Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Chỉ có Trung Quốc mới có quyền xung đột tại Biển Đông!?

Chỉ có Trung Quốc mới có quyền xung đột tại Biển Đông!?

bauxitevnWed 8:54 AM


Một khi mà Trung Cộng có được trọn vẹn Biển Đông thì cái mớ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông mà ông Trần Đại Quang nói đến chỉ là thứ hòa bình hoang tưởng như thế giới đại đồng của chủ nghĩa cộng sản. Xung đột tại Biển Đông tất cả đều thua, chỉ có Trung Cộng thắng, mà thực ra thì Việt Nam đã thua từ lâu lắm rồi. Thua vì bạc nhược, hèn, bất trung với tiền nhân...
“Nếu chúng ta cho phép bất ổn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp xung đột vũ trang, sẽ không có người thắng hay kẻ thua, mà tất cả đều sẽ thua”. Đó là câu nói của ông Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại chương trình Đối thoại Singapore lần thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức.
Ngày 30.8.2016, theo AFP đưa tin, ông Trần Đại Quang cảnh báo rằng sẽ không có ai thắng cuộc nếu xảy ra xung đột vũ trang vì tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Ông Quang cho rằng Biển Đông không chỉ đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho các nước trong khu vực mà còn là tuyến đường thiết yếu đối với vận tải hàng hải và hàng không của thế giới.

Ông Quang nhất quán trong tư duy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông.
Vậy hòa bình, ổn định, an toàn ở Biển Đông mà ông Quang coi trọng đó là gì? Trong khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông bằng “Đường lưỡi bò” tự vẽ ra, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng. Nước này đã xây dựng đảo nhân tạo, đường băng có khả năng chứa máy bay quân sự cùng nhiều cơ sở khác trên các đá, bãi ngầm ở khu vực.
Các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở các bãi đá chiếm của Việt Nam tại Trường Sa nhằm mục đích áp đặt việc thực thi cái gọi là Đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông.
Thực ra, việc Trung Quốc xây dựng và cải tạo công trình ở các bãi đá chiếm đóng của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa không phải là mới. Bắc Kinh đã bắt đầu tiến hành công việc này tại Đá Vành Khăn không lâu sau khi chiếm đóng nó vào năm 1995. Và khi Trung Quốc chiếm một số đảo và bãi đá ở Trường Sa những năm 1980, hầu hết những nơi đó là bãi đá và rạn san hô nằm dưới mực nước biển, chỉ nổi lên khi thủy triều xuống, cùng vài bãi đá nổi.
Với tư duy chưa đánh mà thua hay là nhu nhược đó mà cho đến bây giờ Hoàng Sa, Trường Sa gần như bị chúng chiếm trọn, Đường lưỡi bò của chúng liếm sâu vào thềm lục địa của Việt Nam.
Với Trung Quốc thì thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) chỉ là chuyện hoang đường, một sự “hòa bình van nài” mà Hà Nội đeo đuổi bao năm nay. Chúng có thực hiện không? có ngăn chặn chúng xâm chiếm Việt Nam được tấc biển, mét vuông hải đảo nào không? Hãy nhìn vào phán quyết mới đây của Tòa Trọng tài PCA phán quyết Trung Cộng thua về Đường lưỡi bò, chúng có chấp nhận không, có thực hiện không?
Ông Quang nói giải quyết hòa bình hay là mỹ từ ru ngủ dân tộc Việt Nam để Trung Quốc dễ bề thâu tóm nốt những gì còn lại tại Biển Đông?
Đối với cái “tầm nhìn hòa bình” của Quốc tế thì Trung Quốc lúng túng khi không thể ngăn cản Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ liên tục vi phạm ADIZ Trung Quốc áp đặt ở Biển Hoa Đông, và đó cũng là khả năng của lực lượng không quân Trung Quốc có căn cứ ở đất liền.
Trong bối cảnh Quốc tế đang cô lập Trung Quốc thì họ đang rất sợ và bực tức liên minh Mỹ, Úc, Nhật, Nam Hàn và Ấn Độ hợp lại đi tuần tra trên Biển Đông nên tìm đủ mọi cách chống lại. Thời điểm này là rất tốt cho mọi quốc gia chống lại, phản đối việc bọn Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông.
Một khi mà Trung Cộng có được trọn vẹn Biển Đông thì cái mớ hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông mà ông Trần Đại Quang nói đến chỉ là thứ hòa bình hoang tưởng như thế giới đại đồng của chủ nghĩa cộng sản.
Xung đột tại Biển Đông tất cả đều thua, chỉ có Trung Cộng thắng, mà thực ra thì Việt Nam đã thua từ lâu lắm rồi. Thua vì bạc nhược, hèn, bất trung với tiền nhân.
Giặc trước hiên nhà, giặc xâm phạm cõi bờ, dân Việt yên làm sao được đây, nói chi đến hai tiếng hòa bình. Yêu chuộng hòa bình là nền tảng nhân văn của loài người nhưng trước kẻ thù hiện hữu là Trung Quốc làm sao có thể hòa bình được đây? Triết lý chẳng có sai muốn có hòa bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh.
Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng, Đống Đa vẫn mãi gọi tên các thế hệ cháu con, tổ quốc này là của chung chứ chẳng phải riêng của cộng sản. Cộng sản nhu nhược sợ hãi, hèn nhát trước Trung Cộng nhưng dân Việt sẽ hy sinh để bảo vệ tổ quốc thân yêu này.
L.S.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong mười ứng cử viên giải Hoa Tulip về Nhân quyền của Hà Lan

Tiến sĩ Nguyễn Quang A là một trong mười ứng cử viên giải Hoa Tulip về Nhân quyền của Hà Lan

bauxitevnTue 7:54 AM


Lời người dịch: Hoa Tulip về Nhân quyền (Human Rights Tulip) là giải thưởng hàng năm của Hà Lan tặng cho cho tổ chức hay nhà hoạt động nhân quyền xuất sắc. Năm nay, trong số 91 ứng cử viên có 10 ứng viên được chọn cho công chúng bình bầu trực tuyến bắt đầu từ 12g ngày thứ Hai 29/8 và kết thúc lúc 23g59 ngày thứ Tư 7/9: Tổ chức Nhân quyền Mwatana (Yemen), ông Pierre Claver Mbonimpa (Burundi), bà/cô Nighat Dad (Pakistan), Trung tâm El Nadim (Ai Cập), Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ (Mexico), Cộng đồng bản xứ Santa Clara de Uchunya (Peru), Centro Prodh (Mexico), ông Nguyễn Quang A (Vietnam), bà/cô Nahid Gabralla (Sudan) và Hội người Leban vì Bầu cử Dân chủ (LADE) (Lebanon).
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Lan Bert Koenders sẽ chọn một người trong số ba ứng viên cao phiếu nhất để trao giải, là một tượng đồng hình hoa tulip vào ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12. Trị giá về tiền của giải là 100.000 euro, giúp người thắng giải có điều kiện để mở rộng hoạt động vì quyền con người.
Bạn có thể bình chọn tại đây http://www.humanrightstulip.nl/candidates-and-voting.
Sau đây là bài trên trang mạng của tổ chức giải Hoa Tulip về Nhân quyền nói về lý do Tiến sĩ Nguyễn Quang A được đề cử (xem ở đây).
Hoàng Dũng
clip_image001

Bằng cách theo các quy tắc và thủ tục chính thức, ông Nguyễn Quang A cho thấy giới hạn của các quyền tự do chính trị ở Việt Nam.
Từ năm 2013, Việt Nam có một Hiến pháp mới, trang trọng ghi nhận công dân của mình có các quyền con người. Tuy nhiên, ở Việt Nam giữa các quyền được ghi trong Hiến pháp và thực tế cuộc sống có một khoảng cách. Bằng hành động, ông Nguyễn Quang A bóc trần khoảng cách này. Trên thực tế, các quyền tự do được Hiến pháp trang trọng ghi nhận bị giới hạn nghiêm trọng vì các thủ tục hành chính và các hành động đàn áp của chính quyền. Điều này khuyến khích và thúc đẩy dân chúng Việt Nam phải tự kiểm duyệt. Bằng cách đe dọa trên mạng và sách nhiễu các nhà chức trách cố gắng làm mất uy tín và làm các công dân không dám đòi hỏi quyền hợp pháp của họ. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang A từ chối tự kiểm duyệt và đứng lên đòi quyền của mình. Ví dụ, ông đã cố gắng ứng cử vào Quốc hội với tư cách là một ứng cử viên độc lập. Việc ông không vượt qua được quá trình rà soát đặt câu hỏi chính đáng về mức độ dân chủ tại Việt Nam. Cần lưu ý rằng ở Việt Nam thể hiện sự bất đồng quan điểm là chuyện rất kì lạ. Ông Nguyễn Quang A từ chối cúi đầu trước áp lực giấu mặt và công khai. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang A đang ngày càng chịu nhiều sách nhiễu như việc đi lại bị hạn chế, các thành viên gia đình bị đe dọa và gần đây thậm chí ông còn bị tạm giam nhiều lần.
Trên các phương tiện truyền thông lề trái ở Việt Nam các bài viết của ông ngày càng xuất hiện nhiều hơn và phản ánh một mức độ can đảm hiếm có. Bằng các hoạt động trên mạng và ngoài mạng, ông Nguyễn Quang A có thể truyền cảm hứng cho một số lượng lớn những người trẻ. Thành công của ông trong việc đòi quyền [con người] giúp các công dân khác khi đòi quyền con người có được những cơ hội lớn hơn, qua đó hỗ trợ một sự thay đổi trên toàn quốc để quyền con người được tôn trọng hơn.
Dịch giả gửi BVN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bay bổng không đúng lúc...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bay bổng không đúng lúc...

bauxitevnTue 7:51 AM


Mai Tú Ân
Người dân không cần lối nói khoa trương, nặng chất văn chương của người đứng đầu Chính phủ vì những lời ấy không giúp ích gì cho họ được. Người dân không cần lời nói rỗng tuếch gió bay mà cần những việc làm thiết thực, có ích của Chính phủ trong việc thoát khỏi thảm họa cá chết miền Trung.
Thủ tướng Việt Nam có lẽ đang hào hứng lắm với những công việc của Chính phủ nên ông đã liên tiếp phát ngôn những mỹ từ khoa trương, tối nghĩa và bay bổng hoàn toàn không đúng lúc.
Dĩ nhiên Thủ tướng có quyền bay bổng và nên bay bổng nhưng đó là trong trường hợp thành công, thắng lợi của Chính phủ và người dân thì hạnh phúc no đầy kia. Chứ trong khi môi trường đang xuống cấp thảm hại và Chính phủ làm việc không được lòng dân, cũng như chưa có biện pháp khả dĩ nào có thể loại trừ được thảm họa Formosa gây ra cho người dân miền Trung thì ông phát pháo những câu nói thật khó hiểu, mà không phải người dân nào cũng hiểu:

“Phải làm sao cho cá sống được trong nước thải”
Với vai trò của người đứng đầu Chính phủ và trong tình hình môi trường hiện nay thì ông hãy làm cho mọi người dân sống được trong môi trường nước sạch trước đã. Cũng như làm sao để con cá nó sống được trong môi trường mà nó vẫn sống đã, trước khi bay bổng vào cái việc ngây ngô là thí nghiệm cho con cá sống được ở trong nước thải.
Rồi làm việc với tỉnh Phú Yên, Thủ tướng tiếp tục bay bổng khi ví von Phú Yên: “Như cô gái đẹp đang ngủ” nên cần đánh thức nó dậy. Và thật khôi hài khi Thủ tướng tự sướng quá đà:
“Phải làm cho nhiều những con đại bàng bay về tổ”
Ý của Thủ tướng muốn nói về việc xây dựng đất nước tốt đẹp hơn để những người Việt tài năng trở về. Đó hoàn toàn là điều tốt đẹp cho tất cả mọi người Việt Nam nhưng trước hết phải ngăn đừng để đại bàng bay khỏi tổ trước đã. Theo thông báo thì có dăm con đại bàng trở về nước nhưng có tới gần 5000 con mang theo tiền rời khỏi Việt Nam mỗi năm. Và vừa rồi thì một trong những con đại bàng béo nhất, cựu CEO của FPT, và cũng là người hy vọng sẽ làm Thủ tướng Việt Nam trước tuổi 40 Trương Đình Anh đã dẫn cả đại bàng cái và 4 đại bàng con rời khỏi cái tổ Việt Nam để bay sang tổ Mỹ, dĩ nhiên là cùng với tiền và chất xám Việt Nam. Có thể kể thêm đại gia và là ĐBQH VN, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường cùng với gia đình đã âm thầm chia đôi cái tổ Việt Nam với với cái tổ ở tận xứ Malta.
Người dân không cần lối nói khoa trương, nặng chất văn chương của người đứng đầu Chính phủ vì những lời ấy không giúp ích gì cho họ được. Người dân không cần lời nói rỗng tuếch gió bay mà cần những việc làm thiết thực, có ích của Chính phủ trong việc thoát khỏi thảm họa cá chết miền Trung. Người dân cần chính quyền làm nhiều chứ không cần nói nhiều. Và nếu có nói thì là những lời nói rõ ràng, chân thật về thảm họa cá chết, về lỗi của chính quyền và cấp dưới, và về tính minh bạch của chính quyền chứ không phải là những lời có cánh nhưng chẳng đâu vào đâu cả của ông Thủ tướng.
Bởi nếu cứ bay bổng vô tư và không đúng lúc như thế thì sẽ giống như Thủ tướng đang bay bổng trên nỗi đau của người dân vậy...
M.T.A.
Tác giả gửi BVN.

Việt Nam không nên làm sắt thép nữa

Việt Nam không nên làm sắt thép nữa

bauxitevnTue 7:50 AM


Ngọc An
Trước đề xuất xây siêu dự án thép ven biển10,6 tỉ USD ở Ninh Thuận, GS. Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng thế giới cơ bản chỉ Trung Quốc còn sản xuất thiết bị thép lò cao, Việt Nam không nên làm thép nữa.
Anh Nguyễn Văn Út (trú thôn Thương Diêm, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) làm nghề bỏ lồng bắt cá rô phi biển. Anh Út lo lắng sắp tới làm nhà máy thép, nếu xảy ra ô nhiễm môi trường thì không còn cá để bắt nữa Ảnh: TRUNG TÂN
Anh Nguyễn Văn Út (trú thôn Thương Diêm, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) làm nghề bỏ lồng bắt cá rô phi biển. Anh Út lo lắng sắp tới làm nhà máy thép, nếu xảy ra ô nhiễm môi trường thì không còn cá để bắt nữa - Ảnh: TRUNG TÂN

Với kinh nghiệm nhiều năm trong thu hút đầu tư, ông Nguyễn Mại đề nghị Việt Nam không nên đi vào “vết xe” của nhiều nước đã đi hàng thế kỷ nay.
* Sau dự án thép của Formosa gây ô nhiễm môi trường, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cũng đề xuất siêu dự án thép nhưng với cam kết rất cao. Bộ Công Thương cũng đã đưa dự án vào quy hoạch. Ông có cảm thấy lo ngại?
- Formosa là một câu chuyện hi hữu ở Việt Nam, còn trên thế giới dự án 10 triệu tấn hay 15 triệu tấn/năm, thậm chí là cao hơn khá nhiều. Ví dụ Posco (Hàn Quốc) có một dự án tập trung 21 triệu tấn làm ngay cạnh biển. Không phải cứ sắt thép là ảnh hưởng môi trường, mà vấn đề là làm sao có công nghệ để không ảnh hưởng đến môi trường.
Vì mình không kiểm soát được nên Formosa mới gây ra ô nhiễm môi trường. Liên quan đến công nghệ sản xuất lò cao, theo tôi được biết cơ bản chỉ có Trung Quốc là còn sản xuất một số thiết bị lò cao. Không có nhiều nơi sản xuất nên Formosa đã mua thiết bị của Trung Quốc.
Vậy vấn đề đặt ra là ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HSG, sẽ mua thiết bị ở đâu? Liệu có phải sẽ mua từ Trung Quốc.
* Đến thời điểm này vẫn chưa có đánh giá tác động môi trường, nhưng theo kế hoạch năm 2017 dự án sẽ khởi công. Như thế có quá nhanh và liệu có đủ kỹ lưỡng?
- Đánh giá tác động môi trường không phải là khâu quan trọng nhất mà là khâu đầu tư. Bởi đánh giá tác động môi trường chỉ là khâu đầu tiên, hoàn toàn trên lý thuyết chứ không phải là thực tế. Nên quan trọng hơn là đánh giá qua quá trình đầu tư. Lúc này mới đánh giá chính xác được khí thải, nước thải và các độc tố là bao nhiêu?
Thực tế, dự án của Formosa cũng từng đánh giá tác động môi trường khá bài bản, thuê hẳn một công ty tư vấn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Với dự án 10,6 tỉ USD của HSG, người ta cũng sẵn sàng làm chỉ ba bốn tháng là có đánh giá tác động môi trường thôi.
Theo lý thuyết thì có thể tính toán được là bao nhiêu mét vuông thì thải ra nước thải bao nhiêu, khí thải và chất thải rắn thế nào? Cũng có thể vẽ ra viễn cảnh là xử lý nước thải, chất thải như thế nào, khói bụi ra sao trong bản đánh giá tác động này.
Ở Formosa không thiếu gì cả, có điều sau khi đưa vào vận hành thì không có cách nào đo đếm được. Cho đến khi có phát sinh thì Tổng cục Tài nguyên - Môi trường mới lập trạm quan trắc, đấu nối với khu xử lý nước thải của Formosa.
Xin lưu ý, cái chúng ta biết ở Formosa mới chỉ là nước thôi, còn xử lý những vấn đề khác như khói bụi hiện chưa ai nói, hay chất thải rắn thế nào... Ở tất cả các nước, khâu đánh giá tác động môi trường được coi trọng nhưng không quan trọng bằng việc theo dõi trong xây dựng, bắt đầu đưa vào vận hành.
Formosa mới chỉ vận hành thử và rửa đường ống mà đã như vậy. Formosa còn khâu rất quan trọng là vận hành thì mình phải theo dõi. Dự án của HSG cũng như vậy, sẽ phải đối mặt với tất cả các vấn đề trên và phải theo dõi.
* Nhiều chuyên gia thép từng cảnh báo rằng nên thận trọng khi phê duyệt đầu tư vào dự án thép. Ông có tin vào khả năng đầu tư của HSG?
- Về sắt thép, tôi nói nghiêm túc rằng Việt Nam không nên làm sắt thép, theo cách đi của nhiều nước (giai đoạn công nghiệp hóa từ thế kỷ 19, 20 - PV). Bây giờ mình có thể đi tắt đón đầu, sắt thép giờ Trung Quốc và Mỹ thừa rất nhiều, có tiền hoàn toàn có thể nhập dễ dàng.
Lựa chọn sắt thép hay lựa chọn gì đó là câu chuyện của quốc gia, quan trọng nhất là mình ưu tiên sản xuất gì để tránh đi lại “vết xe” của người khác. Lựa chọn con đường người khác đã đi hàng thế kỷ qua hay đi vào công nghệ hiện đại nhất? Tôi cho rằng dù trong nước hay nước ngoài đầu tư, quan trọng nhất là định hướng phát triển sắt thép nữa hay không.
* Có ý kiến cho rằng sản xuất thép là nền tảng cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo, liệu có hợp lý?
- Đây là quan niệm rất cổ hủ, bởi bây giờ phân công có tính chất quốc tế, nên những nước đi sau không nên làm, bắt chước những nước đi trước mà phải tìm cách đi tắt đón đầu và chú trọng công nghệ hiện đại. Tại sao thay vì sắt thép, không đầu tư vào những ngành viễn thông, công nghệ như Viettel đang làm?
Đâu có cần sắt thép mà họ vẫn đầu tư được ra nước ngoài và thu về cả tỉ USD. Hiện nay ta nhập 5-7 tỉ USD sắt thép/năm, nếu Formosa làm 10 triệu tấn/năm mà giải quyết tốt môi trường thì cũng đã có thể đáp ứng nhu cầu rất quan trọng rồi. Còn sắt thép bình thường thì hiện nay trong nước đã thừa và đã xuất khẩu.
Tôi cho rằng đối với ximăng, sắt thép, lọc dầu thì Việt Nam không nên làm nữa. Ximăng thì đã thừa rồi, xuất khẩu cũng khó; lọc dầu thì ta chỉ có 15 triệu tấn dầu thô mà công suất lên tới 45-50 triệu tấn rồi; sắt thép cũng không cần làm nhiều. Đi vào hợp kim cao cấp là tốt nhất, sử dụng công nghệ các nước tiên tiến, 1 tấn hợp kim bằng 10 tấn thép. Nếu HSG đầu tư theo hướng đó thì tôi rất ủng hộ.
Ông Nguyễn Văn Tuấn(Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch):

Trả giá về môi trường sẽ rất lớn

Hiện chưa thể nói có nên hay không làm khu liên hợp luyện cán thép tại Ninh Thuận, nhưng cần phải thực hiện điều mà Thủ tướng đã nói là không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế.
Đồng thời, muốn phát triển cái gì cũng cần phải tính đến hệ quả của nó sau này. Chủ đầu tư thường đưa ra cam kết rất hay, nhưng khi thực hiện thì lại thường không phải là như thế.
Môi trường còn quý giá hơn là sự phát triển. Cho đến bây giờ, kể cả cá biển, nước biển miền Trung có đang phục hồi thì sự phục hồi của du lịch cũng không thể ngay lập tức mà còn lâu mới có thể phục hồi được. Sự trả giá nếu để xảy ra ô nhiễm là quá lớn. (V.V.Tuân)
Ông Hồ Nghĩa Dũng(Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam):

Tìm đâu 10,6 tỉ USD để đầu tư?

