Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015
Người Việt Bạo Lực ??
Người Việt Bạo Lực ??
Nguồn::gocnhinalan.com
Việt Nam : Văn hóa thấp ắt gây ra bạo lực
Theo BBC – 26 Feb 2015
Trong dịp Tết Nguyên đán, đã có hơn 6.200 người phải nhập viện do đánh nhau, và ít nhất 15 người tử vong, theo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của Bộ Y tế. Phóng viên ảnh Đoàn Bảo Châu gọi đây là con số ”khủng khiếp và cho thấy đây là vấn đề nghiêm trọng của xã hội Việt Nam”.
“Tôi tin rằng hàng ngày trong xã hội Việt Nam chúng ta vẫn luôn có những xô xát kiểu như vậy. Có xô xát nhưng người ta không thống kê đấy thôi, và tôi nghĩ con số cũng sẽ rất lớn,” anh nói trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hôm 25/02.
Theo phóng viên và cũng là nhà văn, nguyên nhân chính là do nền “giáo dục giáo điều” không mang được những bài học thiết thực của cuộc sống vào trong giảng dạy, không đào tạo cho học sinh các kỹ năng sống.
Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu văn hóa học từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh lại cho rằng, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử chỉ là cái ngọn, không phải gốc rễ của vấn đề.
Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm, “việc con người trở nên hung bạo hơn là tình trạng chúng ta đã chứng kiến từ nhiều năm nay rồi.”
Trong đó, ba nguyên nhân, bối cảnh chính gây ra tình trạng này là việc phát triển kinh tế thị trường không gắn liền với phát triển văn hóa, pháp luật chưa nghiêm minh và người dân mất lòng tin vào hệ thống pháp quyền dẫn đến việc tự giải quyết những mâu thuẫn riêng; và cách quản lý, thực thi các chính sách văn hóa thiếu hiệu quả.
Ông Thêm phân tích, trong bối cảnh kinh tế thị trường, chủ nghĩa duy vật chất lôi kéo con người, trong khi đó yếu tố tinh thần, yếu tố đạo đức, vai trò của tinh thần đạo đức cũng được nói đến nhiều, nhưng mới chỉ ở mức chính sách, văn kiện mà chưa có biện pháp để chấn chỉnh để đưa vào thực tế.
“Kinh tế, dù là kinh tế thị trường hay kinh tế kiểu gì đi nữa, thì kinh tế và văn hóa phải đi đôi với nhau, sự giàu có phải đi cùng với trí tuệ và bản lĩnh,” Giáo sư Thêm nói.
Tác giả tiểu thuyết Khói cũng cho rằng, văn hóa thấp là một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực, do thanh niên ngày càng ít được tiếp xúc với sách vở, nghệ thuật.
Nhưng với giáo sư Thêm, người ta vẫn chưa hiểu thật đầy đủ khái niệm văn hóa. Sách vở chỉ là những biểu hiện của văn hóa, còn giá trị sâu sa hơn đằng sau đó là giá trị tinh thần, mà trên hết, là giá trị con người, giá trị đạo đức, giá trị sống.
“Giá trị con người [ở Việt Nam] đã bị xuống cấp một cách rất nghiêm trọng, cái đó thì mọi người cũng đã đều thấy và các nghị quyết của Trung ương cũng đã khẳng định, thì đấy mới là cái quan trọng, cái văn hóa mà chúng ta cần quan tâm.”
Báo cáo của Bộ Y tế do báo Tuổi Trẻ trích dẫn một trong những nguyên nhân gây xô xát trong dịp từ ngày 27 tháng Chạp tới ngày Mùng 4 Tết là rượu say, tuy nhiên, phóng viên ảnh lại coi rượu chỉ là một chất xúc tác, một kiểu ‘đồng phạm’, và chỉ có phần nào vai trò trong toàn bộ vấn đề.
‘Tự xử’
Trả lời câu hỏi của BBC hôm 25/02 về việc liệu thói quen ‘tự xử’ của người Việt có phải xuất phát từ cuộc chiến tranh nhân dân, và nay đến thời bình, người dân cũng được khuyến khích, tuyên dương bắt cướp, viện sỹ Trần Ngọc Thêm nói:
“Một trong những nguyên nhân mà sở dĩ Việt Nam thắng được là nhờ sự linh hoạt, sự tham gia của toàn dân. “Nếu như sức sáng tạo tự phát để chống giặc ngoại xâm đó lại tiếp tục duy trì trong thời bình thì rất nguy hiểm, nó sẽ dẫn đến tình trạng vô tổ chức không quản lý được.”
Thêm vào đó, “ranh giới giữa thế nào là tốt, thế nào là xấu, thế nào là được, thế nào là không được thì không có ranh giới cụ thể gì để phân biệt.
“Trên thực tế thì nhiều trường hợp trình báo không mang lại kết quả, thậm chí người trình báo còn phải chịu phiền hà thêm nên mới dẫn đến chuyện tự xử.
“Trong vụ trộm chó chẳng hạn, nếu công an làm việc tốt để bảo vệ tài sản của người dân, trong trường hợp này là con chó, và xử lý những kẻ trộm chó một cách thỏa đáng, thì đã không có cảnh cả một làng kéo ra để đánh, để giết kẻ trộm chó dã man như vậy.”
Anh Đoàn Bảo Châu thì phân tích, việc trải qua nhiều lần chiến tranh có thể giúp người Việt Nam có ưu điểm là “trở thành những chiến binh rất tốt”, nhưng có thể đây cũng chính là điều khiến việc sử dụng bạo lực Việt Nam đã trở thành “thói quen”.
