10 ngàn người chiếm 17% tài sản quốc gia?
10 ngàn người chiếm 17% tài sản quốc gia?
Số Lượng Người Siêu Giàu Của VN Sẽ Tăng Trưởng Cao Nhất Thế Giới?
Theo Hà Anh – Báo Đất Việt – 5/4/2014
(GNA: Công ty Knight Frank là một nhà môi giới về bất động sản vừa khai trương chi nhánh ở VN)
Knight Frank dự báo tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam sẽ ấn tượng nhất thế giới, tăng 166% trong giai đoạn 2013 – 2023.
Hãng nghiên cứu Knight Frank mới đây đã công bố kết quả báo cáo “The Wealth Report 2014″ cho thấy, số lượng người giàu tại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 đạt xấp xỉ 10.100 người (khoảng 0.01% hay 1/10,000) , hiện đang nắm tổng tài sản trị giá 40 tỉ USD – chiếm khoảng 17% tổng tài sản cá nhân của Việt Nam (240 tỉ USD).
Các lĩnh vực phát triển mạnh nhất của giới siêu giàu Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 là ngành dịch vụ ngân hàng, sản xuất và xây dựng. Ngành hàng xa xỉ ở Việt Nam trong năm 2013 tạo ra doanh thu là 0,6 tỉ USD, tăng 180% so với năm 2007.
Như vậy, báo cáo đưa ra dự báo dựa trên kết quả khảo sát vào thời kỳ được coi như “hoàng kim” của lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Trong khi 3 năm trở lại đây, 2 ngành trên đang rơi vào khủng hoảng khi nợ xấu tăng vọt, hàng tồn kho bất động sản nhiều khiến nhiều ông chủ địa ốc rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản
Ngoài ra, báo cáo của TP.HCM cũng được kỳ vọng sẽ thống trị danh sách bảng xếp hạnh tăng trưởng người giàu ở cấp độ thành phố với tăng trưởng 173% trong 10 năm tới. Theo sau TP.HCM sẽ là Jakarta 148%, Ordos 141%, Mumbai 126% và Delhi 118%.
Tuy vậy, báo cáo cho biết tốc độ tăng trưởng đó cần được cân bằng vì so với các thành phố phát triển nhanh nhất hiện nay, người giàu của TP.HCM đều có xuất phát điểm thấp.
Gánh 20 triệu nợ công, người Việt tiết kiệm nhất Đông Nam Á
Một báo cáo khác của Nielsen mới được công bố thời gian vừa qua cũng cho thấy một kết quả đáng suy ngẫm là Việt Nam là quốc gia tiết kiệm nhất trong khu vực ASEAN.
Cụ thể, có 74% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ sẽ để dành tiền sau khi đã trang trải hết các sinh hoạt phí thiết yếu trong cuộc sống. Xếp thứ 2 là Indonesia (72%), kế đến Philippines (68%), Thái Lan (66%), Singapore (64%) và Malaysia (63%). Các quốc gia này đều thuộc Top 10 nước tiết kiệm nhất thế giới.
Có 90% người Việt Nam được hỏi cho biết họ thay đổi thói quen mua sắm của mình để tiết kiệm tiền thừa. Trong đó, chi tiêu cho quần áo mới và các khoản giải trí ngoài gia đình là những lựa chọn cắt giảm đầu tiên, kế đó là gas và điện.
“Tiết kiệm vẫn là lựa chọn hàng đầu vì người tiêu dùng muốn bảo vệ ngân sách gia đình mình”, ông Matt Krepsik, Giám đốc giải pháp Đo lường hiệu quả Marketing khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương nói.
Bên cạnh tỷ lệ người để tiền tiết kiệm cao, báo cáo của Nielsen còn cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) Việt Nam đạt 98 điểm trong quý IV/2013, cao nhất trong 2 năm trở lại đây và hơn 10 điểm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là mức cao nhất kể từ khi hãng tiến hành khảo sát ở Việt Nam (quý I/2006). Vào quý II/2010, CCI đạt 119 điểm, tăng mạnh gần 20% so với 3 tháng trước đó nhưng mau chóng tụt xuống còn 88 điểm ở quý liền sau.
