Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

CHUYỆN MỘT CON RẬN

CHUYỆN MỘT CON RẬN

Rất nhiều người cùng nhau uống rượu, một người nổi ngứa trên mình bèn gãi gãi, đột nhiên rờ trúng con rận, sợ người khác cười mình ở dơ nên vội vàng vứt con rận xuống, dáng điệu giả vờ nói: “Tôi cứ tưởng nó là con rận!”...
Có một khách nhặt con rận lên nhìn kỷ và nói với mọi người: “Hề, tôi cứ tưởng nó không phải là con rận chứ!”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư: Giả vờ thường là chuyện của những người giàu có không có đức ái trong lòng, họ giả vờ không nghe tiếng kêu giúp đỡ của người nghèo, họ giả vờ không thấy cảnh người hàng xóm nghèo túng đang sống rất cực khổ; giả vờ cũng thường là chuyện của những người kiêu ngạo, họ giả vờ khi có người khác góp ý cho mình, họ giả vờ hối hận khi mình làm sai để thực hiện cái tư tưởng do cái tôi kiêu ngạo đề xướng…
Cũng có những người Kitô hữu giả vờ không nghe tiếng Thiên Chúa qua hoàn cảnh của họ, họ biết nhưng giả vờ không biết để rồi hết oán người này trách người nọ, họ biết Thiên Chúa đang nhìn mình, đang nghe mình, đang ở trong mình nhưng vẫn cứ giả vờ là không có Ngài hiện diện để thực hiện ý đồ làm hại tha nhân của mình.
Đúng là con rận nhưng cứ giả vờ là không phải nó, vì sợ bị người khác cười mình ở dơ, họ là người sợ mất mặt mà không sợ mất lương tâm, họ là người sợ dơ mặt mà không sợ dơ tâm hồn, những người như thế thì đáng sợ hơn cả sợ dịch cúm gà bội phần…
Khiếp thật!
L.M. GIUSE MARIA NHÂN TÀI

Virus lạ tấn công iPhone của người biểu tình Hồng Kông

Virus lạ tấn công iPhone của người biểu tình Hồng Kông

12:15 (GMT+7) - Thứ Tư, 1/10/2014

Mật mã dùng để điều khiển máy chủ phát tán loại virus trên được biết bằng tiếng Trung...

Virus lạ tấn công iPhone của người biểu tình Hồng Kông
Người biểu tình Hồng Kông quyết không rời vị trí sáng 1/10 - Ảnh: Reuters.

Các nhà nghiên cứu về an ninh mạng đã phát hiện ra một loại virus theo dõi hệ điều hành iOS trên các thiết bị iPhone và iPad của Apple. Giới chuyên gia tin rằng, loại virus này đang nghe lén những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông

Hãng tin Reuters cho biết, đây là loại virus có tên Xsser, có khả năng đánh cắp tin nhắn văn bản, ảnh, nhật ký điện thoại, mật mã và các dữ liệu khác từ các thiết bị di động của Apple. Thông tin này được công ty an ninh mạng Lacoon Mobile Security công bố hôm qua (30/9).

Các nhà nghiên cứu của công ty này đã phát hiện thấy loại virus trên khi đang điều tra một loại virus tương tự nhằm vào hệ điều hành Android của Google với mục tiêu là người biểu tình ở Hồng Kông. Những kẻ tấn công nặc danh đã phát tán loại virus trên Android thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp bằng cách gửi những đường link khiến người sử dụng vô tình tải virus về thiết bị.

Hiện chưa rõ liệu hệ điều hành iOS nhiễm Xsser như thế nào. Loại virus này không được ngụy trang dưới vỏ bọc là một ứng dụng.

Giám đốc điều hành của Lacoon, ông Michael Shaulov, tiết lộ với Reuters rằng, Xsser là phần mềm gián điệp tinh vi nhất tính đến thời điểm này được biết thực hiện tấn công nhằm vào người dùng iOS.

“Đây là một trong những diễn biến thú vị nhất mà chúng tôi từng chứng kiến. Đây là dấu hiệu thực sự đầu tiên cho thấy, đang có những kẻ tấn công rất tinh vi chuyển mục tiêu từ máy tính để bàn và máy tính xách tay sang các thiết bị iOS”, ông Shaulov nói.

Mật mã dùng để điều khiển máy chủ phát tán loại virus trên được biết bằng tiếng Trung. Chất lượng cao của chiến dịch tấn công này và việc cuộc tấn công nhằm vào người biểu tình ở Hồng Kôngcho thấy, có thể cuộc tấn công được thực hiện bởi hacker sành sỏi của Trung Quốc đại lục - ông Shaulov nhận định.

“Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện một loại virus Trojan nhằm vào iOS có liên quan tới hacker Trung Quốc”, ông Shaulov cho biết.

