Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

500 triệu liều Pfizer ‘miễn phí’: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

 

500 triệu liều Pfizer ‘miễn phí’: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

BBC tiếng Việt

Nhà Trắng đã giải thích 80 triệu liều vaccine cam kết trước đó là riêng rẽ với 500 triệu liều Pfizer, nghĩa là Mỹ sẽ cho đi tổng cộng 580 triệu liều vaccine chống Covid-19.

Mỹ ước tính 500 triệu liều Pfizer sẽ tốn khoảng 3,5 tỷ USD để mua từ Pfizer.

Để có tiền cho việc này, Mỹ sẽ cắt bớt 2 tỷ trong số 4 tỷ mà Washington đã cam kết dành cho Sáng kiến Covax.

Sau đó, Mỹ sẽ bỏ ra thêm 1,5 tỷ đôla để đủ tiền thanh toán cho Pfizer.

Nhà Trắng nói giá mỗi liều mua của Pfizer là khoảng 7 đôla, là mức giá phi lợi nhuận.

Joe Biden and Boris Johnson

Vợ chồng Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp nhau

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, vào chiều 10/6 giờ Anh quốc, đã chính thức loan báo rằng Hoa Kỳ có kế hoạch tài trợ 500 triệu liều vaccine Pfizer để giúp thế giới chống dịch Covid-19.

Ông Biden phát biểu tại St. Ives, Anh quốc, trong dịp ông tới Anh dự thượng đỉnh G7: "Nước Mỹ biết tận mắt thảm kịch của đại dịch. Chúng tôi đã có nhiều người chết ở Mỹ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, gần 600.000 đồng bào Mỹ", ông Biden phát biểu sau cuộc gặp với Thủ tướng Anh Boris Johnson.

"Chúng tôi biết thảm kịch. Chúng tôi cũng biết con đường để phục hồi".

"Các công nhân Mỹ giờ đây sẽ sản xuất ra loại vaccine cứu sống người dân ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê – những người mà họ sẽ không bao giờ gặp và chưa từng gặp. Nhưng mọi người đều được cứu sống, nhờ sự lãnh đạo của người Mỹ, nhờ sự chăm chỉ, các giá trị và những người lao động Mỹ".

Ông Biden hứa hẹn Hoa Kỳ cho đi mà không cần đòi hỏi điều kiện gì.

"Hãy để tôi nói rõ: Cũng giống như với 80 triệu liều mà chúng tôi đã công bố trước đây, Hoa Kỳ cung cấp nửa tỷ liều này mà không có ràng buộc nào".

Joe Biden

EPA

80 triệu liều cam kết trước đây là thế nào?

Joe Biden trước đó đã cam kết chia sẻ 80 triệu liều vaccine với các quốc gia khác.

Tuần trước, chính quyền Mỹ đã công bố kế hoạch chia sẻ 25 triệu liều vaccine đầu tiên với thế giới và sẽ phân phối ít nhất 80 triệu liều vào cuối tháng Sáu.

Trong thông báo tuần trước, Nhà Trắng nói 75% số vaccine được tặng đó sẽ được chia sẻ với chương trình tiêm chủng toàn cầu Covax, và khoảng 25% sẽ được chia sẻ trực tiếp với các quốc gia có nhu cầu.

Ông Biden cho biết vào tháng trước, Mỹ sẽ chia sẻ thêm 20 triệu liều vaccine vào cuối tháng 6 bên cạnh 60 triệu liều AstraZeneca mà Tổng thống đã cam kết chia sẻ trước ngày 4 tháng 7.

Con số 20 triệu liều bổ sung sẽ bao gồm vaccine Moderna, Pfizer và Johnson & Johnson cũng như AstraZeneca, và phải được cơ quan quản lý liên bang phê duyệt trước khi được chuyển ra nước ngoài.NGUHÌNH ẢNH,

Jill and Joe Biden

REUTERS

Còn 500 triệu liều Pfizer mới cam kết?