Trong một diễn biến khác, năm 2013, mặc dù nợ công đang được công bố ở mức hơn 50% GDP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng khẳng định, nợ công của Việt Nam trong các năm 2014, 2015 và 2016 vẫn trong giới hạn an toàn (không quá 65% GDP).
Trong khi đó, ngày 22/11/2013 nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban kinh tế của Quốc hội lại cho biết, nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước – DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP.
Lúc 0h ngày 5/4, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,358 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 889,34 USD, tương đương gần 20 triệu đồng; chiếm 48% GDP, tăng 11,2% so với năm 2013.
Và 200 người sở hữu 20 tỷ đô la….
Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?
Theo VOA 29/3/2014
Một phúc trình về người siêu giàu ở Việt Nam với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên mới được công bố trong bối cảnh Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla (mỗi người khoảng 100 triệu đô la).
Ông David Friedman, Chủ tịch Wealth-X, cho VOA Việt Ngữ biết công ty ông thu thập các dữ liệu từ các nguồn mở mà bản thân công chúng có thể tiếp cận, rồi sau đó sử dụng cách thức riêng để đánh giá những thông tin về tài sản của những người siêu giàu.
Phúc trình cho hay, sự gia tăng số người siêu giàu ở Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, trong năm 2012. Năm 2011, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú tiền đôla.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên.
“Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục”.
Ông Friedman cho biết ông không thể tiết lộ công khai các cá nhân siêu giàu ở Việt Nam cũng như nghề nghiệp của họ vì những thông tin như vậy ‘chỉ cung cấp cho các khách hàng của công ty Wealth-X’.
Báo chí trong nước cũng đưa ra các phán đoán riêng về những người siêu giàu Việt Nam dựa trên các dữ liệu từ thị trường chứng khoán.
Đứng đầu trong danh sách của nhiều tờ báo là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam theo đánh giá của tạp chí Forbes.
Tiếp sau đó là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai, người từng được tạp chí the World Street Journal đưa vào danh sách một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á.
Trong khi đó, khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’.
“Vì vậy cho nên là họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên”.
Ông Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’.
“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.
Theo ông Friedman, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, phần lớn khối tài sản của các triệu phú là do các công ty tư nhân thuộc sở hữu của các gia đình tạo ra.
Chủ tịch công ty Wealth-X nói rằng đó là một trong các lý do giải thích vì sao tài sản của cá nhân siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng trong năm 2012 dù kinh tế không có dấu hiệu khởi sắc.
“Khi ta người ta có các công ty tư nhân do gia đình quản lý và những gia đình này am hiểu về những gì họ cần làm với nhiều nhiệt huyết thì kể cả khi nền kinh tế sút giảm và yếu kém, kinh doanh của họ vẫn phát triển, dẫn tới tài sản của các gia đình đó tăng. Ngoài ra, có thể có các lý do khác như hoạt động kinh doanh của họ dựa vào xuất khẩu nên nó không phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở Việt Nam”.
Tại một cuộc hội thảo quốc tế đầu tuần này về kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm của Việt Nam, phần lớn những người tham dự đều tỏ ra bi quan.
Các giới chức được trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm, dẫn đến nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng nhiều người Việt Nam giàu lên nhờ gia đình.
“Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất”.
Ông Doanh cũng nhận định rằng những người siêu giàu ở Việt Nam hiện có vai trò rất quan trọng vì họ ‘nắm rất nhiều dự án’.
Nhưng chuyên gia này cho rằng cần phải thấy một thực tế là việc khai thác tài nguyên của một số triệu phú đã làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.
VOA
Và 200 người sở hữu 20 tỷ đô la….