Tuy nhiên, ông Shaulov cũng nói rằng, nhóm nghiên cứu của công ty chưa xác định được bất kỳ nạn nhân cụ thể nào của virus nói trên.

Theo website của Lacoon, những kẻ tấn công có thể đã triển khai loại virus trên ở các nơi khác ngoài việc dùng để nghe lén người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

“Loại virus này có thể đi dễ dàng qua biên giới, và có thể được vận hành bởi một tổ chức nói tiếng Trung Quốc để theo dõi các cá nhân, công ty nước ngoài, hoặc thậm chí là các chính phủ”, Lacoon viết trong một bài blog mô tả phân tích của công ty này.

Chàng trai tuổi 17 dẫn đầu bãi khóa ở Hong Kong

Chàng trai tuổi 17 dẫn đầu bãi khóa ở Hong Kong

Ít ai ngờ người đứng đầu phong trào thanh niên sinh viên thực hiện cuộc biểu tình dữ dội tại Hong Kong trong vài ngày gần đây, Joshua Wong, lại là một người mới 17 tuổi. 
Joshua-Wong-Chi-fung-7237-1412068127.jpg
Joshua Wong, một trong những người đứng đầu phong trào bãi khóa tại Hong Kong. Ảnh: VOA
Joshua Wong, sinh tháng 10/1996, đeo kính, dáng người mảnh khảnh, dễ dàng lẫn vào vô số sinh viên khác. Cậu đã tích cực hoạt động chính trị trong vài năm trở lại đây.
Wong đã xuất bản một cuốn sách có tên Tôi không phải là một anh hùng, dẫn chương trình phát thanh, viết báo, và thực hiện các cuộc phỏng vấn. Cậu mô tả mình là một thiếu niên bình thường, thích chơi trò chơi điện tử và xem ti vi. Cậu dành 18 giờ mỗi ngày để học tập và hoạt động chính trị. Khi được hỏi cậu làm gì trong thời gian rảnh rỗi, Wong cười và trả lời nửa đùa nửa thật "ngủ và chỉ ngủ mà thôi".
Năm 2011, khi mới 15 tuổi, bất bình trước đề xuất về chương trình học mới của các trường công lập tại Hong Kong, Wong thành lập một nhóm sinh viên biểu tình mang tên Scholarism (Học dân) với sự giúp đỡ của một vài người bạn. Phong trào này đã đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng. Trong tháng 9/2012, Scholarism tập hợp được 120.000 người, biểu tình chiếm trụ sở chính quyền Hong Kong, đòi lãnh đạo đặc khu hành chính này xóa bỏ chương trình đề xuất.
Đó là khi Wong nhận ra tiếng nói của giới trẻ Hong Kong cũng có sức nặng. 
"Năm năm trước, không thể tưởng tượng là học sinh Hong Kong sẽ có chút mảy may hứng thú với chính trị. Nhưng chúng tôi đã thức tỉnh khi có vấn đề trong nền giáo dục quốc dân. Chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị", cậu nói.
Wong đang nỗ lực hoạt động để đòi quyền bỏ phiếu phổ thông. Nhóm của cậu hiện trở thành một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất của thành phố. Nhóm gồm khoảng 300 thành viên là học sinh, sinh viên. Tuy tuổi đời còn trẻ, quan điểm của những thanh thiếu niên này được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Scholarism hồi tháng 6 soạn thảo một kế hoạch cải cách hệ thống bầu cử của Hong Kong, giành được sự ủng hộ từ gần một phần ba số cử tri, trong một cuộc trưng cầu dân ý toàn thành phố không chính thức.
Scholarism trong tháng này huy động học sinh, sinh viên bãi khóa, nhằm phản đối các quy định mới về việc bầu người đứng đầu chính quyền đặc khu, dự kiến diễn ra năm 2017.Bãi khóa được xem là hành vi táo bạo vì Hong Kong vốn là một nơi coi trọng giáo dục.
Cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Ban giám hiệu và giảng viên cam kết sẽ không kỷ luật học viên bãi khóa để tham gia biểu tình. Hiệp hội giáo viên lớn nhất Hong Kong cũng đưa ra khẩu hiệu kêu gọi "Đừng bỏ mặc sinh viên biểu tình".
Trái lại, trên các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc, Scholarism là nhóm các phần tử quá khích. Wong cho biết cậu bị nêu tên trong Sách xanh An ninh Quốc gia Trung Quốc, vốn liệt kê các mối đe dọa đến sự ổn định của nước nhà.
Wong bị bắt hôm 26/9, sau khi xâm nhập vào khu nhà của chính quyền Hong Kong trong cuộc biểu tình "chiếm trung tâm". Cảnh sát đã lục soát phòng ký túc xá đại học của Wong và tịch thu một số tư trang, bao gồm cả máy tính và điện thoại. Cậu ta được thả hôm 28/9.
Wong nói cậu sẽ không lùi bước: "Người dân không nên sợ chính phủ. Chính phủ mới phải e ngại người dân của mình".
Vũ Thảo (Theo CNNFT)

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Hồng Kông trước nguy cơ tê liệt vì biểu tình

Hồng Kông trước nguy cơ tê liệt vì biểu tình

07:38 (GMT+7) - Thứ Hai, 29/9/2014

Biểu tình đang đe dọa khiến Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới, rơi vào tê liệt...