Dự án của HSG quy mô lớn, chia ra nhiều giai đoạn, tới trên 10 năm. Xu hướng hiện nay là đầu tư trung tâm thép khép kín, tập trung, quy mô tương đối lớn thì mới cạnh tranh được với công nghiệp thép thế giới. Một khu công nghiệp lớn như vậy thì việc đặt ven biển cũng là cần thiết. Trên thế giới, có điều kiện thì người ta đều đặt ở ven biển vì giải quyết vấn đề giao thông, vận tải, nguyên liệu.
Tuy nhiên, vấn đề môi trường đang rất nóng, dù công nghệ hiện nay hoàn toàn kiểm soát được vấn đề môi trường. Giai đoạn đầu chỉ khoảng 3 triệu tấn/năm và tập trung làm thép cán thì quản lý, vận hành, đảm bảo môi trường đơn giản hơn. Nhưng giai đoạn 2 đưa lò cao, lò cốc vào thì phải đặc biệt quan tâm tới môi trường.
HSG là doanh nghiệp lớn trong nước, nhưng việc huy động vốn ở đâu, lên tới 10 tỉ USD thì cũng là ẩn số với hiệp hội. HSG làm ăn hiệu quả nhưng bên cạnh nguồn tài chính tự có, có lẽ HSG sẽ phải huy động các nguồn khác nữa, cả qua ngân hàng và bên ngoài mới đáp ứng được tổng vốn đầu tư trên.
N.A.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Quả là “đang củng cố và tăng lên”! (Mênh mông thế sự 41)

Quả là “đang củng cố và tăng lên”! (Mênh mông thế sự 41)

bauxitevnMon 2:39 AM


Tương Lai
Củng cố và tăng lên cái gì xin xem hồi sau sẽ rõ. Mục chống thực phẩm bẩn trên tivi đang đưa tin người ta nhuộm cá trê đen thành cá trê vàng như thế nào xem ra còn chào thua cái công nghệ biến đen thành trắng của chuyện “củng cố và tăng lên” này đấy.
Ngày 14.8.2016 tại cuộc họp với các cán bộ cao cấp đã về hưu tại TP. HCM, Tổng Bí thư Trọng dõng dạc tuyên bố: “Niềm tin trong dân được củng cố và tăng lên”. Có nhiều lý do, nhưng có lẽ đó là căn cứ vào “thực tế công tác tổ chức - cán bộ, đối ngoại, xử lý việc gây ô nhiễm môi trường biển một số tỉnh miền Trung thời gian qua cho thấy cách làm đúng, chủ trương đúng.” Đúng bốn ngày sau, súng nổ ngay trong trụ sở Tỉnh ủy Yên Bái, súng bắn vào Bí thư Tỉnh ủy rồi nổ ngay vào Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân. 

Thoạt đầu, tin đưa là sự việc diễn ra tại hội trường tỉnh ủy, nhưng rồi lại có tin là hai ông Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân bị bắn chết tại phòng làm việc lúc 7 giờ 45 phút, trước cuộc họp của hội đồng nhân dân tỉnh bàn chuyện nhân sự.
Tại cuộc họp báo buổi chiều, Giám đốc công an tỉnh tuyên bố vì hung thủ đã chết, nên không khởi tố vụ án. Nhưng “Cuối giờ chiều cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Yên Bái phát đi thông báo chính thức khởi tố vụ án” (Vietnamnet 21/08/2016). Phải chăng vì đây là vụ việc phức tạp, còn có nhiều liên quan cần phải chỉ đạo lại từ cấp cao nhất? 
Còn VnExpress dẫn lời ông Giám đốc Bệnh viện Yên Bái thì cho biết hai nạn nhân bị bắn ba phát vào ngực và bụng, tử vong trước khi nhập viện. Nhưng rồi một tờ báo khác lại đưa tin, tin này sau đó được chính thức loan truyền rộng rãi trên hầu hết các báo và đưa nhiều lần trên VTV rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến bệnh viện thăm các nạn nhân đang được cấp cứu và chỉ đạo việc cứu chữa, kể cả việc điều động gấp các bác sĩ giỏi ở Hà Nội lên hỗ trợ?
Lại nữa, một tin đáng đặt dấu hỏi to tướng mà một vài tờ báo đưa lên rồi phải rút xuống ngay là chuyện một phát đạn bắn đằng sau gáy xuyên ra đằng trước được diễn giải bằng việc hung thủ tự sát bằng cách bắn vào đầu mình trong một tư thế thật khó tin.
Liệu có phải là “do tâm lý, diễn biến nội tâm, không làm chủ được, nên có thể đã có hành động như vậy, chứ bản chất đây không phải người xấu” như bà Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh trả lời báo chí về hành động tự sát của ông Đỗ Cường Minh? Cũng có thể lắm chứ, đã “không làm chủ được” là “tâm lý diễn biến nội tâm” thì có thể có kiểu “tự bắn vào đầu” theo tư thế cắc cớ thế chứ ly kỳ quái kiệt hơn, đều có thể được cả. 
Cứ tin bà Chủ tịch đi để đỡ suy diễn vớ vẩn, gây bất ổn định về nhân tâm, phá hỏng cả thành tựu tuyệt vời mà ông Tổng Bí thư vừa khoái chí rao giảng với các cán bộ cao cấp về hưu ở Sài Gòn sau khi đã thực thi cùng kịch bản tại Hà Nội. 
Quả là cách xử lý tình huống của các vị cứ ngỡ như là khôn ngoan nhằm trấn an dư luận để “củng cố và tăng lên” niềm tin cho lũ thần dân cứ yên phận mình nhẫn nại mà sống, mọi việc đã có Đảng lo, vì mọi thứ đều “cho thấy cách làm đúng, chủ trương đúng” theo lời ông Trọng. Chẳng đúng thì sai à! Không sai, chỉ rối như gà mắt tóc thôi. Ngặt một nỗi là đã có cái chuyện được giải thích từ miệng bà Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, có trình độ thạc sỹ, cao cấp lý luận chính trị (như Vietnamnet ngày 18/8/2016 cho biết), kẻ được coi là hung thủ gây án rồi tự sát theo tư thế bắn cắc cớ như vậy là do “tâm lý, diễn biến nội tâm, không làm chủ được” chứ trong quy trình cơ cấu nhân sự “chưa đến độ vì có quyết định mà dẫn đến việc này”. Nói nôm na là “tâm thần bất định”, biểu hiện của thần kinh có vấn đề.
Bà Chủ tịch có lý. Hiện nay có đến 14 triệu người Việt Nam đang mắc các rối loạn tâm thần phổ biến cơ mà. Gần 1/5 trong số này mắc các rối loạn tâm thần nặng mà số lượng bác sĩ cho chuyên khoa này quá ít, chỉ có 850 người trên hơn 90 triệu dân, lại chỉ tập trung ở tuyến trung ương. Yên Bái liệu có bác sĩ tâm thần không nhỉ? Vậy thì chắc cú hơn là phải nhờ cán bộ Tuyên Giáo làm thay. Còn Luật Sức khỏe tâm thần thì lại đang phải phấn đấu ban hành trước năm 2020 với mục tiêu 50% bệnh nhân rối loạn tâm thần được điều trị vào năm 2025. Từ nay đến đó, e là phải chờ nhiều chuyện cắc cớ nữa còn ly kỳ hồi hộp cách giải thích của bà Chủ tịch Yên Bái nhiều! Liệu có phải khi tinh thần bị kích động, lo nghĩ giận dữ quá độ gây ra các rối loạn hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, phát sinh ra đàm khí. Nếu đàm khí uất thì kết sinh chứng trầm cảm, nếu đàm khí hóa hỏa thì sinh chứng hưng phấn như các cụ lang giảng? Nôm na bắt mạch theo kiểu dân gian thì “khí uất” này xem ra tích tụ đã quá lâu giữa các “đồng chí” đến độ phải thanh toán theo kiểu xã hội đen. 
Chẳng tiến hành “giải phẫu bệnh lý” thì vẫn có thể chẩn đoán nguyên nhân cũng trần trụi như các khúc gỗ quý của rừng Yên Bái được quy ra tiền. Tiền lại được thâu tóm bởi quyền. Quyền được thăng hoa rồi quy tụ vào chiếc ghế. Tranh giành những chiếc ghế ấy nhân danh chống tham nhũng học đòi họ Tập bên Tàu “diệt ruồi, bắt hổ” để thanh toán đối thủ chính trị nhằm khơi đúng vào những bức xúc xã hội, mị dân để kiếm chác sự ủng hộ của dân. Mà đâu phải chỉ là những hành động đang được ồn ào triển khai, ngay cả “Luật chống tham nhũng” đang soạn thảo cũng là “bốc nhầm thuốc” như nhận xét của ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp (Tuổi Trẻ 26.8.2016). Nhưng thật ra không nhầm đâu. Bốc đúng theo yêu cầu rồi đấy. Bởi lẽ, nếu chỉ ra đúng thuốc đắng dã tật, quét sạch được tham nhũng thì làm sao duy trì được thể chế toàn trị phản dân chủ để giữ bằng được cái ghế quyền lực? 
Vậy là chuyện tâm thần bất định, khiến cho thần hồn nát thần tính nên những tuyên bố trống đánh xuôi kèn thổi ngược khiến cho sự hoài nghi trong công luận đang được “củng cố và nâng lên” theo cấp số nhân. Càng được chỉ đạo từ trên lại càng rối rắm, u u minh minh. Phát ngôn chính thức thì ấp a, ấp úng như ngậm hạt thị, nói vo thì câu sau đá câu trước, vì rằng “thực tế công tác tổ chức - cán bộ” ở cái tỉnh miệt rừng này không chịu đi đúng cái quy trình như người ta toan tính, lại cứ tuân theo cái quy luật nghiệt ngã lượng đổi chất đổi! 
Cái ung nhọt nung nấu đã tấy lên và bục vỡ trong một cơ thể đã cạn kiệt sức đề kháng. Do nằm ngoài kịch bản, diễn viên lúng túng mà người nhắc vở đứng sau cánh gà cũng đang hoảng hốt trong khi soạn giả và đạo diễn thì bấn loạn vì quá bất ngờ, đâm ra vở diễn phơi bày quá lộ liễu những điều muốn giấu nhẹm đi! Vì thế mà công luận mỗi ngày mỗi “củng cố và nâng lên” những hoài nghi, những chất vấn khó bề bưng bít.
Có một chi tiết nho nhỏ nhưng suy ra không nhỏ tí nào, là ông Bí thư bị bắn chết cũng là một Ủy viên Trung ương nhưng báo chí tịnh không nói gì. Còn tin trên blog của nhà văn Phạm Viết Đào: “Vì sao bộ máy quan chức Yên Bái có hai ủy viên BCHTW Đảng” thì bị xóa. Gõ Google https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../vi-sao-bo-may-quan-chuc-yen-bai-co-2-uy..chỉ thấy hiện lên dòng chữ: “Rất tiếc, trang bạn đang tìm trong blog này không tồn tại”.
Quả là “rất tiếc” thật. 
clip_image002
Bà Chủ tịch UBND Phạm Thanh Trà 
 clip_image004
Vợ ông Minh là bà Nguyễn Thị Thu Hà, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Yên Bái, là con gái nguyên Bí thư Tỉnh ủy. Ông Minh sống tốt và chân thành
Trên rừng thì như vậy, Yên Bái có thế mạnh về rừng và nhiều, rất nhiều gỗ để mà “cơ cấu” nhân sự. Dưới biển thì Hà Tĩnh có vụ thảm sát môi trường danh vang bốn cõi với chủ trương đúng: ký hẳn một “nhượng địa” trong 70 năm cho Trung Cộng núp bóng Formosa Đài Loan chiếm lĩnh một địa bàn chiến lược mà Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đã vạch rõ trước diễn đàn Quốc hội là “Vụ Formosa tiềm ẩn lâu dài vấn đề quốc phòng - an ninh”. ThanhNiên online ngày 11.7.2016 dẫn lời ông “Tôi thấy vụ việc Formosa còn là vấn đề tiềm ẩn lâu dài. Nếu không lường trước, tình hình sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp. Vấn đề ở đây không chỉ đơn giản về kinh tế mà còn gắn với quốc phòng - an ninh”. 
Thế nhưng Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi trường Võ Tuấn Nhân theo chỉ đạo ở trên đã tuyên bố ráo hoảnh “cá chết do thủy triều đỏ, không phải do Formosa” để rồi hai tháng sau vòng vo chối cãi: "Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt. Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định”. Vậy là tại thời điểm cách hai tháng, vị đại diện Bộ Tài Nguyên - Môi trường mới chỉ nói chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá hết hàng loạt chứ không khẳng định "cá chết do thuỷ triều đỏ, không phải do Formosa" (Người đô thị, 27/04/2016)
Chao ôi “thôi thế thì thôi,
Rằng không thì cũng vâng lời rằng không”. 
Đành phải mượn lời nàng Kiều trả lời sự tráo trở ê chệ của bản mặt Sở Khanh “nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay” để khỏi dài dòng! Chỉ có điều, đây là loại Sở Khanh hiện đại, “rõ ràng mặt ấy mặt này chứ ai”, cho dù trong công luận có “kẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương” nhưng vì phải phát ngôn sao cho đúng với chỉ đạo của trên thì sá gì chuyện “bất nghĩa” với “vô lương”. Cốt sao đảm bảo được sự “lãnh đạo tuyệt đối” để “còn ghế còn mình”, đâu cần phải “dơ tuồng nghỉ mới tìm đường tháo lui” như Sở Khanh xưa kia! Ác một nỗi báo Tuổi trẻ ngày 26.8.2016 lại đưa ngay lời ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội “lúc đầu quan chức Bộ Tài Nguyên - Môi trường tuyên bố rất dõng dạc là “không phải do Formosa, đó là thủy triều đỏ” nhưng rồi cuối cùng kết luận là do Formosa xả thải bậy”. 
Phải vậy thôi chứ tháo lui hết thì “lấy đâu ra người làm việc” như ông cựu Chủ tịch Quốc hội đã từng nói rất chí lý và đúng bản chất cái hệ thống dung dưỡng, đào luyện những kẻ “nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay” như kiểu ông Thứ trưởng kia. Trong cái bộ máy khủng khiếp này thì đếm sao xuể những người như ông ta. Chuyện trên rừng hay chuyện dưới biển vừa bục vỡ đều có đóng góp quý báu của bọn các ông, các bà cả.

clip_image006Này này sự đã quả nhiên”.

clip_image008
Nói về Formosa là phải nghĩ đến hai ngài này: Nguyễn Phú Trọng và Võ Kim Cự
Nếu việc này xảy ra từ cái buổi của cái loa Phường, loa Xóm, loa Đội, v.v. định hướng tư tưởng cho thần dân thì có thể cũng xuôi. Nhưng trong cái thời Internet nối mạng toàn cầu, chỉ một sự kiện bất thường xảy ra trên đường phố hay trong một ngõ xóm ở nông thôn đều có khả năng được thu vào điện thoại thông minh phát ngay lập tức cho cả nước và cả thế giới biết, thì những trò mèo ấm ớ như vừa kể sớm muộn đều bị phơi bày, những toan tính bưng bít sẽ phá sản thảm hại. Thế mà vẫn còn đó cái hệ thống loa phường, loa xóm đang cố lay lắt sống trong sự lay lắt của một mô hình mục nát đã ở vào buổi hoàng hôn nhiệm kỳ, đất nước vẫn còn chất chứa trong mình những ung nhọt chưa biết sẽ bục vỡ vào lúc nào và ở đâu!
Đã đến lúc những người còn chút lương tri, lương năng buộc phải nhìn diễn biến thời cuộc bằng con mắt tỉnh ngộ. Mong sao bộ phận thức thời đang náu mình trong hệ thống quyền lực đừng để quá muộn việc mổ xẻ, vứt bỏ những ung nhọt hủy hoại giang sơn gấm vóc ông cha bao đời gây dựng từng tấc đất, tấc biển, từng ngọn núi, dòng sông. Rừng đang bị tàn phá, biển đang chết vì độc tố, đời sống con người cả vật chất lẫn tinh thần đang bị đầu độc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, văn hóa và đạo lý dân tộc đang bị băng hoại. *
Phải chăng vì thế mà người ta nói về dòng người di dân mới. Không phải là những “thuyền nhân” tủi nhục của một thời, mà là của những người thuộc lớp trung lưu đang có mức sống cao, trong đó không ít là những người chuẩn bị về hưu từng giữ những chức vụ trong bộ máy quyền lực, e ngại về sự bất an xã hội đang ngày càng tăng lên, muốn thu xếp một cuộc sống an lành hơn, tốt đẹp hơn cho con cái họ nên tìm đường định cư ở nước ngoài **. Mà không chỉ là người có tiền muốn bỏ nước ra đi. Hãy nhớ đến một thông tin thật chua xót về người lao động ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh vừa bị loại khỏi danh sách được xét đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc đợt mới vì những người đồng hương của họ những đợt trước đã bỏ trốn quá nhiều. Trốn, để sống chui nhủi bất hợp pháp ở đồng đất xứ người, còn hơn trở về nơi chôn rau cắt rốn mà mờ mịt lối ra! Vì sao có thảm cảnh này? Ai là thủ phạm?
Hiện tình đất nước cho thấy, tiếp quả bom Formosa Hà Tĩnh bật nổ “ngoài kịch bản” là tiếng súng Yên Bái vang lên không đúng “quy trình”, đó là những chỉ báo rõ ràng về những ung nhọt đã bục vỡ. Vậy mà còn nhiều, rất nhiều những ung nhọt khác đang tấy lên nhức nhối. Làm sao mà dự báo được những sự kiện ngoài kịch bản và chệch quy trình nhưng đúng quy luật như những sự kiện vừa xảy ra sẽ dồn dập hơn, lan rộng hơn? 
Thì chẳng thế sao, “không ít đảng viên vào Đảng không phải để phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, cho hạnh phúc của nhân dân, mà là để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu mà còn nêu gương xấu trước quần chúng. Một số người vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ. Nhiều người có quan hệ trực tiếp với vật chất, tiền tài, đã lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để tham ô, trục lợi, ăn cắp của công, ăn hối lộ, thông đồng với kẻ xấu để làm giàu bất chính”. Đây chính là điều ông Trọng buộc phải nói ra (VnExpress.net, ngày 28/5). Và có như thế thật.
Nhưng đây chỉ là một phần sự thật, chỉ là cái bề nổi của tảng băng chìm. Cái gốc của những hiện tượng xấu xa, tệ hại “có chiều hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng” thì ông Trọng chưa dám đụng đến. Vì đụng đến cái đó thì chính ông phải tự xóa bỏ chính mình, phủ định luôn cái bệ đỡ mà nhờ nó ông đang ngồi trên cái ghế quyền lực cao nhất vừa chiếm được. Đó là cái ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đã định hướng cho việc hình thành và củng cố một thể chế toàn trị phản dân chủ, kìm hãm đất nước trong tăm tối lạc hậu suốt hơn bốn thập kỷ qua mà bài Lá cờ Tổ quốc trong Mênh mông thế sự 40 đã gợi ra.
Để xóa bỏ tận gốc, thì trước hết phải đặt Tổ quốc lên trên hết và trước hết chứ không thể cố sức củng cố và duy trì cái ý thức hệ từng áp đặt cái mô hình sai lầm làm cho đất nước đứng trước vực thẳm sụp đổ mới sau bài học của thập kỷ 80. Để cứu vãn tình hình thì điều tiên quyết là phải bằng mọi cách thoát khỏi cái thòng lọng 16 sáu chữ vàng oan nghiệt của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ”. Cái thòng lọng oan nghiệt ấy đang siết dần ách Bắc thuộc mới mà Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo từ hai thập kỷ trước. Lấy lại lòng tin của dân không thể bằng những hành động sát phạt, tranh giành quyền lực dưới cái chiêu bài chống tham nhũng nhằm thanh toán đối thủ để đánh lạc hướng dư luận. 
Chống tham nhũng đúng là mong mỏi của dân, nhưng muốn thế, phải làm bật cái gốc của tham nhũng chứ không chỉ tỉa cành, chặt ngọn. Muốn bật cái gốc tham nhũng, tránh “bốc nhầm thuốc”, thì phải dân chủ hóa đất nước, dùng sức mạnh của dân, phát huy vai trò của xã hội dân sự, tận dụng lợi thế của thời đại trong hội nhập để đổi mới chính trị đi liền với đổi mới kinh tế nhằm đưa đất nước bứt khỏi bế tắc hiện nay.
Tiếng súng nổ ở Yên Bài ngày 18.8 vừa rồi là tiếng sấm báo hiệu sét đánh giữa bầu trời u ám đang vần vũ mây đen. Những ung nhọt sẽ lần lượt bục vỡ. Chính đó mới đúng là một xu thế đang được củng cố và tăng lên.
Ngày 28.8.2016
Chú thích:
*Để hoàn chỉnh bức tranh về sự băng hoại này, xin đọc Nông Đức Mạnh từ con, Nông Bích Liên kiện bố.
** Theo viện VEPR (quý I/2015), lượng tiền của người Việt gửi ra nước ngoài đã tăng đột biến lên 7,3 tỷ USD, xem Nguyễn Quang Dy, Đi hay ở: Bi kịch của một quốc gia.
*** Trong nỗi buồn thế sự, người viết không muốn trưng ra hình ảnh của cả ba nạn nhân, vì dù có thế nào thì họ cũng cần được siêu thoát.

