Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

BÍ MẬT VỀ TIỂU SỬ CỦA VLADIMIR PUTIN





BÍ MẬT VỀ TIỂU SỬ CỦA VLADIMIR PUTIN

Thời thơ ấu, có một số giai thoại về cuộc đời của ông Putin. Lúc nhỏ, Putin là một đứa trẻ du côn, du đảng thời hậu chiến. Sự việc bắt đầu vào năm 1952 ở Leningrad, tám năm sau ngày thành phố này bị bao vây, phong tỏa. Cha mẹ của ông Putin là Vladimir bố, và bà mẹ Maria sống sót được qua giai đoạn cơ cực này. Ngày trước bố của ông Putin từng đi lính trong lục quân Nga và tham chiến trong cuộc chiến tranh Nga - Đức. Ông bị thương khá nặng ngoài mặt trận. Đó là hoàn cảnh gia đình của vị Tổng thống nước Nga: Một người cha tàn tật, một bà mẹ suýt chết đói vì thiếu ăn, hai cụ từng phải mất một đứa con sơ sinh. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nghèo khổ chung của cả nước Nga Sô Viết sau thế chiến, gia đình Putin được xem như khá may mắn, còn đủ cả gia đình, không bị chia lìa mất mát, sau một cuộc chiến dài đầy đau khổ, bị đói ăn đến mờ mắt.

Bởi vì, Vladimir Putin nhảy ra nắm quyền lực trong sự mờ ám, khó hiểu, và vì ông có gần hết cả cuộc đời, lúc trưởng thành làm việc cho một định chế bí mật, tin tức về cá nhân ông được hoàn toàn giữ kín. Chính vì thế, ông có toàn quyền kiểm soát những gì người ta muốn biết về con người thật của ông. Điều này làm cho ông khác hẳn với những chính khách khác, nhất là những chính khách tây phương, ông có thể tạo ra một huyền thoại cho chính mình: Một đứa trẻ được sống sót sau khi thành phố Lenigrad bị bao vây, phong tỏa, ở một nơi nghèo nàn cùng cực, môi trường dễ tạo nên một đứa trẻ độc ác, hung dữ và lúc nào cũng đói ăn.

Khi người khách lạ bước vào căn cao ốc nơi Putin từng sống và lớn lên, người ta thấy từng đoạn gỗ dùng làm tay vịn cầu thang bị lung lay như muốn gẫy. Phần còn lại của căn nhà tất cả đều cũ kỹ như sắp sửa bị gẫy đổ.

Vì thế thằng bé Putin thường hay đi rong chơi ngoài đường nhiều hơn là ở trong nhà. Căn phòng của gia đình Putin nằm ở tầng cao nhất của cao ốc năm từng lầu, hằng ngày những chuyến đi lên, đi xuống cầu thang tối tăm thật là nhiều nguy hiểm và bất trắc, ba gia đình dùng chung một nhà bếp để nấu nướng và một phòng tắm chung ở cuối hành lang chật hẹp. Gia đình Putin được chia cho một căn phòng lớn nhất trong cao ốc, diện tích 20m2, trong hoàn ảnh cơ cực chung thời bấy giờ, căn phòng của cả nhà Putin được xem như một căn nhà gạch đỏ. Đáng kể hơn là Putin còn có cả truyền hình, có điện thoại để dùng và còn có một căn nhà nhỏ để nghỉ mát ở ngoại ô.

Cụ ông Vladimir bố là một người thợ chuyên môn làm trong xưởng đóng toa xe lửa, cụ bà Maria làm đủ mọi việc lao động nhọc nhằn như canh gác ban đêm, lao công quyét dọn lau chùi các công sở, chất hàng vào kho. Nhờ những việc lỉnh kỉnh không có vẻ gì là chính thức, giờ giấc không bó buộc nên bà Maria mới có thời giờ trông nom cậu con trai. Dưới cái bóng tối nghèo khổ bao trùm cả nước Nga, gia đình Putin có mức sống khá đầy đủ.

