Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Robber Barons – Thế giới của những ‘ông trùm cướp bóc’

>>Trang chủ » Bài tiếng Anh » Robber Barons – Thế giới của những ‘ông trùm cướp bóc’

Robber Barons – Thế giới của những ‘ông trùm cướp bóc’

Thế giới của những ‘ông trùm cướp bóc’
robber-baron-union-boss 
Theo Economist – Thảo Hương – Trí Thức Trẻ – 3 April 2014
Mối quan hệ giữa các chính phủ và các doanh nghiệp đang dần xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tuy vậy, cả hai bên không nên vượt quá “ranh giới” bởi họ cần đối phương để phát triển.
Vào thời Trung cổ, sông Rhine là tuyến đường thủy thương mại quan trọng bậc nhất của châu Âu. Lợi dụng điều này, các chủ đất địa phương đều thu thêm phí khi tàu thuyền đi qua địa phận của họ, gây cản trở thông thương hàng hóa.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và chính phủ các nước cũng có nhiều điểm tương tự với tranh chấp thời Trung cổ. 
- Phía doanh nghiệp cho rằng chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất, gây ra nhiều cản trở hơn là thúc đẩy giao thương phát triển. 
- Phía chính phủ lại miêu tả các doanh nghiệp như một loài thú ăn thịt đáng sợ, cần được kiểm soát để tránh tình trạng bóc lột lao động, lừa đảo và trốn thuế.

Mối quan hệ giữa các công ty đa quốc gia và chính phủ các nước là mối quan hệ như thế nào? Làm cách nào để phát triển mối quan hệ này sao cho cả hai bên cùng có lợi? Đó chính là chủ đề của báo cáo đặc biệt được tạp chí kinh tế nổi tiếng The Economist thực hiện mà chúng tôi xin lược dịch và mong muốn giới thiệu tới bạn đọc.
Vào thời Trung cổ, sông Rhine là tuyến đường thủy thương mại quan trọng bậc nhất của châu Âu. Tương tự như các tuyến đường cao tốc hiện hay, các phương tiện đi qua đều phải trả phí. Mặc dù mức thu phí được quyết định bởi hoàng đế La Mã vĩ đại, các chủ đất địa phương đều thu thêm phí khi tàu thuyền đi qua địa phận của họ. Dần dần, những “ông trùm cướp bóc” này trở nên nổi danh, gây cản trở nghiêm trọng đối với thông thương hàng hóa. Điều này khiến các đế quốc phải có hành động trừng phạt thích đáng để loại bỏ chúng.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và chính phủ các nước cũng có nhiều điểm tương tự với tranh chấp thời Trung cổ.
Các công ty đa quốc gia giống các thương nhân đi thuyền qua sông Rhine, họ phải trả một khoản phí nhất định để được phép hoạt động thương mại tại nước sở tại, nhưng chi phí này không thể quá cao, gây gánh nặng lên hoạt động kinh doanh.
Theo ước tính, có ít nhất gần 200 quốc gia bị “cám dỗ” áp dụng các biện pháp như các “ông trùm cướp bóc” thời xưa khi yêu cầu các công ty nước ngoài phải trả cho họ phí hỗ trợ hoạt động tại địa phương.
Một số người cho rằng, danh hiệu “ông trùm cướp bóc” nên được gắn sang phía ngược lại.Khoảng cuối thế kỷ 19, cụm từ “ông trùm cướp bóc” thường để chỉ các “đầu nậu” đường sắt tại Mỹ, những người sử dụng sức mạnh độc quyền của mình để chèn ép đối thủ. Các chính trị gia tiêu biểu như Tổng thống Theodore Roosevelt hay ngài William Howard Taft đại diện cho các lực lượng chính nghĩa chống lại sức mạnh của các tập đoàn trên.
