Sunday, April 13th, 2014 | Author: GS Nguyễn Đăng Hưng
LỜI DẪN
Những tưởng vụ án văn học Nhân Văn Giai Phẩm đã xảy ra cách đây những 60 năm sẽ không tái diễn với những thiện chí sửa sai trong giai đoạn đổi mới và hội nhập! Nhưng không, một vụ tương tự lại xảy ra mới đây tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một sự cố lạ lùng vì có đan chen can thiệp chính trị vào sinh hoạt học thuật, có sự cộng tác đồng tình của một bộ phận của giới khoa bảng hàng đầu trong sinh hoạt học thuật.
Và sự việc xảy ra trong thời điểm nhà cầm quyền Việt Nam đang ra sức đổi mới toàn diện nền giao dục quốc dân, ra tuyên bố thành khẩn tôn trọng tự do học thuật và nhất là đang bố trí giao lại quyền tự chủ cho các đại học…
Và sự việc xảy ra trong thời điểm nhà cầm quyền Việt Nam đang ra sức đổi mới toàn diện nền giao dục quốc dân, ra tuyên bố thành khẩn tôn trọng tự do học thuật và nhất là đang bố trí giao lại quyền tự chủ cho các đại học…
Những ai quan tâm đến tương lai của nền giao dục và học thuật Việt Nam không thể không lên tiếng.
Sau đây là bản nháp của thư phản đối đã có trên 30 chữ ký của các giáo sư, giảng viên, nhà khoa học gốc Việt đang sinh sống và tác nghiệp tại hải ngoại.
Để ký tên vào lá thư, xin bạn vui lòng gửi thông tin tới địa chỉ sau đây:
Thư ngỏ: Vi phạm Tự do học thuật trong vụ thu hồi bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan
Kính gửi:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chúng tôi, những người quan tâm về giáo dục Việt Nam ký tên dưới đây, cực lực phản đối việc thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của bà Đỗ Thị Thoan và ủng hộ các đồng nghiệp trong cộng đồng giáo dục và nghiên cứu Việt Nam trong việc đòi hỏi hủy bỏ quyết định này.
Luận văn của bà Đỗ Thị Thoan, “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, đã được hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho điểm 10/10 vào năm 2010, nhưng bốn năm sau bỗng bị thẩm định lại bởi một hội đồng khác một cách thiếu minh bạch. Bằng thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan bị thu hồi theo Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11/03/2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14/03/2014. Tác giả luận văn và người hướng dẫn không được cho cơ hội để phản biện. Lý do dẫn đến các quyết định này không được công bố, và nhất là không có bằng cớ nào chứng tỏ luận văn đã có sai phạm đáng kể về học thuật. Có bằng chứng là đã có sự can thiệp với động cơ chính trị, phi học thuật, nhằm tạo áp lực để Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thu hồi văn bằng.
Những hành động trên đã
- trực tiếp vi phạm qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (điều 22, Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT), theo đó thì văn bằng chỉ có thể thu hồi nếu phát hiện hành vi gian lận, cấp cho người không đủ điều kiện, do người không có thẩm quyền cấp, đã tẩy xóa sửa chữa, hoặc đã để người khác sử dụng.
- đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện, không công bố rõ ràng các lý do, luận cứ, bằng chứng, hồ sơ liên hệ đến việc tái xét và thu hồi
- vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật.
- đi ngược lại những nguyên tắc công lý căn bản, không cho tác giả luận văn và người hướng dẫn có cơ hội để phản biện, không công bố rõ ràng các lý do, luận cứ, bằng chứng, hồ sơ liên hệ đến việc tái xét và thu hồi
- vi phạm nghiêm trọng quyền tự do học thuật.
Các đại học chỉ có thể đóng góp hữu hiệu cho sự phát triển của đất nước nếu các giảng viên và sinh viên có quyền nghiên cứu bất cứ đề tài nào. Công trình của họ phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn học thuật, bởi những nhà chuyên môn có thẩm quyền. Bằng cấp chỉ có thể bị thu hồi trong trường hợp ứng viên đã phạm những lỗi nghiêm trọng về học thuật như đạo văn, ngụy tạo dữ liệu, nhờ người viết giùm.