Mỹ, Trung Quốc và Úc tập trận chung vào tháng Chín

Mỹ, Trung Quốc và Úc tập trận chung vào tháng Chín

bauxitevnMon 2:33 AM


Một sự kiện đáng chú ý. Từ thái độ cứng rắn của TQ vài năm trước đây là chặn đường tàu Mỹ, TQ giờ "tập trận chung" với Mỹ và Úc...
Sau phán quyết CPA La Haye và phản ứng bề ngoài rất hiếu chiến của phía đã thua là TQ, trước G20 sắp tới, liệu có cái gì được mặc cả sau lưng dự luận không? Liệu Mỹ đã chấp nhận trong thực tế các đảo nhân tạo do TQ bồi đắp bất chấp luật biền quốc tế và quyền chủ quyền của các nước láng giềng không? Liệu đang có sự đồng thuận bí mật giữa TQ và Mỹ về "khả năng khai tác chung" rất có lợi cho TQ mà Duterte đi "đàm phán" tại Bắc Kinh không?
Dù sao, sau phán quyết của CPA tình hình có dấu hiệu tạm dịu tại biền ĐNÁ khi Mỹ chỉ quan tâm đến tự do hàng hải hàng không và cuộc bầu cử TT sắp tới. Còn về vấn đề chủ quyền hình như bọn lãnh đạo BK đã không nhường một chút nào cả. 
Để xem...
André Menras
Dưới sự lãnh đạo của những cái đầu cực kỳ ngu xuẩn, Việt Nam từ nhiều thập kỷ nay đã để lỡ những chuyến tàu quốc tế, để cuối cùng phải lên những con tàu vét với tâm trạng bẽ bàng và con mắt nhìn khinh thị của thế giới. Lần này – 2 năm nay – người Mỹ đã lại chìa tay, nhưng liệu ông T. Lú và những người cũng thừa lú như ông có hiểu rằng người ta là nước lớn, cần chơi với nước lớn, không thể hạ mình chờ đợi những kẻ vừa tầm thường lại vừa hoang tưởng, đã cuống quýt lắm rồi mà vẫn còn làm bộ làm tịch “Em chã, em chã”, hay không? 
Bauxite Việt Nam
clip_image002
Đá Chữ Thập - nơi xảy ra tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.U.S. Navy/Handout via Reuters/File

Trong nỗ lực làm hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông, Hoa Kỳ, Úc và Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận chung vào tháng 09/2016. Truyền thông Mỹ ngày hôm qua 26/08/2016 loan báo như trên.
“Tập trận Kowari 2016” sẽ được cả ba cường quốc quân sự này tiến hành tại Darwin, Úc, từ ngày 01-11/09/2016.
Phát biểu trên tờ China Daily, ông Ngô Khiêm (Wu Qian), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cho biết động thái này nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ an ninh giữa ba nước. Cuộc tập trận này bao gồm cả những hoạt động phòng thủ trên biển giữa ba quốc gia.
Theo nhận định của báo chí Mỹ, đợt tập trận mới này diễn ra vào lúc căng thẳng lại gia tăng ở Biển Đông, nơi có các tranh chấp lãnh hải giữa nhiều nước trong khu vực. Úc và Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ tranh chấp lãnh hải giữa Philippines và Trung Quốc.
Gần đây, Trung Quốc đã cho xua đuổi tàu đánh cá các nước khác đến đánh bắt tại những khu vực đang tranh chấp và được cho là giàu nguồn hải sản.
M.A.

Hiện tượng Thái Bá Tân

Hiện tượng Thái Bá Tân

bauxitevnMon 2:18 AM


Mặc Lâm 
Những ai chê trách nặng lời Thái Bá Tân xin cứ đọc nhận xét sau đây của ông André Menras, nói về sự khủng bố tinh vi của CA Việt Cộng mà chúng tôi nghĩ, ông là người đã sống qua 2 thể chế CHVN và CHXHCNVN thì lời ông không phải là lời nói cho vui. Tất nhiên ông nói trong một văn cảnh khác nhưng áp dụng cho trường hợp nhà thơ Thái Bá Tân cũng không phải là không đúng - BVN
Cái "ổn định xã hội " kiểu đảng ta.
Việt Nam chưa có tình trạng khẩn cấp bởi vụ khủng bố do Hồi giáo cực đoan. Điều đó rất tốt.
Nhưng Việt Nam có một tình trạng khủng bố rất tinh tế do bị công an trị. Công an, an ninh đủ mọi hạng, mọi quyền lợi, quyền lực nội bộ, mà họ tự cho phép bắt cóc, tạm giữ, bắt giữ bất cứ công dân nào tại bất cứ nơi nào khi họ quyết định, vì HỌ LÀ LUẬT.
Luật rừng của các nhóm lợi ích trong cái đảng ta có mùi maffia.
Đúng là "loạn hết cả rồi ".
André Menras
clip_image001
Nhà thơ Thái Bá Tân. Photo courtesy of tinhhoa.net

Mạng xã hội hôm nay không những nóng lên vì tin biển đã sạch, phi trường Tân Sơn Nhất ngập như sông, máy bay huấn luyện rơi giết phi công còn rất trẻ và đâu đó người này người khác lại bực dọc vì một nhà thơ mà họ yêu mến nay bỗng dưng tuyên bố những điều gián tiếp từ khước tất cả những gì mà ông từng viết và được ưa chuộng trước đây. Nhà thơ ấy là Thái Bá Tân, với cung cách “khẩu thơ” của những bài ngũ ngôn tuyệt vời.
Từ hơn 5 năm trước thơ Thái Bá Tân được cộng đồng chia sẻ và mức lan tỏa của nó phải nói là khá lớn. Người ta thích thú vì ông viết xoáy vào các chủ đề xảy ra hàng ngày. Tính thời sự trong thơ ông rất rõ, kèm theo đấy ông bày tỏ thái độ của mình và chính điều này đã làm nên Thái Bá Tân.
Tháng 7 năm 2012 trong bài viết: “Thái Bá Tân và những bai thơ 5 chữ”chúng tôi đã được ông cho biết về thái độ của mình, với tư cách một nhà thơ như sau:
“Tôi nghĩ rằng nhà văn nhà thơ mà cứ im mãi thì không đúng. Phải có trách nhiệm của công dân. Tôi chẳng chống phá gì đâu thậm chí tôi còn ăn lộc của chế độ vì được ăn học tử tế nhưng chuyện nào ra chuyện ấy trách nhiệm công dân thì mình phải nói.”
Trong bài thơ “Mắng con” Thái Bá Tân đã làm cho không khí biểu tình chống Trung Quốc lúc ấy thêm lửa. Cách thể hiện thái độ của ông trước sự vô cảm của con ông, mà chính ra là của nhà nước, của đa số người dân trong xã hội, đã khiến cư dân mạng nức lòng vì ông đã dùng thơ nói lên những ẩn ức cháy lòng của người khác.
“Mày láo, dám khuyên bố
Mai không đi biểu tình.
Chuyện ấy có nhà nước,
Không liên quan đến mình.
Mày nói y như đảng.
Không liên quan thế nào?
Nước là của tất cả,
Của mày và của tao.
Mày bảo có nhà nước.
Nhà nước hèn thì sao?
Mà ai cho nhà nước
Quyết việc này thay tao?
Chính vì khôn, “biết sống”
Tức ngậm miệng, giả ngây,
Mà thế hệ của bố
Để đất nước thế này.
Ừ, bố già, lẩn thẩn,
Nhưng vẫn còn là người.
Mà người thì biết nhục,
Biết xấu hổ với đời.
Mai biểu tình, thế đấy.
Bố không bắt con đi,
Nhưng cũng đừng cản bố.
Cản cũng chẳng ích gì.”
Người biểu tình biết ông từ đó và niềm tin yêu đặt vào ông ngày một cao hơn qua các bài thơ khác.
Thái độ của nhà thơ Thái Bá Tân là thái độ của một sĩ phu Bắc Hà. Là nhà giáo ông biết rõ nhân cách của một công dân trong xã hội, một công dân khi ứng xử với nước ngoài và nhất là lòng tự hào của một công dân đối với quốc gia mình. Thế nhưng ông đã tự bộc lộ nỗi thất vọng khi được làm công dân của một nước Cộng sản, như nước mà ông đang sống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Chứ nói chung là nhục
Nhục phải làm thằng dân
Một nước giỏi nói phét
Lãnh đạo thì ngu đần
Riêng hai chữ Cộng sản
Đã đú nói phần nào
Làm thằng dân Cộng sản
Có gì mà tự hào?”
Thái Bá Tân không mạnh mẽ đến độ làm cho nhà nước nghĩ rằng ông chống phá, thế nhưng khi nói tới cùng cái điều mà ông trông thấy hàng ngày có lẽ Thái Bá Tân không phải là người cuối cùng nói lên sự thật:
“Vứt mẹ cái khẩu hiệu
Còn đảng là còn mình.
Thế mai kia đảng chết,
Không lẽ mày quyên sinh?”
Thế nhưng chỉ vài ngày trước đây trên trang Facebook của mình nhà thơ đã làm cho mạng dậy sóng.
Trong status có tựa Đôi lời, nhà thơ Thái Bá Tân đã bộc bạch những điều mà trước đây ông đả phá. Từ biết ơn đảng đã đổi mới, cho tới ông Nguyễn Phú Trọng liêm khiết không hề tham nhũng, ông khen Thủ tướng Phúc quyết liệt Bí thư Thăng năng nổ và xác định lòng tin của nhà thơ là đại cục không phải xấu đi mà đang tốt lên.
Thấy chưa đủ ông còn viết thêm một bài thơ, diễn tả tâm trạng mình cũng theo thể thơ đã làm ông nổi tiếng, bài thơ có tên “Ghi nhận”
“Các bác thử tưởng tượng,
Nếu đảng ta trước đây
Không mở cửa, đổi mới,
Sẽ thế nào hôm nay?
Hôm nay ta chắc chắn
Như dân Bắc Triều Tiên.
Không được nói, được chửi,
Không cơm ăn, không tiền.
Không có internet,
Không được đi nước ngoài,
Không có chiếc xe đạp,
Không có cả chiếc đài.
Không được mặc quần xoọc,
Cắt tóc theo ý mình.
Không khách sạn, nhà nghĩ,
Không có cả ngoại tình…
Chắc chắn là như thế.
Các bác cứ tin đi.
Nếu đảng không đổi mới,
Hỏi ta biết làm gì?
Định vùng lên lật đổ
Rồi thoát khỏi thằng Tàu?
Đừng đùa với cộng sản.
Không có chuyện ấy đâu.
Cho nên chửi cứ chửi,
Nhưng cũng phải phân minh.
Biết lượng sức mà tiến,
Biết người và biết mình.
Đảng có gì không đúng
Thì nói, ta, người dân
Việc mình làm thật tốt
Để mọi cái tốt dần.
Tôi không ưa cộng sản,
Cả xưa và cả nay.
Nhưng đảng đã đổi mới
Thì ghi nhận việc này”
Khi xưa làm một bài thơ hay phải chờ đến hàng năm thì cộng đồng mới biết tới để khen, để phản hồi. Bây giờ chỉ sau một đêm, một ý kiến một bài thơ của ông được sự phản hồi ào ạt tới không kịp xem cho hết. Người tích cực và nhanh nhất là Facebooker Dương Hoài Linh, ông dùng lại chính thể thơ mà Thái Bá Tân nổi tiếng để diễn tả tâm trạng mình:
Gởi thầy Thái Bá Tân
“Nghe thầy Thái Bá Tân.
Phân trần về chính trị.
Mà cảm thấy phân vân.
Bởi quá nhiều vô lý.
Mới hôm nào thầy nói.
Chính trị là thực tế,
Là cuộc sống, là đời.
Nói thật tôi rất nể.
Không có nước nào nhỏ.
Chỉ có những công dân
Cam chịu sống bé nhỏ,
Gục mặt vào miếng ăn.
Nghĩ thầy thật can trường.
Chẳng kém phần dũng cảm.
Dành tất cả tình thương.
Cho dân đầy can đảm.
Nhưng hôm nay thầy bảo.
Trọng là người liêm khiết.
Không bán nước cho Tàu.
Nghe mà buồn khôn xiết.
Chắc thầy hẳn đã quên.
Chỉ cách đây mấy tháng.
Trọng là một tên hèn.
Khi đi vào Vũng Áng.
Mặc cá chết ,dân đói.
Biết bao nỗi đoạn trường.
Nước mắt hòa với máu.
Trong những lần xuống đường.
Bao cảnh đời tang thương.
Trọng chẳng thèm hay biết.
Một vùng biển miền Trung.
Đã biến thành biển chết.
Thủ tướng quyết cho liệt.
Mọi đường lối chủ trương.
Lừa dân năm trăm triệu.
Dối trá đủ mọi đường.
Môi trường không còn nữa.
Chúng chẳng thèm quan tâm.
Cả một bầy lợn sữa.
Rủ nhau xuống biển ngâm.
Ôi đất nước như thế.
Rặt một lũ chuyên lừa.
Ăn của dân bất kể.
Chẳng biết mấy cho vừa.
Xã hội đang sôi sục .
Như nồi cơm sắp trào.
Chúng vẫn không biết nhục.
Gắp lửa bỏ thêm vào.
Cuộc đời phức tạp lắm,
Vàng ròng lẫn đồng thau.
Đã cùng dân một nước
Thì phải yêu thương nhau.
Thế mà nay thầy khác.
Nói chẳng ra làm sao.
Phủ nhận và bài bác.
Không như cái thuở nào.
Tôi mong thầy bị hack.
Viết những lời mất trí.
Để xác tín trên đời.
Rằng vẫn còn chân lý.
Bá Tân ơi Bá Tân
Chẳng lẻ tôi đã lầm?
Thì ra cái hai mặt .
Không của riêng người nào.
Nhẫn nhục mưu việc lớn
Là việc rất đáng khen.
Nhẫn nhục để khỏi chết
Là thứ nhẫn nhục hèn.”
Thế nhưng nhà báo Võ Văn Tạo lại nhìn nhà thơ Thái Bá Tân qua một lăng kính khác ông cho rằng khi chưa hiểu tường tận câu chuyện lại đánh giá nặng nề nhà thơ là việc không nên làm, ông nói:
“Tôi rất ngạc nhiên đồng thời tôi cũng thấy có nhiều ý kiến nặng nề thóa mạ bác một cách quá đáng. Theo tôi nghĩ đánh giá một con người thì có cả một quá trình. Mình đã đọc nhiều tác phẩm của bác. Bác là một dịch giả, nhà văn viết rất hay và đặc biệt những bài phê bình thể loại thơ 5 chữ rất dí dỏm mang tính chất phê phán nhẹ nhàng đối với tiêu cực xã hội hiện nay, đột nhiên lại có một status đi ngược với điều đó thì cộng đồng người ta shock là điều dễ hiểu nhưng tôi cho rằng bác là con người tử tế chứ không phải là loại cơ hội sớm đầu tối đánh như một số bạn nóng nảy kết án.”
Một Facebooker khác là Nguyễn An Dân cũng làm thơ 5 chữ ghi lại nhận định của mình theo một hướng khác, ông viết:
“Có ông Thái Bá Tân
Thích làm thơ chính trị
Quần chúng nghe thành quen
Nghĩ ông làm chính trị
Ông chỉ là nhà thơ
Không phải nhà chính trị
Xin đừng đòi hỏi ông
Giống như nhà chính trị
Nếu hâm mộ thơ ông
Thì cứ đọc cho đủ
Chuyện chính trị quốc gia
Nói bằng thơ - không đủ
Hãy tìm những thông tin
Bổ ích mà học hỏi
Nhà chính trị quốc gia
Ít ai làm thơ nổi
Nhà thơ là nhà thơ
chính trị là chính trị
Đừng đòi hỏi nhà thơ
Phải như nhà chính trị
Đừng mong nhà chính trị
Cũng biết làm thơ hay
Tập trung làm thơ giỏi
Chính trị sẽ...trên mây
Chúng ta cần lãnh đạo
Chứ không cần thơ hay
Tự chính mình học hỏi
Để phát triển ngày ngày
Thế nên đừng ném đá
Vào ông Thái Bá Tân
Mà tập trung sức khỏe
Vào chuyện quốc gia cần”
Trong một cái nhìn khác về trường hợp “quy hàng” của nhà thơ Thái Bá Tân, nhà báo Võ Văn Tạo kể câu chuyện mới xảy ra trong gia tộc ông để từ đó đặt ra câu hỏi “phải chăng Thái Bá Tân cũng là nạn nhân của an ninh khiến ông phải quay lại chĩa ngòi bút mình vào nhân dân, những người từng nhiệt tình kính trọng ông trước đây?
“Tôi xin kể câu chuyện mà tôi là người trong cuộc đó là vụ tháng Năm vừa rồi cá chết. Hôm mùng một tháng Năm cô em họ tôi là Hoàng Thị Minh Hồng, trước đây cô đi Nam cực thám hiểm hai lần cổ có thời gian làm đại sứ cho UNESCO và Trưởng đại diện cho Quỹ bảo vệ động vật hoang dã của thế giới.
Cô là người của công chúng cho nên khi ngày 1 tháng 5 cô xuất hiện ở cuộc biểu tình với tấm bảng đề là “con tôi cần nước sạch, không khí sạch, thực phẩm sạch, chính quyền sạch” Cái hình ảnh đó rất ấn tượng và không hiểu sao hai tuần sau, ngày 15 tháng 5 cô ấy xuất hiện với cái bảng “đả đảo Việt Tân”.
Nhiều người dự đoán cô bị sức ép hay có cái gì đấy. Tôi rất ngạc nhiên và gọi cô ấy nhưng rất khó liên lạc cho tới khi liên lạc được thì cô nói thật do bị sức ép của an ninh nên buộc lòng cổ phải làm việc ấy.
Cô kể hết sự tình ra là an ninh đã đe dọa cô ấy thông qua nhân viên của tổ chức cô ấy làm việc, đồng thời gửi e-mail nặc danh dọa giết cháu Giang là con của hai vợ chồng cô. Chúng còn biết cháu học ở trường nào nữa cho nên cô rất sợ cuối cùng đi đến việc làm dở như thế.
Có khả năng chứ không dám khẳng định: bác Thái Bá Tân cũng rơi vào tình trạng đó do có một cái ý mà bác nói “cảm ơn đảng, chính phủ qua cái việc chủ trương đổi mới” bác nói “quá nghèo mà được như thế này là tốt lắm rồi!” Tôi thấy nó giống như giọng lưỡi an ninh mà mỗi lần tiếp xúc làm việc với tôi cũng nói những câu như thế của dư luận viên và tôi không thể tin được đó là cái đầu hay cái cách của bác”
Trong xã hội nhiều tầng nấc trái ngược và điều gì cũng có thể xảy ra như hiện nay, nên chăng hãy để câu chuyện Thái Bá Tân ngủ yên với cái nó vốn có. Lịch sử còn dài và trên từng trang viết của nó không ai có thể trốn tránh, nhất là khi đã tự chọn cho mình là người của công chúng.
M.L.

Về câu chuyện tình của con gái Tổng Bí thư Lê Duẩn với Viện sĩ khoa học Nga

Thư giãn Chủ nhật

bauxitevnSun 7:56 AM


1. Về câu chuyện tình của con gái Tổng Bí thư Lê Duẩn với Viện sĩ khoa học Nga
Thảo Nguyên
26-8-2016clip_image002
Bà Bảy Vân, phu nhân Tổng bí thư Lê Duẩn và hai cháu ngoại. Ảnh: báo CAND/ Lê Kiên Thành