Hồng Kông trước nguy cơ tê liệt vì biểu tình
Theo hãng tin Bloomberg, cuộc biểu tình đang diễn ra được xem là lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều thập kỷ qua - Ảnh: Bloomberg.
Cảnh sát Hồng Kông đã phải dùng tới hơi cay để trấn áp dòng người biểu tình hàng nghìn người đòi dân chủ, nhưng bất thành. 

Cuộc biểu tình lan rộng khắp thành phố và đến sáng sớm hôm nay (29/9), người biểu tình đã phong tỏa các con đường chính và bao vây trụ sở của các cơ quan công quyền.

Theo hãng tin Bloomberg, cuộc biểu tình đang diễn ra được xem là lớn nhất ở Hồng Kông trong nhiều thập kỷ qua. Cảnh sát chống bạo động trong trang phục chống hơi cay, mang dùi cui và súng liên tục có các cuộc đụng độ với người biểu tình đeo mặt nạ, thái độ giận dữ, sử dụng áo mưa và ô để tự vệ. 

Vào cuối tuần, những đám đông lớn ào ảo đổ ra khu vực trung tâm của Hồng Kông để tham gia cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng nhằm phản đối kế hoạch của Trung Quốc đại lục về kiểm soát cuộc bầu cử lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Đến hôm nay, cuộc biểu tình này đã bước sang ngày thứ tư.

Các nhà tổ chức cuộc biểu tình kêu gọi đám đông rút lui vào khoảng 10h30 đêm qua, nhưng lời kêu gọi này bị nhiều người biểu tình phớt lờ. Đến 3h30 sáng nay theo giờ địa phương, hàng nghìn người vẫn có mặt trên đường. 

Một số người sử dụng thanh chắn kim loại để tạo hàng rào trên các tuyến đường chính dẫn tới quận kinh doanh trung tâm, trong khi số khác nằm, ngồi vạ vật trong khi số lượng cảnh sát có mặt tại các khu vực có biểu tình đã giảm xuống. Trong đêm, biểu tình đã lan tới các quận mua sắm Causeway Bay và Mongkok, nơi hàng trăm người xuống đường khiến giao thông bị cản trở.

“Đây là một ngày buồn đối với Hồng Kông”, ông Anson Chan, một cựu Phó trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông, nhận xét. “Những bức ảnh cho thấy cảnh sát xịt hơi cay vào dòng người biểu tình không có vũ khí sẽ khiến chính quyền của chúng tôi mất mặt trước toàn thể thế giới”.

Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chun-ying kêu gọi người biểu tình giải tán vì sự ổn định của thành phố, đồng thời bác bỏ những tin đồn nói rằng cảnh sát đã nổ súng hoặc chính quyền có kế hoạch nhờ tới Quân đội Nhân dân Giải phóng Trung Quốc để trấn áp biểu tình. Quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông nhưng rất hiếm khi xuất hiện trên đường phố.

“Sự phát triển ổn định của Hồng Kông bấy lâu nay vốn phụ thuộc vào việc mọi người tôn trọng hòa bình và luật pháp. Chúng tôi không muốn Hồng Kông trở nên hỗn loạn hay cuộc sống thường nhật của người dân bị ảnh hưởng”, ông Leung phát biểu trong một tuyên bố được truyền hình trực tiếp lúc 1h sáng nay.

Biểu tình đang đe dọa khiến Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất thế giới và là cửa ngõ đầu tư vào Trung Quốc đại lục, rơi vào tê liệt. 

Hơn một nửa số công ty trong chỉ số Hang Seng đến từ đại lục, đóng vai trò đầu tàu cho thị trường chứng khoán quy mô 3,7 nghìn tỷ USD, lớn thứ 5 thế giới của Hồng Kông.

Cơ quan y tế của Hồng Kông cho biết, tính đến 11h45 đêm qua, 34 người đã bị thương trong cuộc biểu tình. Theo cơ quan cảnh sát, đã có 78 người bị bắt giữ vì các hành vi đột nhập trái phép các tòa nhà công quyền, tụ tập trái phép, gây mất trật tự, và cản trở người thi hành công vụ.

“Các biện pháp trấn áp biểu tình mạnh tay đối với sinh viên chắc chắn sẽ phản tác dụng”, giáo sư luật Michael Davis thuộc Đại học Hồng Kông nhận xét. “Người Hồng Kông đã nhiều lần chứng minh rằng, nếu chính quyền xử lý không tốt các mối quan ngại của người dân, công chúng sẽ chống lại họ”.