Vì những lý do trên, chúng tôi yêu cầu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hủy bỏ quyết định thu hồi bằng Thạc sĩ của bà Đỗ Thị Thoan và công bố các hồ sơ liên quan đến việc này. Ngoài ra, để tiến tới một nền giáo dục Việt Nam lành mạnh và tân tiến, chúng tôi yêu cầu nhà nước mở cuộc điều tra về những lý do đã dẫn đến vụ tái thẩm định, và thiết lập những biện pháp để ngăn ngừa sự tái diễn trong tương lai việc can thiệp một cách lén lút, bất hợp pháp vào các quy định có hiệu lực pháp lý.
Ký tên
Open letter: Violation of academic freedom in the revocation of Ms Do Thi Thoan’s Master’s degree
To
- Hanoi National University of Education
- The Ministry of Education and Training, Socialist Republic of Viet Nam
We, the undersigned, who are concerned about the Vietnamese education system, wish to register our strongest possible protest over the revoking of Ms Đỗ Thị Thoan’s Master’s degree in Language and Literature. We totally support the efforts by members of the Vietnamese education and research community to get this revocation reversed.
Đỗ Thị Thoan’s dissertation “The Marginalized’s position: Open-Mouth Group’s poetic experiments from a cultural perspective” (Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa) was awarded the maximum mark by an assessment committee of Hanoi National University of Education in 2010. However, inexplicably, in 2014 her Master’s degree was secretly reviewed by another committee, then revoked through Decisions 667/QĐ-ĐHSPHN (11 March 2014) and 708/QĐ-ĐHSPHN (14 March 2014). The author and her thesis supervisor were not allowed to present their case. The reasons for the decisions were not disclosed, in particular no evidence was presented to show that any serious academic mistake or misdemeanour has been committed. There wax evidence of outside interventions of a political, non-academic nature, aimed at pressuring the university into revoking Ms Thoan’s Master’s degree.
These actions directly violate regulations of the Ministry of Education and Training (Article 22, Decision 33/2007/QĐ-BGDĐT) according to which an academic degree can only be revoked if fraud has been committed, if the candidate is not qualified to receive the degree, if the degree has been awarded by a person unqualified to do so, or if the certificate has been illegally altered or used by another person. The manner in which the re-assessment of the thesis was carried out contravene fundamental principles of justice, as its author and her supervisor were not given any opportunity to present their case, and no reason, argument, evidence or other supporting document concerning the decision has been disclosed.
The revocation of Ms Đỗ Thị Thoan’s degree represents a grave violation of basic principles of academic freedom. Universities can contribute effectively to national development only if lecturers and students are free to research any topic they choose. The assessment of their work must be based solely on academic criteria and carried out by qualified experts. Degrees can be revoked only in cases of serious academic misconduct, such as plagiarism, data fabrication or “ghost authorship”.
In view of the above, we call on Hanoi National University of Education to annul the revocation of Ms Đỗ Thị Thoan’s Master’s degree and to disclose all documentation related to this matter. In addition, with the aim of building a healthy and modern education system for Viet Nam, we urge the Vietnamese government to investigate the circumstances leading to the re-assessment and revocation, and to institute measures for preventing future similar occurrences of covert, illegal interference with due process.
Signed
Danh Sách Những Người Ký Tên
(Ngày cập nhật 13/4/2014, để ký tên vào lá thư, bạn vui lòng gửi thông tin tớiacademicfreedomvn@gmail.com)
1. Ngô Vĩnh Long, Tiến sĩ Sử học và Ngôn ngữ phương Đông, Giáo sư Đại học Maine, Maine, Hoa Kỳ.
2. Vũ Quang Việt, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ.
3. Trần Hữu Dũng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Wright State, Dayton, Ohio, Hoa Kỳ.
4. Lê Xuân Khoa, nguyên Phó Viện trưởng Viện Đại học Sài gòn, nguyên Giáo sư thỉnh giảng trường SAIS, Đại học Johns Hopkins, Washington DC., Hoa Kỳ.