Và trong khi phóng viên ảnh cho rằng sẽ còn mất rất nhiều thời gian, công sức và cần có khối lãnh đạo dám nhìn thẳng vào sự thật thì Việt Nam mới có thể cải thiện được văn hóa, Giáo sư Thêm lại lạc quan hơn, ông tin Việt Nam sẽ cải thiện được những giá trị tinh thần trong tương lai.
Một trong những cách giải quyết là xây dựng hệ giá trị định hướng văn hóa, mà các nước Đông Nam Á đã xây dựng được từ nhiều năm nay.
“Công cuộc hội nhập hiện nay, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, nhìn chung là được, hay bị chi phối bởi văn hóa phương Tây khá nhiều. Cho nên các quốc gia ở những khu vực càng có nhiều khác biệt so với văn hóa đô thị, văn hóa công nghiệp của phương Tây càng gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi hệ giá trị.”
Và điều quan trọng nhất, là phải có được hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng, khiến người dân tin tưởng, tôn trọng pháp luật, “không dám lờn với pháp luật nữa”. “Thực sự người Việt Nam hoàn toàn không phải đến mức không thay đổi được,” theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm.
Bắt khẩn cấp người mẫu Trang Trần
Bắt khẩn cấp người mẫu Trang Trần
Chiều tối 27/2, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cho biết đã bắt khẩn cấp, đồng thời ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trần Thị Trang (tức người mẫu, diễn viên Trang Trần) để điều tra, làm rõ hành vi 'Chống người thi hành công vụ'.
Diễn viên, người mẫu Trang Trần. Ảnh: Internet
Trước đó, lãnh đạo công an phường Hàng Buồm cho biết, khoảng 1h45 ngày 27/2, Trang Trần cùng một người bạn đi taxi từ phố Ngô Văn Sở về phố Đào Duy Từ. Do tài xế đi vào đường ngược chiều nên bị công an phường Hàng Buồm yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính. Thấy vậy, Trang Trần đã xuống xe tỏ thái độ bất hợp tác, có những lời lẽ lăng mạ và đánh cả công an. Ngay sau đó, lực lượng công an đã phải cưỡng chế Trang Trần, đưa về trụ sở để làm rõ.
Cũng theo vị lãnh đạo này, địa bàn phường nằm trong khu phố cổ, rất phức tạp, vì thế lực lượng công an thường xuyên phải xử lý các trường hợp vi phạm giao thông, đặc biệt là đi ngược chiều.
“Anh em công an đã quen với các trường hợp chống đối khi bị xử lý, thậm chí đến mức nhẫn nhục. Do vậy, họ rất có kinh nghiệm, bình tĩnh khi xử lý trường hợp của Trang Trần”, vị lãnh đạo phường này cho biết.
Trang Trần có tên đầy đủ là Trần Thị Trang (30 tuổi, ngụ tại Hà Nội). Trước khi tham gia một vai diễn trong phim Hương Ga, Trang Trần từng là một người mẫu.
____________
Bản tin trên báo Thanh Niên cho biết:
Liên quan tới vụ việc trên, trước đó lúc 1 giờ 15 phút ngày 27.2, trong lúc làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, tổ công tác Công an phường Hàng Buồm phát hiện một chiếc xe taxi lưu thông từ phố Đào Duy Từ vào phố cấm Tạ Hiện, nên đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra hành chính.
Thời điểm này, trên taxi có nữ diễn viên Trang Trần. Tuy nhiên, thay vì phối hợp cùng lực lượng chức năng giải quyết vụ việc, Trang Trần bước xuống xe và có những lời lẽ lăng mạ tổ công tác. Thậm chí nữ diễn viên này còn buông lời thách thức, chửi bới, chống đối tổ công tác Công an phường Hàng Buồm…
Tuấn Nguyễn
_______
Cư dân mạng nói gì về sự kiện này:
Thắng Trọc: Những người nổi tiếng luôn biết cách hủy hoại danh tiếng của họ một cách nhanh nhất. Và đây là một ví dụ.http://soha.vn/…/bat-khan-cap-nguoi-mau-dien-vien-trang-tra…
Mạnh Quân: Đề tài cho báo mạng ngày mai này:
-Trang Trần có say xỉn, ngáo đá trước khi gây "bão" ?
-Ai đã quay và phát tán clip TT chửi công an ?
- Có nên khởi tố người quay Clip Trang Trần ?( vì tội lộ bí mật công tác, xâm phạm đời tư)
- TT bị khởi tố vì tội danh gì, ngồi tù bao lâu ?
- TT đã vận dụng kỹ thuật phát âm gì khi chửi bậy trong đồn cảnh sát ?
- Hàng xóm nói gì về lối sống TT ?....
- Giới người mẫu, diễn viên nói gì sau khi TT bị khởi tố ?
-Bi kịch nghề người mẫu: một phút bốc đồng, cả đời bốc...shít !
-Sự thật nào qua các câu chửi của TT ?
(Làm hết rồi, hỏi tớ để gợi ý thêm nhá)
Bổn Đình Nguyễn: Gửi những vị bênh cô Trang Trần!
Nhiều người lý giải rằng do người dân bị đè nén quá nên sinh ra đánh nhau, chửi nhau, ăn nói thô tục chốn công cộng, dùng những ngôn từ "tượng hình" khi đối đáp nhau!
Tôi không tin 100% vào điều này. Chuyện mở miệng ra là văng tục là do thiếu kiềm chế, tầm văn hóa, và nếu đó là người trưởng thành, có học hành thì thật đáng tiếc, đáng xấu hỗ.