Chuyện cắp sách đến trường đi học thật giỏi để thành công trong tương lai và đổi đời chưa bao giờ nằm trong ước mơ của cậu bé Vladimir Putin. Trong đầu của cậu lúc bấy giờ là trở thành một tay anh chị côn đồ đánh lộn thật giỏi. Và nói về điểm này, thì chàng có rất nhiều bạn bè đồng trang lứa hiệp lực làm chuyện ngang tàng đó. Cho đến nay tiểu sử chính thức về Putin chỉ gồm toàn những chuyện đánh lộn bằng chân tay của cậu thời niên thiếu.

Một bạn thân của Putin kể lại, Putin dáng người nhỏ nhắn hơi gầy nhưng dám đánh lại những gã to lớn hơn Putin nhiều, một thí dụ ngang tàng khí phách của Putin "Bất cứ ai xúc phạm, hay muốn làm nhục chúng tôi là Volodya (biệt danh của Putin) lập tức xông vào đánh liền. Nó cào, nó cấu, nó cắn, nó bức tóc người đó không nương tay cho đến khi nào vật ngã kẻ thù xuống đất mới thôi". Những câu chuyện đánh lộn thật ly kỳ của Putin. " Hồi học lớp tám, cả bọn đang đứng chờ xe điện ở thềm nhà ga. Bỗng dưng có hai lão già to lớn say rượu đến kiếm chuyện với chúng tôi. thằng Volovdya bình tĩnh đưa cặp đựng sách cho chúng tôi giữ dùm, và chỉ trong nháy mắt, nó đã quật ngã ông già say rượu, khiến lão ta phải nằm lăn trên bãi tuyết, úp mặt xuống đất. Ông già thứ hai nhì dáo dác chung quanh, và nhận ra thằng Volodya đã đánh ngã bạn của ông ta, ông đã lớn tiếng chửi rủa, cũng chỉ vài giây sau, ông già thứ hai cũng bị Putin đánh ngã, nằm sóng xoài bên cạnh người bạn của mình.

Khi 10 hay 11 tuổi, Putin đi tìm thầy học võ, để học thêm những kỹ năng đánh võ cho hợp thêm sở thích của nó, học đánh boxing thì cu cậu sợ bị đánh đau, nó bị đánh gẫy sóng mũi trong lần đầu, sau đó nó nhận thấy môn võ "Sambo" là hợp với nó hơn cả. Môn võ thuật tự vệ không cần vũ khí. Putin đã chuyển hóa từ một thằng bé mất dạy, ưa đánh lộn trở thành một thanh niên siêng năng, đầy tham vọng, có chủ đích rõ ràng. Putin biết bên ngành tình báo Nga KGB đang cần tuyển người biết võ, giỏi đánh nhau bằng tay không và thế là Putin quyết định nộp đơn làm việc cho KGB.

Các thanh niên trẻ khác mơ ước sẽ trở thành phi hành gia du hành trong vũ trụ, Putin lại mơ làm mật vụ gián điệp cho KGB, Putin sinh ra để trở thành một điệp viên Sô Viết. Trong thời Đệ nhị thế chiến, cha của ông từng được chỉ định làm công tác trong NKVD,một cơ quan mật vụ của Sô Viết. Cụ ông Vladimir đã thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc, trốn ra khỏi khu vực Đức quốc xã để về nước Nga, cậu bé Putin đã ngưỡng mộ suốt đời và lấy đó làm gương về tinh thần mạo hiểm, khả năng sinh tồn và lòng dũng cảm của cha cậu. Không rõ cụ ông có từng làm gián điệp trước khi có chiến tranh và tiếp tục cộng tác với NKVD sau này hình như ông cụ vẫn tiếp tục đóng vai trò công tác viên trừ bị của ngành công an mật vụ. Nghĩa là ban ngày làm công việc bình thường, nhưng nhận lời chỉ điểm cho KGB và được hưởng thêm lương. Chính vì vậy mà gia đình Putin sống tương đối khá giả có máy truyền hình và điện thoại, quí nhất là có điện thoại riêng để sử dụng.