Trong một cuộc họp báo hôm qua, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chung-ying tuyên bố quyết tâm chống biểu tình, đồng thời hối thúc người dân ủng hộ các cải cách chính trị để nhà lãnh đạo kế tiếp của vùng lãnh thổ được bầu bằng bỏ phiếu phổ thông. Ông Leung từ chối đề nghị của sinh viên tổ chức một cuộc họp để bàn bạc vấn đề.

Các tổ chức sinh viên Hồng Kông và một nhóm hoạt động có tên Occupy Central With Love and Peace hôm qua tuyên bố, cách tốt nhất để giải tán biểu tình là ông Leung phải từ chức. Các nhóm này nói, Trung Quốc đang từ bỏ lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” về duy trì quyền tự trị của Hồng Kông được đưa ra 17 năm trước khi Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc.

Biểu tình bùng phát ở Hồng Kông từ tháng trước sau khi Bắc Kinh quyết định rằng, ứng cử viên cho cuộc bầu cử nhà lãnh đạo Hồng Kông năm 2017 sẽ do một ủy ban đưa ra. Những người đòi dân chủ ở Hồng Kông nói rằng, cách làm như vậy là nhằm mục đích có một nhà lãnh đạo mới cho Bắc Kinh lựa chọn.

Căng thẳng leo thang mạnh vào lúc khoảng 6h chiều ngày Chủ nhật (28/9) khi cảnh sát bắt đầu dùng tới bình xịt hơi cay đối với đám đông biểu tình. Trước đó, khi số lượng người biểu tình gia tăng và các rào chắn bắt đầu được dựng lên, cảnh sát đã giơ biển cảnh báo “Giải tán hoặc là chúng tôi nổ súng”. Hơi cay bắt đầu được sử dụng để chống lại người biểu tình ở quận Admiralty, ngay bên ngoài văn phòng của trưởng đặc khu hành chính.

Đêm đến, hàng trăm người tới các khu vực biểu tình tiếp tế nước, ô, và các đồ dùng khác cho những người biểu tình. Hugo Tam, 24 tuổi, mang tới một hộp khẩu trang và cho biết, mẹ anh đã mua hộp khẩu trang này. “Mẹ tôi bảo tôi đến giúp mọi người. Họ đã ở đây quá lâu vào có lẽ đã hết đồ dùng”, Tam nói.

Hôm qua, 3 lãnh đạo sinh viên bị bắt vì khởi xướng biểu tình đã được thả tự do. Thông tin này được luật sư Michael Vidler, người bảo vệ cho sinh viên 17 tuổi JoshuaWong, công bố. Wong bị bắt vì kêu gọi người biểu tình trèo công vào các tòa nhà công quyền. Wong được thả sau khi một quan tòa ra phán quyết rằng, việc bắt giữ sinh viên này là trái pháp luật.

Cuộc biểu tình diễn ra trùng với thời điểm Trung Quốc chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 1 tuần. Trong kỳ nghỉ này, dự kiến có hàng trăm nghìn người từ Trung Quốc đại lục sang Hồng Kông du lịch và mua sắm. Năm ngoái, Hồng Kông đón 54 triệu du khách, lớn gấp 8 lần dân số của vùng lãnh thổ, trong đó 75% là khách đại lục.

Hôm qua, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Leung Chung-ying phát tín hiệu rằng, biểu tình sẽ không khiến Bắc Kinh nhượng bộ trong kế hoạch bầu cử ở Hồng Kông. 

Ông Leung nói, quyết định của Bắc Kinh về cuộc bầu cử được đưa ra “sau những cân nhắc chi tiết và cẩn trọng về tình hình ở Hồng Kông và quan điểm của người dân. Quyết định này có tính ràng buộc pháp lý”.

Chính quyền tuyên bố, hôm nay, tất cả các trường học ở Hồng Kông sẽ đóng cửa do giao thông gián đoạn. Hiệp hội Giáo viên chuyên nghiệp Hồng Kông kêu gọi các thành viên đình công nhằm phản đối “hành vi điên rồ của chính quyền và cảnh sát” chống lại người biểu tình. Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông tuyên bố, chương trình tẩy chay lớp học của sinh viên bắt đầu từ ngày 22/9 sẽ kéo dài vô thời hạn.

“Chúng tôi có thể có những hành động xa hơn. Bởi vậy chúng tôi kêu gọi sinh viên Hồng Kông tẩy chay lớp học, công nhân tẩy chay công việc, và doanh nhân tẩy chay thị trường”, nghị sỹ Lee Cheuk-yan phát biểu ngày 28/9.

Trần trụi với bộ ảnh "Thế Giới Thứ 3"

Trần trụi với bộ ảnh "Thế Giới Thứ 3"

Lột tả cảm xúc thăng hoa của cặp đôi nữ quấn quýt bên nhau đầy đê mê!







