Cô Thảo & Chú Lâm
- Một trường của ĐH Oxford đổi tên thành Thao College
- Trường đại học tại Anh Linacre muốn đổi tên tri ân CEO Nguyễn Thị Phương
- ĐH Linacre có thể đổi tên thành ĐH Thao theo tên tỉ phú Nguyễn Thị Phương
"Không có trường đại học Linacre. Sứ mạng của Linacre là… nội trú – tức cung cấp nơi ăn chốn ở, điều kiện học tập và sinh hoạt cho những người đang học tại các chuyên khoa của đại học Oxford…
Trường này sẽ đổi tên thành Thao College theo tên của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, người sáng lập kiêm Tổng Giám đốc hãng hàng không Vietjet. Việc này diễn ra sau khoản quyên góp đến 155 triệu bảng Anh (hơn 4.800 tỷ đồng) của bà cho trường này…
Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên – Đại học Quốc tế Hồng Bàng, tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cho biết Linacre College là một trường nội trú thuộc đại học Oxford. Đại học này có đến 45 “residential colleges”, có thể dịch là “trường nội trú” hoặc “khu nội trú” trên khuôn viên rộng rãi và rất đẹp của đại học này.
Và đã là một trường nội trú thì sứ mạng của Linacre là… nội trú. Tức là cung cấp nơi ăn chốn ở, điều kiện học tập và sinh hoạt cho những người đang học tại các chuyên khoa của đại học Oxford… Tóm lại, nếu muốn cho người Việt có thể hiểu thì cứ dịch nó là ký túc xá là đúng nhất, mặc dù tất nhiên là nó cũng rất khác."
“Những ngày tháng tư, hàng chục học sinh ở xã Mường Lý, huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) thường xuyên phải nhịn đói đứt bữa đến trường học chữ tại trung tâm xã… Hơn 12g trưa, chúng tôi bước vào căn lều của ba em Vàng A Sự (học lớp 6B), Vàng A Tu (học lớp 8B) và Vàng A Chua (học lớp 9), đều là dân tộc Mông, trú tại bản Sài Khao, cách trường hơn 20km, khi ba em đang ăn cơm.
Nhìn vào mâm cơm trưa Sự, Tu, Chua, ngoài giá cơm chỉ có bát măng rừng luộc và bát muối trắng. Chua nhìn tôi nhoẻn miệng cười gượng: ‘Hôm nay các em còn có măng để ăn, chứ mọi hôm chỉ ăn cơm với muối trắng chan nước lạnh thôi.”
“Thử nhìn hình ảnh sinh viên của trường Linacre rồi so sánh với hình ảnh các em học sinh VN phải đu dây, phải đi cầu khỉ, chui vào bọc ni lông qua sông để vào ngồi trong các lớp học rách nát, chúng ta sẽ thấy xót xa biết chừng nào? Cũng lớn lên từ trong lòng đất nước, cùng máu đỏ da vàng sao không biết xót thương đất nước, đồng bào, thương các em nhỏ cùng cực, không ‘lá lành đùm lá rách’ theo truyền thống đạo lý của dân tộc? Có phải là ‘bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng’ chăng? Buồn thật!”
Tôi hoàn toàn tôn trọng “nỗi buồn” của ông Nguyễn Phú Yên, tất nhiên. Tuy nhiên, vấn đề cũng có thể nhìn ở một góc cạnh khác – đỡ buồn hơn chút xíu – theo quan điểm của FB Nguyễn Ngọc Chu:
“Có nhiều nguyên nhân giúp cho người ta giàu. Trong số đó có nguyên nhân là bởi người giàu biết tiêu tiền. Mỗi đồng tiền của người giàu chi ra đều phải sinh lời. Người giàu không bao giờ tiêu tiền vô ích. Không biết tiêu tiền thì không thể giàu. Vì thế ở đây không bàn về cách tiêu tiền của người giàu. Chỉ nhớ về cách tiêu tiền của người giàu.”
- Đại gia Lê Ân tìm mua giường đắt nhất thế giới
- Trăm triệu đến nửa tỷ đồng 1 chiếc lá cảnh, thú lạ của dân chơi TP.HCM
- Đại gia Việt nuôi tép nghìn đô, cua nửa triệu
Nếu có người “chơi” một con tép giá “nghìn đô” và con chó “triệu đô” (hay “chiếc lá cảnh nửa tỷ đồng”) thì việc hiến tặng vài trăm triệu cho một cơ sở giáo dục đâu có phải là chuyện lớn. Bách nhân bách tính mà. Mỗi người có một kiểu tiêu xài khác chớ, miễn đừng có xài tiền của bá tánh là tốt rồi.
Chút “miễn trừ” này, tiếc thay, rất ít khi được giới quan chức VN lưu tâm. Họ cứ chơi xả láng sáng về sớm bằng mồ hôi nước mắt của thiên hạ nên vẫn thường gây điều tiếng tùm lum.
Còn dân Việt thì (ôi thôi!) rủa xả không ngớt:
Sao mà nặng lời dữ vậy, mấy cha?
Có vị còn phát biểu (cứ y thật) rằng vụ này sẽ lôi thôi lớn, và lôi thôi lắm, chứ chả phải chuyện đùa đâu. Sự nghiệp chính trị của chú Lâm – tới đây – kể như là chấm hết.
Hổng dám hết đâu !
Tuy thế, nếu tôi là chú Lâm thì tôi sẽ nhẩy cầu Long Biên cho nó xong đời. Chớ sống gì nổi nữa, hả Trời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.