Sĩ phu ngoảnh mặt
2-2-2020
Lê Quý Đôn là “nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”. Lê Quý Đôn chán cảnh xã hội thối nát, nhiễu nhương.
Trong bối cảnh kiêu binh gây rối, triều chính rối ren, nhân dân đói khổ, ông cáo bệnh từ quan, ông viết lại năm nguy cơ mất nước:
1. Trẻ không kính già
2. Trò không trọng thầy
3. Binh kiêu tướng thoái
4. Tham nhũng tràn lan
5. Sĩ phu ngoảnh mặt.
2. Trò không trọng thầy
3. Binh kiêu tướng thoái
4. Tham nhũng tràn lan
5. Sĩ phu ngoảnh mặt.
Đọc trên mạng, tôi thấy nhiều người đã gọi cụ già 85 tuổi một cách xách mé bằng tên Lê Đình Kình, là lão, là thằng, là khủng bố, là phản động, là chống phá nhà nước… Tôi thấy đây là nguy cơ “trẻ không kính già” được Lê Quý Đôn cảnh báo đưa lên là hiểm hoạ số một.
Bốn nguy cơ còn lại: Trò không trọng thầy, Binh kiêu tướng thoái, Tham nhũng tràn lan thì đã có quá nhiều trên báo chí và truyền thông.
Vấn đề sĩ “phu ngoảnh mặt” cũng là một nguy cơ phổ biến.
“Im lặng là vàng”, “Vàng” là kim loại có giá cao. Nói “Im lặng là vàng” nhằm đề cao vai trò của sự im lặng, im lặng cũng là một hình thức biểu đạt quan điểm, tư tưởng, tình cảm của mỗi người…
Tố Hữu, một nhà thơ cách mạng viết:
LIÊN HIỆP LẠI
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng âm thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
Đời ta đã chứa bao nhiêu cay đắng
Bao nhiêu xương, bao nhiêu máu oan hồn
Chưa vừa ư, những xác không mồ chôn
Những thi thể khô gầy đương mòn mỏi!
Bao nhiêu xương, bao nhiêu máu oan hồn
Chưa vừa ư, những xác không mồ chôn
Những thi thể khô gầy đương mòn mỏi!
Đời đói lạnh bởi không hề đòi hỏi
Ngậm căm hờn mà chuốc những ưu tư
Nẻo đường ra đã vạch tự bao giờ
Mời chân bước mà vẫn còn e ngại!
Ngậm căm hờn mà chuốc những ưu tư
Nẻo đường ra đã vạch tự bao giờ
Mời chân bước mà vẫn còn e ngại!
Quyết chiến đấu! Nào, ta liên hiệp lại
Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng!
Ngày mai đây, tất cả sẽ là chung
Tất cả sẽ là vui và ánh sáng!
Hỡi tù nhân khốn nạn của bần cùng!
Ngày mai đây, tất cả sẽ là chung
Tất cả sẽ là vui và ánh sáng!
7/1938
Tố Hữu chỉ ra “người câm” là “lũ dại khờ”, ông phê phán những người không biết bày tỏ quan điểm, ý kiến; chỉ biết im lặng, cam chịu, nhẫn nhục.
“Im lặng là vàng”, đôi khi sự im lặng là cần thiết. Thật là bất nhã nếu chúng ta không im lặng lắng nghe bạn bè góp ý về những khiếm khuyết của mình mà còn to mồm nguỵ biện.
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách; chủ quyền đất nước bị xâm phạm, nếu như ai cũng im lặng, đất nước sẽ ra sao?
Chúng ta vốn có hai khả năng là lắng nghe và bày tỏ quan điểm qua thái độ, qua lời nói và im lặng đúng cách.
Khi phải chứng kiến một việc làm sai mà không làm gì cả thì chúng ta trở thành kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm, không có nhân tính.
Đã nghe Lê Văn Hưng có ý kiến về cái sổ hưu khá hay các bạn tìm đọc. Nhiều người, kể cả bạn bè của tôi họ nói: im lặng để được yên thân, để bảo vệ “cái sổ hưu” để được an toàn trước rối loạn, bất an ngày càng gia tăng của xã hội Việt và cho cuộc sống, dại gì mà nói cho thiệt thân.