Kể từ đó, mối quan hệ chính phủ và các tập đoàn luôn trong thế đối đầu và dè chừng lẫn nhau. Các công ty đa quốc gia hiện nay tích lũy của cải và phát triển khá hùng hậu, họ dùng sức mạnh tài chính để “điều khiển” các chính trị gia thông qua đóng góp vào các chiến dịch bầu cử và vận động hành lang, đồng thời cũng giúp họ trốn tránh các trách nhiệm xã hội.
Rất nhiều chính trị gia đến từ các nền chính trị khác nhau nhận định mối quan hệ giữa các chính phủ và các doanh nghiệp có bản chất đối kháng lẫn nhau.
Phía doanh nghiệp cho rằng chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất, gây ra nhiều cản trở hơn là thúc đẩy giao thương phát triển.
Phía chính phủ lại miêu tả các doanh nghiệp như một loài thú ăn thịt đáng sợ, cần được kiểm soát để tránh tình trạng bóc lột lao động, lừa đảo và trốn thuế.
Tất cả những mâu thuẩn trên đẩy cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008  vào cục diện khó giải quyết hơn. Sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn và hàng loạt gói cứu trợ cho hệ thống ngân hàng đã gây ra sự phẫn nộ trên thị trường tài chính, và rộng hơn là sự thất vọng với các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng cũng kéo theo một loạt hệ lụy như sụt giảm doanh thu thuế, làm tồi tệ thêm tình trạng thâm hụt ngân sách công… Điều này khiến các chính phủ phải tăng cường các biện pháp thắt lưng buộc bụng, áp dụng thêm các loại thuế đối với tầng lớp trung lưu, cắt giảm lợi ích của tầng lớp kém khá giả.
Các doanh nghiệp cũng “trả đũa” bằng các biện pháp chống đối như trốn tránh việc chi trả các khoản thuế qui định hay đẩy mạnh các biện pháp áp giá độc quyền.
Để đáp lại, chính phủ tiếp tục đưa ra các qui định mới nghiêm ngặt hơn, đặc biệt đối với khu vực ngân hàng và tìm cách trấn áp việc hưởng lợi chênh lệch thuế từ nước ngoài của doanh nghiệp. Tuy vậy, họ cũng nhận ra các biện pháp này không hoàn toàn ảnh hưởng tới khu vực doanh nghiệp. Một số quốc gia trong đó có Anh lại thi hành các chính sách cắt giảm thuế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Theo John Cridland, Chủ tịch Liên đoàn công nghiệp Anh, các quốc gia cần cải tạo mình để trở thành những điểm đến hấp dẫn hơn, giúp thu hút các nhà đầu tư”. Ngay cả thủ tướng Pháp, ngài François Hollande – người đã dấy lên làn sóng chống tư bản chủ nghĩa khi mới nhậm chức vào năm 2012 – cũng vừa mới công bố kế hoạch cắt giảm gần 30 tỷ euro (tương đương 41 tỷ USD) tập trung vào thuế doanh nghiệp, với nỗ lực hồi sinh nền kinh tế đang trì trệ của nước này.
Bỏ lại tất cả những mâu thuẫn nói trên, doanh nghiệp và nhà nước thực sự cần đối phương để cùng phát triển. Các chính phủ phụ thuộc vào doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng cường xuất khẩu, giúp quốc gia có chỗ đứng trên trường quốc tế.