Photographer: Fw Paparazzi Photography

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Joshua Wong và sự trỗi dậy của sinh viên Hongkong

Joshua Wong và sự trỗi dậy của sinh viên Hongkong


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Năm 1989. Thiên An Môn. Joshua Wong chưa ra đời. 23 năm sau, 2012, người học sinh lúc ấy chỉ mới 16 tuổi, chưa biết lái xe, đã tạo nên cơn chấn động Thiên An Môn lần thứ hai khi anh dẫn đầu 120.000 sinh viên học sinh Hongkong xuống đường, chiếm đóng trụ sở văn phòng chính phủ để đòi huỷ bỏ đề án chương trình giáo dục áp đặt lên Hongkong mang đầy màu sắc cộng sản từ Bắc Kinh.

Cuộc xuống đường 2012 là kết quả của phong trào Scholarism được thành lập trước đó 1 năm bởi Joshua Wong và vài người bạn. Tất cả đều như Joshua, ở vào lứa tuổi 15 và là những người lãnh đạo một phong trào dân chủ trẻ tuổi nhất của lịch sử Hongkong.

Người học sinh trẻ tuổi gầy gò, mang kính cận này được xem là một trong những nhà hoạt động chính trị kiên cường nhất của Hongkong và bị truyền thông Bắc Kinh dán nhãn là một tên cực đoan. Sau 2 năm gầy dựng phong trào Scholarism, anh đã đánh thức khối học sinh, sinh viên Hongkong trỗi dậy - những người chỉ 5 năm trước đó rất ù lì, dị ứng với chính trị. Joshua cùng với khoảng 300 thành viên học sinh của phong trào đã kéo được đồng bạn của họ bước ra bóng tối, tạo sự quan tâm chính trị bằng hồi kẻng đầu tiên: nền giáo dục áp đặt lên các bạn đang có vấn đề!

Tháng 6, 2014 Scholarism thảo một bản kế hoạch cải tổ hệ thống bầu cử tại Hongkong và đạt được hơn 1/3 ủng hộ của thành phố trong một cuộc trưng cầu dân ý bán chính thức. Từ vấn đề giáo dục để đánh thức nhau, Joshua Wong và Scholarism bước vào công cuộc tranh đấu cho dân chủ.

Tháng 7, 2014 Scholarism tổ chức một cuộc tọa kháng lớn dẫn đến việc hơn 500 học sinh bị tạm giam.

Tháng 9, 2014, Scholarism vận động học sinh, sinh viên đồng loạt bước ra khỏi lớp học để gửi một thông điệp tranh đấu cho dân chủ đến Bắc Kinh. Cuộc "bãi lớp" của những học sinh 17 tuổi lãnh đạo phong trào này đã được sự hỗ trợ rộng rãi của dân chúng cũng như các thầy cô giáo.

Phối hợp với Liên hội Sinh viên Học sinh, Scholarism đã huy động hơn 13.000 học sinh bắt đầu một tuần lễ tẩy chay các lớp học, toạ kháng tại khuôn viên đại học và chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn vào ngày 1 tháng 10 được dự trù tổ chức bởi phong trào dân chủ Occupy Central.

Tối thứ 7 ngày 28 tháng 9, 2014, 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm văn phòng chính phủ. Từ những đòi hỏi về giáo dục, Scholarism đã kết hợp với các phong trào dân chủ khác để cùng tranh đấu cho một mục tiêu chung: phản đối luật bầu cử trong đó những ứng viên cho các chức vụ cao cấp tại Hongkong phải được chọn lựa bởi Bắc Kinh để phục vụ cho đảng cộng sản; đòi hỏi Hongkong có toàn quyền về bầu cử và quyền chọn lựa ứng viên độc lập với Bắc Kinh.

Chủ nhật ngày 28 tháng 9, 2014. Khí thế bùng lên như vũ bão của sinh viên học sinh đã khiến các lãnh đạo phong trào quyết định bắt đầu chiến dịch bất tuân dân sự trên toàn Hongkong sớm hơn dự kiến. Đồng hành với sinh viên học sinh là những nhà hoạt động dân chủ lão luyện như giáo sư Chan Kin-man - đồng sáng lập viên của Occupy Central và Đức Hồng Y Joseph Zen với lời tuyên bố "Đây là lúc chúng ta phải cho thấy chúng ta muốn được tự do chứ không chịu làm nô lệ, là lúc mọi người phải đoàn kết".