Theo lời đề nghị của người tuyển dụng trong cơ quan KGB, Putin cần phải ghi danh theo học đại học. Ở trường, anh ta chỉ lo chăm chú học hành không chơi với ai cả, cố giữ thành tích điểm thật tốt, còn rảnh thì giờ chàng đi học thêm võ Judo, và lái xe hơi đi vòng vòng chơi trong khuôn viên nhà trường. Vào thời bấy giờ, có lẽ Putin là người sinh viên duy nhất ở trường Leningrad University có xe hơi riêng. Những năm 1970's xe hơi tương đối còn khá hiếm ở Liên Bang Sô Viết. Giá tiền một chiếc xe tương đương với giá tiền của một căn nhà nhỏ nghỉ mát ở ngoại ô . Nhờ trúng sổ số, gia đình Putin có một chiếc xe hơi hai cửa, đời mới, và một xe gắn máy. lẽ ra, họ có thể dùng tiền trúng sổ số để mua một căn nhà mới xây, sống riêng ở ngoài, không phải sống trong khu tập thể. Nhưng cha mẹ Putin quyết định mua cho cậu con trai món quà quí giá là chiếc xe hơi. Điều đó cho thấy cha mẹ của Putin cưng chiều cậu con trai hết sức. Cũng có thể đó là cách lấy le của những kẻ mới giầu, thích chơi nổi. Dù gì đi nữa, những năm cắp sách theo đại học là thời gian Putin làm quen với nếp sống trưởng giả, quí phái ở nước Nga.

Học xong đại học, Putin đạt được giấc mơ mà gã từng ao ước là làm gián điệp cho KGB. Hắn đã tỏ ra mãn nguyện, không cần giấu diếm về việc này. Một người bạn thân của Putin là một nhạc sĩ chơi đàn Cello tên là Sergei Roldugin kể cho người viết tiểu sử của Putin " Tôi đã hỏi Putin rằng nghề của tôi là chơi đàn Cello. Tôi mang cây đàn đi biểu diễn khắp thế giới. Tôi không thể làm y sĩ để khám bệnh, hay giải phẩu cho bệnh nhân. Thế còn bạn làm việc cho KGB, bạn sẽ phục vụ cho điều gì ở đó? '''. Putin chỉ vắn tắt trả lời: "Tôi là một chuyên gia thượng thặng về quan hệ giữa con người với nhau." Thế là chấm dứt câu chuyện, hắn thực sự nghĩ rằng, hắn có nhiều kink nghiệm về sự quan hệ giữa người và người."
Bây giờ chúng ta hãy nói về mối tình của Putin. Putin tự mô tả hắn là một người rất kém về khoa ăn nói, tán tĩnh phụ nữ. Trước khi lấy bà vợ hiện nay, Putin có quan hệ sâu đậm với một phụ nữ khác. Nhưng hai người đã chia tay nhau ở một giáo đường. Putin thú thật, việc này làm trái tim ông ta tan nát, nhưng đó cũng là một chuyện không có gì đặt biệt để nói. Về bà vợ hiện tại, hắn cũng chẳng khéo ăn nói khi hai người còn ở thời kỳ theo đuổi nhau. Họ hẹn hò với nhau trong 3 năm trời, thời gian tìm hiểu như vậy là khá lâu dài, cả hai không hề bị "tiếng sét ái tình". Họ đến với nhau một cách tự nhiên, từ từ ..chậm chậm. Bà Putin nói "Lần đầu tiên gặp nhau, gã ăn mặc lôi thôi lắm, không có gì làm hấp dẫn tôi cả "Cho đến một ngày Putin tin ngỏ lời cầu hôn, ở tuổi 31, hắn vẫn là một người ăn nói hết sức vụng về. Một buổi chiều, chúng tôi đang ngồi chơi trong một căn phòng của Putin, gã đã nói: "Cô bạn nhỏ của tôi, như em đã biết, anh là một con người vụng về, anh không biết nói chuyện, có khi còn cọc cằn thô lỗ, làm chạm tự ái của em. Hay là chúng ta chia tay em nhé! Sau hơn ba năm quen nhau, anh nghĩ em cũng đã hiểu được tính tình của anh. Bây giờ anh xin được cưới em làm vợ, em có ưng thuận không?''' Câu nói của chàng làm tôi hết sức bất ngờ. Cứ nghĩ rằng chúng tôi sẽ chia tay nhau". Ba tháng sau, họ đã làm đám cưới. Ludmila dọn về Lenigrad sống chung với Putin, họ ở chung với bố mẹ của Putin.

