Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Cái giá cho việc hiểu sai về chủ trương chống tiêu cực?

 

Cái giá cho việc hiểu sai về chủ trương chống tiêu cực?

Hương Khê (Danlambao)
 - Báo Tuổi trẻ ra ngày 29/10 đưa tin như sau: “Xét xử cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thy vì lập Facebook nói xấu bí thư, chủ tịch tỉnh Quảng Trị”.

Theo đó: “Cựu nhà báo Phan Bùi Bảo Thy cùng những người đứng sau các Facebook Thu Hà, Hoàng Lê, Quảng Trị 357... chuyên đăng các bài nói xấu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị từ bí thư, chủ tịch đến lãnh đạo các sở ngành, đã được tòa án tỉnh này đưa ra xét xử”(1).

Các đối tượng: Phan Bùi Bảo Thy, Nguyễn Huy, Lê Anh Dũng, là những cán bộ như nhà báo, công an, doanh nghiệp, mà nhận thức non kém về công tác chống tiêu cực như họ thừa nhận, thì thật là điều đáng trách. Tại tòa, các bị cáo thừa nhận rằng: “xuất phát từ bức xúc cá nhân và nhận thức sai lệch về chống tiêu cực”, nên mới hành động.

Điều đáng trách thứ hai là họ đã dùng những nick giả như Thu Hà, Hoàng Lê, Quảng Trị 357... chuyên đăng các bài nói xấu lãnh đạo tỉnh Quảng Trị từ bí thư, chủ tịch đến lãnh đạo các sở ngành.

Sao họ không lấy tên thật như nhà báo Nguyễn Thông, TS Nguyễn Ngọc Chu, GS Mạc Văn Trang v.v... nhắm thẳng đối tượng mà… bóp cò, lại đi nấp dưới những tên giả, như CSGT Đồng Nai, mặc dù quy định của ngành CA là khi muốn đo tốc độ người tham gia giao thông thì phải đứng trên các tuyến đường. Nhưng họ lại chui rúc hết chuồng lợn, nhà cầu, hầm phân, hoặc các bụi rậm ven đường để rình mò bắn tốc độ để phạt. Sao hèn nhát thế?

Có kẻ còn nói rằng: Báo Tuổi trẻ giật tít như vậy sẽ dẫn đến ngộ nhận về pháp luật. Luật đâu cấm công dân vạch ra cái xấu của lãnh đạo nếu đó là sự thật. Lãnh đạo xấu thì dân có quyền vạch mặt. Đảng cũng khuyến khích dân vạch mặt bọn xấu để đảng biết mà trừng trị cơ mà v.v...

Họ còn viện dẫn câu nói của TBT Nguyễn Phú Trọng, tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng (HN) ngày 9/10: “Nếu (cán bộ) làm đúng thì dân ủng hộ, nếu làm sai thì góp ý kiến, nếu hư hỏng thì dân phải phản đối để xử lý”(2).

Nhưng bài học lịch sử cho việc phê bình cái sai của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường hồi C.C.R.Đ.Chính đảng đã thừa nhận sai, nên phân công Ls Tường viết bài phê phán. Và sau đó ông đã bị thân bại danh liệt.

Nên biết rằng: Chống tiêu cực nhưng chống ai, chống đối tượng nào, không phải cứ thấy tiêu cực là nhảy vào chống ào ào. Phải tùy từng đối tượng mà chống. Diệt phe địch chứ ai diệt phe ta? Như Hải heo là ví dụ điển hình. Chỉ riêng vụ Thủ Thiêm, Hải heo và đồng bọn đã đẩy hàng ngàn hộ gia đình trắng tay ra đứng đường. Họ là ai? Là những người có công với CM, từng tận tình giúp đỡ đảng những lúc đảng còn chui rúc trong rừng. Họ nuôi dấu cán bộ dù phải tù đày, tra tấn vẫn không khai. Dưới nền nhà họ còn chi chít dấu vết hầm bí mật nuôi dấu cán bộ. Tất cả họ đều bị Hải heo cướp đất làm giàu. Tội lỗi của Hải heo có bắt dựa cột ngàn lần cũng chưa xứng. Nhưng cuối cùng Hải heo chỉ bị nhổ vài cái lông chân cho vui vậy thôi.

Họ còn dẫn câu nói của Tuân Tử: "Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta”. Nhưng Tuân Tử sống từ thời Chiến quốc bên T.à.u, cách đây những hơn hai ngàn năm, bây giờ đâu còn phù hợp nữa. Bây giờ là thế kỷ 21, phải áp dụng theo tình hình mới, như chống dịch trong “Trạng thái bình thường mới”. Nghĩa là bình thường, nhưng… mới!

Họ còn xuyên tạc và bịa ra rằng, ngay nay đảng không còn lấy dân làm gốc như trước nữa. Mà đảng lấy dân làm thớt. Bậy bạ hết sức.

Mao Trạch Đông từng phát động phong trào trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, là dụ rắn ra khỏi hang để tóm. Nếu không dụ như thế thì làm sao biết được những ý tưởng xấu đang nằm đâu đó chờ thời?

Ông CTQH Nguyễn Sinh Hùng từng nói rằng:“Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…" Như vậy tham nhũng đâu có xấu. Rằng: "Làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc, cứ dẹp đi là bầu không kịp".

ĐBQH Lê Như Tiến cảnh báo: “Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng”

Do nhận thức non kém về việc chống tiêu cực, nên nhóm ba người trên đã viết bài vạch trần những sai trái, nói xấu các lãnh đạo của tỉnh Quảng Trị như ông Nguyễn Văn Hùng (cựu bí thư Quảng Trị, nay là bộ trưởng Bộ Văn hóa –TT&DL); ông Võ Văn Hưng (chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị); ông Lê Đức Tiến (phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị); ông Đỗ Văn Bình (giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Quảng Trị).

Những người này đều được “đảng mến dân yêu”, thể hiện qua các cuộc bầu cử, họ đều đạt trên 90% số phiếu bầu, như vậy làm sao nói họ xấu được?

Có kẻ còn nói đây là những đồng chí chưa bị lộ. Nhưng ngày nào chưa bị phát hiện thì ngày đó họ còn tốt chứ sao?

Cáo trạng cho rằng hành vi của các bị can làm giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Công an tỉnh với cán bộ và nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân với các tổ chức. Nhưng cáo trạng không nói giảm uy tín bao nhiêu, và giảm niềm tin bao nhiêu. Giảm hay không, giảm bao nhiêu ai mà biết được nếu không điều tra thăm dò, hay chỉ đoán mò?

Hành vi của các bị can gây xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Có điều lạ là tuy các vị bị xâm phạm quyền lợi nặng nề như thế. Tuy tòa có giấy mời tham dự với tư cách là người bị hại. Nhưng không một vị nào có mặt tại tòa ngày xử án?

Chú thích:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.