Quốc hội có biết sử dụng chuyên gia? Cần gì phải bàn nhiều?
Tiêu tốn tiền ngân sách một cách không cần thiết chỉ làm cho dân thêm khổ và làm cho đất nước thêm nghèo!
Tôi vẫn xem VTV1 vào mỗi buổi sáng dù rất nhiều người cảm thấy buồn cười. Sáng nay, VTV1 đưa tin Quốc hội sẽ thảo luận về Luật Đầu tư để thiết lập các điều kiện đầu tư nước ngoài chặt chẽ hơn. Đây là tin mừng! Thế nhưng ngay sau đó lại có tin buồn rằng Quốc hội sẽ xem xét đưa vào Luật Đầu tư những qui định để ngăn chặn việc đầu tư “núp bóng”, có nghĩa là người nào đó trốn tránh pháp luật, có thể do không muốn lộ mặt hay không đủ điều kiện đầu tư, núp bóng một người khác để đầu tư. Pháp luật cần thiết phải ngăn chặn đầu tư “núp bóng” như vậy. Nhưng cái cách tư duy của Quốc hội khiến tôi cảm thấy rất buồn.
Tôi buồn vì:
Thứ nhất, Quốc hội chẳng hiểu gì về tính hệ thống của pháp luật. Khi muốn bàn về vấn đề đầu tư “núp bóng”, Quốc hội chỉ nghĩ một cách đơn giản rằng vấn đề đầu tư là của Luật Đầu tư; nếu Luật Đầu tư không qui định vấn đề đó thì phải sửa để đưa vào.
Quốc hội nên nhớ: Vô hiệu hoá các giao dịch hay hành vi pháp lý (hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương) là một loại chế tài tổng quát của luật tư. Chế tài này hủy bỏ hoặc có thể hủy bỏ các giao dịch không đủ tiêu chuẩn. Và nên nhớ giao dịch hay hành vi pháp lý là nguồn gốc hay căn cứ phát sinh gần hết các quyền lợi trong kinh doanh. Loại chế tài tổng quát này đã được qui định trong Bộ luật Dân sự (nền tảng quan trọng của luật tư nói riêng và pháp luật nói chung).
Vì vậy Quốc hội phải tổng kết xem các vụ việc đầu tư “núp bóng” đã bị xử lý chưa, xử lý như thế nào tại cơ quan hành chính và tại toà án, và có áp dụng pháp luật chính xác hay không. Nếu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không biết cách xử lý thì không phải lỗi của Luật Đầu tư mà là lỗi của Luật Doanh nghiệp vì không xác định được bản chất pháp lý của cái gọi là “doanh nghiệp”, và lỗi của đào tạo luật vì đã chỉ diễn giải lại các qui định pháp luật dưới dạng lời nói thông thường.
Thứ hai, Quốc hội không biết sử dụng chuyên gia trong khi không thiếu gì chuyên gia ở đất nước mình hiểu biết để có thể giúp Quốc hội một cách có hiệu quả mà không nằm trong cái gọi là “biên chế nhà nước”.
Thứ ba, Quốc hội không chịu nhìn trước vấn đề mà toàn để “nước đến chân mới nhảy”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.