Số Lượng Người Siêu Giàu Của VN Sẽ Tăng Trưởng Cao Nhất Thế Giới?
Theo Hà Anh – Báo Đất Việt – 5/4/2014
(GNA: Công ty Knight Frank là một nhà môi giới về bất động sản vừa khai trương chi nhánh ở VN)
Knight Frank dự báo tốc độ tăng trưởng của giới siêu giàu Việt Nam sẽ ấn tượng nhất thế giới, tăng 166% trong giai đoạn 2013 – 2023.
Hãng nghiên cứu Knight Frank mới đây đã công bố kết quả báo cáo “The Wealth Report 2014″ cho thấy, số lượng người giàu tại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 đạt xấp xỉ 10.100 người (khoảng 0.01% hay 1/10,000) , hiện đang nắm tổng tài sản trị giá 40 tỉ USD – chiếm khoảng 17% tổng tài sản cá nhân của Việt Nam (240 tỉ USD).
Các lĩnh vực phát triển mạnh nhất của giới siêu giàu Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013 là ngành dịch vụ ngân hàng, sản xuất và xây dựng. Ngành hàng xa xỉ ở Việt Nam trong năm 2013 tạo ra doanh thu là 0,6 tỉ USD, tăng 180% so với năm 2007.
Như vậy, báo cáo đưa ra dự báo dựa trên kết quả khảo sát vào thời kỳ được coi như “hoàng kim” của lĩnh vực ngân hàng và bất động sản. Trong khi 3 năm trở lại đây, 2 ngành trên đang rơi vào khủng hoảng khi nợ xấu tăng vọt, hàng tồn kho bất động sản nhiều khiến nhiều ông chủ địa ốc rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản
Ngoài ra, báo cáo của TP.HCM cũng được kỳ vọng sẽ thống trị danh sách bảng xếp hạnh tăng trưởng người giàu ở cấp độ thành phố với tăng trưởng 173% trong 10 năm tới. Theo sau TP.HCM sẽ là Jakarta 148%, Ordos 141%, Mumbai 126% và Delhi 118%.
Tuy vậy, báo cáo cho biết tốc độ tăng trưởng đó cần được cân bằng vì so với các thành phố phát triển nhanh nhất hiện nay, người giàu của TP.HCM đều có xuất phát điểm thấp.
Gánh 20 triệu nợ công, người Việt tiết kiệm nhất Đông Nam Á
Một báo cáo khác của Nielsen mới được công bố thời gian vừa qua cũng cho thấy một kết quả đáng suy ngẫm là Việt Nam là quốc gia tiết kiệm nhất trong khu vực ASEAN.
Cụ thể, có 74% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ sẽ để dành tiền sau khi đã trang trải hết các sinh hoạt phí thiết yếu trong cuộc sống. Xếp thứ 2 là Indonesia (72%), kế đến Philippines (68%), Thái Lan (66%), Singapore (64%) và Malaysia (63%). Các quốc gia này đều thuộc Top 10 nước tiết kiệm nhất thế giới.
Có 90% người Việt Nam được hỏi cho biết họ thay đổi thói quen mua sắm của mình để tiết kiệm tiền thừa. Trong đó, chi tiêu cho quần áo mới và các khoản giải trí ngoài gia đình là những lựa chọn cắt giảm đầu tiên, kế đó là gas và điện.
“Tiết kiệm vẫn là lựa chọn hàng đầu vì người tiêu dùng muốn bảo vệ ngân sách gia đình mình”, ông Matt Krepsik, Giám đốc giải pháp Đo lường hiệu quả Marketing khu vực Đông Nam Á, Bắc Á và Thái Bình Dương nói.