Từ Bắc Kinh, lệnh được ban hành là mọi cuộc tuần hành, biểu tình phản đối của người dân Hongkong được xem là bất hợp pháp. Cảnh sát dùng khói cay, hơi tiêu và dùi cui để trấn áp người biểu tình. Cùng lúc, một thủ thuật quen thuộc được thấy ở Việt Nam: mật vụ giả dạng thường dân trà trộn vào đoàn biểu tình, lực lượng an ninh sắc phục lẫn thường phục cô lập những thành phần nòng cốt của phong trào và ngăn chận những kết nối của họ với đám đông quần chúng. Tính đến đêm Chủ nhật, theo cảnh sát đã có 38 người bị thương, hơn 150 người bị bắt giam, trong đó có Joshua Wong.

Sự trỗi dậy của sinh viên học sinh Hongkong không dừng lại ở quần đảo có tên gọi là Cảng Thơm này. Mối lo ngại của Bắc Kinh là nó sẽ vượt đại dương và lan toả khắp lục địa Trung Hoa. Hình ảnh của cậu sinh viên 17 tuổi Joshua Wong đang là biểu tượng của trách nhiệm công dân, ý chí kiên cường và lòng bất khuất của người dân Trung Hoa.

Vũ Đông Hà
danlambaovn.blogspot.com


Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Hoang lạnh rợn người làng biệt thự Pháp ở Hà Nội

Hoang lạnh rợn người làng biệt thự Pháp ở Hà Nội

(Thứ 7, 27/09/2014 - 18:20)
Mặc dù được thiết kế theo phong cách hiện đại với nhiều tiện ích, nhưng các dãy biệt thự đơn lập, nhà vườn, liền kề... tại khu đô thị Lideco (Hoài Đức, Hà Nội) không có người ở.
vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Nằm ở phía Bắc quốc lộ 32, cách trung tâm thủ đô khoảng hơn 10km về phía Tây, khu đô thị Lideco với hàng trăm ngôi biệt thự đang trong cảnh lạnh lẽo, hoang vắng.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Dự án Lideco được khởi công xây dựng từ cuối năm 2007 và dự kiến hoàn thiện từ năm 2013 với hơn 600 biệt thự kiểu Pháp. Nhưng đến cuối năm 2013 mới có hơn 400 căn biệt thự tại đây được bàn giao cho khách hàng. Tuy nhiên do có nhiều vấn đề nảy sinh nên khu đô thị này vẫn ở trong tình trạng hoang vắng.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Nhìn từ trên cao, nơi đây quy hoạch khá bài bản. Phía đông chủ yếu bố trí các nhà biệt thự song lập, nhà liền kề và nhà liền kề có vườn, nhà ở, lô phố. Khu vực thứ hai nằm ở phía tây, là trái tim của khu đô thị với một hồ lớn đặt ở trung tâm tạo cảnh quan cho các công trình xung quanh.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Liền với hồ nước là khu thể thao, giải trí, ăn uống, thương mại, hành chính…. Ở khu vực này bố trí các biệt thự đơn lập, nhà vườn, nhà liền kề, nhà ở, lô phố, tận dụng tối đa cảnh quan mặt hồ và các công trình công cộng. Trong ảnh, hồ sen đen ngòm vì không được chăm sóc.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Toàn khu được bố trí tự nhiên, các vỉa hè lát gạch nhiều màu sắc khác nhau tạo nên sự mềm mại.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Các khối biệt thự, nhà vườn kết hợp với công trình công cộng, mặt hồ, các dải cây xanh tạo nên một chuỗi liên hoàn nhưng hoang vắng.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Được biết, nguyên nhân khiến cả khu đô thị bỏ hoang là do phần lớn khách hàng không thể giao đủ số tiền mua nhà sau khi công trình hoàn thiện từ cuối năm 2012. Hiện nay, ở các khu xây dở dang chỉ mới xong phần thô là cây cỏ mọc um tùm.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Muốn bước vào phải len giữa rừng cây dại mọc đầy trước cửa.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Khu vực dự định sẽ là sân chơi và các tiện ích khác cũng trong tình trạng tương tự.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Giá một căn biệt thự ở đây đã giảm từ 30 đến 50% so với ban đầu. Nhiều khách hàng mua nhà dù đến thời điểm này đã xây xong nhưng không dám về ở, họ thà chịu bỏ hoang còn hơn bán với giá rẻ.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Cửa đóng then cài 24/24h

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Nơi sẽ là gara để ô tô phải bịt tạm bằng gạch mà chưa lắp cửa.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Rêu đang phủ dần trên các vách tường.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Một trong số ít ngôi biệt thự có người ở.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Sân quần vợt nằm giữa khu đô thị chưa dùng đã cũ bẩn, xuống cấp.

vietnamnay.com hoang-lanh-ron-nguoi-lang-biet-thu-phap-o-ha-noi-default
Đây là một trong rất nhiều khu đô thị ở Hà Nội bị bỏ hoang, điển hình cho một thời đất sốt ảo, khi các nhà đầu tư ném tiền vào đất mong chờ siêu lợi nhuận.