A world of robber barons

The relationship between business and government is becoming increasingly antagonistic, says Philip Coggan. But the two sides should not overdo it: they need each other

IN THE MIDDLE AGES the Rhine was Europe’s most important commercial waterway. Like many modern highways, it was a toll route. Toll points were meant to be approved by the Holy Roman Emperor, but local landowners often charged river traffic for passing through. These “robber barons”, as they became known, were a serious impediment to trade, and imperial forces had to take costly punitive action to remove them.
The relationship between business and the state bears some resemblance to this medieval tussle. Like those Rhine boatmen, the companies operating within national borders must pay something towards the cost of supporting commerce, but if the tolls are excessive, trade will suffer. At least some of the world’s 200 or so countries will be tempted to act as robber barons, charging the equivalent of protection money to the companies they deal with.
Some people on the left would argue that the label should be applied in the opposite way. In the late 19th century the term “robber barons” came to refer to the American railway magnates who used their monopoly power to drive competitors out of business. Politicians such as the trustbusting presidents Theodore Roosevelt and William Howard Taft crusaded against such corporate power.
Since then that anti-corporate mood has never quite dissipated. Modern multinationals are sometimes portrayed as overmighty, using their wealth to subvert politicians through their campaign contributions and lobbying power and to evade their social responsibility.
Much political rhetoric across the spectrum suggests that the relationship between companies and the state is in essence antagonistic. Those on the right argue that government interferes far too much in the process of wealth generation and hinders rather than helps commerce. Those on the left depict business as a ravenous predator that government needs to control, exploiting workers and consumers and evading taxes.
All that combative talk made it harder to respond to the 2007-08 banking crisis. The collapse of the subprime-mortgage market and the subsequent rescue of the banking sector created a sense of anger towards the financial elite which turned into a wider frustration with the corporate world. The crisis led to a plunge in tax revenues and a sharp rise in budget deficits, prompting governments to pursue austerity programmes that imposed tax increases on many middle-class people and cut the benefits of the less well-off. Such a climate breeds resentment of companies that are seen as not paying their fair share of taxes or of exploiting their monopoly pricing power
In response, governments have introduced strict new regulation, particularly for banks, and sought to crack down on the use of offshore tax havens. But they have also recognised that they cannot afford to drive multinational business away. Some countries, including Britain, have cut their tax rates in order to attract new business from abroad. “Countries have got to see themselves as being an attractive shop window for multinational investment,” says John Cridland, director-general of the Confederation of British Industry. Even France’s president, François Hollande, who in 2012 came into office on a wave of anti-capitalist rhetoric, last month announced a €30 billion ($41 billion) cut in corporate taxes in an attempt to revive a stagnant economy.
For all their differences, the two sides need each other. Governments rely on businesses to drive economic growth, create jobs and generate the exports to ensure that their countries can pay their way in the world. Multinationals are particularly important, argues Ted Moran of the Peterson Institute for International Economics, an American think-tank: they pay higher wages than other companies, export more and have a superior record in research and development. And countries would be unwise to rely on multinationals staying put come what may: WPP, an advertising and marketing group, moved its headquarters from London to Dublin in 2008 in a dispute over tax on overseas profits, then moved it back again after the rules were changed. With growth in emerging markets so much faster than in the developed world, locations like Singapore or Dubai are becoming ever more attractive.
Businesses, for their part, need governments. It is not just that they provide the legal systems and the basic security that allow companies to operate in the first place; they also educate the workers on whom firms depend, and they create the infrastructure—roads, railways and air-traffic control—that enables companies to get their goods to market. Moreover, governments undertake a lot of scientific research that businesses can turn into commercial products, from the internet to satellite positioning systems to drug development.
In many industries the government is also a key customer; after all, a typical government in a developed country spends around 40% of GDP. Defence is an obvious example, but the pharmaceutical industry is also important: national health services are huge buyers of drugs, and government bodies have to approve new products before they come to market. Construction, too, depends heavily on government action: a boost to infrastructure spending can make a big difference to the industry’s prospects.
Government policy also has serious (and sometimes unintended) effects on corporate structure. In America, high corporate taxes and a growing body of regulation have led to a decline in the number of public corporations and the emergence of alternative structures such as “master limited partnerships”. Around the world, the tax deductibility of interest payments has encouraged a greater reliance on debt rather than equity and favoured private-equity firms. Even though executives moan about excessive government interference, shares on Wall Street have been hitting record highs, and profits as a share of America’s GDP are close to a post-war high.
Because of the sheer scale of the modern state, companies are obliged to engage with it on many levels. Governments, for their part, are expected to deal with a variety of ills in society, from banning imports of unhealthy or dangerous substances to combating global warming.
You know too much
Perhaps the trickiest relationship at present is between governments and the technology industry. Some consumers are uneasy about the large amount of digital data being hoovered up and want governments to regulate the way that businesses use and maintain these data. The governments’ security services, for their part, want to have access to such information whenever they feel the need. Recent revelations about the extent of government monitoring of e-mails and phone calls have pushed this issue into the headlines and created a dilemma for tech companies. Do they stand up for their customers and risk being accused of compromising security, or do they give in to governments and risk alienating their customers?
Another set of complications arises from social benefits for citizens provided jointly by companies and governments. In health care, for instance, many small businesses think that America’s Affordable Care Act imposes an excessive administrative burden on them. Parental leave also divides the spirits. Many governments want to extend maternity leave for women and offer parental leave to fathers. That may be manageable for big businesses but is harder to implement for small companies. Given that voters are resistant to higher taxes, politicians are drawn to programmes that offer improved benefits at the expense of companies rather than the state.
Big businesses accept that they need a relationship with government. That has fuelled the rise of the lobbying industry and, in some countries, the growth of campaign contributions by firms. Many people now suspect that the key to success in business is not necessarily to be the most competitive but the best-connected. Lobbying creates a kind of arms race in which tax laws and regulations become ever more complex as companies seek to influence the rules to suit their own interests.
Favoured firms can be “national champions”, such as airlines, which governments strive to protect through regulation and restrictions on foreign ownership. In international trade negotiations they often try to protect the interests of a vital industry, as France does with agriculture and Britain with financial services. In emerging markets such practices are even more entrenched. In some industries, such as energy, Western multinationals find themselves at a disadvantage in their dealings with state-owned titans, as BP found in Russia.
This special report will concentrate on the relationship between business and state in the rich world, which in the aftermath of the financial crisis is clearly under strain. It will consider the role of tax, regulation and competition policy, explain why the technology industry is a special case, examine the arguments for and against lobbying and give examples of how the relationship can be managed successfully.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.