Nhưng vì sao nhiều người cứ bênh cô TT khi mà cô văng cả cái "vùng tam giác" ra khi đang ngồi ở cơ quan công an?
Xin lỗi quí vị bênh chuyện này, giờ cô ấy đã bị "bắt khẩn cấp" (ghê chưa?) và như vậy sự nghiệp có khả năng tiêu tan, quí vị làm gì để cứu cô ấy đi nếu quí vị cho rằng cô ấy chửi là đúng!
Xử sự thiếu khôn ngoan, vi phạm pháp luật trước một bạo quyền là một hành động sai, tự hại bản thân và khó có sự đồng thuận của cộng đồng.
Giả sử TT mềm mỏng mà vẫn bị CA Hà Nội bắt, nội vết bầm trên mặt cô ấy sẽ được cộng đồng mạng lên án ra sao, trong khi đó chỉ vì những lời lẽ thô tục, cô ấy đã mất điểm trên 50%!
Tôi nghĩ những ai bênh TT nên cụ thể hóa việc này trước thông tin TT bị bắt khẩn cấp!
Người Việt Xấu Xí: Các em ca sỹ, người mẫu giờ mới va chạm với công an, chưa biết thì cần tìm hiểu luật nhá, công an đánh phụ nữ tím mặt thế là láo quá ròi, hãy thuê luật sư làm việc với bọn phường này ngay.
Kể cả dân có lăng mạ công an cũng không có quyền đánh dân như vậy.
Phải làm rõ công an Hàng buồm thằng nào đánh ca sỹ người mẫu như vậy, thế là phạm luật nghiêm trọng đấy, bộ công an vừa có những chấn chỉnh về việc nhục hình khi tạm giữ dân đấy, công an Hàng buồm chưa được học à ?a
CNN xin lỗi vì nhầm ảnh Tổng thống Putin với đao phủ của IS
CNN xin lỗi vì nhầm ảnh Tổng thống Putin với đao phủ của IS
17:13 ngày 27/02/2015
Dân trí Kênh truyền hình CNN của Mỹ ngày 27/2 đã xin lỗi vì hình ảnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin do lỗi kỹ thuật đã xuất hiện trong bản tin về “John thánh chiến”, tên đao phủ bịt mặt chuyên chặt đầu các con tin phương Tây của nhóm phiến quân IS. Truyền hình Mỹ gọi quân đội Ukraine là “lực lượng thân Mỹ”
Theo RT, sự cố trên xảy ra trong bản tin của kênh CNN ngày 26/2, hé lộ thân thế tên đao phủ nổi danh của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) với biệt danh là “John thánh chiến”. John được xác định là Mohammed Emwazi, thanh niên người Anh gốc Kuwait, từng tốt nghiệp chuyên ngành máy tính.
Trong bản tin, ảnh của Emwazi xuất hiện nhưng rồi sau đó, tiếp tục chiếu một bức hình của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong trang phục comple thường thấy ông mặc trong các hội nghị.
Đoạn video nhầm lẫn tai hại của kênh truyền hình CNN:
Hãng tin Itar-Tass dẫn lời một người phát ngôn của CNN xin lỗi và nói đó là một “lỗi kỹ thuật” đáng tiếc: “Do server video gặp lỗi kỹ thuật trong quá trình phát tin tức thời sự, một bức ảnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, được chuẩn bị cho bản tin tiếp theo, đã vô tình xuất hiện. Chúng tôi xin lỗi vì sự cố này”.
Trong khi đó, 2 hãng tin Sputnik và RT của Nga trong các bài báo trước đó đã vạch trần sai sót trên, đưa ra nghi vấn CNN cố tình đưa ảnh của Putin vào bản tin nói về Jihadi John.
Đây không phải lần đầu CNN gặp những lỗi nghiêm trọng như trên, kênh truyền hình này từng gây ra một số sự cố khi đưa tin về Nga và Ukraine.
Cộng đồng mạng hồi đầu tháng này từng xôn xao sau khi CNN bất cẩn gọi quân đội chính phủ Ukraine đang tham chiến tại miền đông là “lực lượng thân Mỹ”. Nhiều người bình luận rằng sự cố này đã vạch trần bản chất thực sự của xung đột tại đông Ukraine.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
NYTimes: Bảo vệ Đảng, VN siết chặt doanh nghiệp CNTT
NYTimes: Bảo vệ Đảng, VN siết chặt doanh nghiệp CNTT
Nguồn:luatkhoa.org
· by Hoàng Kim Phượng · in Tin tức
Hoàng Kim Phượng (dịch) – “As Technology Entrepreneurs Multiply in Vietnam, So Do Regulations” (tạm dịch: Việt Nam: Số doanh nghiệp công nghệ tăng vọt, và số quy định cũng thế) – đó là nhan đề bài báo của tác giả Mike Ives đăng trên tờ New York Times ngày 8/2/2015. Luật Khoa tạp chí xin giới thiệu bài viết này đến các bạn; tựa bài và tiêu đề phụ do người dịch đặt, nhằm giúp bạn đọc dễ theo dõi.
Đang dạo bước trong khuôn viên mở của công ty Glass Egg Digital Media (một công ty gia công đồ họa game và phần mềm, trụ sở đặt tại TP.HCM – ND), ông Phil Trần dừng chân trước một căn phòng của người thiết kế game, và chỉ tay vào màn hình máy tính. Một nhân vật đang chạy rất nhanh trong một trong những sản phẩm mới nhất mà công ty của ông Trần cung cấp. Công ty này chuyên nội địa hóa các trò chơi video quốc tế để công bố online trên thị trường Việt Nam, và thiết kế đồ họa 3D cho các game của Sony, Microsoft và Electronic Arts.