Theo Hoàng Hà - Mạnh Thắng 
Người Lao Động

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Bí mật bao trùm sự « mất tích » của Kim Jong Un

Bí mật bao trùm sự « mất tích » của Kim Jong Un

Kim Jong Un (giữa) trong lần đi thị sát tập trận nhảy dù. Ảnh do thông tấn xã Triều Tiên phổ biến ngày 28/8/2014. REUTERS/KCNA
         
Lãnh đạo trẻ tuổi Bắc Triều Tiên không thấy xuất hiện trước công chúng từ hơn ba tuần qua. Thông tín viên nhật báo Les Echos ở Tokyo nhận định : « Bí mật bao trùm xung quanh việc Kim Jong Un mất tích ». Bản tin của AFP hôm nay 26/09/2014 mang tựa đề« Nhưng Kim Jong Un bây giờ ở đâu ? » cũng đặt ra nghi vấn này. AFP nêu ra các tin đồn về sức khỏe của Kim Jong Un đang được lan truyền tại châu Á : Bị bệnh thống phong, mệt mỏi…hay còn có vấn đề gì khác ?
Các tin đồn tiếp tục lan truyền trên bán đảo Triều Tiên, sau khi truyền hình nhà nước Bắc Triều Tiên chiếu phóng sự về một hội nghị quan trọng của Quốc hội, nhưng Kim Jong Un không tham dự. Trên màn hình, chiếc ghế dành cho Chủ tịch Bắc Triều Tiên bị bỏ trống. Trong khi nhà lãnh đạo trẻ này, theo truyền thống, không bao giờ vắng mặt trong cuộc họp Quốc hội, nơi ông ta đưa ra những lời giáo huấn cho các « dân biểu » luôn tuân phục.
Kim Jong Un, tuổi khoảng 30 hoặc 31, không thấy xuất hiện trên truyền hình nhà nước kể từ ngày 3/9 đến nay. Đây cũng là thời điểm cuối cùng mà người ta thấy nhà lãnh đạo trẻ đến dự một buổi hòa nhạc cùng với vợ là Ri Sol Ju.
Hồi tháng Bảy, trong lễ kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 20 của ông nội là Kim Il Sung, người sáng lập chế độ Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un hiện diện với bước đi khập khiễng. Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về tình trạng này : phải chăng Kim Jong Un bị bệnh thống phong ? Hay là bị thương trên « trận tuyến », trong khi đưa ra những lời giáo huấn cho công nhân, kỹ sư hay sĩ quan quân đội ?
Thường sẵn sàng tung ra những giả thiết đủ loại một khi có liên quan đến kẻ thù phương bắc, nhưng lần này Hàn Quốc lại kín tiếng một cách đáng ngạc nhiên. Trong cuộc họp báo hôm nay, AFP cho biết Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã từ chối đưa ra các phỏng đoán. Một phát ngôn viên của Bộ này nói rằng : « Bắc Triều Tiên không hề đưa ra loan báo chính thức nào (…) và như vậy chúng tôi không có lời bình luận nào cả. Chúng tôi nghiên cứu nhiều giả thiết khác nhau, trong đó có các tin đồn về sức khỏe của Kim Jong Un ». 
Sự vắng mặt của Kim Jong Un trong dịp khai mạc kỳ họp mới của Quốc hội trong tuần này hết sức được chú ý. Tại Bắc Triều Tiên, Quốc hội họp mỗi năm một hoặc hai lần để thông qua các quyết định của đảng cầm quyền theo khuynh hướng cộng sản. 
Trong quá khứ, cũng đã từng có việc nhân vật quyền lực nhất Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên - tên chính thức của Bắc Triều Tiên - không thấy xuất hiện trong nhiều tuần lễ. Nhưng Kim Jong Un, lên kế vị cha là Kim Jong Il qua đời tháng 12/2011, lại luôn hiện diện một cách dày đặc trên các phương tiện truyền thông chính thức. 
Dáng đi khập khiễng của Kim Jong Un hồi tháng Bảy được một nguồn tin từ hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho là do bị thống phong, hậu quả của bệnh tiểu đường, chứng béo phì và huyết áp cao. Còn theo một nguồn tin khác, các bác sĩ Bắc Triều Tiên đã đến Đức và Thụy Sĩ để tham khảo các đồng nghiệp Tây Âu. 
Nhưng Hong Hyun Ik, nhà nghiên cứu của trung tâm Sejong ở Seoul cảnh báo : « Các tin đồn về tình trạng sức khỏe của Kim Jong Un đã bị thổi phồng tại Hàn Quốc. Hoàn toàn có thể là ông ta chỉ mệt mỏi và đang nghỉ ngơi ». Ông nhấn mạnh, Kim Jong Un có một thời khóa biểu dày đặc, trong đó có các chuyến đi thăm các tiền đồn trong những tháng mùa hè. 
Chuyên gia về Bắc Triều Tiên Chris Green trên trang web Daily NK cũng cho rằng : «Kim Jong Il trước đây cũng không tham dự đều đặn các kỳ họp Quốc hội. Hơn nữa chúng ta biết rằng đây chỉ là một định chế không có thực quyền quyết định ». 
Còn theo giáo sư Yang Moo Jin thuộc trường đại học chuyên nghiên cứu về Bắc Triều Tiên của Seoul, cái tên Kim Jong Un không hoàn toàn vắng bóng trong bài viết của hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA về kỳ họp Quốc hội. Bản tin này cho biết Quốc hội đã bầu ba người vào Ủy ban Quốc phòng đầy quyền lực « theo đề nghị của Nguyên soái Kim Jong Un ». Một trong ba người được bầu là Hwang Pyong So, một nhân vật thân cận của nhà lãnh đạo, được thăng làm Phó chủ tịch Ủy ban trên. Giáo sư Yang nhận định : « Ngay cả nếu sức khỏe không tốt, có vẻ như có rất ít thay đổi trong dấu ấn quyền lực của Kim Jong Un ».

