Sông Gianh nhớ người “quay rớ”
27-12-2018
Ngày 26/12/2018 Toà cấp cao tại Đà Nẵng đã xử y án ông NGUYỄN TRUNG TRỰC 12 năm tù và 5 năm quản chế.
Trong Đơn kháng cáo dài 11 trang, ông Trực khẳng định: Đây là bản án oan sai, bất công, áp đặt cho tôi, không đúng sự thật, bản chất vụ án.
Đơn kháng cáo cũng là bài bào chữa vắn tắt của ông.
Ông Trực, sinh năm 1974, làm nghề “quay rớ” (cất vó) trên sông Gianh, Cáo trạng viết, trong quá trình thực hiện các hoạt động “lật đổ” đã chủ yếu sử dụng laptop và smartphone để hạn chế sự đi lại nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Mục đích nhằm thay đổi thể chế chính trị, xoá bỏ Điều 4 Hiến pháp, hướng đến xây dựng chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập.
Ông được mọi người biết đến như là một nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và bảo vệ môi trường.
Trong số các vật chứng có những thứ rất khó hiểu như:
– Một tờ giấy có nhiều dòng chữ viết tay bằng mực màu đen và màu xanh;
– Một cardvisit có 2 mặt in nhiều dòng chữ tiếng Việt và tiếng Anh;
– Bốn tờ giấy bìa cứng có nhiều dòng chữ viết tay màu đen, đã cũ và ẩm mốc;
– Một cardvisit mặt trước có nhiều dòng chữ tiếng Việt: “ĐẠI SỨ QUÁN HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ…”, mặt sau có nhiều dòng chữ tiếng Anh;
– Ba đơn khiếu nại: một đơn dài 3 trang, một đơn dài 2 trang và một đơn có nhiều dòng chữ viết tay bằng 2 màu mực đen và xanh;
– Sáu quyển sách: Câu chuyện về quyền con người (2 quyển), Đặt bàn tay lên Việt Nam, Phải trái sự đời, 1984, Quyền lực của kẻ không quyền lực.
Tất cả vật chứng không được đem ra xem xét tại phiên toà.
Các “án lệ” phiên toà xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài tại Hà Nội, của ông Nguyễn Văn Túc tại Thái Bình và của cô Trần Thị Xuân tại Hà Tĩnh được dùng làm “kim chỉ nam” cho trường hợp của ông Trực.
Toà và Công tố chỉ hỏi lại các tình tiết đã xem xét trong bản án sơ thẩm, mặc cho các lời tự bào chữa của ông Trực và luận cứ của luật sư đưa ra.
Phiên toà kết thúc chóng vánh trong vòng 2 giờ 45 phút (8:00 – 10:45).
Cám ơn Sông Gianh đã sinh ra một con người can trường như ông Nguyễn Trung Trực.
“Đây sông Gianh đây biên cương thống khổ
Đây sa trường, đây nấm mộ dân Nam
Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang
Đây cổ độ xương tàn xưa chất đống.”
(Hận sông Gianh, Đằng Phương – Nguyễn Ngọc Huy)
Đây sa trường, đây nấm mộ dân Nam
Đây giòng sông, giòng máu Việt còn loang
Đây cổ độ xương tàn xưa chất đống.”
(Hận sông Gianh, Đằng Phương – Nguyễn Ngọc Huy)
Trước Toà ông Trực dõng dạc nói lời sau cùng:
“Tôi khẳng định rằng: Tôi không lật đổ bất kỳ ai. Tôi chỉ cổ suý cho dân chủ, nhân quyền và bảo vệ môi trường tại Việt Nam cho đến khi nó được thực thi tốt nhất.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.