“Ta phải chạy, chạy, chạy cho tới chừng nào đạt được cái gì đấy” – ông Trần nói. Ông là người sáng lập Glass Egg vào năm 1999, sau một thời gian ngắn làm việc cật lực cho một công ty game khởi nghiệp ở San Francisco.
Ông Trần và các doanh nhân khác trong lĩnh vực công nghệ ở Việt Nam đều có cùng hướng đi trong việc tạo dựng sự nghiệp: tăng trưởng với tốc độ chóng mặt và tuân thủ các quy định của nhà nước – mà theo họ là thường mơ hồ đến phát điên mỗi khi phải động tới.
Nhưng, khi mà chính phủ Việt Nam rà soát lại các chính sách về công nghệ thông tin, việc tăng trưởng nhanh cũng trở nên rủi ro hơn. Danh sách luật lệ, quy định ngày càng dài ra cho thấy các công ty sẽ phải hoạt động như thế nào, họ sẽ phải làm gì với những nội dung do họ cung cấp và thậm chí trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp phải ra sao.
Một số người lo ngại rằng sáng kiến và đầu tư trong lĩnh vực đang tăng trưởng này có nguy cơ bị bóp nghẹt vì gánh nặng các quy định mới.
Tình hình thị trường lâu nay: đáng phấn khởi
Ở Việt Nam, công nghệ thông tin là một điểm sáng của nền kinh tế so với các ngành công nghiệp khác mà phần lớn đều do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Một phép đo để hình dung tốc độ tăng trưởng: Doanh thu bán hàng trên mạng của các công ty cho người tiêu dùng ở Việt Nam đạt khoảng 2,2 tỷ USD trong năm 2013, và dự kiến con số này sẽ lên tới 4 tỷ USD vào năm 2015, theo một báo cáo năm 2013 của Bộ Công Thương.
Sự phát triển của công nghệ thông tin được tạo đà nhờ cơ sở hạ tầng Internet rất mạnh, doanh số dồi dào điện thoại thông minh, và một sự bùng nổ về mua bán trên mạng, bùng nổ những đội ngũ viết code và thiết kế rất có kỹ năng, lại sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn nhân công ở các nơi khác trong khu vực.
Quá trình tăng trưởng bắt đầu từ cách đây khoảng 10 năm, và sau đó, Intel, Samsung, Microsoft đã xây nhà máy ở Việt Nam. Các công ty quốc tế cũng đẩy mạnh hoạt động thuê ngoài (outsourcing) tại Việt Nam, do bị thu hút bởi chính sách giảm thuế cũng như các hình thức khuyến khích đầu tư khác của chính phủ.
Việt Nam đang ở trong số những thị trường hứa hẹn nhất Đông Nam Á nhờ tốc độ tăng trưởng cao về công nghệ – theo ông Dung Nguyen (tức là ông Nguyễn Mạnh Dũng – ND), giám đốc tại Việt Nam và Thái Lan của quỹ CyberAgent Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở ở Tokyo, đã từng đầu tư vào 15 công ty khởi nghiệp ở Việt Nam tính từ năm 2009 đến nay. Ông cho biết, thương mại điện tử, các dịch vụ âm nhạc và trò chơi trên điện thoại thông minh là những lĩnh vực tăng trưởng nóng nhất hiện nay.
Tình hình luật pháp: nở rộ nghị định, dự luật
Nhưng một số công ty mạng và tập đoàn đa quốc gia ở đất nước này cho biết, số lượng quy định mới ban hành hoặc đang được xem xét ban hành cho thấy tư duy quản lý bằng các quy định đang ngày càng lỗi thời trong bối cảnh công nghệ phát triển bùng nổ.
Mùa hè năm ngoái, quản trị viên (admin) nội dung mạng xã hội và website tin tức được lệnh phải có bằng tốt nghiệp đại học, phải có giấy phép, và phải lưu trữ các nội dung được post trong ít nhất hai năm. Một quy định khác, hiện vẫn còn ở dạng dự thảo, thì nhằm quản lý âm thanh trên Internet cũng như các dịch vụ tin nhắn qua mạng, bằng cách buộc nhà cung cấp phải ký hợp đồng với các công ty viễn thông Việt Nam. Và một quy định khác đã được phê chuẩn, dự định có hiệu lực từ ngày 12/12/2015, sẽ buộc các nhà cung cấp dịch vụ game online phải có hệ thống thanh toán ở Việt Nam và phải chấp hành nhiều yêu cầu khác, theo một phân tích của công ty luật Tilleke & Gibbins, trụ sở ở Bangkok.
Các chuyên gia trong ngành còn cho biết, có một dự luật khác nữa đòi hỏi các công ty công nghệ nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam phải có đại diện ở Việt Nam. Luật này sẽ áp dụng đối với các công ty như Google, tức là có kinh doanh trên thị trường Việt Nam nhưng chưa có văn phòng chính thức ở đây. Mùa xuân năm ngoái, Liên minh Internet châu Á (Asia Internet Coalition) – đại diện cho Google, Apple, Facebook, Yahoo, eBay, LinkedIn và Salesforce.com trong các vấn đề chính sách ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – đã tỏ ý “rất lo ngại” về tác động tiềm tàng của quy định này.
Một số nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội còn non nớt ở Việt Nam đã bắt đầu cảm thấy ớn lạnh. Hồi tháng 10, một trang mạng xã hội tiếng Việt rất phổ biến là Haivl.com bất ngờ bị đóng cửa, sau khi họ đăng tải những nội dung bị Bộ Thông tin – Truyền thông cho là xúc phạm đến một nhân vật lịch sử. (Vài người dùng cho biết nhân vật đó là vị cha già dân tộc của Việt Nam, ông Hồ Chí Minh). Kể từ đó, hơn chục mạng xã hội đã bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động vì những lý do tương tự, theo tiết lộ từ một số doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ.
