Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Giải mật!

Giải mật!

Trong số 5 tài liệu mà TQ công bố quanh chuyện Hoàng-Trường Sa, tôi thấy: - Bản đồ vị trí giàn khoan, tập bản đồ và sách giáo khoa của VN không có giá trị pháp lý.
pvd
- Công hàm PVĐ 1958 là bản chụp, cho thấy 1 văn kiện chính thức (văn bản được thực hiện bằng máy đánh chữ cơ học) có đóng dấu và chữ ký.
- Tuyên bố về lãnh hải 1958 của TQ lại là bản tiếng Anh, được đánh máy (chắc chắn là bằng vi tính và in lại gần đây), không quốc huy, dấu đóng hay chữ ký, nên theo tôi, cũng chỉ là tài liệu tham khảo và thiếu độ chân xác và đáng tin cậy.
Tuyên bố này, nếu có, chắc chắn phải được lập bằng tiếng Hán, kèm theo bản dịch sang các thứ tiếng khác nếu cần. PVĐ trước khi ký công hàm, chắc chắn phải nhận được bản sao của tuyên bố này (bằng tiếng Hán, Anh Pháp hay Việt gì đó).
Thế nghĩa là cả bên TQ lẫn VN đều chưa giải mật tài liệu này, dù đã qua 56 năm.
Ở Mỹ, Luật Tự do thông tin (Freedom of Information Act) yêu cầu các cơ quan công quyền giải mật tài liệu thông thường sau 10 năm. Sau 25 năm, mọi tài liệu đều đương nhiên được giải mật nhưng có 9 (chín) trường hợp ngoại lệ (hoãn giải mật). Sau 50 năm, số trường hợp ngoại lệ này chỉ còn 2 (hai), và sau 75 năm, phải có giấy phép đặc biệt mới được hoãn giải mật.
Chúng ta không hi vọng TQ và VN có những đạo luật giải mật văn minh như vậy, nhưng nếu họ muốn giành thắng lợi trong tranh chấp này, họ cần giải mật tài liệu (bởi vì có thể bản Hán và bản dịch Tuyên bố lãnh hải này khác nhau, có thể bản gởi cho VN lại khác nữa, có thể cả hai bên chẳng còn giữ được bản gốc và phải làm lại theo trí nhớ, và còn vô số giả thuyết khác tùy trí tưởng tượng của người nghiên cứu sử).
Sự kiện này khiến tôi càng tin rằng: chính nghĩa (và chân lý) chỉ có ở phía dân chủ, công khai và minh bạch. Dĩ nhiên, ở phía bưng bít, bí mật, toàn trị … thì sẽ dung chứa những điều ngược lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.