Khế ước của Putin?
Cu Làng Cát
Tổng thống Nga, được gọi với cái tên đầy truyền thống của nước này Vladimir Putin đã có chuyến thăm Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn chủ quyền biển Đông của Việt Nam với hành động đặt giàn khoan kiểu “hiếu chiến”. Putin đã phát biểu đầy chất thượng thừa của một tay lính KGB khét tiếng: "Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy của chúng tôi . Việc mở rộng hợp tác với Trung Quốc là ưu tiên ngoại giao của Nga".
Khi nước Nga của sa hoàng kiểu mới Putin sát nhập Crimea theo cách của Nga, nhiều người Việt rất ảo tưởng và lao vào bình luận ủng hộ Nga như một khí phách kiên cường và mạnh mẽ chống chọi trước phương Tây. Thậm chí, họ mơ mộng một cách không tưởng Putin sẽ khôi phục quyền lực của một đế chế đã tan vỡ. Những tràng pháo tay trước màn hình ti vi hay những buổi phát thanh đều thu hút nhất định ủng hộ bồm bộp với Putin mà họ không nghĩ đó là sự ấu trĩ, mù quáng, thiếu lý trí. Lúc đó trung Quốc im lặng để Putin nhào nặn một phần đất nước Ukraina về lãnh thổ Nga. Ai cũng biết, Putin đạo diễn trò bỏ phiếu như cách người Nga uống Voka, rượu nhiều, người Nga sẽ làm đủ mọi thứ cho mình. Và ở bán đảo Crimea người Nga chiếm đa số, lá phiếu của người Nga đã cưỡng đoạt được bán đảo chiến lược này về cho đại đế Putin, một đại đế kiểu mới.
Cũng nhắc đến hình ảnh Putin khi trúng cử nhiệm kỳ thứ 2, truyền thông nước Nga và quốc tế đã công bố những giọt nước mắt của cựu lính tình báo KGB. Nhiều người hiểu đó là giọt nước mắt chiến thắng, chân thành, tin cậy. Nhiều người đánh giá đó là giọt nước mắt biểu diễn của anh chàng tình báo sừng sỏ. Và nay, người ta đã hiểu sâu hơn đó là giọt nước mắt nào. Không cần bình luận cũng biết rất nhiều về hàng nước mắt đó. Nó không đơn thuần là nước mắt. Thật tinh quái.
Khi Trung Quốc đã im lặng để Nga có được Crimea, thì chắc chắn phong thái của Putin sẽ có món quà “lặng lẽ” trở lại để Trung Quốc hành động trắng trợn. Ngoại trưởng J. Kerry của Mỹ xem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành vi “hiếu chiến”, từ dùng bị Trung Quốc cho là nặng nề và người phán ngôn của Trung Quốc phải phản ứng, nhưng quốc tế đã đóng đinh điều đó vào lịch sử. Và chỉ có Nga là lặng im trong dấu diếm và e thẹn để làm quà cho Trung Quốc lấn tới với Việt Nam ở biển Đông.
Đó là khúc dạo đầu cho bản khế ước của Putin muốn làm ăn với Trung Hoa của ông Tập Cận Bình. Món ra mắt đó bắt đầu một thương vụ kinh tế tương mại kỷ lục mà truyền thông loan báo. Hai nước có thể ký 30 hiệp định. Trong đó thỏa thuận khí đốt lên 30 năm, mỗi năm 38 tỷ mét khối sẵn sàng để nước Nga cần tiền làm bất cứ việc gì nhằm có thỏa thuận mua bán với xứ sở có nền kinh tế thứ 2 thế giới này.?
Putin là lính tình báo, các hành xử xưa nay của ông ta ngoài là một chính trị gia, ông ta còn nổ lực áp dụng tất cả các ngón bài lĩnh hội từ tổ chức KGB mà ông ta được đào luyện. Với tình báo, các tiêu chuẩn và khuôn khổ chẳng là gì ngoài lợi ích cốt lõi cho điều mà người ta phụng sự. Nước Nga của Putin hay Putin của nước Nga ngày nay thực dụng hơn nhiều. Putin khát khao đưa đất nước này về thời hoàng kim của các đại đế. Tiền là một trong những động lực quan trọng này để phát triển vũ khí, quân đội hiện đại. Trong lúc này, không đâu may mắn bằng mỏ thị trường 1,3 tỷ dân trung Quốc đang cần năng lượng gần như vô tận để phát triển. Vì thế Putin phải thực dụng, phải “im lặng” ở biển Đông. Khế ước của ông ta là thế.
Những vũ khí của Việt Nam mua từ Nga là các khí tài Nga cũng đã bán cho Trung Quốc. Ưu nhược của những hợp đồng này người Trung Quốc biết tường tận. Lái buôn vũ khí cho bất cứ ai có nhu cầu, cho bất cứ quốc gia nào muốn là điều Nga đang thực hiện. Cũng như Trung Quốc, Nga không có đồng minh mà chỉ có đối tác chiến lược. Hai nhân vật như hai lưỡng quyền cô đơn gặp nhau, bắt tay nhau và tạo ra khế ước mới trên bàn cờ toàn cầu.
Hãy nhìn cách ăn nói của lính tình báo Putin khi đặt chân đến thăm Trung Quốc: "Trung Quốc là người bạn đáng tin cậy của chúng tôi”. Và để chứng minh điều đó, Putin sẵn sàng một cuộc tập trận chung của lính hải quân Nga với Trung Quốc. Tàu chiến đã được mời đến. Không biết, khi nói câu trên, sói Nga có nghĩ “bạn tốt” này có ngày “hiếu chiến” với mình không? Chắc sự thực dụng mới của Nga sẽ nhận diện được điều ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.