Họ bí mật cho biết rằng làn sóng những nghị định và dự luật mới là một nỗ lực tiếp theo của đảng Cộng sản cầm quyền nhằm kiểm soát quyền biểu đạt – vốn dĩ có thể gây bất ổn hoặc đe dọa sự độc quyền lãnh đạo của Đảng.
Trong vài năm qua, chính quyền đã bỏ tù hàng chục blogger. Luật Việt Nam cấm báo chí tư nhân, và theo nhận định của một số chuyên gia trong ngành, giới chức đóng cửa nhiều trang mạng xã hội là do những mạng đó đã vượt ra khỏi vòng kiểm soát của nhà nước, ít nhất ở một mức độ nào đó.
Hans Vriens, quản lý đối tác ở Vriens & Partners – một hãng tư vấn đặt trụ sở ở Singapore và có khách hàng gồm nhiều công ty công nghệ lớn – cho biết: “Khi nhìn vào những diễn biến chính sách trong hai năm qua, một số doanh nghiệp lo sợ rằng chính phủ đang coi mạng xã hội và các công ty mạng như một nguồn đe dọa mới đối với quyền lãnh đạo, hơn là một nguồn cơ hội mới cần tận dụng”.
Năm 2013, chính phủ ban hành Nghị định 72, một văn bản đặt ra những hạn chế chưa từng có tiền lệ lên quyền biểu đạt trên Internet. Diễn biến này làm các tổ chức nhân quyền phẫn nộ, và cũng chọc giận Đại sứ quán Mỹ. Tòa Đại sứ cảnh báo, những hạn chế như vậy sẽ vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền, đồng thời ngăn chặn các sáng kiến đổi mới và hoạt động đầu tư.
Tranh cãi xung quanh Nghị định 72 dần lắng xuống, và vào tháng 1 vừa qua, tờ báo quốc doanh Thanh Niên dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng “không thể” kiểm soát Facebook và các trang mạng xã hội khác. Nhiều năm qua, Facebook ở Việt Nam thỉnh thoảng lại không thể truy cập được, nhưng chính quyền chưa bao giờ nhận trách nhiệm về hành vi chặn mạng này.
Chính quyền đang bảo vệ doanh nghiệp nhà nước và quân đội?
Bà Nguyễn Thị Hạnh, đại diện Bộ Công Thương trong lĩnh vực thương mại điện tử ở TP.HCM, cho hay, các chính sách về Internet từ lâu vẫn nhằm vừa điều tiết vừa hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ. Bà nói thêm rằng Bộ Công Thương rất ủng hộ thương mại điện tử, còn Bộ Thông tin – Truyền thông thì có thẩm quyền đối với mạng xã hội.
Theo nhiều giám đốc điều hành các công ty công nghệ, chính quyền đang cố gắng bảo vệ lợi ích kinh tế thâm căn cố đế của những doanh nghiệp quốc doanh hoặc quân đội. Những doanh nghiệp này lâu nay vẫn thống trị trên thị trường viễn thông của Việt Nam, song công việc kinh doanh trị giá hàng tỷ đôla của họ đã và đang bị đe dọa bởi sự nổi lên gây rất nhiều phiền phức của công nghệ Internet.
Vào tháng 11, tờ báo quốc doanh Vietnam News đưa tin, khoảng 26 triệu người Việt Nam, tương đương gần một phần ba dân số, đang sử dụng các ứng dụng điện thoại di động thông minh trên nền tảng Internet, như Viber, Line và sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh người Việt là Zalo, để gọi điện và gửi tin nhắn, nhằm tránh phải trả mức cước cao hơn theo hình thức viễn thông truyền thống.
Theo ông Khoa Phạm, giám đốc phụ trách các vấn đề pháp lý và doanh nghiệp ở Microsoft Việt Nam, nước láng giềng Trung Quốc có thể hạn chế các công ty công nghệ của nước ngoài tiến chân vào lĩnh vực công nghệ thông tin của họ, như một cách để bảo vệ Baidu – công cụ tìm kiếm được ưa thích ở Trung Quốc – và các đấu sĩ hạng nặng khác trên thị trường nước này. Nhưng không biết liệu Việt Nam có đi theo mô hình đó được không, bởi vì công nghệ nội địa của Việt Nam không mạnh bằng Trung Quốc.
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam – một tập hợp công ty mà thành viên có cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc doanh – cho biết môi trường pháp lý dành cho các doanh nghiệp Internet đến nay vẫn tốt, và Đảng Cộng sản đã “dành ưu tiên” cho lĩnh vực công nghệ thông tin.
Mùa thu năm ngoái, ngay sau khi Haivl.com bị đóng cửa, vài doanh nhân Việt Nam đã cân nhắc việc đăng ký kinh doanh ở Singapore, nơi mà họ nhìn nhận là có độ ổn định về chính sách cao hơn. Ông Hung Dinh (tức Đinh Viết Hùng – ND) – một nhân vật kỳ cựu trên thị trường khởi nghiệp của Việt Nam và là CEO của JoomlArt.com, công ty quốc tế xây dựng hệ thống quản lý nội dung website – cho biết như vậy.
Ông Trần, sáng lập viên của Glass Egg, nhận định rằng mấy tháng gần đây, dường như có một cảm giác “an ninh được thắt chặt hơn” trong lĩnh vực nội dung Internet.
