Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Giả thuyết nhà sư Mông Cổ chưa chết gây nghi vấn

Giả thuyết nhà sư Mông Cổ chưa chết gây nghi vấn

Thông tin cho rằng nhà sư được ướp xác ở Mông Cổ có thể chưa chết, mà chỉ đang thực hành một hình thức thiền sâu, đã dấy lên nhiều ý kiến hoài nghi.
2015-02-08-02-20-07-monk1-8614-142353636
Xác ướp nhà sư được phát hiện hôm 27/1 trong tư thế thiền. Ảnh: saharasamay.com
Xác ướp nhà sư đang ngồi thiền ở tư thế hoa sen, có niên đại khoảng 200 năm tuổi, được phát hiện hôm 27/1 tại tỉnh Songino Khairkhan. Bên ngoài xác ướp là lớp bọc bằng da động vật, có thể là da bò, ngựa hoặc lạc đà.
Theo Telegraph, một số chuyên gia về Phật giáo nhận định nhà sư có thể đang ở thức "tukdam", một dạng thiền định sâu có thể vượt qua sự sống và cái chết. Người duy nhất tuyên bố nhà sư không chết là một giáo sư ở thủ đô Ulaan Baatar của Mông Cổ. Ganhugiyn Purevbata, người sáng lập Viện Nghệ thuật Phật Giáo Mông Cổ, thuộc Đại học Phật giáo Ulan Bator, cho rằng tư thế thiền hoa sen, tay bên trái mở của xác ướp là một biểu tượng.
Theo nghi thức tu hành của trường phái Phật giáo Kim cương thừa (bao gồm phần lớn các hình thức của Phật giáo Tây Tạng và nhiều nơi khác ở Mông Cổ), thi thể của những vị thầy nổi tiếng được chôn ngồi trong tư thế hoa sen và bảo quản bằng muối. Hầu hết thi thể của các vị Đạt Lai Lạt Ma trước đây đều được bảo quản theo cách này và ngày nay có thể tìm thấy trong Cung điện Potala ở Tây Tạng.
"Không có Lạt Ma zombie (người nửa sống nửa chết). Không có sự mê tín dị đoan cho rằng người này bất tử trong cơ thể đã được ướp xác. Nhà sư này có thể là bậc thầy về thiền sư, đã tiếp cận cái chết một cách có chủ động. Ông chết khi đang thiền định, ở tư thế ngồi thẳng", Lạt Ma Surya Das, người từng viết nhiều cuốn sách về tâm linh đương đại, cho hay.
Surya Das giải thích rằng, sau cái chết là một giai đoạn tukdam. Lúc này, cơ thể "chết" về mặt sinh học nhưng tâm trí có thể có hoặc không. "Tukdam" có nghĩa là sự say mê và miệt mài trong tâm Phật, bắt đầu khi cái chết của cơ thể xảy ra. Tukdam có thể duy trì trong một vài ngày, một tuần hoặc lâu nhất là hai tuần. Sau đó, cơ thể sẽ bắt đầu mục rữa dần và được bảo quản bằng muối.
Nhiều khả năng quá trình này cũng diễn ra trong trường hợp của nhà sư ở Mông Cổ. Ông bước vào trạng thái thiền định sâu, chết, và sau đó trải qua giai đoạn tukdam trước khi được lưu giữ để tránh phân hủy.
Đối với thiền sư sắp chết, quá trình kỳ lạ này được thực hiện nhằm thực hành giáo lý, vạch ra đường lối, định hình phương thức hiện hữu của người chết có ý thức và có thể mang lại lợi ích cho con người. Hay nói cách khác, đây là hoạt động hành đạo cuối cùng của nhà sư, thể hiện sức mạnh của quá trình tu hành và khẳng định thiền có thể diễn ra ở hơi thở cuối cùng.
Về cơ bản, con người thường tin rằng phần cơ thể còn lại là hiện thân, mang theo giá trị tinh thần hay phúc lành của các bậc thánh thân. Vì vậy, cơ thể của họ vẫn ở lại khi người đó qua đời, một cách vô tình hay cố ý ở trạng thái thiền định, thậm chí sau giai đoạn tukdam kết thúc và dấu hiệu của cái chết được biểu hiện một cách rõ ràng.
Các hình thức trên không chỉ hiện hữu ở các vùng thảo nguyên của Mông Cổ. Surya Das cho biết ông từng nhìn thấy trường hợp tương tự ở New York, Mỹ, mùa hè năm ngoái, khi vợ của một vị Lạt Ma nổi tiếng qua đời. Người này ngồi trong tư thế tukdam khoảng 10 ngày đến hai tuần.
Kenneth Folk, một thiền sư Phật giáo nổi tiếng cho rằng những người ở phương Tây thường bị tư tưởng phương Đông cuốn hút, đặc biệt là Phật giáo và hình ảnh các nhà sư Tây Tạng. Tuy nhiên, sự phóng đại của các phương tiện truyền thông là một phần ảnh hưởng đến niềm đam mê đông phương học của nhiều người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.