc làm việc ngày 14/11/2011 giữa ông Thành với Đảng ủy Trường ĐHBKHN do Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trần Văn Tớp điều hành, mất dân chủ, vi phạm Điều lệ Đảng và quy định 19 điều đảng viên không được làm. Ông Tớp chuẩn bị sẵn biên bản với 29 câu hỏi rồi yêu cầu ông Thành trả lời có hoặc không, chứ không cho giải thích, chứng minh. Sau gần hai năm bị kỉ luật đảng, ông Thành mới bị miễn nhiệm Phó Trưởng bộ môn Hàn và Công nghệ kim loại. Trong khi đó, ông Thành chưa được kiểm điểm ở bộ môn, thậm chí Chi bộ Hàn và Công nghệ kim loại còn ghi nhận ông hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ông Thành, giảng viên Nhữ Phương Mai nhận được giấy mời họp Hội đồng kỉ luật của Viện Cơ khí để “giải trình nội dung trong đơn tố cáo”, thực chất là họp để kỉ luật bà Mai, trong khi bộ môn của bà chưa có cuộc họp nào về vấn đề này...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.