“Tôi không nghĩ điều này tệ đến mức chúng tôi phải dừng cuộc chơi” – từ văn phòng ở trên tầng 17 cao ốc, ông nói, đăm chiêu nhìn về phía chân trời. “Nhưng đối với những doanh nhân Việt Nam còn non trẻ thì chuyện này quả thật có một tác động khiến người ta nản lòng”.
Dịch từ bài As Technology Entrepreneurs Multiply in Vietnam, So Do Regulations (New York Times)
Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015
Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?
ETvn Staff 1 day trước 1 Comment
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại Trung Quốc, phong trào tập khí công phát triển mạnh mẽ rồi đạt đến cao trào. Hồi đó ở Trung Quốc ai cũng biết về khí công ở các mức độ khác nhau và hầu như gia đình nào cũng có người tập.
Không chỉ có người dân tham gia luyện tập để giữ gìn sức khỏe, mà nhiều nhà nghiên cứu cũng tiến hành tìm hiểu khả năng trị bệnh của khí công. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tập khí công có khả năng khai thông các kinh mạch và huyệt đạo, giúp chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Các nhà khoa học cũng đã kiểm chứng được rằng các khí công sư có khả năng phát xuất ra năng lượng như sóng hạ âm, siêu âm, tia hồng ngoại, tử ngoại, neutron v.v… Những vật chất này phát ra nhiều hơn ở người thường đến hàng chục và thậm chí hàng trăm lần và năng lượng này có khả năng chữa bệnh.
Một báo cáo thống kê của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc trước năm 1999 về hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đối với 28.571 người tập cho thấy: 23.619 người sau khi luyện tập đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%; 4.616 người sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%; 336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%. Nói chung hiệu quả chữa bệnh lên tới 98,8%. Các loại bệnh tật liên quan rất đa dạng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, khớp, và bệnh tim là nhiều nhất.
Tại hai lần “Hội Sức khỏe Đông phương” năm 1992 và 1993, Pháp Luân Công đã liên tiếp giành được các danh hiệu cao quý nhất như ‘Minh Tinh Công phái’, ‘Giải Vàng Đặc biệt’, giải thưởng ‘Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học’, và người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng ‘Khí công Sư được yêu thích nhất’.
Ngày 19 tháng 07 năm 1998, Thời báo Kinh tế Trung Quốc đã đăng bài báo có tựa đề: “Tôi có thể đứng dậy!” Bài báo kể về câu chuyện của cô Tạ Tú Phân, một người nội trợ ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, bị liệt hơn 16 năm, nhưng đã có thể đi lại sau khi cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.
Tính cho đến nay Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng và giấy công nhận trên toàn thế giới vì những lợi ích về tinh thần, đạo đức và sức khỏe. Ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Châu Âu đề cử cho giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông được trao tặng giải “Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) và giải “Lãnh tụ Tinh thần.” Trong “Danh sách 100 Thiên tài Đương đại” năm 2007, ông Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 1996, Đại sư Lý và gia đình đã tới định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “Nhân tài Kiệt xuất”.
Hiện nay, Pháp Luân Công đã được phổ biến ở 114 quốc gia và các cuốn sách của Pháp Luân Công đã được dịch sang hơn 38 ngôn ngữ.
Sự thật và nguyên nhân của cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc
Hiện nay thông tin về cuộc đán áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến. Ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là người đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công với một chính sách bức hại rất tàn nhẫn “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế và các quốc gia trên thế giới đã và đang lên án cuộc đàn áp này của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là nạn mổ cướp nội tạng của những người tập Pháp Luân Công còn đang sống được thực hiện trên quy mô lớn ở Trung Quốc dưới sự hẫu thuẫn của chính quyền.
Ông David Kilgour là nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada đã vạch trần việc thu hoạch nội tạng sống trên diện rộng này ở Trung Quốc.
Ngày 18/11/2009 Toà án Quốc gia Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc vì vai trò của họ trong các tội ác tra tấn và diệt chủng đối với những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc theo nguyên tắc thẩm quyền phổ quát xuyên biên giới. Các bị cáo bao gồm: Cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân; La Cán, người đứng đầu Phòng 610 – lực lượng cảnh sát bí mật trên toàn Trung Quốc chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công; Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Trùng Khánh và cựu Bộ trưởng Thương mại; Giả Khánh Lâm, một trong bốn Đảng viên cao cấp nhất của ĐCSTQ và Ngô Quan Chính, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ.
Nguyên nhân chính của cuộc đàn áp này bắt nguồn từ lòng đố kỵ và sự sợ hãi của ông Giang Trạch Dân. Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin tóm tắt lại sự việc này như sau:
Vào ngày 25/6/1992, khóa dạy Pháp Luân Công đầu tiên tại Bắc Kinh được tổ chức tại hội trường Cục Vật liệu Xây dựng Quốc gia. Khóa thứ hai bắt đầu ngày 15/7/1992 tại hội trường Pháo binh số 2, Quân đội Trung Quốc, cũng ở Bắc Kinh.
Những người theo học các khóa này thuộc tầng lớp cao của xã hội Trung Quốc. Nhiều học viên là bộ trưởng và quan chức cấp cao ở cấp cục, tỉnh và nhà nước, và thậm chí có cả vợ của một ủy viên thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ.
Nhiều quan chức cao cấp đã nghỉ hưu cũng theo học Pháp Luân Công. Sau khi trải nghiệm việc tập Pháp Luân Công có thể chữa bệnh, tăng cường sức khỏe và đề cao đạo đức như thế nào, họ muốn nhiều người hơn nữa cũng thu được lợi ích từ môn tập này.