Bên cạnh tỷ lệ người để tiền tiết kiệm cao, báo cáo của Nielsen còn cho thấy chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) Việt Nam đạt 98 điểm trong quý IV/2013, cao nhất trong 2 năm trở lại đây và hơn 10 điểm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là mức cao nhất kể từ khi hãng tiến hành khảo sát ở Việt Nam (quý I/2006). Vào quý II/2010, CCI đạt 119 điểm, tăng mạnh gần 20% so với 3 tháng trước đó nhưng mau chóng tụt xuống còn 88 điểm ở quý liền sau.
Trong một diễn biến khác, năm 2013, mặc dù nợ công đang được công bố ở mức hơn 50% GDP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng từng khẳng định, nợ công của Việt Nam trong các năm 2014, 2015 và 2016 vẫn trong giới hạn an toàn (không quá 65% GDP).
Trong khi đó, ngày 22/11/2013 nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban kinh tế của Quốc hội lại cho biết, nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước – DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP.
Lúc 0h ngày 5/4, đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,358 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 889,34 USD, tương đương gần 20 triệu đồng; chiếm 48% GDP, tăng 11,2% so với năm 2013.
Và 200 người sở hữu 20 tỷ đô la….
Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?
Theo VOA 29/3/2014
Một phúc trình về người siêu giàu ở Việt Nam với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên mới được công bố trong bối cảnh Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla (mỗi người khoảng 100 triệu đô la).
Ông David Friedman, Chủ tịch Wealth-X, cho VOA Việt Ngữ biết công ty ông thu thập các dữ liệu từ các nguồn mở mà bản thân công chúng có thể tiếp cận, rồi sau đó sử dụng cách thức riêng để đánh giá những thông tin về tài sản của những người siêu giàu.
Phúc trình cho hay, sự gia tăng số người siêu giàu ở Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, trong năm 2012. Năm 2011, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú tiền đôla.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên.
“Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục”.
Ông Friedman cho biết ông không thể tiết lộ công khai các cá nhân siêu giàu ở Việt Nam cũng như nghề nghiệp của họ vì những thông tin như vậy ‘chỉ cung cấp cho các khách hàng của công ty Wealth-X’.
Báo chí trong nước cũng đưa ra các phán đoán riêng về những người siêu giàu Việt Nam dựa trên các dữ liệu từ thị trường chứng khoán.
Đứng đầu trong danh sách của nhiều tờ báo là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam theo đánh giá của tạp chí Forbes.
Tiếp sau đó là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai, người từng được tạp chí the World Street Journal đưa vào danh sách một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á.
Trong khi đó, khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’.
“Vì vậy cho nên là họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên”.
Ông Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’.
“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.
Theo ông Friedman, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, phần lớn khối tài sản của các triệu phú là do các công ty tư nhân thuộc sở hữu của các gia đình tạo ra.
Chủ tịch công ty Wealth-X nói rằng đó là một trong các lý do giải thích vì sao tài sản của cá nhân siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng trong năm 2012 dù kinh tế không có dấu hiệu khởi sắc.
“Khi ta người ta có các công ty tư nhân do gia đình quản lý và những gia đình này am hiểu về những gì họ cần làm với nhiều nhiệt huyết thì kể cả khi nền kinh tế sút giảm và yếu kém, kinh doanh của họ vẫn phát triển, dẫn tới tài sản của các gia đình đó tăng. Ngoài ra, có thể có các lý do khác như hoạt động kinh doanh của họ dựa vào xuất khẩu nên nó không phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở Việt Nam”.
Tại một cuộc hội thảo quốc tế đầu tuần này về kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm của Việt Nam, phần lớn những người tham dự đều tỏ ra bi quan.
Các giới chức được trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm, dẫn đến nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng nhiều người Việt Nam giàu lên nhờ gia đình.
“Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất”.
Ông Doanh cũng nhận định rằng những người siêu giàu ở Việt Nam hiện có vai trò rất quan trọng vì họ ‘nắm rất nhiều dự án’.
Nhưng chuyên gia này cho rằng cần phải thấy một thực tế là việc khai thác tài nguyên của một số triệu phú đã làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.
VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.