Cái tâm thức cố hữu, ích kỷ, muốn an thân, muốn khôn lỏi của cả cái xã hội này nó đã ngấm vào máu mọi người như nghiện ma tuý, không biết từ bao giờ và giờ đây nó đã trở thành sức ì, lực cản, phá hủy ghê gớm cho sự vận động, phát triển của đất nước, làm cho đất nước ngày càng lụn bại đến thê thảm.
Họ đã biết, những nhóm lợi ích đang bày lắm chiêu trò, thao túng quyền lực, ức hiếp dân lành, cướp đi các quyền tự do cơ bản của dân, gieo rắc sợ hãi bằng những đòn khủng bố bằng bạo lực và tư tưởng, dân khốn khổ vì thực phẩm bẩn, thuốc giả, gian lận thi cử, làm ô nhiễm môi trường,… tham nhũng tràn lan, chà đạp lên pháp luật một cách vô pháp, vô thiên…
Họ sợ lên tiếng đấu tranh, họ chọn im lặng để được “yên thân”. Vô tình đã tiếp tay cho tội ác và như vậy họ đã trở thành những kẻ đại ác, đừng tưởng im lặng là không có tội, họ có tội không tố giác tội phạm.Ai cũng biết, trong bầu không khí ngột ngạt khói súng như hiện nay thì việc lên tiếng phê phán, phản biện… là rất nguy hiểm cho bản thân và gia đình! Có lẽ nhiều người không dám lên tiếng là vì thế.
Không nghe, không đọc theo hiệu ứng bầy đàn (Herd behavior) là một hiện tượng nhiều người trong xã hội cùng tin tưởng hoặc thực hiện một việc gì đó theo kiểu a dua mà làm theo như những con cừu vốn được coi là một con vật ngoan ngoãn dễ dàng bị chăn dắt.
Đã hèn mọn, ích kỷ, không dám lên tiếng nhưng lại lo sợ người khác lên tiếng sẽ làm mất cái “sổ hưu” thì thật là quá yếu hèn.
Làm người ư? Có xứng không? Khi chỉ biết ung dung ngồi liếm bộ lông của mình mà không màng gì đến nỗi đau của đồng loại!
Khó nhưng rồi sẽ có cách, nhất định phải làm cho bằng được.
Người dân đang sợ đủ thứ, sợ chính trị, sợ công an, sợ chính quyền, sợ cấp trên… sợ mở miệng, sợ mất cái sổ hưu, sợ bất ổn, sợ thay đổi đang là một hiện tượng đáng buồn trong một cã hội văn minh.
Tại sao lại như thế? Khi mà luật pháp không cấm. Nhà nước có chính quyền, có công an, có quân đội, có toà án, có nhà tù… những công cụ ấy của nhà nước để bảo vệ hiến pháp & pháp luật, đảm bảo cho người dân có tự do, nhân quyền… quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc!
Một quốc gia mà dân hèn nhát, sợ đủ thứ, không dám lên tiếng trước bất công, không dám phản biện hay phê phán chính phủ thì đó chính là quốc nạn của một dân tộc. Dân sợ chính quyền thì không làm cho chính quyền “vững mạnh” đạt được “ổn định để phát triển” mà ngược lại, nhà nước ấy không phải là một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chính quyền ấy như chính quyền thực dân chỉ có một nhiệm vụ cai trị.
Thời đại 4.0, mạng internet đã phủ sóng toàn cầu, thông tin nhanh nhạy và đa chiều…
Mạng xã hội là một kênh thông tin về dư luận xã hội nhiều chiều, nghe chỉ để tham khảo, không phải là kênh thông tin đáng tin cậy, cứ lắng nghe dù có lời trái tai. Người xưa nói “trung ngôn nghịch nhĩ”.
Triều đình phong kiến xưa có chức quan “gián nghị đại phu”, có trách nhiệm can vua. Vua thường hay nghe lời nịnh, mà cứ nghe nịnh thì trước sau cũng sụp đổ vương triều.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là “cây đại thụ văn hóa dân tộc”. Người đời sau coi ông là nhà tiên tri số một với nhiều câu sấm ký là Sấm Trạng Trình.
Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.
Bỏ qua chính sự, vui thú điền viên, đó cũng là thái độ của một kẻ sĩ:
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.