Trong khi làm Bộ trưởng Ngoại thương và Kinh tế và sau đó là Phó Thủ tướng thứ nhất, ông Lý Lan Thanh (người sau đó đã tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công) có một đồng nghiệp lâu năm cũng theo tập Pháp Luân Công. Người đồng nghiệp này đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông Lý Lan Thanh và tặng ông này một cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của Pháp Luân Công.
Hồi đó, các quan chức như Phó Thủ tướng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội, và Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc đều đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”.
Ông Vương Phương, cựu Bộ trưởng Công an, cũng tập Pháp Luân Công. Thủ tướng Lý Bằng cũng đã đọc cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Ông Lý Bằng ở bên cạnh nhà ông Giang Trạch Dân và đã tặng ông Giang một cuốn “Chuyển Pháp Luân”.
Vào khoảng năm 1994, vợ của ông Giang Trạch Dân là bà Vương Dã Bình đã mời một người đến nhà ở Trung Nam Hải (trụ sở các văn phòng và nhà ở của những người lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSTQ) để dạy Pháp Luân Công cho mình, và bà bắt đầu tập tại nhà.
Ông Hồ Cẩm Đào biết về Pháp Luân Công vào năm 1998. Ông Trương Mạnh Nghiệp, một người bạn học ở trường Đại học Thanh Hoa, đã giới thiệu môn tập này cho ông Hồ. Ông Hồ, vợ ông là bà Lưu Vĩnh Thanh, và ông Trương Mạnh Nghiệp cùng học tại Đại học Thanh Hoa trước kia. Họ là bạn học trong 6-7 năm và chơi rất thân với nhau.
Sức khỏe của ông Trương Mạnh Nghiệp rất kém khi còn ở trong trường; thậm chí ông đã phải nghỉ ốm một năm. Sau đó ông bị tích dịch, triệu chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Toàn bộ khuôn mặt của ông bị phù, và các bác sĩ nói rằng ông sẽ không sống được lâu, nhưng các bệnh tật của ông đều đã khỏi sau khi ông tập Pháp Luân Công.
Ông Trương Mạnh Nghiệp đã kể với ông Hồ về những trải nghiệm của mình trong dịp hội trường năm 1998. Vào năm 1999, ông Trương gửi nhiều cuốn sách của Pháp Luân Công cho vợ ông Hồ là bà Lưu Vĩnh Thanh, và bà Lưu đã viết bưu thiếp cảm ơn.
Nghe nói rằng bà Lưu Vĩnh Thanh cũng đã học Pháp Luân Công. Khi ông Hồ Cẩm Đào có cuốn “Chuyển Pháp Luân”, ông nói, “Đây là một cuốn sách để tu Phật, không thể để tùy tiện được. Cần phải để ở trên giá sách.”
Sau khi nghe tin rằng ông Giang Trạch Dân đã quyết định đàn áp Pháp Luân Công, bà Lưu Vĩnh Thanh viết một lá thư cho ông Trương Mạnh Nghiệp, khuyên ông phải cẩn thận. Sau đó, ông Giang cố ý bắt ông Trương Mạnh Nghiệp và khiến ông Trương trở thành người tập Pháp Luân Công đầu tiên bị kết án ở tỉnh Quảng Đông.
Ngay từ năm 1993, ông Giang Trạch Dân đã thường xuyên nghe nói về ông Lý Hồng Chí. Nghe nói rằng một người thân cận với ông Giang quan tâm đến Pháp Luân Công và thỉnh thoảng lại nói về Pháp Luân Công với ông Giang, chẳng hạn như ai đó đã khỏi bệnh nhờ tập Pháp Luân Công, hay có người được khiêng vào giảng đường của ông Lý Hồng Chí và sau đó có thể tự đi ra mà không cần người giúp đỡ.
Thỉnh thoảng, người này nói về việc ông Lý Hồng Chí nói với một số người lãnh đạo cao cấp về các đời trước của họ như thế nào. Ông Giang cũng muốn nghe về các đời trước của mình. Một hôm khi ông Giang đang nằm nghỉ trên giường thì người này bước vào. Ông Giang nhảy ra khỏi giường và nôn nóng hỏi, “Ông Lý Hồng Chí có nhắc đến tôi không? Ông ấy có nói tôi là ai trong các đời trước không? Người đó trả lời là không. Mọi người ở đó giật mình về sự thất vọng và tức giận của ông Giang khi nghe thấy vậy.
Mọi người rất kính trọng và biết ơn ông Lý Hồng Chí. Thỉnh thoảng ông Giang lại nghe mọi người nói chuyện về tính cách cao thượng và sự chính trực hiếm có của ông Lý Hồng Chí với thái độ rất ngưỡng mộ. Tất cả những điều này đã khiến ông Giang cảm thấy rất đố kỵ.
Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch viết “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra của chính quyền Trung Quốc đối với Pháp Luân Công và còn ghi thêm rằng “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ”.
Vào ngày 25/4/1999, hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hòa tại Trung Nam Hải để đề nghị chính quyền trả tự do cho những người tập Pháp Luân Công ở thành phố Thiên Tân bị bắt một cách bất hợp pháp. Ông Chu Dung Cơ đã ra bảo các học viên cử một số người làm đại diện để vào nói chuyện với ông. Ông Chu đã lắng nghe lời thỉnh nguyện và cuối cùng đồng ý ra lệnh cho cảnh sát Thiên Tân thả người.
Vào tối 25/4/1999, ông Giang viết một bức thư cho tất cả các ủy viên Bộ Chính trị. Ông Giang viết trong bức thư rằng, “Chẳng lẽ học thuyết Mác-xít của những người cộng sản, niềm tin của chúng ta vào chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần, lại không thể đánh bại những gì mà Pháp Luân Công đề cao hay sao?” Bức thư này đã được in và lưu hành.
Tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tất cả sáu ủy viên thường vụ khác (trong tổng số bảy ủy viên) đều đã lập luận phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công. Ông Chu Dung Cơ nói: “Mong ước lớn nhất của họ chỉ là để trở nên khỏe mạnh… Vì vậy tôi nghĩ rằng không có lý khi lập luận rằng những người này có tham vọng chính trị. Hơn nữa, chúng ta không thể quay trở lại việc giải quyết các vấn đề tư tưởng bằng các cuộc vận động chính trị được. Việc này không tốt cho mục đích chính của chúng ta trong phát triển kinh tế, và còn tồi tệ hơn cho hình ảnh mở cửa của Trung Quốc.”
Ông Giang nhảy lên khi nghe thấy vậy và thét lên, chỉ thẳng tay vào ông Chu, “Ngu ngốc! Ngu ngốc! Ngu ngốc! Đảng và đất nước sẽ chết!” Sự tức giận của ông này đã làm những người khác sợ hãi.
Ông Chu, người đã từng bị dán nhãn là một người “cánh hữu” vì một lời nhận xét của ông vào năm 1958, trở nên im lặng. Vì lời nhận xét trước kia của mình mà ông đã bị bức hại trong gần 20 năm, và phải nếm mùi quả đấm sắt mà ĐCSTQ sử dụng với những người bất đồng quan điểm.
Để bắt các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác đồng ý loại bỏ Pháp Luân Công, ông Giang đã có âm mưu cùng với người phụ trách An ninh Quốc gia thời bấy giờ là ông Tăng Khánh Hồng để cung cấp thông tin tình báo giả thông qua các điệp viên ở Mỹ. Những thông tin giả này nói rằng người sáng lập Pháp Luân Công được CIA ủng hộ và đã nhận hàng chục triệu đô-la từ CIA. Ông Giang đã công bố “thông tin tình báo quan trọng” này cho Trung ương Đảng. Các ủy viên Ban Thường vụ khác không thể biết được là điều đó có đúng hay không nên đã phải im lặng.
Vào ngày 10/6/1999, ba ngày sau khi phát biểu tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ĐCSTQ đã thành lập “Ban Chỉ đạo Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công,” hay còn gọi là Phòng 610. Hai ông Lý Lan Thanh và La Cán là hai người lãnh đạo cao nhất và nhì của phòng. Cơ quan này, tương tự như Ban Cách mạng Văn hóa Trung ương thời Mao Trạch Đông và Gestapo của Hitler, được giao đặc quyền đứng trên pháp luật.
Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể.” Ông này đã tiêu hủy các cuốn sách của Pháp Luân Công, phong tỏa thông tin trên Internet, và bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông. Ông Giang cũng phạt nặng các học viên, tịch thu tài sản cá nhân của họ, đuổi việc và sách nhiễu việc làm ăn của họ.
Các học viên bị hủy hoại thân thể bằng cách đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên bằng cách được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và thông qua việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn đang sống để bán lấy tiền.
Để kích động lòng thù hận đối với các học viên Pháp Luân Công, ông Giang đã ra lệnh cho ông La Cán dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001, trong đó những người không phải là học viên giả dạng làm học viên và tự thiêu. Tin tức về việc này đã được lan truyền ra khắp thế giới thông qua các phương tiện truyền thông của chính quyền Trung Quốc với một tốc độ chưa từng có.
Vụ việc này đã sớm bị nhiều tổ chức quốc tế phát hiện ra là một trò lừa bịp. Khi được hỏi, một nhân viên tham gia vào việc sản xuất câu chuyện tự thiêu này nói rằng một số cảnh trong các bản tin của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về vụ tự thiêu đã “được quay sau đó.”
Ông Giang Trạch Dân cũng thành lập một lực lượng đặc vụ để ám sát người sáng lập Pháp Luân Công. Một phần trong lệnh của ông này là, “phải cải tiến hoạt động, lập ra nhiều kế hoạch khác nhau. … Việc ám sát phải thành công.”
Ông Giang đã chấp nhận rủi ro khi sử dụng tiền của của nhà nước, hủy hoại nền tảng đạo đức của nhân dân Trung Quốc, và hủy diệt tương lai của chính quyền Trung Quốc bằng cách dùng các thủ đoạn tàn bạo và vô nhân đạo để đàn áp các học viên Pháp Luân Công, là những người tu Phật.
Đối với các nước phát triển, nhân tính và sự tôn trọng các quyền tự do của con người là thước đo nền văn minh, đạo đức và tiến bộ xã hội.
Chính quyền của ĐCSTQ thực thi chính sách đàn áp và bức hại tàn nhẫn đối với Pháp Luân Công, Tây Tạng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của con người và đi ngược lại những giá trị đạo đức căn bản.
Tấn Thành tổng hợp
Từ Khóa:Giang Trạch Dân Khí công Phật gia nhân quyền nhân quyền ở Trung Quốc Pháp Luân Công đàn áp Pháp Luân Công Thể Loại:Chế độ Nhân quyềnTrung Quốc
Bài Có Liên Quan
Bộ phim “Cuộc phỏng vấn” bạn chưa bao giờ nghe tới
Các lãnh đạo phong trào biểu tình Hồng Kông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhân quyền ở Geneva
Blogger nổi tiếng ủng hộ Pháp Luân Công bị bắt ở Trung Quốc
Cựu lãnh đạo cấp cao của quân đội Trung Quốc bị bắt giữ điều tra
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba công khai thách thức chính quyền
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)