Từ lâu, tôi đã hiểu rằng, một gia đình như gia đình tôi, thì hầu như sẽ chẳng có gì là của riêng; mọi niềm vui và nỗi buồn đều bị người ngoài nhìn theo cách của họ, hiểu theo cách của họ… Nhưng việc ai đó nghĩ rằng, cha tôi – vì lợi ích chính trị của mình, có thể hi sinh tính mạng của người con gái mà ông hằng yêu quý, thực sự khiến tôi đau đớn đến tận cùng…
LTS: Dù quen biết với Tiến sĩ Lê Kiên Thành đã lâu và từng có nhiều cuộc trò chuyện thẳng thắn về Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn, nhưng tôi chưa một lần hỏi về câu chuyện tình của con gái TBT Lê Duẩn là Lê Vũ Anh và người chồng Nga, bởi tôi tôn trọng sự riêng tư; mà bất cứ gia đình nào cũng có quyền giữ cho mình sự riêng tư đó. 
Nhưng những ngày này, khi mà dư luận xôn xao về đoạn hồi ký của Viktor Maslov (người con rể Nga của TBT Lê Duẩn) được lưu truyền trên mạng, trong một buổi làm việc, Tiến sĩ Lê Kiên Thành đã lần đầu tiên chia sẻ với tôi về câu chuyện đó. Và tôi đã xin phép được viết lại những gì ông kể, với tinh thần tôn trọng và trung thành với sự thật mà tôi được nghe!
1. Khi còn bé, tôi và em trai không bao giờ thực sự hiểu được lý do vì sao mình phải xa mẹ. Trong trí óc non nớt của mình, chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng tôi phải sống với ba vì mẹ đi công tác xa. 
Nhưng chị tôi – Lê Vũ Anh – thì sớm hiểu hết tất cả những điều đó. Vì nhạy cảm, chị cũng rất dễ tổn thương nếu có ai đó nhắc đến nỗi đau riêng của mình. Ba tôi yêu chị Vũ Anh bằng một tình yêu rất đặc biệt. Ông yêu đứa con gái đã sớm cảm nhận được nỗi đau gia đình; và vì ông luôn nhìn thấy bóng dáng của mẹ tôi qua chị.
Trong khi tôi thường bị mắng và bị đòn roi mỗi khi mắc lỗi, thì ba tôi luôn cư xử với chị Vũ Anh rất đỗi dịu dàng. Khác với tôi, luôn cảm thấy không biết phải nói gì với ba mỗi khi ngồi cùng nhau, chị Vũ Anh có thể ngồi trò chuyện với ba nhiều tiếng đồng hồ không chán. Và ba tôi cũng luôn lắng nghe chị một cách kiên nhẫn và say sưa.
Ba tôi dành rất nhiều kỳ vọng cho chị Vũ Anh. Ông luôn tin chị tôi có thể làm được nhiều điều lớn lao sau này. Chị tôi là học sinh giỏi văn miền Bắc và được kết nạp Đảng từ năm lớp 10. Tôi nhớ mãi một lần, khi đón chị em tôi trở về từ nơi sơ tán, phút đầu gặp gỡ ba đã ôm chầm lấy chị Vũ Anh đầy trìu mến và thốt lên: “Chào người đồng chí của tôi!”.
Nhưng sau khi học xong, chị Vũ Anh lại xin phép ba tôi vào miền Nam chiến đấu. Điều đó khiến ông giận dữ vô cùng. Ông nói: “Chiến trường gian khổ thế nào con biết không? Đường vào chiến trường vất vả thế nào con biết không? Ba chỉ sợ con sẽ làm vướng chân người khác ngay khi bắt đầu hành quân. Con hãy đi học và đem những kiến thức con học được về đây cống hiến cho đất nước này”.
Chị tôi chỉ nặng hơn 30kg khi đó. Và lần đầu tiên trong đời ba tôi từ chối chị Vũ Anh một điều gì đó. Chiều hôm đó, tôi thấy chị Vũ  Anh chạy khỏi phòng làm việc của ba trong nước mắt. Đó là lần duy nhất trong đời tôi chứng kiến chị bị ba mắng. Và rồi chị tôi sang Liên Xô học, nơi chị gặp, yêu và kết hôn với Viktor Maslov, trong câu chuyện đầy bi kịch sau này…
2. Viktor Maslov hơn chị tôi 20 tuổi, là một nhà khoa học thiên tài với trí tuệ siêu việt nhưng cũng hết sức lập dị. Từ rất nhiều năm trước, khi Liên Xô còn là một cường quốc khiến nhiều quốc gia phương Tây nể sợ, Maslov đã dùng những thuật toán về bất cân bằng để chứng minh với tôi, rồi xã hội này sẽ khủng hoảng và sụp đổ trong nay mai.
Phải đến tận sau này, khi chứng kiến dòng chảy lịch sử xảy ra đúng như thế, tôi mới hiểu Maslov là một thiên tài. Còn khi đó, tôi chỉ nghĩ ông ta là một kẻ phản động. 
Maslov cũng là một trong những nhà khoa học hiếm hoi ở Nga được phong thẳng từ Tiến sĩ lên Viện sĩ (bỏ qua chức danh Viện sĩ thông tấn) – một chức danh khẳng định uy tín lớn lao của ông trong giới khoa học ở Nga. Nhưng Maslov cũng rất “điên”. Maslov có những cách nghĩ và hành vi rất khác với người bình thường.
Thay vì cho con cái của mình đến trường để chúng dễ thích nghi với xã hội và có điều kiện giao tiếp, ông ta chỉ để con cái quanh quẩn ở khu nhà ngoại ô và mời các giảng viên về dạy học cho con mình. 
Maslov cũng luôn bị ám ảnh một điều: luôn có âm mưu nào đó từ Việt Nam đe doạ sự an nguy của ông ta và các con. Nên có lần, khi chúng tôi đến thăm các cháu, Maslov đã dùng máy đo phóng xạ để kiểm tra người chúng tôi, phòng trừ hiểm hoạ!
Nhưng có lẽ, chính cái vẻ vừa thiên tài, vừa lập dị đó của Maslov đã lôi cuốn chị Vũ Anh và khiến chị mê đắm. Vì chị Vũ Anh cũng là người mà trong sâu thẳm, luôn cất giấu sự nổi loạn ngấm ngầm. Chị tôi hiểu hoàn cảnh của mình, hiểu xuất thân của mình, nên đã tìm mọi cách để cưỡng lại tình yêu đó, thậm chí là cả việc kết hôn với một người bạn học mà chị không yêu.
Nhưng cuối cùng, chị tôi vẫn đi theo tiếng gọi của trái tim. Chị ly dị một cách bí mật với người chồng đầu tiên, bí mật có con, bí mật đăng ký kết hôn với Maslov rồi mới báo tin cho ba tôi biết. Dĩ nhiên là ba tôi giận dữ. Dĩ nhiên là ba tôi phản đối cuộc hôn nhân đó.
Thực ra, khác với nhiều gia đình lãnh đạo khác ở Hà Nội, ba tôi chưa bao giờ yêu cầu hay chỉ định con cái mình phải kết hôn với người này, người kia. Ông cũng không bao giờ đặt nặng chuyện môn đăng hộ đối. Bố vợ tôi làm cán bộ ở thư viện quốc gia, mẹ vợ tôi làm việc ở Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội, gia đình còn có người di cư vào Nam. Nhưng chúng tôi vẫn được ba cho phép kết hôn với nhau.
Khi chị Muội (con gái của TBT Lê Duẩn và bà Lê Thị Sương – PV) yêu và muốn kết hôn với một người mà gia đình có xuất thân là quan lại triều Nguyễn, cơ quan nơi chị công tác đã đề xuất phản đối cuộc hôn nhân đó,  lại là ba tôi đã phải gặp rất nhiều người để xin cho chị Muội được phép kết hôn với người mình yêu.
Nhưng cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh là một chuyện hoàn toàn khác. Ba tôi chưa từng hình dung ông sẽ có một người con rể nước ngoài, và sẽ có những đứa cháu có dòng máu chỉ có một nửa Việt Nam. Tôi nhớ có lần, nhìn con tôi và con chị Vũ Anh chơi đùa với nhau, tôi chợt nghe ông nói một mình: “Người Việt Nam đẹp thật”.
Tôi hiểu ông, và thấy nhói đau một tình yêu với ông và cả với chị mình. Nhưng ông cũng không vì thế mà dùng quyền lực của mình để ngáng trở hạnh phúc của chị tôi. Điều duy nhất ông làm là chấp nhận sự lựa chọn của con gái mình. Và sau này, mỗi khi sang Moscow, ông vẫn rất vui vẻ và hạnh phúc mỗi lần được gặp chị tôi và các cháu.
Tôi vẫn nhớ năm 1977, tôi gặp ba khi ông từ Moscow về Hà Nội sau khi chị Vũ Anh thông báo kết hôn, ông chỉ nói: “Có lẽ phải chờ 5 – 10 năm nữa, “người ta” mới chấp nhận cuộc hôn nhân của chị con”. Đó cũng là năm mà mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu trở nên vô cùng căng thẳng. Mỗi khi gặp ba, tôi luôn cảm nhận được những gánh nặng khủng khiếp đang đè nặng lên vai ông.
Và cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh với Maslov, vào đúng thời điểm đó, cũng gây cho ba tôi nhiều khó khăn và áp lực. Một số người có suy nghĩ không tốt đã nói rằng: Ông Lê Duẩn vì muốn kết thân với Liên Xô mà đã bán con gái mình, để con gái mình kết hôn với người nước ngoài.
Thú thật là tôi đã từng rất giận chị Vũ Anh mỗi khi nhìn ba. Tôi luôn tự hỏi: Tại sao chị tôi làm thế, tại sao không phải là lúc khác mà lại là lúc này, vào thời điểm này, khi ba tôi đang phải đối diện với ngần đó những khó khăn? Nhưng ba tôi quá mạnh mẽ và vững vàng để ai đó có thể gây áp lực hay khiến ông suy sụp chỉ vì cuộc hôn nhân của chị tôi.
Cho nên, sẽ thật phi lý nếu ai đó nghĩ rằng chị tôi đã chết vì một âm mưu chính trị nào đó. Sẽ thật nực cười và ngu ngốc khi có ai đó nghĩ rằng, ba tôi đã hy sinh tính mạng của con gái mình vì lợi ích chung của dân tộc, hay vì lợi ích chính trị của ông.
Sẽ thật bất công nếu ai đó nghĩ rằng một người cha có thể làm điều gì ảnh hưởng đến sự an nguy của con mình, dù là vì lý do gì đi chăng nữa. Sự thật rất đỗi đơn giản: Chị tôi đã qua đời vì băng huyết, ngay sau khi sinh hạ người con thứ ba Anton. Chị tôi qua đời, vì không một bác sĩ nào ở bệnh viện khi đó dám mạo hiểm quyết định việc phẫu thuật cho chị, bởi họ đều biết chị tôi là con gái của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.
Lúc chị tôi rơi vào tình trạng hiểm nghèo, người ta đã gọi các bác sĩ đầu ngành đến bệnh viện nơi chị tôi đang nằm cấp cứu sau sinh để hội chẩn. Nhưng chị Vũ Anh đã qua đời trước khi họ kịp đến. Chị tôi qua đời, vì sự cẩn trọng thái quá của những người biết chị tôi là ai, chứ không phải vì bất cứ âm mưu chính trị nào đằng sau đó.
3. Sau khi chị Vũ Anh mất, Viktor Maslov một mình nuôi ba đứa con nhỏ. Anton – đứa con út của chị, chỉ vừa mới lọt lòng mẹ đã mồ côi. Mẹ tôi sang Moscow đưa bình tro của chị Vũ Anh về Việt Nam.
Bà đến thăm Maslov cùng các cháu ngoại và gần như khóc nghẹn khi chứng kiến Maslov nuôi ba đứa cháu ngoại của bà. Mẹ tôi – một người đàn bà cẩn thận đến kỹ càng, không thể có niềm tin vào việc một người đàn ông làm khoa học, sống cẩu thả và có phần “điên rồ” có thể nuôi được ba đứa trẻ mà đứa lớn nhất chưa đầy 4 tuổi.
Và bà đã tha thiết được nuôi đứa cháu nhỏ nhất cho đến khi nó cứng cáp. Đó là lý do Anton được mẹ tôi đưa về Việt Nam nuôi. Tôi không biết vì sao Maslov viết trong hồi ký rằng ông đã bị cướp mất đứa con của mình và đã phải tính đến chuyện tạo ra cả scandal chính trị để giành lại Anton.
Nhưng sự thật là mối quan hệ của chúng tôi vẫn bình thường và tốt đẹp hơn nhiều so với những gì mà nhiều người đã đọc được. Sau khi Anton về sống với chúng tôi ở Việt Nam, có lần khi tôi quay lại Moscow và đến thăm Maslov, ông ta đã nói với tôi rằng: “Thành, có lẽ cũng là may mắn khi mẹ giúp tôi nuôi Anton. Vì tôi quả thật không biết xoay xở thế nào với 3 đứa trẻ”.
clip_image004
Lê Vũ Anh và hai con chụp cùng cô Tú Khanh, vợ Tiến sĩ Lê Kiên Thành, khi đến thăm ông Lê Duẩn tại Moscow năm 1980.
Nhưng như bao người cha khác luôn thương nhớ con mình, Maslov cũng thường hỏi tôi: “Thành, bao giờ thì mẹ sẽ đưa Anton quay lại với tôi?”. Và khi tôi về Việt Nam, tôi đã nói với mẹ rằng: “Mẹ sẽ già đi. Và mẹ không thể giữ thằng bé mãi bên mình. Nó phải sống bên cạnh cha nó và các chị nó, những người ruột thịt nhất của nó”.
Mẹ tôi yêu Anton vô cùng và không rời cháu ngoại của mình nửa bước từ khi bà đón thằng bé về Việt Nam. Nhưng mẹ tôi luôn hiểu đó là lẽ đương nhiên: một đứa trẻ sẽ được nuôi dạy tốt nhất bởi ba mẹ chúng.
Và vào năm Anton lên 4 tuổi, bà đồng ý đưa Anton quay lại Liên Xô với Maslov, chỉ với một điều kiện mà bà bắt Maslov phải tuân thủ: Anton nhất định phải được đi nhà trẻ, chứ không sống cô lập trong ngôi nhà ngoại ô. Mẹ tôi, Maslov và Anton đã cùng chụp với nhau một bức ảnh vào ngày bà trả lại thằng bé cho bố nó mà đến giờ bà vẫn giữ. Họ thực sự không hề ghét bỏ nhau…
Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, thì số phận đã sắp đặt chúng tôi là một gia đình, và người gắn kết không ai khác chính là chị tôi – Lê Vũ Anh. Vì tình yêu với chị Vũ Anh – chúng tôi vẫn phải yêu thương nhau và cùng nhau dành những gì tốt đẹp nhất cho những đứa trẻ. Tháng 11 năm nay, Anton sẽ cùng bạn gái sang Việt Nam thăm bà ngoại.
Nhưng ngay từ lúc này, cả gia đình tôi đã mong chờ ngày được đón thằng bé trở về. Đoạn hồi ký lưu truyền trên mạng những ngày qua đã chạm vào nỗi buồn sâu thẳm của gia đình tôi nhiều năm qua. Nhưng tôi coi đây cũng là dịp để một lần duy nhất, chúng tôi nói về những điều riêng tư mà chúng tôi chưa từng nói. Chuyện tình của chị tôi là một câu chuyện tình đẹp đẽ và cảm động. Nhưng nó sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu người ta biết về nó với tất cả sự thật mà nó vốn có!
(Ghi theo lời kể của Tiến sĩ Lê Kiên Thành)
T.N.
2. Con gái ông Lê Duẩn - Hồi ký của Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Viktor Maslov
(Bản dịch đầy đủ)
Tác giả: Viktor Maslov
Dịch giả: Cao Kim Ánh
clip_image006
Maslov và vợ, Lê Vũ Anh. Ảnh: tư liệu riêng của Maslov
Phần 1
Cõ lẽ tất cả đã khác đi, nếu như tôi biết được từ đầu Lê Vũ Anh là con gái của ai. Khi sự thật được khám phá thì đã quá muộn. Tôi đã yêu mê muội, và không thể dứt khỏi nàng được nữa.
Chúng tôi gặp nhau ở Khoa Lý MGU, nơi Anh học tập. Trước lúc gặp Anh tôi đã là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học toán - lý và là tác giả của lý thuyết được biết đến ở nước ngoài dưới tên gọi “Maslov-type index theory” (lý thuyết chỉ số kiểu - Maslov). Lý thuyết này được ứng dụng rộng rãi trong toán học trừu tượng, và cả trong cơ học lượng tử, hóa học lượng tử và quang học. Chỗ làm chính của tôi là Viện Chế tạo máy điện Moskva – MIEM, nhưng Khoa Lý vẫn là nơi ruột thịt: tôi đã có thời học tập và giảng dạy ở đó.
Bao nhiêu năm đã trôi qua… Cả một đời người. Nhiều sự kiện và ấn tượng bật ra từ ký ức, và nàng công chúa lộng lẫy thoáng hiện ra ở cuối hành lang hôm ấy cho đến lúc này vẫn như đang hiển hiện trước mắt. Một cô gái không quen biết có dáng đi kiều diễm đặc biệt làm tôi sửng sốt và say mê bước theo. Nàng dừng lại một chút ở cửa phòng thí nghiệm và quay lại. Nhìn tôi với ánh mắt đen trong một giây, nàng mỉm cười rồi lẩn vào bên trong. “Một cô gái ngoại quốc” – tôi hiểu ra, và đoán chắc là một cô gái Ấn Độ.
Tôi không giấu giếm là luôn thích phụ nữ Đông phương. Một nhà vật lý là bạn tôi đã nói đùa: “Maslov của chúng ta là một tay “thám hiểm phương Đông” lớn!” Khá nhiều sinh viên từ các nước châu Á học tập tại MGU, trong số đó có cả các công dân đến từ Việt Nam đang trong lửa đạn. Mọi người đều cảm thông và có cảm tình với các sinh viên này. Tại Khoa Lý cũng có những người Việt, và tôi lập tức kết bạn với họ, đặc biệt với hai cô gái – Phúc và Tình. Phúc là con gái nhà chính trị nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, lúc đó đang là Bộ trưởng Quốc phòng. Tình là con gái Thị trưởng Hà Nội. Cả hai đều giấu cha họ là ai, cũng như các sinh viên khác mà gia đình thuộc hàng ngũ lãnh đạo, do lo ngại các ý đồ chính trị và sự khiêu khích từ phía chính quyền xô viết.
Vấn đề là giữa hai nước có mối quan hệ khá đặc thù, cho dù cả hai phía đều đưa ra cam kết về một tình hữu nghị lâu dài. Liên Xô quan tâm đến việc mở rộng ảnh hưởng ở Châu Á, đặc biệt trong điều kiện các mâu thuẫn gia tăng với Trung Quốc, và do vậy đã tỏ ra hào hiệp giúp đỡ “người anh em” Việt Nam. Còn Việt Nam thì hài lòng kết thân với Ông anh Cả, nhưng không chịu hi sinh các lợi ích riêng và trở thành kẻ lệ thuộc. Các nhà lãnh đạo lợi dụng các cơ hội để con cái họ được hưởng nền giáo dục có chất lượng khá cao của Liên Xô, nhưng lại sợ rằng chúng bị tống tiền hoặc bắt cóc để gây áp lực lên bố mẹ, và đòi hỏi chúng phải ngụy trang. Có lẽ đó là nguyên nhân mà các lãnh tụ Việt Nam, theo tôi, đã quá cẩn trọng. KGB không cần phải bám theo con cái họ, nhưng biết rõ ai là ai.
Tôi thích Phúc, giúp cô học toán, mời đến nhà không chỉ một lần – cả một mình lẫn cùng bạn bè – nhưng giữa chúng tôi không hề có dù chỉ là dấu hiệu về một mối tình. Cô gái Việt Nam đáng yêu tránh xa tôi trước mặt mọi người như tránh lửa.
Một lần chúng tôi cùng trở về từ chỗ người đánh máy công trình khoa học của Phúc, tôi là người giới thiệu họ với nhau. Trên con phố nhộn nhịp của Moskva mà cô gái hành xử như một cô du kích trong lòng địch: trông rất hốt hoảng và luôn ngó nghiêng xung quanh. Phúc đặc biệt căng thẳng với giao thông công cộng. Thoáng thấy ô-tô bus hay trolleybus là cô ấy loay hoay định trốn.
– Cô làm sao thế? – Tôi hỏi – Cô sợ cái gì?
– Sợ trong đấy có người Việt Nam!
– Có gì mà sợ vậy?
– Nếu họ thấy em đi với người Nga, họ sẽ không hoan nghênh em đâu.
Tôi bắt đầu lục vấn. Hóa ra người Việt Nam bị cấm giao thiệp với người Âu, “bọn mũi lõ” như họ nói. Từ hàng thế kỷ mối quan hệ đó bị lên án và những người có quan hệ bị xem là phản bội. Cô gái nào đi với “bọn mũi lõ” trên phố sẽ bị nguyền rủa, và đôi khi còn bị ném đá. Những người cộng sản, sau khi nắm quyền ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thật lạ lùng là vẫn giữ cái nếp phong kiến đó. Vi phạm các cấm kỵ trong giao tiếp với người nước ngoài sẽ kéo theo sự lên án của xã hội, bị kiểm điểm trong các cuộc họp đảng và đoàn thể, thậm chí còn bị bỏ tù. Ra nước ngoài công dân Việt Nam cũng phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong nước. Theo họ, thậm chí vũ ba-lê cổ điển cũng ngang với chuyện khiêu dâm. Về sau Anh kể chuyện rằng các nhà ngoại giao khi xem ba-lê ở Nhà hát Lớn còn ngồi nhắm mắt để khỏi phải nhìn các vũ điệu “không đứng đắn” của các vũ nữ ăn mặc hở hang.
Các bạn Việt Nam đã giới thiệu tôi với cô gái xinh đẹp đó, nàng hóa ra là đồng hương với họ. Lê Vũ Anh thích toán và muốn học sâu về môn này. Tất nhiên tôi đồng ý giúp nàng. Anh làm tôi sửng sốt ngay lập tức, nàng thực sự là một quý cô trẻ tuổi, không giống với các phụ nữ Việt Nam điển hình khác: khá cao, trắng trẻo, với đôi mắt hoàn toàn không xếch. Và cư xử như một quý cô cành vàng lá ngọc – rất giản dị, nhưng với một sự tôn quý khác thường. Trong nước Anh được xem là một trong các mỹ nữ hàng đầu. Và ở đây nàng luôn được các chàng trai trẻ để ý tới.
Về sau tôi được biết rằng trong huyết quản của Anh ngoài dòng máu Việt còn có cả dòng máu Trung Hoa. Mẹ của nàng, Bảy Vân, một phần tư là người Trung Hoa. Ở Việt Nam người ta không biết điều này, gia đình che giấu “mối liên hệ với Trung Quốc”. Sự thật là khi còn thơ ấu Anh đã có một thời gian sống ở đó. Bạn gái của nàng là con gái Đặng Tiểu Bình – bạn của cha và là nhân vật thứ hai thiên hạ sau Mao. Với Người cầm lái vĩ đại cô bé cũng quen biết. Anh đã cho xem tấm ảnh nàng ngồi quỳ gối bên Mao Trạch Đông [nàng ngồi trên lòng Mao Trạch Đông – Nhật Đình(1)].
Thời trẻ Bảy Vân là người xinh đẹp. Lê Duẩn vì bà mà chia tay với người vợ đầu do bố mẹ cưới cho. Ông thuộc về một gia đình có truyền thống gia trưởng mạnh mẽ. Người vợ thứ hai xuất thân từ một gia đình trí thức, nhưng như tôi đã nhắc tới, bà không thể tự hào về một nguồn gốc “trong sạch”. Anh là đứa con đầu tiên. Ngoài nàng ra Lê Duẩn còn có các con gái từ cuộc hôn nhân đầu, và hai người con trai với bà Bảy Vân. Hai trong số các con của ông –Thành, con trai và Muội, con gái – trong thời gian đó cũng sống tại Moskva. Muội lớn tuổi hơn Anh nhiều và có nhiệm vụ trông coi em gái. Chị ấy tốt nghiệp đại học ở Liên Xô và là nhà sinh học. Chị sống cùng chồng và con gái một số năm ở Moskva. Nhưng tôi biết về tất cả những điều này khá muộn về sau…
Vì Anh tôi nhận dạy một chuyên đề không bắt buộc về toán ở Khoa Lý. Ban đầu rất đông người dự, dần dần họ bắt đầu chán và bỏ học, cuối cùng chỉ còn hai chúng tôi. Anh cố gắng, nàng rất có năng lực và cần cù. Hai chúng tôi bị hút vào nhau không cưỡng lại được. Bắt đầu gặp gỡ – tại nhà tôi và tại ngôi nhà ngoại ô (đatra) ở Krasnaya Pakhra. Cùng học, cùng nghe nhạc, nói chuyện với nhau về đủ thứ. Anh giữ phong thái tự do hơn các bạn gái của mình nhiều và không sợ điều gì cả.
Mẹ tôi ngay lập tức thích nàng. Nói chung, bà thích tất cả những thú đam mê của tôi. Bà mẹ đã từ lâu mong mỏi cưới vợ cho người con trai duy nhất.