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

"Tập Cận Bình trực tiếp duyệt xây đảo trái phép ở Gạc Ma/Vành Khăn"

"Tập Cận Bình trực tiếp duyệt xây đảo trái phép ở Gạc Ma/Vành Khăn"

(GDVN) - Kanwa nói rằng chính Tập Cận Bình đã chỉ thị cho hải quân Trung Quốc xây dựng (cái gọi là) tàu sân bay không chìm ở Gạc Ma hoặc Vành Khăn.
Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc được cho là đã đích thân phê duyệt kế hoạch xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Gạc Ma hoặc Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 22/9 dẫn nguồn tin tạp chí Bình luận quốc phòng Kanwa tại Canada số mới nhất cho biết, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là người trực tiếp phê chuẩn kế hoạch của hải quân nước này xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở đá Gạc Ma hoặc đá Vành Khăn (đều nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép sau khi thôn tính vào năm 1988, 1995 - PV).
Dẫn nguồn tin quân sự, ngoại giao Trung Quốc, Kanwa nói rằng chính Tập Cận Bình đã chỉ thị cho hải quân Trung Quốc xây dựng (cái gọi là) tàu sân bay không chìm ở Gạc Ma hoặc Vành Khăn để ngăn chặn Mỹ tiến vào Biển Đông.
Công trình biến đá thành đảo bất hợp pháp Trung Quốc đang tiến hành ở Trường Sa có quy mô rất lớn và được triển khai theo giai đoạn. Hải quân Trung Quốc tham vọng sẽ xây dựng được 1 đảo nhân tạo có kích thước to gấp 2 lần đảo Diego Garcia của Mỹ ở Ấn Độ Dương. Hòn đảo này có diện tích 27 km vuông.
Hoạt động biến đá thành đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa hiện nay theo Kanwa bắt nguồn từ gợi ý về đảo Diego Garcia. Chủ bút của tờ Kanwa cho rằng mục đích chủ yếu của Bắc Kinh trong động thái này là "cách ly" hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ với Biển Đông hoặc ngăn chặn hạm đội này vào Biển Đông từ eo biển Malacca hay qua biển Celebes.
Công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp tại đá Gạc Ma sau khi cất quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988 đến nay.
Tập Cận Bình đã đích thân phê duyệt xây dựng trái phép 2 đảo nhân tạo trở lên, đồng thời thúc đẩy tiến độ các hoạt động xây dựng ở đó. Điều này cho thấy, nhà lãnh đạo này ngày càng có xu hướng cứng rắn trong vấn đề Biển Đông.

Quảng cáo
Theo Kanwa, việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo quy mô lớn ở Trường Sa được ví là hàng không mẫu hạm không chìm, có nghĩa là ít nhất 1 trong 2 đảo nhân tạo sẽ được đặt căn cứ quân sự với sân bay, cầu cảng lớn.
Hệ thống cầu cảng mà Bắc Kinh sẽ xây dựng ở đây có thể đón các tàu quân sự ít nhất là loại 50 ngàn tấn. Đường băng sân bay nhân tạo này có thể dùng để hạ cánh máy bay ném bom H-6 và các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 3 của Trung Quốc với bán kính tác chiến bao trùm eo biển Malacca. Một khi hữu sự, lực lượng quân đội Mỹ đồn trú ở Bắc Úc có thể sẽ bị tấn công.
Theo Kanwa, bất luận là Trung Quốc sẽ xây dựng "hàng không mẫu hạm không chìm" ở Gạc Ma hay Vành Khăn, toàn bộ các nước ven Biển Đông như Indonesia, Malaysia hay Singapore đều nằm trong phạm vi tấn công của H-6. Đặc biệt là Singapore là nơi lực lượng tàu tuần tra phản ứng nhanh của hải quân Mỹ đứng chân sẽ trở thành mục tiêu của máy bay ném bom Trung Quốc.