5. Trần Văn Thọ, Tiến sĩ Kinh tế, Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.
6. Phạm Quang Tuấn, Tiến sĩ Hóa học, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
7. Đỗ Đăng Giu, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Paris-Sud, Cộng hòa Pháp.
8. Phạm Duy Thoại, Tiến sĩ Y khoa, Giáo sư Đại học Humboldt, Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức.
9. Nguyễn Đăng Hưng, Tiến sĩ Khoa học ngành Cơ học Tính toán, Giáo sư danh dự Đại học Liege, Vương quốc Bỉ.
10. Hà Dương Tường, Tiến sĩ Toán học, nguyên Giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Cộng hòa Pháp.
11. Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Giảng viên toán, Đại học Denis Diderot (Paris VII).
12. Phạm Minh Châu, Tiến sĩ Hóa học, Giáo sư Đại học Denis Diderot, Paris, Cộng hòa Pháp và Đại học Khoa học và Công nghệ Pháp-Việt (USTH), Hà nội, Việt Nam.
13. Phạm Xuân Huyên, Tiến sĩ Toán học, Giáo sư Đại học Denis Diderot, Paris, Cộng hòa Pháp và Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
14. Phạm Xuân Yêm, Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giám đốc Nghiên cứu của CNRS, Đại học Pierre et Marie Curie, Paris, Cộng hòa Pháp.
15. Trần Nam Bình, Tiến sĩ Kinh tế, Phó Giáo sư Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
16. Nguyễn Đức Hiệp, Tiến sĩ Công nghệ Y sinh, Chuyên gia nghiên cứu khoa học khí quyển, Bộ Môi trường và Bảo tồn, New South Wales, Úc.
17. Hoàng Kháng, Tiến sĩ Vật lý, Nhà nghiên cứu khoa học, Đại học North Dakota State, North Dakota, Hoa Kỳ.
18. Dương Văn Tú, Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Dược phẩm, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ.
19. Ngô Đức Thế, Tiến sĩ Vật lý, Nghiên cứu viên, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, Vương quốc Đan Mạch.
20. Hồ Tú Bảo, Tiến sĩ Công nghệ Thông tin, Giáo sư Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản, Ishikawa, Nhật Bản và Viện John von Neumann, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
21. Nguyễn Đức Tường , Tiến sĩ Vật lý, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada.
22. Nguyễn Văn Tuấn, Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales, Sydney, Úc.
23. Ngô Bảo Châu, Giáo sư Đại học Chicago, Illinois, Hoa Kỳ; Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về toán, Hà Nội, Việt Nam.
24. Cao Huy Thuần, nguyên Giáo sư Đại học Picardie, Cộng hòa Pháp.
25. Đặng Xuân Thảo, Tiến sĩ Điều khiển học, Laboratoire VERIMAG (CNRS), Grenoble, Cộng hòa Pháp.
26. Trần Hải Hạc, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư Đại học Paris 13, Cộng hòa Pháp.
27. Nguyễn Mạnh Hùng, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Giáo sư Đại học Laval, Quebec, Canada.
28. Phạm Đỗ Chí, Tiến sĩ Kinh tế, nguyên Phó Giáo sư thỉnh giảng chương trình MBA, American University, Washington, DC., Hoa Kỳ.
29. Giáp Văn Dương, Tiến sĩ Vật lý, Hà Nội, Việt Nam.
30. Nguyễn Trọng Hiền, Phòng Thí nghiệm Phản lực, Viện Công nghệ California, Pasadena, CA 91109, Hoa kỳ.
31. Nguyễn Thùy Phương, Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Paris Descartes, Paris, Pháp.
LIST OF SIGNATORIES
(Updated on 13 April 2014. How to sign this open letter? please send us an email with your information to academicfreedomvn@gmail.com)
1. Ngô Vĩnh Long, Professor, Department of History, University of Maine, Maine, USA.
2. Vũ Quang Việt, Ph.D., former Chief of National Accounts Section, United Nations Statistics Division, United Nations, New York, USA.