Tôi có cuộc sống riêng tư khá phóng túng và thậm chí có cả những đứa con ngoài giá thú. Một trong số đó – Sergey Majarov – đã gặp tai nạn, và tôi phải chịu đựng điều đó một cách nặng nề. Serioja di cư sang phương Tây vào đầu những năm 80 cùng cha mẹ. Sống ở Paris, thu nhận học vấn, mở hãng và làm về tin học. Lúc đầu công việc diễn ra không thật tích cực, nhưng khi Liên Xô bắt đầu cải tổ, Sergey hiểu các vấn đề kinh tế của đất nước và tỏ ra là một nhà quản trị tốt. Sau một vài phi vụ lớn thì trở thành triệu phú, sở hữu một bất động sản rất hoành tráng và thậm chí có cả salon về mode riêng. Sống thoải mái, giàu sang, không ở cùng với vợ – con gái nhà văn Anatoli Gladinin, người đã sinh cho Sergey hai đứa con. Nó đối xử dịu dàng với đám con của tôi. Trước khi chết ít lâu Serioja trở thành nhà sản xuất của bộ phim “Limita” của Denis Evstingneev. Sergey bị giết hôm 22 tháng 11 năm 1994 tại căn hộ của mình ở trung tâm Paris: bị bắn bằng súng tự động qua cánh cửa ra vào bọc thép. Cảnh sát Pháp xem đây là vụ có dính đến maphia Nga. Như tôi biết được thì vụ phạm tội này vẫn còn chưa được phanh phui…
Trước khi gặp Anh tôi không có ý hướng tới các mối quan hệ nghiêm túc, dường như còn muốn đợi điều gì. Và tôi đã đợi được – tôi không có được với bất kỳ người phụ nữ nào những tình cảm như có với nàng. Về tuổi, nàng chỉ như con gái tôi – ít hơn tôi đúng hai mươi tuổi – nhưng chúng tôi không cảm thấy khoảng cách tuổi tác ấy. Nàng ít kể về mình: đến từ Nam Việt Nam (Anh đã đăng ký ở Sứ quán của quốc gia này để ngụy trang, khi ấy đất nước chưa thống nhất), sống ở nông thôn trong vùng du kích. Vào Đảng Cộng sản năm 17 tuổi. Về sau tôi nói đùa: “Tôi có vợ là nữ đảng viên cộng sản từ năm 17 tuổi” [vợ tôi là nữ đảng viên cộng sản từ năm 17 – tác giả không thêm chữ “tuổi”, cốt chơi chữ con số 17 nhằm gợi liên tưởng năm 1917 – Nhật Đình(1)]. Trên thực tế điều đó thật đáng ngạc nhiên. Ở Việt Nam, được kết nạp vào đảng ở tuổi ấy rất hiếm, chỉ có những người có công trạng đặc biệt.
Không loại trừ trường hợp Anh đã giúp đỡ du kích và lập được chiến công nào đó. Nàng im lặng về việc này. Cũng như im lặng về một số thành viên của gia đình mình. Chỉ có một lần, khi chúng tôi đã sống cùng nhau và nàng đã cởi mở hơn rất nhiều, nàng mới buột miệng: “Ông nội em làm quan” [“Ông ngoại em đã làm quận vương” – Khả năng là Vũ Anh nói về ông ngoại, người có thời gian làm Tri huyện. Vì không biết Tri huyện là gì nên Vũ Anh liên tưởng đến “quận trưởng” và tìm trong từ điển có từ quận vương – князь. Đấy chính là sự ngộ nghĩnh mà ai học ngoại ngữ cũng từng trải qua. Đây là một bằng chứng cho lời kể của Maslov, rằng tiếng Nga của vợ mình khá ngộ nghĩnh – Nhật Đình(1)]. Tiếng Nga của Anh khá ngộ nghĩnh. Nàng cười: “Em nói tiếng Nga càng kém, ở Liên Xô người ta càng đối tốt với em!”. Khó khăn nhất với nàng không hiểu tại sao lại là cách gọi tên họ của người Nga. Tôi còn nhớ khi cô y tá hỏi Anh họ, tên và tên bố của các con gái chúng tôi, nàng đã trả lời một cách rất nghiêm túc là “Tôi còn chưa học được điều này!”. Nhưng tôi lại chạy trước mất rồi…
Khi một mình ở bên tôi, Anh tỏ ra khiêm tốn và rất kiềm chế, nhưng tôi cảm thấy như nàng đang vật lộn với tình cảm của mình. Một lần trong cuộc gặp ở nhà nghỉ ngoại ô, nàng đã suýt để lạc mất lý trí. Tôi không biết cái ôm và nụ hôn sẽ kết thúc ra sao, nếu bỗng nhiên không có tiếng chuông cửa. Người hàng xóm ghé sang, và chúng tôi nói chuyện chừng năm phút ngoài sảnh, không hơn. Khi tôi quay lại, trong phòng không còn ai. Anh đã nhảy qua cửa sổ – sực tỉnh khỏi cơn mê đắm và bỏ chạy.
Tôi hiểu đối với Anh tình yêu với một người Âu là một thử thách như thế nào. Nhưng không nhận thức được kích cỡ của các vấn đề đang đặt ra với nàng, trong đó không chỉ có các truyền thống hàng trăm năm và các chuẩn mực về đạo đức, mà còn có các âm mưu trong nội bộ đảng, và các quan hệ quốc tế rắc rối. Tôi hồi đó không có ngay cả chút nghi ngờ về việc Anh là con gái của Tổng bí thư BCH trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn. Không thể biết được điều đó theo tên và họ của nàng. Như về sau biết được, ở Khoa Lý ngoài một vài đồng hương chỉ có một người biết gốc gác gia đình lãnh tụ Việt Nam của Anh – đó là Phó khoa phụ trách công tác với người nước ngoài.
Tình yêu của chúng tôi có thể làm hại cha của Anh và trở thành một con bài mặc cả của các đối thủ. Đứng ngay sau lưng ông là đối thủ cạnh tranh trong nhiều năm – Trường Chinh, Tổng Bí thư đảng cộng sản trước Lê Duẩn. Lê Duẩn hướng về mô hình phát triển đất nước kiểu xô-viết. Trường Chinh – mô hình Trung Quốc. Anh cho rằng Việt Nam sẽ chết nếu đối thủ của cha nắm được chính quyền. Đối với Liên Xô, đó cũng là điều hết sức không mong muốn. Sau cái chết của Lê Duẩn, Trường Chinh trở thành Tổng bí thư BCH trung ương ĐCS Việt Nam, và đã chẳng xảy ra điều gì đáng sợ.
Cô gái tội nghiệp không biết làm thế nào. Nàng thậm chí còn bắt đầu hẹn hò với một người Việt học tại Khoa Toán - Cơ (tôi sẽ gọi anh ấy là Vân) để quên tôi đi, mà không hiểu rằng những khó khăn cản trở chỉ càng làm cho tình cảm bây giờ mãnh liệt thêm.
Một lần dầu sao chúng tôi cũng được ở gần nhau. Tôi lập tức đề nghị Anh lấy tôi làm chồng.
– Chuyện này không thể được, – nàng trả lời, rất buồn bã – Giữa hai nước có một thỏa thuận không nói ra cấm việc hôn nhân giữa các công dân Việt Nam và Liên Xô.
– Anh sẽ suy nghĩ cách để vượt qua điều này.
– Không, không thể được!
– Tại sao ?!
– Em không yêu ông!
Nhưng qua mắt nàng, thì không phải thế. Tôi quyết định không vội vã đẩy nhanh sự việc, để cho Anh có thì giờ suy nghĩ và lắng nghe tình cảm của mình. Và nàng biến mất. Trước đây vẫn thường xảy ra chuyện như vậy, những khi Anh tự cho phép mình một điều gì đó “riêng”, và rồi ăn năn về việc này. Sau đó mọi việc lại quay lại như trước. Nhưng bây giờ tôi không thể tìm thấy nàng. Sắp đến kỳ nghỉ hè. Sinh viên tản đi mọi nơi. Tôi khó nhọc đợi đến khi bắt đầu năm học mới, nhưng Anh cũng không xuất hiện ở MGU sau ngày mồng một tháng Chín.
Tôi không chịu đựng được nữa và gọi cho Phó khoa phụ trách sinh viên nước ngoài:
– Bà có thể cho tôi biết cô sinh viên Lê Vũ Anh đã học chuyên đề của tôi đi đâu không? Cô ấy đã đạt được thành tích khá như thế.
– Cô ấy đã đi lấy chồng, lấy một người đồng hương, cũng là sinh viên của chúng ta, và đã về nước. Chàng trai tên là Vân. Họ sẽ quay lại vào cuối tháng cùng với cha của Anh. Ông ta có cuộc gặp với Brejnev – bà ta khẽ nói.
Tôi suýt khuỵu xuống khi nghe điều này. Gặp Brejnev vào cuối tháng chín sẽ phải là Lê Duẩn. Các miếng ghép hình được xếp xong một cách bất ngờ, và tôi chợt hiểu ra rất nhiều điều lạ lùng trong các câu chuyện và trong cách cư xử của người yêu. Anh của tôi là con gái của lãnh tụ cộng sản Việt Nam! Nhưng làm sao mà nàng có thể phản bội tình yêu của chúng tôi?!
Về sau Anh đã giải thích mọi chuyện. Khi chúng tôi đã trở nên gần gũi và tôi đề nghị trao cho nàng “cả cánh tay và trái tim”, nàng đã chịu một cú stress nặng nề và than vãn với bạn mình là Vân. Nàng nói rằng chỉ ràng buộc với tôi về tình bạn: vâng, chuyện đã là như vậy, ngoài ý muốn của nàng và Anh lấy làm tiếc về điều đó. Vân yêu nàng và xin cưới ngay. Nàng bị ràng buộc vào anh ta và đồng ý, bảo rằng sẽ cố yêu anh ấy hơn (Anh nói đúng như vậy: “Em sẽ cố yêu anh hơn”).
Cuộc hôn nhân này là một cú đánh vào Lê Duẩn. Vị lãnh tụ có lẽ đã dự tính cho con gái yêu một nơi phù hợp hơn, trong số các “hoàng tử” của các nước láng giềng cũng có những người để ý đến nàng. Vân là một cậu chàng trí thức trẻ, một tài năng toán học, nhưng không môn đăng hộ đối với Anh. Lê Duẩn tha thứ cho cuộc hôn nhân không xứng này của con gái, nhưng dứt khoát không đồng ý mong muốn ở lại Việt Nam của nàng. Anh cần phải tốt nghiệp MGU. Chỉ còn một năm nữa nàng sẽ kết thúc việc học tại Khoa Lý. Vân cũng muốn làm nghiên cứu sinh ở Moskva. Anh buộc phải phục tùng, với hi vọng việc nàng lấy chồng sẽ làm thay đổi mọi sự và ngăn trở việc tiếp tục cuộc tình của chúng tôi.
Khi nàng quay lại Moskva tôi thuyết phục nàng đến đatra – cùng với Phúc. Anh không thể từ chối, nhưng cư xử một cách kiềm chế. Tôi cố gắng để khung cảnh được thoải mái. Nói đùa, kể chuyện tiếu lâm, và sau đó đề nghị các cô cùng đi bơi thuyền, cho dù bấy giờ đã là cuối thu, thời tiết không được tốt. Khi chúng tôi đến gần bờ, Phúc quay thuyền một cách vụng về và ngã xuống nước. Tôi lôi cô ấy lên và chạy vội đến ngôi nhà gần nhất mượn quần áo ấm. Chủ nhà đưa cho mấy bộ đồ sưởi [vài bộ đồ sưởi – Nhật Đình(1)] để chúng tôi ủ ấm cho Phúc. Tôi bế cô ấy về đatra, xoa cồn, cho uống rượu ngọt. Phúc ấm lên và chìm vào giấc ngủ. Còn tôi và Anh, chúng tôi không còn sức để xem nhau chỉ là bạn thêm nữa. Nàng thú nhận rằng muốn sống cùng tôi, nhưng không tin là điều này có thể được.
– Mấy năm trước chính quyền đã không cho phép con gái một vị Bộ trưởng cưới con trai Thủ tướng một nước châu Âu. Đôi trẻ đã tự tử. Những chuyện như vậy từng xảy ra nhiều. Anh không tưởng tượng được là có bao nhiêu người đã thiệt thân vì cái truyền thống này đâu!
– Mọi việc của chúng ta sẽ tốt! Chúng ta sẽ cưới nhau! – tôi an ủi Anh.
Tất nhiên chúng tôi không phô trương quan hệ của mình để người ta không xử lý Anh, hoặc tệ hại hơn – bắt nàng về nước. Thông thường các mối tình Xô-Việt được Sứ quán biết một cách nhanh chóng. Các đôi uyên ương bị các đồng bào “gõ cửa” cảnh báo. Chúng tôi giữ kín chuyện được gần một năm. Bằng chứng là không thấy có ai theo dõi “các trẻ” Việt Nam, ít nhất là không thường xuyên có chuyện đó. Về sau Anh có thai và không hiểu sao giấu tôi. Nàng đã sơ suất, chắc vậy, dẫn đến việc sẩy thai. Tôi đi cùng nàng đến bệnh viện và vô cùng hoảng sợ rằng mọi chuyện sẽ vỡ lở và người ta sẽ bắt Anh đi. Tôi còn lo sợ hơn cho sức khỏe của nàng. Mặc họ đưa nàng đi, miễn là mọi chuyện đối với nàng được tốt đẹp. Lần ấy mọi chuyện trót lọt.
***
Sau khi ra viện người ta chuyển Anh về Pushkino, đến an dưỡng đường đặt trong một nhà thờ [dưỡng đường dành cho các ủy viên trung ương – Nhật Đình(1)]. Ở đấy nàng có một địa vị đặc biệt, tất nhiên rồi, người ta xếp nàng ăn tại phòng ăn dành cho những nhân vật danh giá. Các cô phục vụ nâng cao khay của nàng khi đi qua phòng lớn, còn những cư dân đang nghỉ dưỡng cố liếc mắt để xem người ta chăm sóc công chúa Việt Nam thế nào. Anh đau khổ với các quy cách xô-viết này, nhưng buộc phải sống hòa thuận với chúng.
Ở Pushkino Anh cảm thấy buồn chán, nàng bắt đầu đề nghị tôi đến thăm. Tôi từ chối mãi, bảo rằng sợ họ bắt được, nhưng rồi cũng đầu hàng và khuất phục. Tôi đến thăm nàng, mang theo con chó fox, và thu xếp để ở bên cạnh an dưỡng đường. Trong một lần hẹn hò trong rừng chúng tôi đã chạm mặt một nhân viên an ninh. Anh ta ngồi trong bụi cây, và bị con chó của tôi phát hiện.
– Anh theo dõi tất cả hay chỉ chúng tôi?
– Theo dõi tất cả, – anh ta an ủi. – Chỗ này là Gestapo đấy.
Thế là mọi chuyện bại lộ, hoàn toàn ngẫu nhiên. Các cơ quan tìm hiểu xem tôi là ai, và báo cáo với Lê Duẩn rằng con gái ông đang yêu một nhà vật lý xô-viết. Một cuộc họp gia đình được triệu tập để phán xét hành tung của Anh. Nhưng những người ruột thịt e ngại nàng, vì nàng tỏ ra rất dũng cảm và độc lập. Thậm chí phê bình cả cha. Theo tôi thì Anh là người cộng sản lớn, lớn hơn chính Lê Duẩn.
Ban đầu họ quyết định hạn chế việc xử lý trong phạm vi hẹp – các bạn bè của gia đình đang ở Moskva. Họ [Một người trong số họ – Nhật Đình(1)] mời Anh đến Nhà hát Lớn xem vở ba-lê “Anna Karenina”. Điều đó không phải ngẫu nhiên. Họ muốn nhắc nhở Anh nghĩa vụ đối với gia đình, lấy nữ nhân vật của Tolstoi làm “đại sứ thiện nguyện”: “Thấy cuộc đời người đàn bà phụ bạc chồng mình kết thúc thế nào chứ?”. Anh cố nén cười.
Lê Duẩn không thể sử dụng bạo lực và chuyển cô con gái yêu đi nơi khác. Cuối cùng nàng vẫn giữ cuộc hôn nhân và cần phải sống cùng chồng ở Moskva. Mọi chuyện yên ắng dần sau một thời gian, nhưng không được phép mềm yếu, cần phải đăng ký cuộc hôn nhân của chúng tôi càng nhanh càng tốt.
Vân không muốn ly hôn. Có thể câu chuyện không chỉ phụ thuộc vào tình cảm của anh ấy, mà còn vì quyền lợi của người cha, mà sự nghiệp của ông ta sau đám cưới của con trai lên như diều gặp gió. Tôi đề nghị Anh thể hiện sự thông minh và tỏ ra ngoại giao, cố gắng thương lượng với chồng, nhưng nàng không muốn làm chuyện khôn khéo. Kết quả là quan hệ của nàng với Vân trở nên căng thẳng. Nhưng khi Anh lại mang thai, thì mọi chuyện đã đến hạn. Nàng buộc phải hành động để khỏi bị rơi vào tình cảnh nhập nhằng: nếu khi sinh đứa con của chúng tôi nàng vẫn còn là vợ Vân, phía Việt Nam có thể áp đặt quyền của họ đối với cháu.
Nàng hứa với Vân là ở Việt Nam sẽ không ai biết về việc họ ly hôn: “Em sẽ giữ bí mật chuyện này, và chúng ta vẫn sẽ là bạn. Chính anh đã nói rằng anh yêu em. Không lẽ anh muốn em sẽ phải căm thù anh?”. Chàng trai đầu hàng. Anh ấy vẫn yêu Anh như trước. Họ làm thủ tục ly hôn tại Văn phòng ZAGS(2) cho người nước ngoài ở Moskva, nhưng như một vụ ly hôn của những người Việt Nam bình thường và không thông báo gì cho Lê Duẩn. Cũng không ai nghĩ đến việc thông báo cho Sứ quán Việt Nam. Vân chịu đựng vụ chia ly rất nặng nề, thậm chí phải vào viện tâm thần.
Phần 2
Chúng tôi giấu việc Anh mang thai để không ai ngăn cản nàng sinh nở và đăng ký cho đứa bé tại Liên Xô. Trường đại học thu xếp cử nàng đi công tác vài tháng đến một trường đại học ở Kiev và giúp đỡ gọi cho chị Muội “từ Kiev” (Anh giữ liên lạc với gia đình thông qua chị), và gửi thư từ cho gia đình với các dấu bưu điện ở Kiev, để đánh lạc hướng mọi người. Suốt thời gian mang thai Anh sống với tôi ở đatra, và lánh mặt khi có ai đó ghé thăm.
Trong thời kỳ trì trệ(3) các cuộc hôn nhân của công dân Moskva và vùng Moskva với các công dân nước ngoài chỉ được tiến hành ở hai Văn phòng ZAGS – một ở Moskva, một ở Zagorsk – có lẽ để thuân tiện cho cho việc kiểm soát của KGB. Chúng tôi không có việc gì phải làm với hai cơ quan này. Theo luật pháp hồi ấy khi ở một điểm dân cư nào đó không có Văn phòng ZAGS thì có thể làm đăng ký hôn nhân tại Xô viết đại biểu địa phương. Tôi quyết định lợi dụng việc này và đăng ký kết hôn ở Troitsk. Ở thị trấn Viện hàn lâm này tôi có nhiều bạn bè trong tất cả các viện. Tất nhiên nếu họ biết được ai là cô dâu thì chưa chắc đã dám giúp cho đám cưới của chúng tôi. Đành phải láu cá, đánh lừa, thậm chí làm giả cả giấy phép đồng ý cho kết hôn của Sứ quán Việt Nam. Điều quan trọng nhất là tôi phải có giấy chứng nhận cư trú tin cậy ở Troitsk. Cho dù theo luật về hôn nhân thì điều này không bắt buộc.
Vào những ngày này tôi xây dựng tại đatra một cái gara, rất hoành tráng, như phần nối dài của ngôi nhà. Một trong các bức tường của nó có hình bán nguyệt.
Các cửa sổ phải làm khá hẹp và kéo dài, trông như các lỗ châu mai, tôi còn nẹp thêm các thanh thép. Cửa vào căn phòng này bọc thép. Thành thử trông cứ như một pháo đài. Và nó về sau đã hoàn thành cái chức năng này của mình.
Theo luật Liên Xô, muốn xây gara thì phải là công dân địa phương. Tôi đến gặp trưởng công an Troitsk.
– Tôi muốn đăng ký (hộ khẩu) ở đatra để xây cái gara, có được không?
– Hoàn toàn được, anh đến chỗ mình ở trong Moskva xin chuyển đăng ký về đây, rồi nạp cho phòng hộ chiếu của chúng tôi.
Tôi làm giấy chuyển đăng ký, nhưng phụ trách phòng hộ chiếu yêu cầu phải có giấy phép của Chủ tịch Ủy ban hành chính của Troitsk, một người mà tôi có quan hệ rất tốt. Bà này đang sửa soạn đi nghỉ, do vậy bỏ qua nhiều chi tiết trong đơn của tôi. Tôi bèn lập tức đề nghị được phép đăng ký kết hôn ngay sau khi đăng ký (hộ khẩu). “Chúng tôi không thể đợi được. Cô dâu có bầu rồi, tôi có giấy xác nhận khám thai đây”. Bà Chủ tịch bèn ghi: “Cho phép đăng ký hôn nhân ngay sau khi Ủy ban có quyết định đăng ký hộ khẩu”. Và lên đường đi nghỉ.
Với các giấy tờ đó tôi đến gặp vị đại biểu phụ trách đăng ký kết hôn, là “người của mình”, thú thật rằng sẽ cưới một cô gái ngoại quốc, nhưng buộc phải giấu chuyện này, nếu không sẽ bị đuổi khỏi Viện NC mật đang làm. Anh này hứa sẽ thu xếp, giữ bí mật và nói bà thư ký ủy ban, một phụ nữ tốt bụng đẫy đà, xử lý cho. Tôi mừng rỡ, nhưng đã xảy ra một chuyện không lường trước. Trước hôm đăng ký vài ngày, họ chuyển bà thư ký đi, đưa về thay là một cô bé làm ở Quận đoàn komsomolsk Podolsk, một nhân vật cực kỳ tích cực. Tôi hoảng sợ rằng cô ta sẽ làm hỏng cuộc hôn nhân của mình.
Tôi cầu cứu bạn bè: cần vô hiệu hóa một cô gái, làm quen, quyến rũ, và đưa cô ta đi một ngày, để cô ấy phải bàn giao việc lại cho người phó. Tại sao phải làm vậy, tất nhiên tôi không nói. Một nhà khoa học trẻ – đẹp trai và dại gái, nhận lời giúp. Hôm sau chàng gọi điện đến: “Thứ Bảy cô ấy sẽ vắng mặt. Đã xin nghỉ. Chỉ có điều phải kiếm cho chúng tôi vé xem buổi hòa nhạc nào thật hấp dẫn”. Chúng tôi kiếm cho họ vé buổi biểu diễn jazz Đức.
Người phó không gây thất vọng, làm đám cưới cho chúng tôi đúng như đã hứa, “không một tiếng ồn, không một hạt bụi”. Nhưng tôi, cho đến giây phút cuối cùng, vẫn sợ nhỡ có điều gì không hay xảy ra. Bulat Okudjava(4) đề nghị: “Nếu có gì cản trở, gọi cho mình. Mình sẽ huy động các phóng viên ngoại quốc đến, và gây ầm ĩ đến mức họ không tưởng tượng ra được đâu”. Tôi biết Okudjava từ những năm thơ ấu, các bà mẹ của chúng tôi như hai chị em. Tôi đã sống hồi nhỏ tại gia đình Bulat, cả nửa năm tại căn hộ của anh trên Arbat. Vì sao thì không nhớ rõ.
Đó là năm 1937, một thời kỳ u ám. Nhiều người phải thay đổi chỗ ở, ẩn náu để tránh bị bắt bớ. Người ta vừa bắt đi cha của Bulat – ông Saliko. Mẹ tôi li dị với cha và lấy Boris Phedorovich Porsnev, một nhà sử học và triết học xuất chúng. Cha dượng đóng một vai trò rất lớn trong đời tôi. Tôi rất yêu quý ông. Có một thời gian tôi được mẹ của Bulat – Askhen Stepanova và bà tôi, Maria Bartanova, nuôi dưỡng. Askhen sau này luôn giúp đỡ chúng tôi, bà cũng dự đám cưới của tôi với Anh.
Tiệc mừng được tổ chức ở đatra. Chỉ mời những bạn bè thân nhất và người nhà. Mẹ tôi tặng cô dâu chiếc vòng đính kim cương của mình. Một chiếc vòng rất tinh xảo, “trí thức”, nhưng Anh ngại mang nó. Nàng là một cô gái khiêm tốn. Còn một món quà nữa của mẹ – một chuỗi hạt trai lớn có hình thù không đều đặn – mà Anh thường đeo giấu dưới áo.
Hôn thú được hoàn thành nhanh chóng đến ngạc nhiên, nhưng giấy đăng ký thì là cả một câu chuyện dài. Đầu tiên bà phụ trách hộ chiếu ngần ngại. Bà này thông báo rằng không có quyền cấp đăng ký, đó là quyết định của Chủ tịch Ủy ban, và chuyển hồ sơ về Moskva, đến Ban Nội vụ vùng. Ở đó họ dồn tôi chạy vòng quanh. Tôi phải đợi rất lâu tại cửa của các văn phòng đủ loại, nhưng tất cả đều vô ích. Cô em họ của Okudjava đã giúp tôi. Người phụ nữ kỳ diệu này, mà tôi chưa hề gặp, học cùng với Phó chủ tịch Ban Nội vụ vùng Moskva. Ông ta cuối cùng ký giấy phép cho tôi đăng ký ở ngoại ô Moskva.
Trong thời xô-viết mọi việc được làm theo các mối quen biết. Tôi và Anh được đưa vào một nhà hộ sinh mới mở ở Moskva theo sự giới thiệu của những người quen của tôi, chẳng cần giấy tờ gì hết. Bác sĩ đỡ đẻ, là một nhà phẫu thuật nổi tiếng, không biết nàng là ai. Tôi nói rằng chúng tôi là tình nhân và muốn đánh lừa người chồng ghen tuông, Anh đã phản bội anh ta trong lúc anh này đi công tác dài ngày. Bảy tháng trước anh chồng nghỉ phép về Moskva, sau đó lại ra đi. Vì vậy chúng tôi cần một giấy chứng sinh rằng em bé được sinh ra mới bảy tháng tuổi.
