Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Cựu bộ trưởng nội vụ Slovakia bị nói dính vào vụ Trịnh Xuân Thanh

Cựu bộ trưởng nội vụ Slovakia bị nói dính vào vụ Trịnh Xuân Thanh

RFA
2018-08-03

Email
Ý kiến của Bạn
Share
Ông Trịnh Xuân Thanh (áo khoác trắng) tại một phiên tòa đầu năm nay ở Hà Nội.
Ông Trịnh Xuân Thanh (áo khoác trắng) tại một phiên tòa đầu năm nay ở Hà Nội.
AFP
Ông cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia Robert Kalinak có thể đã dính líu đến việc đưa ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam qua ngã nước Nga. Ông Thanh là một quan chức dầu khí Việt Nam bị cáo buộc tham nhũng trốn sang Đức xin tỵ nạn.
Một số tờ báo Đức loan nghi vấn này, trích lời các viên chức cảnh sát Slovakia đã hộ tống phái đoàn Bộ Công an Việt Nam do ông tướng Tô Lâm dẫn đầu ra sân bay.
Theo các viên chức cảnh sát Slovakia thì khi đang trên đường ra sân bay thì phái đoàn Việt Nam yêu cầu nhận thêm vào đoàn xe một chiếc xe có biển số Cộng hòa Séc, trên đó có chở ông Trịnh Xuân Thanh. Chiếc xe này sau đó được thay bằng xe của cảnh sát Slovakia.
Theo báo Đức, thì đoàn xe của Bộ Công An Việt Nam đã chạy ra sân bay mà không bị kiểm tra giấy tờ gì cả, và nghi vấn được đặt ra là ông Trịnh Xuân Thanh đã bị đánh thuốc mê và lên máy bay bằng hộ chiếu giả.
Cựu Bộ trưởng Robert Kalinak có lên tiếng nói rằng chuyện thêm người vào đoàn Việt Nam ra sân bay là công khai và không có vấn đề gì cả, theo như thông lệ là khi các quan chức Việt Nam đến một nước Châu Âu thì các viên chức ngoại giao Việt Nam ở các nước lân cận cũng đến chào hỏi.
Phía Việt Nam không lên tiếng gì về cáo buộc mới này, cũng như là cáo buộc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh về nước hồi năm ngoái. Hà Nội cho rằng ông Thanh về nước đầu thú, và trong một phiên tòa trong năm nay ông đã lãnh án chung thân vì những tội danh liên quan đến tham nhũng.
Phía Đức đã mở những phiên tòa xử những người bị tình nghi tham gia vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức, và gần đây nhất, một người tên Nguyễn Hải Long, người bị cáo buộc cho thuê xe chở những người bắt cóc và ông Trịnh Xuân Thanh, đã nhận tội và bị tuyên án 3 năm 10 tháng tù.
Nhưng sau đó ông này đột ngột kháng án. Báo chí Đức nêu nghi vấn là gia đình ông tại Việt Nam đã bị Hà Nội gây áp lực.
Trong vụ khủng hoảng ngoại giao vừa nêu giữa Việt Nam và Đức, đã có một sĩ quan mang quân hàm Đại tá tại tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin bị trục xuất về Việt Nam.
Ngoài ra có hai nhân vật cao cấp của ngành công an Việt Nam là Tướng Tô Lâm, đương kim Bộ trưởng Bộ Công An, và Tướng Đường Minh Hưng phụ trách tình báo, bị nêu danh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.