3. Trần Hữu Dũng, Professor (ret.), Department of Economics, Wright State University, Ohio, USA.
4. Lê Xuân Khoa, former Vice-Rector of Saigon University, former Adjunct Professor, School of Advanced International Studies (SAIS), Johns Hopkins University, Washington DC, USA.
5. Trần Văn Thọ, Professor, Faculty of Social Sciences, Waseda University, Tokyo, Japan.
6. Phạm Quang Tuấn, Associate Professor, School of Chemical Engineering, University of New South Wales, Sydney, Australia.
7. Đỗ Đăng Giu, Professor (ret.) and former Research Director of CNRS, University of Paris-Sud, France.
8. Phạm Duy Thoại, Professor, Vivantes Klinikum Neukoelln, Humboldt University of Berlin, Germany.
9. Nguyễn Đăng Hưng, Professor Emeritus, Department of Aerospace and Mechanical Engineering, University of Liege, Liege, Belgium.
10. Hà Dương Tường, Professor (ret.), Université de Technologie de Compiègne, Compiègne, France.
11. Nguyễn Ngọc Giao, Lecturer (ret.), Université Denis Diderot (Paris VII), editor Dien Dan Forum, France.
12. Phạm Minh Châu, Professor, Université Denis Diderot (Paris VII), France; and University of Science and Technology of Hanoi (USTH), Hanoi, Vietnam.
13. Phạm Xuân Huyên, Professor, Université Denis Diderot (Paris VII), France; and John Von Neumann Institute (JVN), VNUHCM, HoChiMinh City,Vietnam.
14. Phạm Xuân Yêm, Professor (ret.) and former Research Director of CNRS, Université Pierre et Marie Curie (Paris VI), Paris, France.
15. Trần Nam Bình, Associate Professor, Australian School of Business, University of New South Wales, Sydney, Australia.
16. Nguyễn Đức Hiệp, Ph.D., Senior Atmospheric Scientist, Office of Environment & Heritages, New South Wales, Australia.
17. Hoàng Kháng, Research Scientist, North Dakota State University, North Dakota, USA.
18. Dương Văn Tú, Ph.D student in Pharmaceutical Technology, KU Leuven, Leuven, Belgium.
19. Ngô Đức Thế, Ph.D., Scientist, Department of Micro-and Nanotechnology, Technical University of Denmark, Denmark.
20. Hồ Tú Bảo, Professor, School of Knowledge Science, Japan Advanced Institute of Science and Technology (JAIST), Ishikawa, Japan; and John Von Neumann Institute (JVN), VNUHCM, HoChiMinh City, Vietnam.
21. Nguyễn Đức Tường, Professor (ret.), University of Ottawa, Canada.
22. Nguyễn Văn Tuấn, Professor, Faculty of Medicine, University of New South Wales, Sydney, Australia.
23. Ngô Bảo Châu, Professor, University of Chicago, Illinois, USA; Scientific Director of Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics (VIASM), Hanoi, Vietnam.
24. Cao Huy Thuần, Professor (ret.), University of Picardie, Amiens, France.
25. Đặng Xuân Thảo, Ph.D., VERIMAG (CNRS) Laboratory, Grenoble, France.
26. Trần Hải Hạc, Associate Professor (ret.), University of Paris Nord (Paris XIII), Paris, France.
27. Nguyễn Mạnh Hùng, Professor (ret.), Department of Economic Science, Université Laval Québec, Canada.
28. Phạm Đỗ Chí, Ph.D., former visiting Associate Professor of economics and finance, MBA program, American University, Washington, DC., USA.
29. Giáp Văn Dương, Ph.D., founder of GiapSchool, Hanoi, Vietnam.
30. Nguyễn Trọng Hiền, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Pasadena, CA 91109, USA.
31. Nguyễn Thùy Phương, Ph.D., Paris Descartes University, Paris, France.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.