Trên thực tế tờ giấy này là một bảo chứng để tránh những khiếu nại có thể từ phía Việt Nam. Anh làm thủ tục ly hôn sau khi có thai được hai tháng, và nếu muốn có thể công bố Vân là cha đứa bé. Hồi đó còn chưa biết đến các xét nghiệm ADN. Bác sĩ sản làm các thứ giấy tờ một cách vô tư. Ông ta bị Anh quyến rũ. Và tôi rất biết ơn ông ấy, có lẽ vậy.
Anh sinh con gái ngày 31 tháng Mười năm 1977, chúng tôi đặt tên cho bé là Elena để ghi nhớ Liên – bạn gái thân thiết của Anh, là con gái vị Bộ trưởng Tư pháp, người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, nói riêng trong việc quyết định đám cưới “chui”. Chúng tôi làm giấy khai sinh ngay cho cháu ở Troitsk, và chỉ sau đó mới xem là hoàn thành “chương trình minimum”(5).
Trước cuộc sinh nở ít lâu Lê Duẩn đến Moskva. Ông không thể gặp Anh ngay. Điều này làm ông giận dữ. Con gái ở đâu? Thường thì các nhân viên Vụ Quốc tế BCH Trung ương (TƯ) ĐCSLX đưa Anh đến vào ngày cha cô đến nơi. Nhưng lần này họ không thể tìm thấy cô – không ở Kiev, nơi cô đến công tác chính thức, không ở Moskva. Người quản lý giải thích là cô ấy ở với Maslov đâu đó. Một tuần sau, khi Anh và con gái ra khỏi nhà hộ sinh, nàng ngay lập tức tự đi gặp Lê Duẩn để kể hết mọi chuyện. Tôi đã cố ngăn cản, nhưng nàng không nghe.
Anh gặp cha tại nhà khách của chính phủ trên Đồi Lenin. Lê Duẩn bắt đầu thuyết phục con gái trở về nhà để làm thủ tục ly dị với Vân, điều mà nàng đã yêu cầu trước kia. Nhưng nàng nói đã chia tay anh từ lâu và đã đi lấy chồng. Lê Duẩn đỏ mặt lên vì giận dữ và bắt đầu la hét, rằng cái dòng máu Trung Hoa tệ hại mà mẹ nàng truyền cho có lỗi trong mọi chuyện. Anh vô cùng phẫn nộ về chuyện này, nàng không chịu đựng được sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nàng không ngăn cha lại, chỉ quay ra và bỏ đi.
Khi đã ở ngoài phố nàng đi đến bến xe công cộng, phía sau một chiếc “Vonga” đen chạy theo, cách một khoảng không xa. Anh bước gấp. Lái xe ngay lập tức nhấn ga. Nàng bỏ chạy – và “Vonga” tăng tốc. Không biết câu chuyện sẽ ra sao nếu Anh không kịp nhảy lên chiếc trolleybus vừa đi tới. Nàng về đến nhà nước mắt đầm đìa. Nàng kể đã hoảng sợ ra sao khi thấy chiếc xe bắt đầu đuổi theo mình:
– Em nghĩ họ sẽ bắt mình bây giờ!
– Em đã nói là cha em không làm việc này mà.
– Nhưng hôm nay em hiểu ra rằng ông đặt quyền lợi chung cao hơn quyền lợi riêng. Nghĩa là số phận em đã định.
Tôi an ủi nàng, còn nàng bật khóc và khẳng định: “Em sẽ chết! Sẽ chết!”
Hôm sau Anh gọi điện cho chị Muội. Chị ấy kể rằng cha rất đau khổ vì chuyện này, nên đã nổi đóa. Ông suốt đêm không ngủ được và muốn làm lành. Anh trả lời: “Tốt nhất hãy chúc mừng chúng em. Chúng em vừa sinh con gái”. Chị không tin, cho rằng Anh bịa ra chuyện này để cha thừa nhận cuộc hôn nhân của nàng. Hai chị em thỏa thuận sẽ gặp nhau tại nhà tôi và cùng đến gặp cha. Khi nhìn thấy Lena, Muội bật khóc và bảo Anh ở nhà. Tự chị ấy sẽ đi và kể mọi chuyện. Người cha đã bị chấn động khi biết tin về đứa cháu.
Lê Duẩn trong một thời gian dài không thể yên được với việc con gái ông đã không nghe lời, vi phạm luật lệ và lấy chồng nước ngoài. Ông gọi cho Suslov(6), là người ông quen biết gần gũi, đề nghị giải thích giùm xem cái gì đã gắn bó Anh với tôi – sự say mê giây lát hay tình yêu thực sự. KGB sau đó đã xếp đặt một “chuyên gia tình yêu” theo dõi chúng tôi. Anh này bí mật đi vòng quanh đatra nơi chúng tôi đang sống, quan sát, nghe ngóng và buộc phải đưa ra kết luận: đó là tình yêu.
Người cha không tha thứ cho con gái. Người ta kể cho tôi rằng ở nhà Lê Duẩn đã cấm nói đến Anh, ngay cả đến tên cũng không được nhắc đến. Nhưng các món quà thời trẻ con của nàng vẫn nằm trên bàn viết của ông. Khi một món đồ nào bị mất, Lê Duẩn liền gây sự. Nghĩa là ông vẫn chưa hết yêu con gái …
Anh thay đổi rất nhiều sau khi sinh Lena. Trước đấy nàng là một người dũng cảm, độc lập, còn bây giờ lúc nào cũng run rẩy vì sợ hãi. Lúc nào cũng chờ đợi có người tấn công, bắt cóc, sợ những chiếc xe màu đen và những người đồng bào của mình. Nàng nói tốt nhất không gặp họ, họ sẽ lôi đến cuộc họp và kiểm điểm. Những người ruột thịt dè bỉu nàng, gọi nàng là đồ phản bội. Họ thường xuyên gọi điện và gửi đến những bức thư đầy giận dữ. Anh bị đè bẹp, cho rằng nàng sẽ bị trừng phạt vì tội lỗi đáng sợ mình gây ra.
Trước đây Anh không thích ngồi lắm trong căn phòng có các lỗ châu mai, còn bây giờ nàng suốt ngày ngồi lì trong đó với Lena, mỗi khi tôi có việc phải trở về Moskva. Nàng cầm theo mình khẩu súng săn của tôi. Anh nói căn phòng này là nơi an toàn nhất ở đatra. Nó không bị bắn từ hướng ngoài phố, nhưng nổ súng từ bên trong rất thuận tiện. Xem ra nàng đang nhớ lại tuổi trẻ du kích của mình.
Một lần nàng làm tôi sợ gần chết. Nàng đi trốn, cùng với Lena. Tôi trở về đatra, ở đó không thấy một ai. Tôi chút nữa thì lên cơn đau tim, nghĩ họ đã bắt hai mẹ con đi rồi. Nàng đi ra và phá lên cười.
Không biết từ đâu có cuộc nói chuyện với một anh lính trong đội xây dựng. Anh ta muốn bán cho tôi một khẩu súng lục dùng bắn các chốt vào bê-tông. Tôi hỏi, với khoảng cách nào. Anh lính tỏ ra quan tâm: “Ông muốn bắn từ xa à? Tôi có thể bán súng tự động, cả đạn nữa”. Tất nhiên tôi từ chối. Khi tôi vừa cười vừa kể lại cho Anh nghe, nàng bất ngờ nhận xét:
– Thì sao, lý ra phải mua.
– Em điên à? Có thể vào tù đấy.
– Nhưng em sẽ yên tâm hơn. Anh không hiểu chứ, cha có thể làm tất cả. Hôn nhân của chúng ta đã phá hủy uy tín của ông ấy trong đảng và các đối thủ của Lê Duẩn có lợi. Nếu ông ấy phải rời chức vụ, đất nước sẽ chết.
– Ông ấy yêu em và sẽ không phá hạnh phúc của em.
– Yêu, và em cũng rất yêu cha. Nhưng lợi ích quốc gia quan trọng hơn. Em luôn biết mình đi đâu. Khi chưa có Lena, em không sợ, còn bây giờ em thấy sợ lắm. Một mình anh không xoay xở nổi với con.
Chẳng bao lâu cô bé bị ốm, cần phải đi viện. Trước khi vào viện với con, Anh chuyển cho tôi bản tuyên bố chính thức: “Nếu người ta đem tôi đi, một mình hay cùng con gái, và đưa về Sứ quán Việt Nam, xin biết rằng đó là một hành động bạo lực, chống lại ý chí của tôi, cho dù những người thân hay sứ quán có nói gì. Tôi muốn sống với chồng tôi là Victor Maslov ở Liên Xô và muốn rằng ông sẽ là người nuôi dạy con gái chúng tôi và truyền dạy cho cháu văn hóa Nga”. Tôi đã cất tờ giấy vào nơi an toàn.
Phần lớn thời gian chúng tôi sống với nhau ở đatra và gần như không rời nhau. Tôi dạy ít hơn, cố gắng làm việc tại nhà. Hàng đêm, đôi lúc nhìn vợ ngủ tôi nghĩ: “Trời ơi, làm sao tôi được hạnh phúc thế này? Tôi đâu có xứng”. Tôi dường như cảm thấy thời gian dành cho chúng tôi thật ít …
Lúc đầu tôi sợ rằng Anh sẽ buồn nhớ gia đình và quê hương. Một lần bạn tôi, Viện sỹ hàn lâm Mishenko hỏi nàng về điều đó. “Tôi buồn chỉ khi nhà có khách” – Anh trả lời với sự thẳng thắn vốn có của nàng. Nàng không thích hội hè ầm ĩ, các cuộc rượu phè phỡn. Tôi nhận thấy Anh khó chịu với sự vui sướng của những đám say rượu, cho dù nàng không thể hiện sự không hài lòng của mình, và dần dần bỏ rượu. Còn nàng nhìn chung không uống rượu.
Sống với Anh tôi đã thay đổi, trẻ ra có lẽ đến mười lăm tuổi. Chưa bao giờ tôi làm việc hiệu quả đến như vậy. Chúng tôi hầu như không đi đâu (nhân viên Vụ Quốc tế của BCH TƯ ĐCS LX không khuyên chúng tôi xuất hiện ở những chỗ công cộng), nhưng chúng tôi không cảm thấy mình bị xa cách. Các bạn và chị gái vẫn đến thăm Anh. Nàng cũng vào Moskva, đến trường đại học, kết thúc NCS một cách khôn khéo. Anh có năng lực làm việc hơn tôi nhiều, và có lẽ sẽ làm khoa học nếu mọi việc đã không diễn ra khác đi. Nàng đã kịp bảo vệ luận án và trở thành PTS khoa học toán - lý.
Tôi còn nhớ có một lần đi nghe Vưsotsky(7) biểu diễn tại trường MIEM. Chúng tôi ngồi khá xa ở hàng sau, nhưng sau khi biểu diễn nghệ sỹ lập tức đến gặp Anh. Anh ấy đã chú ý đến nàng khi đang hát, và luôn ngoái nhìn nàng. Anh ngạc nhiên, nghĩ rằng nghệ sỹ nhầm nàng với ai đó. Còn Vưsotsky thì sôi nổi khen ngợi, đề nghị tiếp tục gặp gỡ với nàng, nói chung cư xử cứ như không có tôi ngồi cạnh. Tôi cố gắng kéo anh ngồi xuống. Khi anh hỏi Anh có hiểu hết anh hát gì không, tôi đã trả lời thay:
– Này, có chồng cô ấy đây kia mà. Tôi có thể giải thích. Nói chung chúng ta gần như là hàng xóm với nhau ở đatra mà. Anh ghé chơi nhé, chúng tôi rất vui được đón.
– Tôi ở ngoài đó không thường xuyên – Vưsotsky chợt buồn – đấy là Maria thích đatra, tôi thì không thích lắm. Với lại không có thì giờ.
Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Vưsotsky xảy ra trước khi anh ấy mất không lâu. Anh ấy trông mệt mỏi và không được khỏe. Nhưng cố tỏ ra trẻ trung trước người đẹp Việt Nam. Nàng không hiểu lý do sự chú ý của anh. Khi rời buổi biểu diễn, nàng hỏi:
– Anh ấy muốn gì thế?
– Anh ấy thích em – tôi trả lời. – Nhìn thấy người đẹp và xù lông xù cánh!
Tôi tự hào vì Vưsotski để ý đến Anh. Tôi thấy thật dễ chịu khi thấy những ánh nhìn thán phục hướng về phía nàng. Nàng không thích lôi kéo sự chú ý, nhưng có thể làm việc đó một cách rất hiệu quả. Nàng biết ăn mặc, tiếp khách. Đôi lúc tôi cảm thấy tiếc rằng đã không thể cho nàng những điều nàng xứng đáng được hưởng. Trước khi đến Liên Xô Anh đã sống một cuộc sống hoàn toàn khác, nàng thường đi cùng cha ra nước ngoài, ở đó họ được đón tiếp ở cấp cao nhất.
Và ngay ở Việt Nam, chỗ Lê Duẩn cũng có nơi ở rộng lớn với bao nhiêu người phục vụ. Nhưng Anh không than phiền và, theo tôi, không đau khổ vì thiếu đi những tiện nghi quen thuộc, nàng tự thu dọn, tự nấu ăn. Tôi vẫn dùng một cái máy giặt ZVM do nhà máy mang tên Vladimir Ilich sản xuất. Nó ồn khủng khiếp và thường xuyên chảy nước, có đến cả chục lần chúng tôi làm ướt nhà hàng xóm tại căn hộ Moskva. Khi có đứa con gái thứ hai Anh phải xoay xở vất vả hơn, chúng tôi đã thuê một người giúp việc nhà và bảo mẫu.
Ba mươi tuổi, mẹ của hai đứa trẻ, Anh trông như gái mười tám. Một lần tôi chịu đựng một cơn ghen vô cớ. Chúng tôi đứng xếp hàng trong cửa hiệu. Trước mặt chúng tôi là một chàng trai trẻ khá cao. Một trang nam tử. Liếc nhìn anh ta, tôi cảm thấy nhói trong tim: Anh bây giờ sẽ nhìn anh ta, so sánh với tôi, và rút ra kết luận… Nhưng nàng không mảy may để ý đến chàng đẹp trai. Lúc ra ngoài phố, tôi hỏi:
– Em có thấy anh chàng đẹp trai đứng trước chúng mình không? Đúng là một Alain Delon.
– Thế ư? – Anh ngạc nhiên. – Em không để ý.
Muội nói với nàng:
– Sao em lại lấy Maslov? Ông ấy già rồi! Xem kìa, xung quanh bao nhiêu là đàn ông trẻ trung thú vị!
– Với em chẳng có ai khác tồn tại cả – Anh trả lời.
Tatiana, con gái thứ hai của chúng tôi, sinh vào năm 1979. Sau lần này quan hệ của Anh với cha mẹ tốt lên. Có vẻ họ đã hiểu rằng mọi việc đối với con gái họ rất nghiêm túc, và ngừng các cuộc tấn công. Thậm chí họ còn xin Anh tha thứ, tất cả, trừ người cha. Mẹ nàng, bà Bảy Vân, đến Moskva và vẫn đến thăm chúng tôi – cả ở đatra, cả ở căn hộ Moskva trên phố Dmitri Ulianov.
Nhờ mối tình của chúng tôi đã xảy ra những thay đổi quan trọng không chỉ trong cuộc sống của gia đình Lê Duẩn, mà còn trong cả nước. Ở Việt Nam đã thông qua luật cho phép kết hôn với người nước ngoài. Một bạn gái, người đã yêu một chàng trai Đông Đức, ngay lập tức gọi điện cho Anh: “Mày thật đúng là anh hùng! Hàng nghìn người sẽ cầu nguyện cho mày! Lạy trời cho mày được hạnh phúc!”
***
Sau khi hòa giải với gia đình Anh quyết định giới thiệu với cha cháu gái lớn. Khi Lê Duẩn đến Moskva lần sau đó, nàng đem theo Lena đến gặp ông. Ông ngay lập tức yêu mến cháu. Ông đề nghị để Anh và cháu ở lại cùng ông cho đến khi ông về nước. Lúc đầu cháu bé còn lạ, nhưng dần dần quyến luyến với ông ngoại. Ông chủ ý giấu tất cả chuối trong nhà để tự mình đãi Lena – mong chiếm được cảm tình của đứa cháu.
Lê Duẩn luôn yêu cầu đưa Lena đến gặp ông mỗi lần đến Moskva. Còn gặp tôi thì dứt khoát không muốn. Còn nhớ tôi đưa Anh và con gái đến thăm mẹ vợ ở cái đatra cũ của Khrusov ở Rublebka và phải đợi trong xe, trong khi các cháu đang ở bên ông. Lê Duẩn đưa Lena và Anh đi xem xiếc rồi đưa họ đi theo dự lễ khai mạc Olympic Moskva. Con bé lên cơn đỏng đảnh đúng lúc long trọng nhất, kêu to: “Mẹ ơi, con muốn đi đái!”
Lần khác, trong lúc ăn trưa ngồi cạnh Lê Duẩn, đúng lúc đang nói chuyện về bắt đầu chiến tranh chống chế độ Khmer đỏ ở Campuchia, Lena bỗng nhiên hỏi: “Ông ơi, thế ông không làm gãy răng mình chứ?”
Không biết có sự liên tưởng nào xuất hiện trong đầu con bé, để đúng lúc nói chuyện gay cấn nhất lại hỏi như vậy? Ở nhà chúng tôi cũng trao đổi về cuộc chiến tranh với chế độ Polpot - Ieng Sari. Có thể Lena nhớ lại câu mà tôi đã nói khi nào đó? Anh có ý nghĩ khá tốt về Ieng Sary, nhân vật thứ hai của chế độ ở Campuchia. Có thể trong cuộc nói chuyện ở buổi tiếp khách Việt Nam đó đã vang lên cái tên này, và gợi lại sự liên tưởng nơi con bé? Người phiên dịch hiểu câu hỏi theo nghĩa bóng, lờ đi, nhưng cố gắng truyền đạt tối đa ý nghĩa của câu hỏi. Lê Duẩn không hề bối rối. Ông cắn chặt hàm răng chắc khỏe của mình và nhe ra với Lena. Tình huống được giải tỏa.
Anh cũng rất trực tính và tiết lộ các “bí mật” xô-viết cho cha một cách đơn giản. Hơn nữa, ông ấy cũng biết cách để hỏi. Một hôm người cha nói rằng theo lời Brejnev đất nước vừa thu hoạch một vụ bông kỷ lục. “Vậy mà vải trải giường nhà con thủng hết rồi”, Anh nhận xét. Ngay ngày hôm sau cán bộ phân ban Việt Nam trong Ban quốc tế của BCH TƯ ĐCSLX dẫn Anh đến gian hàng số 200 nổi tiếng của GUM, nơi chỉ bán cho các khách hàng chọn lọc. Thế là chúng tôi có đồ trải giường mới.
Anh không muốn lợi dụng sự ưu đãi, nhưng dù sao vẫn mua đồ ở gian hàng cấm này của GUM, và tôi thường nhận được các đơn hàng mà nàng đặt. Nàng không nhận của cha dù một xu nhỏ, ngay cả khi học ở MGU. Chính quyền chúng ta đề nghị cấp cho nàng một căn hộ rộng rãi ngay trung tâm Moskva, nhưng nàng từ chối. Chỉ nhận một căn hộ ba phòng bình thường trong một tòa nhà lắp ghép ở Beliaevo. Để phòng khi nhỡ có việc chúng tôi đột ngột phải chia tay, thì vẫn có chỗ ở và làm việc.
Nhưng chúng tôi sống hòa thuận cùng nhau. Trong suốt thời gian chung sống chỉ cãi nhau vài lần, đấy là Anh cho rằng thế. Lần đầu tiên là khi Anh giận dữ vì tôi chở trên xe hai cô gái, cho dù trong xóm chúng tôi ở việc cho đi nhờ vẫn hay xảy ra. Nhưng Anh lại tức giận.
Lần thứ hai thì xảy ra một chuyện nói chung là ngớ ngẩn. Buổi chiều tôi nghe “đài địch”. Anh ngồi cùng tôi, nhưng nàng không hiểu tiếng Anh, do vậy nhanh chóng đứng dậy và đi vào phòng trẻ con. Tôi nghĩ lũ trẻ đã đi ngủ, và khép cửa thật chặt để khỏi đánh thức chúng. Sau đó tôi cũng thiếp đi. Anh ra khỏi phòng trẻ, kéo cửa, nhưng không mở được. Nàng cho rằng tôi không muốn gặp nàng, lấy làm khó chịu và sáng hôm sau bỏ đi đến nhà chị Muội. Đến chiều Anh trở về, và chúng tôi làm lành. Nàng không thể sống trong tình trạng xung đột với tôi.
Mẹ nàng, bà Bảy Vân, cố gắng làm cho con gái chống lại tôi, có lần nói ra sự không hài lòng với việc chúng tôi sống tằn tiện. Anh giải thích cho mẹ: “Bao nhiêu tiền anh ấy gần như dành cho đatra. Luôn cứ phải mua hay sửa cái gì đó. Con không thể từ chối anh ấy trong chuyện này. Những người đàn ông khác họ uống rượu hết tiền, còn anh ấy thì xây dựng”.
Anh giành lấy việc chăm sóc cho mẹ tôi, khi bà bị đột quỵ, và nàng rất biết cách chăm sóc. Có lẽ nàng đã từng làm y tá trong thời gian chiến tranh. Mùa thu năm 1980 Anh lại mang thai, tôi vốn mong có một gia đình lớn. Vào tháng năm năm 1981 mẹ tôi khá hơn, người ta cho bà ra viện. Chúng tôi chuyển ra đatra. Tôi thuê một cô y tá, cô ấy ngủ bên cạnh người ốm và giúp bà đi lại và nói năng. Trẻ con thì có bảo mẫu, được đưa từ Việt Nam sang theo yêu cầu của Anh, để lũ trẻ có thể nói chuyện với chị bằng tiếng mẹ đẻ. Lê Duẩn chuyển cho nàng một món quà – một con đồi mồi. Anh rất hoảng hốt khi nhìn thấy món quà cha tặng:
– Đồi mồi này người ta tặng cả đôi. Đây là biểu tượng của tình yêu và cuộc sống gia đình hạnh phúc. Một con đồi mồi – đây là điềm xấu. Làm sao mà cha lại không nghĩ đến điều ấy.
– Ông ấy không cần nghĩ đến những thứ ngu ngốc ấy. Cha em là người cộng sản.
– Vâng nhưng ông tôn trọng truyền thống và biết rằng đây là dấu hiệu của cái chết. Đã xảy ra chuyện gì rồi …
Kết quả siêu âm cho biết lần này chúng tôi sẽ có con trai. Anh cảm thấy người không khỏe, tôi đặt trước chỗ cho nàng ở nhà hộ sinh “Kremlin” của Cục 4 trên phố Vesnina. Anh đã sinh Tania ở đó và nói chung thấy hài lòng chỗ này. Hồi ấy Anh có phòng bệnh riêng, có TV và điện thoại, nàng có thể bình tĩnh viết báo khoa học. Bác sĩ hồi ấy đã sửng sốt: “Một phụ nữ tuyệt làm sao! Nằm nhà hộ sinh còn làm khoa học!”
Nhưng nàng không muốn nằm tại bệnh viện này, sợ hãi điều gì đó. Một lần nàng nói sẽ chết khi sinh nở:
– Ở Việt Nam sắp có bầu cử [Đại hội – Nhật Đình(1)]. Để bầu cha em, họ sẽ làm tất cả.
– “Họ” là ai?
– Là những người luôn can thiệp vào tình yêu của chúng ta.
Tôi không tin vào linh cảm, cho rằng đó là những lo lắng của các phụ nữ mang thai.
Đêm mùng sáu sang ngày mùng bảy tháng Sáu Anh bắt đầu đau. Để an tâm tôi gọi liền hai xe cấp cứu, từ Troitsk và từ Moskva – phòng khi bỗng nhiên có việc gì trục trặc. Xe từ Troitsk lao đến trước, nhưng nó chỉ chở được Anh đến Podolsk. Tôi đề nghị họ chở nàng vào Moskva, đến nhà hộ sinh số 25, gần nhà chúng tôi trên phố Dmitri Ulianov. Khi đến nơi mới rõ ra một nửa tòa nhà đang phải sửa chữa.
Người trực nhận giấy tờ của Anh, nhìn thấy nàng đăng ký ở Cục 4, liền gọi ngay xe cấp cứu từ đó. Vậy là người ta vẫn chở Anh đến phố Vesnina. Ở đấy, các bác sĩ lập tức khám và nói, tất cả đều ổn, quá trình sinh nở bình thường. Tôi chuẩn bị ngồi chờ ở phòng tiếp nhận thì sực nhớ mẹ tôi hầu như đang ở ngoài đatra có một mình. Cô y tá chúng tôi đã cho nghỉ hè, còn chị bảo mẫu người Việt không nói được tiếng Nga. Tôi liền lao về đó. Tại đatra mọi việc đều bình thường, nhưng mẹ nói rằng xe cấp cứu từ Moskva không tới. Thật lạ lùng.
Vào 7 giờ sáng Anh sinh bé trai. Người ta gọi điện cho tôi từ nhà hộ sinh thông báo điều đó, tôi hỏi tình trạng của người mẹ ra sao, đầu dây bên kia im lặng. Sau một khoảng im lặng dài, họ đề nghị tôi tới và nói chuyện với bác sĩ. Ở Moskva tôi được biết rằng Anh bị chảy máu rất nhiều, chưa cầm được. “Chúng tôi làm tất cả những gì có thể – Bác sĩ nói – Sắp tới họ sẽ chuyển máu tới. Ông tốt nhất nên quay về nhà. Đợi ở đây là vô nghĩa”.
Tôi chạy đến các bác sĩ quen để hỏi ý kiến. Họ không vui, nói rằng trong những trường hợp như vậy phải lập tức cắt bỏ tử cung. Nhưng các bác sĩ Kremlin có lẽ sợ lãnh về mình trách nhiệm đó, bệnh nhân không phải nhân vật bình thường.
Tôi quay trở về nhà hộ sinh. Lúc ấy người ta đã phẫu thuật cho Anh. Bác sĩ phẫu thuật chính của Cục 4 được mời đến xử lý cho nàng. Khi ông vừa ra khỏi phòng mổ, tôi lao đến:
– Cô ấy sẽ không chết?
– Cơ thể trẻ trung. Chúng ta hi vọng vào điều tốt nhất …
Vài tiếng sau đó Anh qua đời. Người ta cho phép tôi vào phòng bệnh. Anh nằm trên giường, phủ tấm dra – trông nàng xinh đẹp làm sao, như đang ngủ. Một cục gì chẹn lấy cuống họng tôi, tôi quỳ xuống hôn tay người tôi yêu dấu. Tấm dra phủ di chuyển, hé lộ thân thể vợ tôi, phủ đầy các vết xanh – đỏ. Tôi kêu lên vì sợ hãi. Mọi người chạy đến bên, đỡ lấy tôi và đưa ra hành lang...