Nhà Trắng đã giải thích 80 triệu liều vaccine cam kết trước đó là riêng rẽ với 500 triệu liều Pfizer, nghĩa là Mỹ sẽ cho đi tổng cộng 580 triệu liều vaccine chống Covid-19.

Mỹ ước tính 500 triệu liều Pfizer sẽ tốn khoảng 3,5 tỷ USD để mua từ Pfizer.

Để có tiền cho việc này, Mỹ sẽ cắt bớt 2 tỷ trong số 4 tỷ mà Washington đã cam kết dành cho Sáng kiến Covax.

Sau đó, Mỹ sẽ bỏ ra thêm 1,5 tỷ đôla để đủ tiền thanh toán cho Pfizer.

Nhà Trắng nói giá mỗi liều mua của Pfizer là khoảng 7 đôla, là mức giá phi lợi nhuận.

Nửa tỷ liều vaccine Pfizer sẽ đến với 92 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình theo danh sách của Covax.

Khoảng 200 triệu liều thuốc do Hoa Kỳ sản xuất sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay, phần còn lại sẽ được vận chuyển vào năm 2022.

Danh sách 92 nước thu nhập thấp và trung bình đủ tiêu chuẩn, trong đó có Việt Nam, là dựa theo danh sách của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI).

Danh sách này bao gồm:

Thu nhập thấp ví dụ như Afghanistan, Benin, Burkina Faso, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Congo...

Thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, Angola, Algeria, Bangladesh, Bhutan, Bolivia, Campuchia, Cameroon, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Papua New Guinea, Philippines, Senegal, Tunisia, Ukraine, Uzbekistan...

WHO cho biết hôm thứ Năm rằng họ "hoan nghênh đóng góp quan trọng này cho Covax".

Tổ chức này cho biết: "Chúng tôi khuyến khích các quốc gia tiến tới và chia sẻ liều vaccine ngay lập tức vào tháng 6 và tháng 7 để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp".

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng nói: "Để tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số ở mọi quốc gia vào tháng 9, chúng tôi cần thêm 250 triệu liều vaccine".

A vial of Pfizer vaccine

Vaccine Pfizer

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn 40% dân số của họ, Đức, Ý và Pháp vào khoảng 25%, Canada và Nhật Bản thì dưới 10%.

Theo thống kê mới nhất của CDC Hoa Kỳ, ngày 10/6, có 172.054.276 người Mỹ đã tiêm ít nhất 1 liều, nghĩa là tính cả số người tiêm đủ 2 liều, chiếm 51,8% dân số Mỹ.

Còn 140.980.110 người Mỹ tiêm đủ 2 liều, con số này tương đương 42,5% dân số Mỹ hiện nay.

Nếu chỉ tính người trưởng thành ở Mỹ trên 18 tuổi đã tiêm xong 2 liều, thì là 137.516.193 người.

Mục tiêu ban đầu của Covax là cung cấp hai tỷ liều vaccine trên toàn thế giới vào cuối năm nay, nhưng mục tiêu bây giờ là cung cấp 1,8 tỷ liều cho 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình vào đầu năm 2022.

Một trong những thách thức chính là việc cung cấp vaccine.

Tính đến ngày 8 tháng 6, chương trình Covax chỉ mới gửi được 81 triệu liều đến 129 quốc gia thành viên.

Chương trình Covax chủ yếu dựa vào vaccine Oxford-AstraZeneca được sản xuất ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, nguồn cung vaccine này bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi Ấn Độ tạm dừng tất cả các hoạt động xuất khẩu vaccine vì bị ảnh hưởng dịch.

Việc tài trợ vaccine Pfizer-BioNTech từ Mỹ có thể giúp giải quyết nhu cầu dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, các vấn đề về nguồn cung và hậu cần có thể tiếp tục là một trở ngại cho thế giới.

Nguồn: bbc.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.