NƯỚC VIỆT NAM CÓ TỪ BAO GIỜ? - TRẢ LỜI PHÁT BIỂU CỦA GS NGUYỄN THIỆN NHÂN LÀ NƯỚC VIỆT NAM KHÔNG CÓ TRONG BẢN ĐỒ 69 NĂM VỀ TRƯỚC!
Bài viết nầy không chỉ riêng trả lời GS Nguyễn Thiện Nhân, mà cũng nhằm trả lời cho đám trẻ trâu, DƯ LỢN VIÊN, những người bị CSVN nhồi sọ để phải KHÔNG HIỂU BIẾT gì về đất nước Việt Nam.
Thưa các bạn, qua lời nói của GS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cách đây 69 năm, Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới!
Nhiều người hiểu biết cảm thấy sốc về câu phát biểu nầy, tuy nhiên vẫn không ít đám trẻ trâu DLV và những người bị CSVN nhồi sọ, cho rằng ông Nguyễn Thiện Nhân nói đúng vì thời PHÁP ĐÔ HỘ chưa có nước Việt Nam!
Thùy Trang lấy tài liệu từ nhiều nguồn, nhất là trên wikipedia được tóm gọn lại cho ngắn để đọc cho dễ hiểu.
Các anh chị, các bạn CẦN LƯU Ý, đây là lịch sử tóm gọn tên gọi của nước Việt Nam, các anh chị có nhiệm vụ phải phổ biến thật rộng cho nhiều người đọc, vì đây là một biến cố rất nguy hiểm, khi đảng CSVN đang tìm cách đánh tráo lịch sử, phủ nhận công lao của các tiền nhân dựng nước.
Để trả lời cho GS Nguyễn Thiện Nhân.
(1) Thưa ông, nếu ông cho rằng một đất nước với cái tên gọi "Việt Nam" không có trên bản đồ thế giới cách đây 69 năm, KHÔNG ai biết gì về Việt Nam là hoàn toàn sai. Hai chữ Việt Nam đã có từ 1804, và thời kỳ Pháp Thuộc chỉ mới bắt đầu từ năm 1884 đến 1945.
(2) Nếu ông GS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng một đất nước Việt Nam bằng những QUỐC HIỆU khác thì đã có từ thời vua Hùng Vương, và qua nhiều thời kỳ cả ngàn năm đô hộ giặc Tàu, Pháp thuộc, nhưng dân tộc và bản đồ nước Việt Nam vẫn tồn tại.
(*) Văn Lang (chữ Hán: 文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.
Sau đó nước Văn Lang được đổi tên thành Âu Lạc (Năm 257 TCN), nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱, 甌貉) được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt.
Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa của nhà Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.
Và sau đó Quốc Hiệu nước Việt Nam được thay đổi qua những tên khác như Tĩnh Hải , Đại Cồ Việt , Đại Việt , Đại Ngu.
Nước Việt Nam - Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam".
Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).
Nước Đại Nam - Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam (大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
Đế quốc Việt Nam - Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trong thực tế Đế quốc Nhật Bản vẫn cai trị Nam Kỳ.
Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây trên danh nghĩa là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam 1945 đến 1947 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền Nam Việt Nam.
Quốc gia Việt Nam - Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Đây là tên gọi Quốc Hiệu thuộc nước Việt Nam qua nhiều triều đại, mong rằng các bạn và các anh chị giúp phổ biến, copy lại trong note của mình để nhiều em trẻ có dịp đọc.
Bản đồ Thùy Trang đính kèm dưới đây đã có từ năm 1940 (trước đó 69 năm) và bản đồ Nam tiến của các thời đại lịch sử Việt Nam.
Trân trọng
Nguyễn Thùy Trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.