Vào giữa thập niên 1970's khi Putin vừa gia nhập vào KGB, bộ phận này giống như nhiều định chế khác của guồng máy Sô Viết đang ở trong tình trạng bành trướng và tăng trưởng tối đa. Các bộ, vụ. Cơ sở của KGB đẻ ra hằng núi hồ sơ cần nghiên cứu, theo dõi. Thực ra họ chỉ vẽ chuyện để lập thành tích lấy điểm. Họ chẳng định nghĩa, nhiệm vụ rõ ràng của từng bộ phận. Cả một lực lượng nhân viên văn phòng suốt ngày chỉ ngồi đọc tin tức trên báo, cắt, dán, ghim hồ sơ, nghe điện thoại, giải mã những tin tức thu nhặt được và những cá nhân cần theo dõi.

Giống như tất cả những tổ chức gián điệp khác, ý thức hệ của KGB là phải theo dõi, phòng ngừa "kẻ địch". Nhưng ông Putin vào làm cho KGB không phải vào thời hậu Stalin, tức là thời có chiến tranh lạnh cao độ, ông ta còn làm trong KGB cả trong khoảng thời gian nước Nga tương đối yên bình. Kẻ địch duy nhất của nước Nga thời hòa bình là những nhân vật đối kháng - dissidents- Nhóm người đối kháng này nhỏ lắm, gồm một số nhân vật dũng cảm dám lên tiếng chống đối chế độ, thế mà KGB phải dùng cả một lực lượng to lớn gấp vạn lần để theo dõi những nhà đối kháng. Ông Putin phủ nhận việc theo dõi những người đối kháng. Nhưng trong vài cuộc phỏng vấn, ông để lộ cho biết, ông ta hiểu biết tường tận đường lối tổ chức của những người đối kháng. Một đồng chí cũ của Putin viết hồi ký, tin rằng ông Putin có làm việc trong nhóm theo dõi những người đối kháng.

Đời ông Putin quanh sang một khúc rẽ quan trọng vào năm 1984 khi ông được gửi đi học ở trường gián điệp tại Mạc Tư Khoa. Tránh khỏi được những tai bay, vạ gió về khủng hoảng chính trị, Putin biết rằng học xong, ông sẽ được gửi sang Đông Đức công tác. Nhưng ông hơi thất vọng khi đi nhận nhiệm sở ở thành phố Dressden. Một tỉnh nhỏ cổ xưa và lạc hậu gần biên giới Tiệp. Ở tuổi 33, chàng điệp viên Putin bồng bế vợ con đến một vùng quê hẻo lánh, buồn thiu để nhận nhiệm sở. Lúc bấy giờ Ludmila đang mang thai đứa con thứ hai, và bế theo bé gái Maria mới được 1 tuổi. Chua chát thay, Putin đã đợi chờ 20 năm để được đi làm gián điệp tại Đức. Nào ngờ phải đến một vùng quê nghèo nàn. Anh ta chẳng thèm giấu mặt làm gì nữa, công khai cho biết mình làm nghề gián điệp.

Gia đình Putin được cấp cho một căn nhà nhỏ trong khu tập thể lớn của ngành mật vụ Stasi mỗi ngày cắp ô đi làm, cuốc bộ 5 phút là đến sở, và gửi con ở nhà trẻ của công sở. Nhiệm vụ chính của điệp viên Nga ở Đông Đức là thu thập thật nhiều tin tức về "kẻ địch", tức là phía Tây phương, chính yếu là Tây Đức, chú ý đặc biệt đến những căn cứ quân sự của Hoa Kỳ đóng bên Tây Đức. Ngồi ở tỉnh Dressden mới biết lấy tin tức ở đây còn khó hơn là ngồi ở Leningrad bên Nga. Rút cuộc, Putin và các đồng nghiệp ở Dressden chỉ ngồi cắt báo, lượm lặt tin tức đó đây, đóng góp thêm vào cái hồsơ vô dụng của cơ quan KGB.