Lần cuối cùng tôi nhìn thấy Anh là ở chỗ hỏa táng – mười ngày sau đó. Quyết định hỏa táng không phải do tôi đưa ra. Nói chung không ai hỏi ý kiến tôi muốn an táng vợ mình ra sao. Tại sao phải đợi lâu thế vẫn mãi là câu hỏi. Có thể Lê Duẩn đã bí mật đến Moskva. Tôi không gặp ông, còn bà mẹ thì bay sang ngay. Tro cốt của Anh được đưa về Việt Nam, bình tro được giữ ở nhà bà Bảy Vân, trong một căn phòng riêng.
Sau cái chết của Anh các cháu được bà cụ mẹ của Bulat, bà Askhen Stepanova yêu quý, đã rất già yếu chăm sóc. Bà cụ ở lại cùng chúng tôi ba tuần. Còn tôi trong thời gian đầu rơi vào một trạng thái quên lãng, mù mờ sao đó. Trí nhớ của tôi từ chối tin vào những gì vừa xẩy ra. Một lần tôi tỉnh dậy giữa đêm trong hoảng hốt. Trái tim bóp nghẹt trong lồng ngực. Trong mơ tôi thấy lóe lên một luồng sáng: người ta đã đầu độc Anh. Tôi chia sẻ phỏng đoán với các bác sĩ. Họ không loại trừ khả năng ấy, nhưng cho rằng các vết xanh-đỏ trên da có thể xuất hiện trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng. Sau đó nhiều năm, khi nằm điều trị tim tại một bệnh viện tim mạch tôi quan sát thấy người ta đã tiêm geparin cho các bênh nhân để làm loãng máu, và trên người họ cũng xuất hiện những vết đúng như thế. Đã xuất hiện thêm một phương án khả tín theo quan điểm của tôi: việc chảy máu là do tác động cố ý, bằng cách tiêm thứ thuốc đó. Không phải tự nhiên Anh đã linh cảm thấy tai họa. Và máu đã chảy cạn …
Trong đám tang, bà mẹ đau khổ đến mất trí. Bà ấy nói rằng cha của Anh đã giết con và muốn giúp đỡ tôi – đưa bọn trẻ về Việt Nam. “Không đời nào!” – tôi trả lời. Tôi biếu bà chuỗi hạt đã từng giữ hơi ấm cơ thể của Anh. Bà ấy nhận nó, để sau này sẽ trao cho vợ của cháu trai, khi nó lớn lên và cưới vợ.
Tôi che giấu cái chết của Anh không nói cho những người thân biết. Mẹ tôi rất đau ốm, còn các cháu gái thì quá bé. Mẹ tôi có lẽ cảm thấy điều gì đó, bà bị đột quỵ lần hai, và lần này thì điều trị không khá lên được. Tôi nói với Lena là Anh ở trong bệnh viện, và sau đó – rằng mẹ đã đi có việc, nhưng con bé cũng hiểu hết. Một lần nó kéo tôi ra bên và thì thầm hỏi tôi: “Bố ơi, người ta chôn mẹ rồi phải không?”. Lena luôn than thở về nỗi buồn vắng mẹ, nó khóc: “Bố, hãy đi Việt Nam, mua mẹ cho con!”
Bảy Vân quyết định ở lại Moskva ít lâu. Bà ấy yêu cầu dẫn Tania đến thăm, nói rằng sẽ đưa trả con bé và cô bảo mẫu về nhà vào hôm sau. Nhưng đã không cho về. Hai ngày liền tôi gọi cho mẹ vợ, nhưng người ta không gọi bà ấy nghe điện, viện cớ có công việc quốc gia quan trọng nào đó. Ban đầu tôi không cảm thấy lo lắng đặc biệt, nhưng sau đó hiểu ra rằng bà đang cố thực hiện ý định của mình – lấy lũ trẻ khỏi tay tôi. Tôi tìm được địa chỉ của bà với không ít khó khăn, đem theo một đồng nghiệp biết tiếng Pháp để hỗ trợ và làm phiên dịch, lên đường đòi lại con gái. Bảy Vân không muốn trả lại Tania, ngay cả khi tôi nói rằng mẹ tôi sắp mất và bà cụ muốn vĩnh biệt cháu gái. Tôi buộc phải hứa rằng bà cháu sẽ gặp lại nhau trong lúc chuẩn bị cho tang lễ.
Mẹ tôi mất ngay ngày hôm sau. Mẹ vợ chạy đến ngay: “Các cháu sẽ ở với tôi!”. Tôi phải giải thích rằng các cháu còn đang ốm. Tania thực sự đang bị sốt. Bảy Vân đề nghị thu xếp chữa cho cháu tại căn hộ của mình, nhưng tôi không đồng ý.
Tôi biết rằng bà ta sẽ lại xuất hiện ở đatra vào ngày cử hành tang lễ, lúc tôi không ở nhà, do vậy đã gửi Lena đến chỗ người quen, còn Tania tôi khóa cùng với người cháu của tôi trong căn phòng có các lỗ châu mai, và dặn không được mở cửa cho bất cứ ai, đặc biệt cho bà ngoại nó. Bà bảo mẫu được dặn phải nói là cả hai cháu đang ở nhà các bạn của tôi. Ngay khi tôi vừa rời đến chỗ hỏa táng, Bảy Vân đã xuất hiện ở đatra. Không tìm thấy lũ trẻ, bà ta ra về trong sự tức giận khủng khiếp.
Với đứa con trai, tôi đặt tên nó là Anton, tình hình phức tạp hơn nhiều. Ở nhà hộ sinh họ không trao cháu cho tôi. Họ thông báo rằng do tình trạng sức khỏe của cháu bé, cháu cần ở lại bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc. Tôi chỉ làm được giấy chứng sinh cho cháu, và lập tức tiến hành các biện pháp [làm giấy khai sinh – Nhật Đình(1)]. Tại bệnh viện của BCH TƯ, nơi cháu được chuyển đến từ nhà hộ sinh, cháu đã nhập viện với tên là Anton Maslov: các bạn của tôi đã giám sát tại lối vào bệnh viện để cháu được đăng ký đúng như đã định. Đây là một thắng lợi, không lớn nhưng dầu sao cũng là thắng lợi. Bây giờ đưa con trai tôi ra khỏi biên giới sẽ khó khăn hơn nhiều.
Họ cho phép tôi vào bệnh viện, đi dạo cùng con trai, nhưng bên cạnh luôn có người của BCH TƯ. Một thời gian tôi đã muốn lấy cắp Anton và giấu cháu trong gia đình chị bạn người Triều Tiên, giả như đó là con của chị. Còn tôi sẽ đưa về nhà một cháu bé có bề ngoài Đông phương khác trong trường hợp Lê Duẩn quyết định đưa cháu trai ra mà không có sự đồng ý của tôi. Nghĩ ra đủ phương án, nhưng không thực hiện được. Và lạy Chúa – tôi sợ trò phiêu lưu này sẽ làm tôi nguy đến tính mạng.
Cán bộ từ BCH TƯ, người đảm nhận liên lạc giữa tôi và gia đình Anh, đề xuất một giải pháp thỏa hiệp – tôi giữ các cháu gái cho mình, còn trao đứa cháu trai cho ông nó: “Cứ để nó sống ở Việt Nam vài năm, khi cháu lớn lên, họ sẽ trả cháu về. Ông lúc nào cũng có thể đến thăm người thân của vợ và gặp Anton”. Cuộc bầu cử [Kỳ Đại hội – Nhật Đình(1)] mà Anh lo sợ đang sắp diễn ra. Xem ra nhóm thân Trung Quốc loan tin rằng không nên tin tưởng vào Lê Duẩn. Ông ấy không thể theo đường lối độc lập nếu cháu trai ông ấy đang bị Kremli giữ làm con tin. Trong cơn sóng gió trước bầu cử [Đại hội – Nhật Đình(1)] người của ta có thể bắt đi tất cả các đứa con của tôi, chỉ để giúp Lê Duẩn còn giữ được quyền lực. Tôi hứa sẽ suy nghĩ, cố kéo dài thời gian. Nhưng áp lực ngày một gia tăng. Họ đe dọa tôi bằng những điều bất tiện trong công tác. Người cán bộ nói anh ta đã biết “phương án Triều Tiên” – tức phương án bắt cóc con trai tôi với sự giúp đỡ của chị bạn người Triều Tiên. Tình thế trở nên nghiêm trọng. Bà ngoại Bảy Vân một lần đã nói thẳng: “Không muốn tốt – cũng chẳng cần”.
Chống đối tiếp tục đã thành vô nghĩa, và tôi quyết định phải có sự đảm bảo – soạn một tuyên bố chính thức về việc cho phép đưa con đi trong hai năm. Ở sân bay tôi đã khôn khéo lấy hộ chiếu của Anton từ nhân viên an ninh cửa khẩu, chụp ảnh tất cả các trang và đút trả lại. Bạn của tôi chụp ảnh ghi lại cuộc ra đi của thằng bé. Vào đúng ngày hôm ấy Lê Duẩn đến Moskva. Ông đã gặp Brejnev. Vì cuộc hội kiến này (có vẻ rất quan trọng) nên mới có sự vội vã như vậy.
Chẳng bao lâu tôi lăn ra ốm. Ban đầu là viêm phổi, sau đó phát hiện có một khối u. Nghi ngờ đến khả năng xấu nhất, nhưng rồi mọi việc cũng qua – khối u hóa ra lành tính. Tôi nằm viện khá lâu, Muội có đến thăm tôi. Chị chắc có nói chuyện với bác sĩ, biết về các chẩn đoán của tôi và kể cho những người thân biết. Những người này lập tức chạy vạy – nhờ cậy những người bạn xô viết nhờ nhận lại các cháu gái từ người cha “đang sắp chết”.
Nghĩ lại thấy thật đáng sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu nếu tôi không xuất viện đúng một ngày trước khi các thanh tra về công việc với vị thành niên đến nhà tôi. Một bà trong sắc phục Đại úy cảnh sát đến nhà với yêu cầu chính thức từ Ủy ban vùng – xem xét khả năng xác nhận đưa Elena và Tatiana Maslovye vào cơ sở nuôi dạy trẻ. Tôi không thể nói với bà ta toàn bộ sự thật, nhưng cho bà ta hiểu rằng trong câu chuyện này mọi việc không đơn giản, khuyên bà ta đừng vội vã.
***
Sau hai năm người ta vẫn không đưa Anton trở lại. Tôi đấu tranh thêm hai năm nữa để họ cuối cùng đưa cháu trở lại Moskva. Tôi yêu cầu việc này với tất cả người thân của Anh. Cuối cùng Thành, em trai nàng bay sang Moskva. Chúng tôi gặp nhau và đã tìm được tiếng nói chung. Thành nói chuyện với Lê Duẩn, và ông ta quyết định đưa cháu trai về với cha nó và các chị. Nhưng con trai tôi trở về đã không phải với tên là Anton Maslov, mà là công dân Việt Nam Nguyễn An Hoàn và hộ chiếu Việt Nam. Lê Duẩn không có ý định trao cháu cho tôi. Ngược lại – ông hy vọng sẽ mang luôn cả các cháu gái về.
Con trai không nói được tiếng Nga, nó lạ tôi và không rời bà bảo mẫu người Việt đã nuôi cháu từ trứng nước [bà bảo mẫu người Việt mà lúc nào cũng cung phụng cháu như nô tỳ – Nhật Đình(1)]. Ở Việt Nam Anton thực sự là hoàng tử: nó được ở cả một tầng nhà.
Tôi hi vọng sẽ thu xếp được với con trai, nhưng người bà Việt Nam bay sang, sau khi quyết định đi nghỉ tại Krưm tuyên bố rằng ở Moskva không tốt cho thằng bé. Sau kỳ nghỉ bà ta sẽ đưa cháu trở lại Việt Nam, còn tạm thời cần đưa cháu vào một nhà trẻ tốt trong suốt mùa hè. Bà ta sẽ cho phép tôi và các cháu gái tới đó. Trong cuộc nói chuyện của chúng tôi có mặt một cán bộ khá cao cấp của Ban quốc tế BCH TƯ, làm nhiệm vụ phiên dịch. Ông đã thấy tôi giận dữ như thế nào, và khuyên tôi đừng nổi cáu, cố gắng đạt được thỏa thuận với người bà quyền lực. Bắt cóc Anton thật vô nghĩa: cháu là công dân Việt Nam và họ sẽ ngay lập tức đưa cháu đi khỏi nhà tôi.
Nhưng tôi không có ý định đầu hàng. Bây giờ đã là thời khác, lãnh đạo đất nước Liên Xô không còn là Brejnev, mà là Gorbachev. Hơn nữa sau những năm tháng ấy tôi đã kịp trở thành Viện sỹ hàn lâm và được trao Giải thưởng Lenin. Tôi viết đơn yêu cầu trả lại con trai và đi khắp các cửa, còn thiếu đâu nữa: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, BCH TƯ ĐCS LX. Khắp nơi người ta thông cảm với tôi, nhưng giúp đỡ thì đều từ chối. Họ nói rằng việc đó ngoài khả năng của mình. Một lần tôi chia sẻ với một chị bạn tốt – Thư ký của Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học. Chị ấy khuyên tôi nên cầu cứu Anatolia Gromưco – con trai Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô Andrei Andreievich Gromưco, một người thân cận với Gorbachev, và chị ấy sẽ giúp thu xếp cuộc gặp này.
Gromưco-con là Giám đốc Viện Phi châu thuộc Viện HL KH LX. Tôi kể cho anh nghe về câu chuyện của tôi và Anh, đưa cho anh xem các bức ảnh chụp cùng vợ con. Anatolia Andreevich tỏ ra cảm động. Anh nói: “Anh hãy viết đơn gửi cho chính Gorbachev. Tôi hứa rằng ông ấy sẽ nhận được và sẽ đọc. Nhớ kèm theo cả những bức ảnh, đặc biệt bức chụp cùng bọn trẻ này. Nó mạnh hơn bất kỳ bức thư nào”. Tôi làm theo những gì anh chỉ dẫn, và cùng với các bức ảnh tôi còn để cả bản tuyên bố của Anh viết năm 1978. Vài hôm sau không chờ đươc, tôi gọi điện cho Gromưco. Anh nói: “Họ đã biết quan điểm của anh”. Tất cả chỉ có thế. Tôi không biết sẽ phải nghĩ gì và hành động ra sao.
Để bà ngoại yên tâm, tôi thu xếp gửi Anton vào nhà trẻ của Cục 4, khá xa đatra của tôi. Tôi thỏa thuận với bà Giám đốc rằng bà không được giao đứa bé cho ai, trừ tôi. Những người bảo vệ hứa sẽ gọi điện nếu thấy xuất hiện những “kẻ đột nhập” vào khu vực nhà trẻ. Tôi dúi cho họ 4 chai vodka Smirnov, hồi đó chỉ bán theo giấy của nhà thờ [cửa hàng dành cho các ủy viên trung ương – Nhật Đình(1)], và họ nóng lòng chờ sự xuất hiện của “kẻ đột nhập Việt Nam”. Chẳng bao lâu sau kẻ đột nhập xuất hiện thật. Bảy Vân nhận được sự từ chối thẳng thừng và buộc phải rút lui. Nhưng Giám đốc nhà trẻ nài nỉ tôi phải đưa Anton đi: “Tôi sẽ không chịu đựng được cuộc tấn công sau đâu. Anh không tưởng tượng được là chúng tôi đã căng thẳng đến thế nào”.
Tôi nói chuyên với bạn bè, và họ tìm được cho chúng tôi một ngôi nhà ở Belorussia – ở tít tận xó rừng sâu Belovejskaia Pusia. Trong vòng bán kính 5 km quanh đó không một bóng người. Chúng tôi ở đó chừng vài tháng – Lena, Tania, Anton, bà bảo mẫu của chúng, và tôi. Pusia quả thật là một chốn thiên đường. Bọn trẻ đến giờ còn nhớ khu rừng nguyên thủy, những bãi cỏ đầy nấm và quả rừng, có thể sờ tay vào lũ thú rừng và chim chóc. Lũ hươu kéo đến tận nhà, làm bà bảo mẫu sợ chết khiếp. Đàn bò rừng nhởn nhơ đi lại đằng xa. Anton trở thành một đứa trẻ khác hẳn ở Belorussia, chơi với các chị và bắt đầu nói một ít tiếng Nga.
Tôi không nhận được tin tức gì từ Moskva, nhưng hi vọng vào những điều tốt. Tôi nghĩ rằng Gorbachev không muốn có một Sakharov – Viện sĩ, nhà bất đồng chính kiến thứ hai. Để giành lại các con, tôi sẵn sàng làm tất cả, kể cả một scandal quốc tế. Mấy tháng trôi qua tôi biết được từ một người bạn Việt Nam, gần gũi với gia đình của Anh, rằng Lê Duẩn đã từ bỏ ý định bắt cháu về. Ông nói: “Nếu cha chúng nó yêu chúng như vậy, thì cứ để chúng sống với anh ta”. Có vẻ hai nước đã đi đến một nhận thức chung về chuyện này, Gorbachev và Lê Duẩn đã thỏa thuận để gia đình chúng tôi được yên. Sự đau khổ của tôi kết thúc. Mấy năm sau [Một năm sau – Nhật Đình(1)] Lê Duẩn từ trần.
***
Vào cuối những năm 80 – 90 tôi có dịp đi khắp thế giới. Với tư cách là Giáo sư mời, tôi đã giảng bài ở Mỹ, Anh, Pháp. Đất nước tôi hồi đó ở trong giai đoạn không dễ dàng gì. Khoa học thoi thóp, các nhà bác học được trả lương bằng xu, mà trong tay tôi – ba đứa trẻ. Cần phải kiếm tiền bằng cách nào đó. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ ở lại sống ở nước ngoài. Bọn trẻ luôn đi cùng với tôi, cũng như người vợ sau Irina. Chúng tôi cưới nhau năm 1991. Tôi quen Ira đã lâu, từ khi Anh còn sống. Cô ấy cùng tuổi với Anh. Ira là nhà ngôn ngữ, Phó tiến sỹ khoa học. Sau khi Anh mất, giống như nhiều bạn bè và người thân của tôi, cô ấy đã giúp tôi trông nom bọn trẻ. Đối với tôi mối quan hệ của cô với chúng cũng quan trọng không kém tình cảm giữa chúng tôi. Ira là một phụ nữ đáng kinh ngạc. Sau khi cưới, cô ấy quyết định không sinh thêm một đứa con nữa, đứa con chung của chúng tôi, để không phải làm dì ghẻ, mà hoàn toàn thay Anh làm mẹ của Lena, Tania và Anton.
Các con tôi hiện sống ở nước ngoài, dù khi còn trẻ không dự định việc này và chúng đều vào học tại MGU mà không phải một trường đại học Tây phương nào đó. Nhưng về sau những dòng người có vẻ ngoài châu Á tràn vào Moskva. Và bắt đầu nảy sinh các vấn đề. Thí dụ đã xảy ra một chuyện không dễ chịu với Tania ở đatra. Một nhân viên cảnh sát, đến vì một chuyện hoàn toàn khác, tình cờ nhìn thấy cháu và cho rằng đấy là một người di cư bất hợp pháp từ Trung Á, và suýt nữa tôi bị cáo buộc vào tội “che giấu”.
Những tình huống như vậy khá nhiều, và không hề dễ chịu. Chúng tôi họp gia đình và quyết định rằng sẽ tốt hơn nếu đưa lũ trẻ sang châu Âu, ở đó đã quen với việc có nhiều sắc tộc. Kết quả là Tania và Anton sang sống ở Anh, còn chị cả Lena – ở Hà Lan. Cháu lấy chồng là người Hà Lan xuất thân từ một gia đình quý tộc tỉnh lẻ lâu đời. Chồng cháu là một người làm phân tích nghiệp vụ và có thời gian là khách hàng của một hãng máy tính của Anh, nơi Lena làm việc. Mối tình bắt đầu ở nước Anh.
Sau khi cưới, đôi trẻ chuyển sang sống ở Hà Lan, trong một thị trấn nhỏ cách Amsterdam chừng một giờ đi xe. Lena là Kiến trúc sư phần mềm, đã đạt được đỉnh cao trong nghề. Cháu là một chuyên gia độc nhất, được đánh giá cao ở hãng, được tạo cho các điều kiện làm việc thuận lợi nhất. Lena có một con nhỏ – cháu sinh con gái Anna năm ngoái. Còn Tania năm nay sinh được cậu con trai Oskar. Tania tốt nghiệp MGU ở Moskva chuyên ngành “ngôn ngữ”, khi sang Anh thì chuyển nghề và, giống như Lena, làm về lập trình. Sống với chồng là người Anh ở thị trấn ngoại ô Bristol. Tania từ bé đã yêu súc vật và đem theo cùng mình đến Anh hai con chó và một con mèo. Anton tốt nghiệp MVK tại Khoa Toán học tính toán và Điều khiển học. Cháu cũng làm việc liên quan đến máy tính và ở không xa chị gái. Cậu chàng chưa cưới vợ, và tôi sợ sẽ còn lâu. Có vẻ cháu giống tính tôi.
Tất nhiên tôi sẽ vui mừng nếu có các con ở bên, chứ không phải cách xa hàng ngàn cây số. Nhưng cuộc sống là như vậy. Tôi vẫn trò chuyện với các con hàng tuần, qua Skype. Mùa hè nào chúng cũng trở về Nga và về ở Selinger, nơi chúng tôi có một căn nhà ngoại ô. Tôi và Ira sống phần lớn thời gian ở đatra. Ở đấy nghỉ ngơi và làm việc đều tốt. Tôi tiếp tục làm khoa học, điều đem lại cho tôi niềm vui lớn, tôi còn có nhiều công trình dở dang. Tôi vẫn là nhân viên toàn thời gian của MIEM.
Học viện đã được củng cố đáng kể, trở thành một phần của Trường đại học - nghiên cứu, “Trường kinh tế cao cấp”. Điều này hoàn toàn trùng hợp với các kế hoạch khoa học của tôi và cổ vũ trong tôi niềm say mê sáng tạo. Ngoài ra tôi còn là cộng tác viên khoa học của Viện các vấn đề Cơ học – RAN và Chủ nhiệm bộ môn thống kê lượng tử và lý thuyết trường tại Khoa Lý của trường MGU ruột thịt. Năm 2013 tôi nhận giải thưởng nhà nước lần thứ 3 do những đóng góp vào việc xây dựng cơ sở toán học cho ngành nhiệt động học hiện đại.
Khi làm việc, tôi cảm thấy ánh nhìn của Anh lên mình. Trong phòng làm việc đã nhiều năm vẫn treo bức ảnh chân dung lớn của nàng. Tôi cảm thấy Anh hài lòng về cuộc sống của các con chúng tôi. Tuy rằng cái nhìn của nàng có nghiêm nghị, nhưng theo tôi, nhân hậu. Tôi thường mơ thấy nàng, trẻ trung và hạnh phúc.
Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng Anh không chết, nàng chỉ đang đi đâu đó. Có thời gian tôi đã nghĩ đến việc làm gì đó để vinh danh vợ: đến “với nàng” tại Việt Nam. Vào cuối những năm 90 tôi được mời dạy ở Hong Kong. Khoảng cách từ đó đến TP Hồ Chí Minh, nơi bà Bảy Vân sống, không quá xa. Nhưng sau khi suy nghĩ, tôi đã từ chối. Đối với bọn trẻ, việc di chuyển đến Hong Kong có thể tạo nên stress lớn, cần phải thích nghi với khí hậu, nước uống, đồ ăn hoàn toàn khác biệt. Tôi sợ chúng sẽ bị ốm.
Về sau, khi đã trưởng thành, Lena, Tania và Anton đã hai lần về Việt Nam để gặp những người ruột thịt. Chúng được đón tiếp như các vương tôn công tử. Ở đất nước này người ta vẫn còn lưu giữ ký ức thiêng liêng về Lê Duẩn, giống như trong thời xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhớ về Lenin. Trong mỗi thành phố đều có các con phố hay quảng trường mang tên ông. Và các cháu của lãnh tụ được đối xử một cách vinh dự. Bảy Vân, bà vợ góa của ông vẫn còn sống. Bà nay đã gần chín mươi tuổi.
Anh giao phó các con của chúng tôi cho tôi. Nàng mong muốn các cháu sống ở Liên Xô và được giáo dục theo các truyền thống văn hóa Nga. Không có Ira tôi không thể thực hiện được sự ủy thác của nàng. Cái chính là bọn trẻ không lúc nào cảm thấy chúng là trẻ mồ côi. Và nếu không có Ira chúng không thể thấm nhuần văn hóa và tâm hồn của chúng ta. Do vậy chúng vẫn là những người Nga, cho dù sống ở đâu.
C.K.A.
Ghi chú:
(1) Nhật Đình là người rà soát lại bản dịch của Cao Kim Ánh, chúng tôi thấy kiến giải của tác giả hợp lý nên dựa theo đó thêm vào một vài chú giải ngay trong bản dịch để bạn đọc khi đọc có thể tham khảo. Xem thêm Bài thư 3 ở dưới – BVN.
(2) ZAGS – Cơ quan phụ trách các công việc liên quan đến hôn nhân, nhân khẩu, v.v.
(3) Thuật ngữ hay dùng ở Liên Xô để chỉ thời kỳ lãnh đạo của Brejnev, nhất là những năm cuối, trước “cải tổ”.
(4) Nhạc sĩ, nhà thơ, ca sĩ người Gruzia, rất nổi tiếng như một tác giả mở đầu cho phong cách sáng tác những ca khúc tự sự có giọng điệu tác giả riêng. Với cây ghi-ta ông có điều gì đó làm liên tưởng đến Trịnh Công Sơn. Các ca khúc tôi rất thích: Tình ca ArbatBài ca GruziaNguyện cầu …
(5) Chương trình bắt buộc đối với các NCS ở Liên Xô, phải thi xong “minimum” mới được nhận làm luận án.
(6) Ủy viên BCT, Trưởng Ban TC TW Đảng CSLX thời Brejnev.
(7) Ca sĩ nổi tiếng với các bài hát cấp tiến, thần tượng của giới trẻ xô-viết những năm 70.
Nguyên bản: tiếng Nga 
Cao Kim Ánh dịch năm 2015, sửa lại tháng 8-2016 tại Mai Dịch.
(Đăng lên trang ĐÔNG TÁC GIAO LƯU với sự đồng ý của dịch giả)

