Bình Định, tháng 1 năm 1910, nếu…
18-5-2020
Bố của Nguyễn Sinh Sắc được cho là Nguyễn Sinh Nhậm, chỉ là một thường dân, không phải quan trong triều cũng không phải dân khoa cử. Thế mà sau này có ông quan nổi tiếng, tên Hồ Sĩ Tạo, vốn là một danh nho, không hiểu sao lại cứ thương mến mà xin cho Sinh Sắc vào Huế học trong Quốc Tử Giám, tức là Sinh Sắc có danh phận y như con một ông quan. Ngày xưa nếu chỉ quen biết thế thôi mà xin được vào trường chuyên của hoàng gia, thì mới biết việc chạy trường cũng đã khá phát triển rồi.
Lại nói, Sinh Nhậm được cho là sinh năm 1827. Khi Sinh Sắc được bà Hà Thị Hy sinh ra, là khoảng năm 1862. Như vậy, lúc ấy Sinh Nhậm mới 36 tuổi ta, chưa hẳn là già. Nhưng Sinh Nhậm vốn có vẻ là người yếu ớt, vì trước đó cũng mới chỉ sinh được một người con với bà vợ đầu (bà ấy đã mất sớm). Đồng thời, sau khi sinh Sinh Sắc không lâu, ông Nhậm mất. (Có tài liệu nói 1864, có tài liệu nói 1870, dù thế nào, ông Nhậm cũng chỉ thọ trên dưới 40 tuổi). Điều ấy cho thấy ông có một cuộc sống hoặc bệnh tật, hoặc quá ư vất vả hay nhiều phiền muộn.
Vào năm Sinh Sắc chào đời (1862), thì Hồ Sĩ Tạo mới vừa đôi mươi (ông sinh năm 1841), tương đương một cậu sinh viên ngày nay, hẳn là đang tràn trề sinh lực. Nếu lời tương truyền rằng ông đã yêu Hà Thị Hy và quan hệ trong tối với nàng, thì lúc nàng có bầu (Sinh Sắc) cả hai đều đang ở đỉnh cao dồi dào năng lượng ngày xuân.
Xét về chọn lọc tự nhiên, Hồ Sỹ Tạo là một cá thể ưu tú. Ông rất thông minh, như lịch sử thành công của đời ông cho thấy. Ông cũng sống thọ, tới 67 tuổi, là khá cao thời ấy. So với Sinh Nhậm, ông vượt trội về mọi mặt, cả trí tuệ lẫn thể lực, cả cuộc sống tinh thần lẫn vật chất.
Hồ Sĩ Tạo mất năm 1907, không kịp chứng kiến biến cố xảy ra với Nguyễn Sinh Sắc, mà nếu chứng kiến hẳn ông rất đau lòng. Đó là việc vào đầu năm 1910, tháng 1, tại tỉnh Bình Định, Sinh Sắc đang làm tri huyện Bình Khê, được cho là say rượu xét án oan đánh chết người. Vua Duy Tân giận dữ kết án ông nặng nề vì nhiều tội. Tuy nhiên, nhờ cánh miền Trung xin cho, ông được tha chết và phải chịu án lưu đày.
Năm 1910 quả là năm định mệnh với gia đình Nguyễn Sinh Sắc, vốn chỉ còn ông với ba người con đã lớn nhưng danh phận đều chưa đâu vào đâu.
Như chúng ta biết, một năm sau đó, 1911, người con thứ ba của ông, Nguyễn Sinh Cung, lúc này có tên là Nguyễn Tất Thành, xin được việc trên một con tàu viễn dương của Pháp. Người thanh niên này có vẻ đã dở dang việc học hành vì một gia đình tan nát, buộc phải mưu sinh bằng mọi giá. Có thể anh đã chọn vị trí phụ bếp trên con tàu viễn dương vì hy vọng tới được Paris, kết nối với một người bạn của cha, tên là Phan Châu Trinh, nhờ trợ giúp.
NẾU vào năm 1910 ông Nguyễn Sinh Sắc không uống rượu vào ngày định mệnh ấy, con của ông, Nguyễn Sinh Cung, đã có thể theo đuổi việc học đàng hoàng ở Huế và ra trường để có công ăn việc làm tốt. Chẳng hạn, anh có thể ra Bắc xin việc làm với Tổng đốc Hà Đông Hoàng Cao Khải (bạn của Hồ Sĩ Tạo), hoặc có thể vào Nam làm thư ký cho Thống đốc Nam Kỳ để trau dồi Pháp ngữ. Nếu anh ở lại Huế, biết đâu cụ Ngô Đình Khả lại xin cho anh một chức nhỏ ở Bộ Binh, cùng cơ quan với Ngô Đình Khôi để cùng nhau phát triển, lại tiện kèm cặp em Ngô Đình Diệm (lúc ấy mới 10 tuổi) học thêm Hán văn lúc rảnh.
Đấy là NẾU Lịch Sử có chữ NẾU.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.