Hai vợ chồng Putin có thêm đứa con gái thứ hai, đặt tên là Ekateria. Cũng từ đó Putin bắt đầu uống bia thường xuyên, thân thể mập ra. Ông ta ngưng tập tành cả võ thuật lẫn thể thao, trọng lượng tăng thêm 20 pounds. Điều này làm ông ta trông càng tệ thêm với dáng người lùn và nhỏ thó của ông, thấy mình có dáng dấp bề ngoài tệ lậu quá, ông ta càng thấy buồn nản vô cùng. Vợ ông nói rất ít về cuộc sống của hai người sau khi Putin học xong lớp đào tạo gián điệp. Bà chỉ nói sơ rằng, giai đoạn đầu hai ông bà sống rất hòa hợp, hạnh phúc. Sau đó ông ta không bao giờ tâm sự với bà về việc làm của mình.

Lúc đầu, Putin được ngụy trang lãnh trách nhiệm tuyển dụng công an chìm cho cơ sở. Nhưng sau đó, ông và hai đồng nghiệp chỉ chuyên phụ trách việc theo dõi tin tức của các sinh viên nước ngoài theo học tại trường Dressden University of Technology. Lúc đầu là tìm cách chinh phục lòng tin của những sinh viên này, nhưng chỉ đi đến kết quả là cơ sở không có đủ tiền để lôi cuốn các sinh viên làm việc cho họ.

Putin vẫn cố tìm cách thu thập bên phía tây phương, nhưng khó cho ông ta quá, một số gián điệp Nga khác, đồn trú ở Đông Đức, được phép đi Tây Bá Linh. Nhưng Putin không có giấy này. Ông tìm cách làm quen với môt vài thanh niên trong tổ chức Red Army Faction (nhóm quá khích bên Tây Đức). Những người trong tổ chức này, thỉnh thoảng nhận lịnh công tác của KGB, và đi sang Dressden dụ các lớp huấn luyện, một thành viên trong tổ chức kể lại rằng Putin mong muốn có tin tức về Tây phương nhiều lắm. Thường thì, ông chỉ có cách lắng nghe tin tức trên các đài phát thanh bằng cái radio hiệu Grunding Satellit, hay chiếc radio hiệu Blaupunkt trong xe hơi. Ông ta đã mua lại những thứ này do một thành viên của tổ chức RAF ăn cắp được, và bán lại.

Khi Putin rời nước Nga Sô Viết sang Đông Đức công tác và cũng chính là lúc nước Nga của ông có những thay đổi vĩ đại, không thể xoay ngược lại được. Ông Mikhail Gorbachev lên cầm quyền vào tháng 3 năm 1985. Hai năm sau, ông cho thả hết những tù nhân chính trị ra khỏi nhà tù, và bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát các nước trong khối Liên Bang Sô Viết trước đây, khoảng vài năm sau, có sự chia rẻ kình chống gay gắt giữa đảng và tổ chức KGB. Hậu quả là đưa đến cuộc đảo chính hụt vào tháng Tám năm 1991.

Đứng từ xa quan sát những thay đổi diễn biến trên quê hương mình, ông Putin cảm thấy tức tối, nhưng chẳng làm gì được. Ông và các đồng chí ở Dressden cảm thấy họ trở nên vô dụng và tuyệt vọng. Ở Đông Đức, cũn như ở nước Nga Sô Viết, dân chúng bắt đầu đi ra đường biểu tình phản đối chính quyền. Và điều không ngờ là những cuộc biểu tình này, ngày càng lớn mạnh, được chấp nhận rộng rãi: có lẽ hai nước Đông Đức và Tây Đức sẽ thống nhất. Vùng đất Putin có trách nhiệm bảo vệ, canh chừng rồi đây sẽ được trao lại cho kẻ thù. Tất cả những gì Putin đem hết tâm huyết, nhiệt tình ra phụng sự, nghe ra có điều gì khuất lấp, không còn đáng tin cậy nữa. Cảm nghĩ này khiến cho Putin nghĩ mình đang bị xúc phạm rất nặng, và muốn ra tay đánh cho kẻ xúc phạm mình những đòn chí tử, để xả bớt nỗi tức giận. Nhưng làm gì được bây giờ, khi Putin đã bước sang tuổi trung niên, với một thân thể nặng nề quá độ. Putin cảm thấy những ước mơ, hy vọng về tương lai của ông ta bị tiêu tan thành mây khói .