3. Rà soát lại bản dịch “Maslov – Giành lại các con” của Cao Kim Ánh

Nhật Đình
25-8-2016
clip_image008
Đám cưới Lê Vũ Anh và Maslov. Nguồn: tư liệu gia đình Maslov.
So với bản tiếng Nga trên 7day.ru thì nhìn chung bản tiếng Việt dịch đúng với những gì được kể lại. Dịch giả đã rất tài tình tra ra được tên những người Việt Nam trong câu chuyện – một việc không dễ dàng và đòi hỏi công sức tra cứu lớn. Nhất là dịch ra, tra ra được cả những từ tác giả viết sai âm tiếng Việt như Mai thực chất là Muội, Bay Vanh thực chất là Bảy Vân. Dịch giả cũng chuyển ngữ thành công những từ dân gian chung của phe XHCN như “враждебные голоса” là “đài địch”.
Phần chi tiết tôi đã có một bản word track change sửa cả lỗi chính tả. Ở đây tôi chỉ xin nêu một số điểm thú vị đã bị bỏ sót.
она на коленях у Мао Цзэдуна được dịch là “nàng quỳ gối bên Mao Trạch Đông”. Nếu đúng từng chữ thì dịch thế cũng ổn. Nhưng tiếng Nga cả cụm từ có nghĩa là “nàng ngồi trong lòng Mao Trạch Đông”. Mà thực tế cũng không thấy cháu thiếu nhi nào chụp ảnh quỳ trước Mao Trạch Đông cả.
Я потом шутил: «У меня жена — коммунистка с семнадцатого года» được dịch là “Về sau tôi nói đùa: ‘Tôi có vợ là nữ đảng viên cộng sản từ năm 17 tuổi’.” Chỗ này chắc bạn đọc không thấy “đùa” tí nào vì đảng viên 17 tuổi tuy hiếm nhưng không phải là thứ để đùa. Cái giọng hài hước của Maslov chính là ở chỗ Cách mạng Tháng 10 cũng xảy ra vào năm 1917. Nên khi nói “Vợ tôi là nữ đảng viên từ năm 17” nhiều người sẽ chết khiếp, giống như ở VN một ông mới lấy vợ khoe “vợ tôi là đảng viên từ năm 45”. Dịch chuẩn: “Vợ tôi là nữ đảng viên từ năm 17” nhưng có lẽ phải chú thích thì người VN mới hiểu được.
Мой дедушка работал князем được dịch là “Ông nội em làm quan”. Thế thì chẳng có gì ngộ nghĩnh như Maslov nhận định về tiếng Nga của Vũ Anh. Sự ngộ nghĩnh ở đâu? Khả năng là Vũ Anh nói về ông ngoại, người có thời gian làm Tri huyện. Vì không biết Tri huyện là gì nên Vũ Anh liên tưởng đến “quận trưởng” và tìm trong từ điển có từ quận vương – князь. Đấy chính là sự ngộ nghĩnh mà ai học ngoại ngữ cũng từng trải qua. Tất nhiên bà Bảy Vân không nhận cha mình từng làm Tri huyện. Nhưng nếu cha bà là nhà báo nghèo thì khó có thể giải thích tại sao bà lại biết tiếng Pháp. Thời Pháp đàn ông đi học còn có thể có nhà nghèo, phụ nữ thì không có nhà nghèo đi học đến độ nói thạo tiếng Pháp, nhất là ở miền Tây Nam Bộ. Dịch “Ông ngoại em đã làm quận vương” sẽ giữ lại được tính ngộ nghĩnh.
цековский санаторий được dịch là “an dưỡng đường đặt trong một nhà thờ”. Chữ цековский được Maslov nhắc đến vài lần. Chữ này không có trong từ điển tiếng Nga thời LX. Phát âm giống như “nhà thờ” nhưng nó thực chất được ghép từ hai chữ ЦК có nghĩa là Ủy ban Trung ương đảng. Nhà an dưỡng, bệnh viện, cửa hàng, tem phiếu, thực phẩm, căn hộ dành cho thứ, bộ trưởng trở lên đều được nhân dân dùng từ này để gọi. Nó là từ mới được sáng tạo ra. Dịch chuẩn: “An dưỡng đường dành cho trung ương ủy viên”.
Гонец. Phần mời Vũ Anh đi xem Anna Karenina thì đấy là một sứ giả được gia đình họ hàng lựa chọn để nói chuyện thuyết phục Vũ Anh, không phải là số nhiều.
паспорт – Hộ chiếu được nhắc đến nhiều khi Maslov đi chuyển hộ khẩu từ nội đô về đatra. Thời Liên Xô không có chứng minh thư mà cả CMT và hộ chiếu được cấp thành một quyển như hộ chiếu và tiếng Nga là passport. Khi đi nước ngoài họ phải được cấp một tờ giấy có ảnh đóng dấu giáp lai, ghi rõ cho phép đi ra nước ngoài cùng với hộ chiếu thì mới được xuất cảnh.
Я тут же оформил метрику. Chữ метрика được dịch là “biện pháp”. Có lẽ vì nghe từ này không thấy một chút sinh đẻ hay chứng nhận gì cả. Thực chất đây là giấy khai sinh, có trong từ điển đàng hoàng.
Выборы – bầu cử được nhắc đến mấy lần. Chứng tỏ Maslov cũng không hiểu chế độ VN lắm, hoặc tiếng Nga của Vũ Anh thực sự ngộ nghĩnh. Đó chính là các đợt Đại hội Đảng ở VN.
вьетнамской няни, которая пресмыкалась перед ним как рабыня. Phần này ở chỗ khi cháu Anton từ VN sang Nga. Dịch là bảo mẫu “nuôi cháu từ trứng nước” không đúng. Nguyên văn là “bảo mẫu mà quỳ lạy trước cháu như nô tỳ”. Có thể dịch là “người bảo mẫu Việt Nam mà lúc nào cũng cung phụng cháu như nô tỳ”.
несколько hay được dịch là “vài”. Trong tiếng Việt “vài” có nghĩa là hơn 1 nhưng không quá 3. Tiếng Nga несколько bắt đầu từ 3 nên tùy ngữ cảnh mà dịch là “vài” hoặc “mấy”. Tôi thiên về “mấy” hơn, trừ “vài bộ áo ấm” ở đoạn chị Phúc bị ngã xuống hồ.
Có một chỗ sai vì dùng chữ “mấy” là câu “Mấy năm sau Lê Duẩn từ trần”. Từ lúc đi sơ tán ở Pisha (khu rừng nguyên sinh biên giới Belorussia) là năm 1985 đến lúc Lê Duẩn chết là 1986 chỉ có một năm. Tiếng Nga cũng là 1 năm “А еще через год Ле Зуан умер”.
***
Khi Lê Duẩn chết, tôi là lính trong trung đoàn pháo mặt đất kiêm pháo lễ. Cả đơn vị kéo pháo đi Mai Dịch để bắn còn tôi phải ở nhà gác doanh trại. Câu hỏi thường xuyên nhất mà mọi người đặt ra cho đoàn đi bắn pháo về là: “Có được nhìn thấy gia đình Lê Duẩn không? Có mấy bà vợ?”
Tôi không phải là nhà văn. Tiếng Nga chúng tôi được học sẵn ở Thanh Xuân, sang Liên Xô (nhảy vào năm thứ nhất luôn) là để học các môn toán, lý, hóa, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, chi tiết máy, truyền dẫn nhiệt, hóa keo, lập trình, lịch sử đảng CSLX, kinh tế chính trị học, triết học Mác Lê, chủ nghĩa cộng sản khoa học… Chúng tôi không được học tiếng Nga để dịch văn học. Khi những sự việc này xảy ra tôi chỉ được nghe con gái Lê Duẩn như một huyền thoại, không hề biết chi tiết nào cả. Tôi mải miết học tập ở cách Moskva hơn 3000km. Tuy vậy tôi cũng xin mạo muội rà soát lại bản dịch vì khi đọc có một số chi tiết hơi gợn.
Hà Nội, 25/8/2016
N.Đ.