Obama chính thức xin điều bộ binh đánh IS
17:56 (GMT+7) - Thứ Năm, 12/2/2015Bản dự thảo nghị quyết của ông Obama có thể sẽ gây nhiều tranh cãi trong Quốc hội Mỹ...
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng ngày 11/2 - Ảnh: AP.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (11/2) đã chính thức đề nghị Quốc hội nước này cho phép dùng lực lượng mặt đất cho chiến dịch chống lại tổ chức phiến quân tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng, ông Obama bày tỏ tin tưởng rằng IS sẽ thất bại.
“Không thể mắc sai lầm nào, đây là một sứ mệnh khó khăn. Và sứ mệnh này sẽ còn khó khăn thêm một thời gian nữa. Sẽ phải mất thời gian để triệt hạ những kẻ khủng bố này”, tờ USA Today dẫn lời ông Obama. “Nhưng liên minh của chúng ta đang ở thế tấn công. IS đang trong thế bị động, và chúng sẽ thua”.
Tổng thống Mỹ đã có một bài phát biểu toàn quốc từ phòng Roosevelt trong Nhà Trắng. Khi phát biểu, ông đứng trước một bức tranh vẽ Tổng thống Teddy Roosevelt trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha. “Hãy nhớ điều này, liên minh của chúng ta mạnh, cuộc chiến của chúng ta là phù hợp với công lý, và sứ mệnh của chúng ta sẽ thành công”.
Ông Obama nói, bản nghị quyết mà ông gửi lên Quốc hội Mỹ về điều bộ binh chống IS sẽ trao cho ông quyền lực lớn hơn những gì ông cần. Tuy vậy, Nhà Trắng lại nói rằng, nghị quyết này thực chất sẽ đặt thêm giới hạn đối với chiến dịch quân sự chống IS của ông Obama so với những thẩm quyền mà ông có hiện nay.
Bản dự thảo nghị quyết không cho phép kéo dài việc sử dụng bộ binh chống IS và sẽ đặt ra giới hạn 3 năm đối với chiến dịch chống IS nói chung, bao gồm các cuộc không kích hiện nay. Sau đó, bản nghị quyết sẽ cần phải được gia hạn thì chiến dịch mới có thể tiếp tục.
“Đây không phải là trao thẩm quyền để tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ khác như ở Afghanistan hay Iraq. Như tôi đã nói trước đây, tôi tin là Mỹ không nên bị kéo vào một cuộc chiến tranh trên mặt đất kéo dài ở Trung Đông. Điều đó không nằm trong lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta, và không cần thiết để chúng ta đánh bại IS”, ông Obama nói.
Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, giới chức quân sự Mỹ hài lòng với ngôn ngữ trong dự thảo nghị quyết mà ông Obama trình lên Quốc hội, nhưng vẫn muốn một dự thảo không có giới hạn về dạng quân được triển khai, những việc mà họ có thể làm, cũng như khoảng thời gian duy trì cuộc chiến chống IS bằng bộ binh.
Trong khi đó, theo ông Obama, khoảng thời gian 3 năm mà dự thảo nghị quyết đưa ra không phải là một thời hạn, mà nhằm cho phép Quốc hội khóa tiếp theo và người kế nhiệm ông xem xét lại vấn đề.
Bản dự thảo nghị quyết của ông Obama có thể sẽ gây nhiều tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Các nghị sỹ Dân chủ muốn quyền hạn chiến tranh của Tổng thống bị hạn chế nhiều hơn, trong khi phe Cộng hòa muốn Tổng thống có được sự linh hoạt lớn hơn trong cuộc chiến chống IS ở Syria và Iraq.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói, đây không phải là lúc để Quốc hội hạn chế thẩm quyền của Tổng thống trong cuộc chiến chống khủng bố.
“Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn là ở trong một kịch bản mà ở đó, chúng ta sẽ không ở trong một cuộc chiến tranh kéo dài… Nhưng chúng tôi không muốn một phần tử IS nào còn sống sót và di chuyển tới một quốc gia khác mà chúng được an toàn”, ông Earnest phát biểu.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói, nghị quyết mới “sẽ đem đến một tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ cho người dân Mỹ, cũng như các đồng minh và kẻ thù của Mỹ”.
“Không thể mắc sai lầm nào, đây là một sứ mệnh khó khăn. Và sứ mệnh này sẽ còn khó khăn thêm một thời gian nữa. Sẽ phải mất thời gian để triệt hạ những kẻ khủng bố này”, tờ USA Today dẫn lời ông Obama. “Nhưng liên minh của chúng ta đang ở thế tấn công. IS đang trong thế bị động, và chúng sẽ thua”.
Tổng thống Mỹ đã có một bài phát biểu toàn quốc từ phòng Roosevelt trong Nhà Trắng. Khi phát biểu, ông đứng trước một bức tranh vẽ Tổng thống Teddy Roosevelt trong cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha. “Hãy nhớ điều này, liên minh của chúng ta mạnh, cuộc chiến của chúng ta là phù hợp với công lý, và sứ mệnh của chúng ta sẽ thành công”.
Ông Obama nói, bản nghị quyết mà ông gửi lên Quốc hội Mỹ về điều bộ binh chống IS sẽ trao cho ông quyền lực lớn hơn những gì ông cần. Tuy vậy, Nhà Trắng lại nói rằng, nghị quyết này thực chất sẽ đặt thêm giới hạn đối với chiến dịch quân sự chống IS của ông Obama so với những thẩm quyền mà ông có hiện nay.
Bản dự thảo nghị quyết không cho phép kéo dài việc sử dụng bộ binh chống IS và sẽ đặt ra giới hạn 3 năm đối với chiến dịch chống IS nói chung, bao gồm các cuộc không kích hiện nay. Sau đó, bản nghị quyết sẽ cần phải được gia hạn thì chiến dịch mới có thể tiếp tục.
“Đây không phải là trao thẩm quyền để tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ khác như ở Afghanistan hay Iraq. Như tôi đã nói trước đây, tôi tin là Mỹ không nên bị kéo vào một cuộc chiến tranh trên mặt đất kéo dài ở Trung Đông. Điều đó không nằm trong lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta, và không cần thiết để chúng ta đánh bại IS”, ông Obama nói.
Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, giới chức quân sự Mỹ hài lòng với ngôn ngữ trong dự thảo nghị quyết mà ông Obama trình lên Quốc hội, nhưng vẫn muốn một dự thảo không có giới hạn về dạng quân được triển khai, những việc mà họ có thể làm, cũng như khoảng thời gian duy trì cuộc chiến chống IS bằng bộ binh.
Trong khi đó, theo ông Obama, khoảng thời gian 3 năm mà dự thảo nghị quyết đưa ra không phải là một thời hạn, mà nhằm cho phép Quốc hội khóa tiếp theo và người kế nhiệm ông xem xét lại vấn đề.
Bản dự thảo nghị quyết của ông Obama có thể sẽ gây nhiều tranh cãi trong Quốc hội Mỹ. Các nghị sỹ Dân chủ muốn quyền hạn chiến tranh của Tổng thống bị hạn chế nhiều hơn, trong khi phe Cộng hòa muốn Tổng thống có được sự linh hoạt lớn hơn trong cuộc chiến chống IS ở Syria và Iraq.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói, đây không phải là lúc để Quốc hội hạn chế thẩm quyền của Tổng thống trong cuộc chiến chống khủng bố.
“Điều cuối cùng mà chúng tôi muốn là ở trong một kịch bản mà ở đó, chúng ta sẽ không ở trong một cuộc chiến tranh kéo dài… Nhưng chúng tôi không muốn một phần tử IS nào còn sống sót và di chuyển tới một quốc gia khác mà chúng được an toàn”, ông Earnest phát biểu.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói, nghị quyết mới “sẽ đem đến một tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ cho người dân Mỹ, cũng như các đồng minh và kẻ thù của Mỹ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.