Ngày 7 tháng 10 năm 1989, Vladimir Putin vừa đúng 37 tuổi. Cùng lúc đó nước Đông Đức kỷ niệm năm thứ 40 ngày thành lập nước Đông Đức cộng sản. Bạo động bùng nổ tại Bá Linh. Một tháng sau, bức tường Bá Linh bị phá sập, các cuộc biểu tình chống chính quyền cộng sản tiếp tục kéo dài cho đến khi có cuộc bầu cử tự do thực sự vào tháng ba. Ngay từ khi mới bắt đầu xuống đường biểu tình, dân chúng Đông Đức đã căm thù bọn chó săn làm nghề công an, gián điệp cho cơ quan Stasi. Họ xông vào trụ sở của Stasi đuổi hết nhân viên ra khỏi trụ sở. Dân chúng Đông Đức trừng phạt nặng nề những người từng làm việc cho Stasi, cách ly chúng ra khỏi xã hội loài người. Bạn bè hàng xóm cũ của Putin, không những bị mất việc, họ còn bị ngăn cấm không cho làm một số nghề như dạy học, làm công chức, hay làm việc trong ngành cảnh sát.

Gia đình Putin dắt díu nhau trở về Leningrad, họ mang theo nhiều máy giặt cũ xì do người hàng xóm cho, và một số tiền đô la Mỹ, đủ để mua một chiếc xe hơi cũ do Nga Sô chế tạo, đây là tất cả số vốn liếng mà họ đã cu kĩ dành dụm được trong hơn 4 năm công tác ở nước ngoài. Và đó cũng là tổng kết của quá trình làm nghề gián điệp không mấy gì xuất sắc cho lắm của ông Vladimir Putin. Gia đình 4 người trở về sống trong căn nhà bé nhỏ, hai phòng ngủ của cha mẹ để lại.

Trong những năm sau đó, ông Putin làm đủ mọi cách để đem lại cuộc sống mới cho đất nước ông hằng yêu quí: Một thế giới khép kín giống như Liên Bang Sô Viết ngày xưa, và quan trọng hơn cả là tái lập tổ chức KGB thật mạnh. Ông đã trở thành người lãnh đạo nước Nga chỉ trong vòng hơn mười năm sau khi từ Đức trở về. Ông ta đã thành công trong việc chuyển đổi đất nước này, chống lại những cải tổ dân chủ, để dựng nên một chế độ độc tài, tham nhũng, mang đầy hình ảnh của Liên Bang Sô Viết ngày xưa.

Lý tưởng chính trị ông ta theo đuổi rút ra từ những kinh nghiệm làm việc cho KGB. Trong khi đó, cung cách xử thế cá nhân của ông ta lại bắt nguồn từ những kinh nghiệm của thuở hàn vi, khi ông ta còn là đứa trẻ mất dạy, dùng cái khôn lanh ngoài đường phố ở St.Petersburg. Ông ta đạt thành tích lẫy lừng đầu tiên vào năm 1999 khi ông ta thẳng tay truy lùng, tàn sát những kẻ khủng bố gốc Chechen. Kể từ đó đến nay, ông ta tiếp tục sử dụng và dựa trên những qui luật giang hồ trên hè phố. Dù rằng người dân Nga đã chán ngấy cái luận điệu này. Những gì ngày trước được coi là oai hùng, cương quyết, bây giờ dân chúng coi đó như là những thủ đoạn nhàm chán, vũ như cẩn, tức là vẫn như cũ. Rồi đây tác phong của ông Putin sẽ đóng góp vào việc chôn sống tên tuổi của ông ta, hơn là giúp ông ta tăng thêm quyền lực.

Tóm lược tác phẩm về tiểu sử Vladimir Putin do Masga Gessen viết, Nguyễn Bá Liệu dich theo Newsweek ngày 27/2/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.