Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Tại sao nền chính trị độc đảng-phi dân chủ lại làm thui chột sáng tạo?

Tại sao nền chính trị độc đảng-phi dân chủ lại làm thui chột sáng tạo?

Khi bà Thatcher đắc cử chức Thủ tướng Anh, bà mời nhà kinh tế Friedrich Hayek-tác giả cuốn đường về nô lệ-để cảm ơn và vinh danh ông. Bà là người theo chủ nghĩa tự do, tín đồ của tư tưởng tự do kinh tế (kinh tế tư nhân). Bà trang trọng đặt cuốn sách "đường về nô lệ" trước mặt Hayek như một sự cảm ơn đối với tư tưởng gia dẫn đường cho sự nghiệp chính trị của mình. Ở các nước dân chủ, mọi người, kể cả chính trị gia đều tôn trọng quyền sở hữu nhất là về ý tưởng.
Trong cuốn bên thắng cuộc-Huy Đức cho ta thấy điều ngược lại, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia rất hay nhưng người ta sẽ vứt vào xó nếu chuyên gia đó không biết mớm để nó biến thành lời, thành ý của lãnh tụ-ý chuyên gia qua lời lãnh tụ. Rõ ràng, trong thể chế độc tài, các lãnh tụ, lãnh đạo luôn luôn cho mình là nhất: giỏi nhất, thống minh nhất, biết nhiều nhất,...Tất nhiên, để được như vậy, họ không ngần ngại sử dụng, ăn cắp ý tưởng của người khác.
Nếu không ăn cắp, sử dụng được thì họ ém hàng, dìm hàng người có ý tưởng hay vì họ sợ người đó thực hiện thì họ mất mặt.
Khi Mark Zuckerberg thiết lập trang facebook có sử dụng ý tưởng của người khác- anh em sinh đôi Winkelvoss- liền bị điều tra và Mark phải trả 65 triệu USD để dàn xếp. Trong thể chế dân chủ, việc bảo vệ ý tưởng là đơn giản, trong thể chế độc tài là vô cùng khó; nếu có liên đến quan chức thì gần như là không thể.
Tôi có quyền nghi ngờ về chuyện ý tưởng của mình được ai đó sử dụng nhưng tôi biết sẽ không thể bảo vệ ý tưởng mình trong một xã hội như hiện nay. (Trong xã hội dân chủ thì người ta có thể điều tra, truy vấn để tìm hiểu vấn đề còn xã hội phi dân chủ thì chịu, bó tay).
Một xã hội như vậy sẽ làm thui chột sáng tạo vì sáng tạo cũng là một sản phẩm của trí tuệ. Sản phẩm làm ra không được bảo vệ, thừa nhận hay mang lại thành công cho tác giả thì không ai muốn làm ra nữa. (Việc tôi chia sẻ ý tưởng này gặp rất nhiều khó khăn, cản trở).
Đây là lý do vì sao Việt Nam có đến tầm 24.000 giáo sư tiến sĩ nhưng hàm lượng sáng tạo là cực kỳ thấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.