Ahmad Massoud: Giống như cha anh ta thuở nào
Tác giả: Joachim Käppner
Vũ Ngọc Chi, lược dịch
22-8-2021
Con trai người anh hùng Ahmad Massoud cũng thách đấu Taliban
Anh ta có những đường nét trên khuôn mặt giống như cha mình, anh ta cũng mang tên của ông ấy, nhưng trên hết, anh ta bây giờ dường như đã bước ra khỏi cái bóng quá mạnh mẽ đó và đảm nhận vai trò lịch sử của ông ấy: Đối thủ cuối cùng của Taliban ở Afghanistan.
Ahmad Massoud sinh năm 1989, người Tajik, tập họp rất nhiều người trong pháo đài núi tự nhiên của Thung lũng Pandschir để vũ trang kháng chiến, chống lại những người Hồi giáo quá khích. Đồng minh quan trọng nhất của anh ta là Phó Tổng thống Amrullah Saleh, là người có lẽ đã trốn thoát đến Massoud bằng trực thăng khi Taliban tiến vào Kabul. Hàng ngàn binh sĩ từ quân đội và lực lượng đặc biệt, được cho là đã đến vùng núi đó lẩn trốn. Massoud biết rằng, liên minh của anh ta càng rộng thì nguy cơ cuộc đấu tranh của anh ta bị coi là vấn đề của riêng người thiểu số Tajik càng thấp.
Cho dù đây là cuộc nổi dậy cuối cùng của các đối thủ Taliban hay là sự khởi đầu của sự phản kháng quân sự nghiêm trọng: Taliban ít nhất có một số lý do để không thể coi thường đối thủ. Ahmad Massoud là con trai của “Mãnh sư vùng Panjshir” huyền thoại, anh hùng kháng chiến chống lại Liên Xô và sau đó là chống lại Taliban, người vẫn rất được tôn kính ở nhiều nơi trên đất nước. Trong lần cai trị đầu tiên từ năm 1996 đến năm 2001, các chiến binh Hồi giáo đã không thể vượt qua các thành trì trú ẩn của ông ta, nhưng họ đã loại bỏ kẻ thù nguy hiểm nhất của mình bằng những kẻ đánh bom tự sát chỉ vài ngày trước ngày 11/9. Afghanistan do đó thiếu một nhân vật quan trọng nhất của quá trình hội nhập, vị trí mà giờ đây con trai của ông ta muốn trở thành.
Theo Massoud, Taliban là một mối đe dọa cho toàn thế giới, điều đó không nên được lặp lại
Giữa sự sụp đổ của chính quyền bị phương Tây bỏ rơi, Massoud Jr. tỏ ra mình có tư cách là một nhà lãnh đạo tiềm năng. Sau khi cha bị sát hại, gia đình tới Iran, Ahmad Massoud học tại Học viện Quân sự Sandhurst và lấy bằng thạc sĩ về chính trị quốc tế ở London. Ngay từ năm 2020, ông đã xuất hiện với tư cách là một nhà phê bình sắc bén đối với thỏa thuận hòa bình Doha – lập luận của ông: Chính quyền Trump do đó đã giao Afghanistan và xã hội dân sự của nó cho Taliban. Chính xác đó là những gì đã xảy ra.
Bây giờ Massoud tự hiến mình cho thế giới tự do đại diện cho họ ở Hindu Kush: “Cuộc chiến của mujahideen (ND: Người tham gia thánh chiến) chống lại Taliban bắt đầu ngay bây giờ”, anh ta viết trong một bài báo cho tờ Washington Post, “nhưng chúng tôi cần sự giúp đỡ”. Bài báo, được đưa ra giữa làn sóng phẫn nộ ở Hoa Kỳ về sự xấu hổ với những gì xảy ra ở Kabul, có một vài tầm nhìn xa rộng chiến lược và nhắc lại một cách khéo léo các giá trị chung.
Massoud, như anh viết, lúc 9 tuổi khi cha anh tập hợp những người trung thành với mình lại trong một hang động ở dãy núi Punjir và kêu gọi sự kiên trì. Đó là năm 1998 và tình hình tồi tệ như ngày nay: Taliban đã cai trị gần như toàn bộ đất nước. Nhưng không phải tất cả. Nhà triết học Bernard-Henri Lévy, người ngưỡng mộ và là bạn của Massoud, cũng có mặt ở đó, nơi ẩn náu trên núi. Người Pháp này, như Massoud trẻ mô tả, đã cầu khẩn các chiến binh của Punjir: “Nếu bạn chiến đấu cho tự do của bạn, bạn cũng chiến đấu cho tự do của chúng tôi”.
Ông ấy đã đúng, bởi vì Taliban, cho tổ chức của al-Qaeda trú ngụ, là một mối đe dọa đối với thế giới, như các cuộc tấn công khủng bố ở New York và Washington đã chứng minh một cách đáng buồn. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa, Ahmad Massoud cảnh báo trong lời kêu cứu: “Cuộc đấu tranh chung của chúng ta quan trọng hơn bao giờ hết trong những ngày đen tối này”.
Anh ấy cần sự giúp đỡ khẩn cấp, giống như cha anh ta, tiền bạc, vũ khí và hỗ trợ tinh thần để thúc đẩy cuộc kháng chiến chống lại Taliban. Không chắc chắn liệu anh ta có nhận được nó hay không và từ ai. Đó là lý do tại sao bây giờ anh ấy đảm nhận vai trò người bảo vệ các giá trị phương Tây, quyền tự do của cá nhân, quyền của phụ nữ; Massoud thậm chí còn trích dẫn lời Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, là người đã gọi nước Mỹ là “kho vũ khí của nền dân chủ” trong Thế chiến thứ hai.
Con sư tử già bây giờ đã được theo sau bởi một con non trẻ. Nhưng không ai có thể biết được nó sẽ kéo dài trong bao lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.