Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Giáo giục Made in VietNam

 

Giáo giục Made in VietNam

Lý Trực Dũng

1-6-2021

Bảo thủ, lạc hậu, trì trệ lại mang nặng bệnh thành tích và dối trá. Định hướng giáo dục ảo tưởng.

Sau giải phóng miền Nam 1975, rồi tổng tuyển cử thống nhất đất nước tháng 4/1976, “Bên thắng cuộc” tất nhiên áp đặt ý thức hệ, xác lập sự “vượt trội”, “ưu việt” của nền giáo dục miền Bắc thông qua định hướng “phải bồi dưỡng con người mới, làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu XHCN, tinh thần quốc tế vô sản!”, phục vụ cho Chủ thuyết “Làm chủ tập thể” của Lê Duẩn làm hàng triệu học sinh trở nên thụ động, mất tính tự chủ độc lập, không còn chính mình.

Lãnh đạo Việt Nam thời đó đã không có chủ trương chấn hưng nền giáo dục nước nhà vì một Viêt Nam phát triển thịch vượng sau chiến tranh. Với thái độ kiêu căng cộng sản của bên thắng cuộc, họ tiếp quản, sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất của Việt Nam Cộng hòa về giáo dục, nhưng lại phủ nhận hoặc không quan tâm kế thừa những tiến bộ của hệ thống giáo dục có tính nhân văn và tiến bộ của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 với ba nguyên tắc cơ bản: Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng.

Hệ lụy là khả năng độc lập và tư duy riêng của học sinh gần như bị thủ tiêu. Theo tôi, đây là tổn thất lớn nhất đối với phát triển của một đất nước. Việt Nam được giới chuyên môn quốc tế đánh giá là nước có học sinh chăm học, học giỏi thuộc tốp hàng đầu thế giới. Phụ huynh học sinh Việt Nam do đã phải trải qua quá nhiều biến cố lịch sử bi thương phải trả bằng máu, rất nhiều máu, đặc biệt trong thế kỷ 20, nên có một ước mong rất lớn bằng mọi giá, dám hi sinh tất cả vì tương lai của con em mình với mong muốn học để đổi đời, thoát khổ cực và đây cũng chính là miếng mồi ngon, rất ngon dành cho bè lũ lợi dụng giáo dục để kinh doanh!

Giáo dục phải phục vụ chủ trương: “Thay trời đổi đất, sắp xếp lại giang sơn”, “trăm phần trăm phải hợp tác hóa, tập đoàn hóa”, “phát huy quyền làm chủ tập thể”… Tất nhiên mấy ông Bộ trưởng giáo dục biết phải làm gì.

Di sản thời Nguyễn Thiện Nhân: Giáo dục hay làm tiền? Nào cải cách thi cử; Phong trào chống tiêu cực; Đổi mới sách giáo khoa; Tư nhân hoá giáo dục. Và tất nhiên bệnh thành tích được ủ âm ỉ từ nhiều năm được dịp bùng phát. Những cuộc mặc cả đổi mới sách giáo khoa hàng chục ngàn tỉ đồng… chỉ rõ sự khốn nạn của nhiều GS, TS… đã coi và biến các cháu học sinh thành đối tượng kinh doanh béo bở.

***

Ngày 1.6.2021, ngày thiếu nhi quốc tế, tôi chỉ mong các cháu học sinh được học đúng nghĩa học, các cháu học sinh miền núi có được trường học tử tế… cầu mong Quý ông, Quý bà ở Bộ Giáo dục và Đào tạo không cướp mất tuổi thơ của các cháu…

Hi vọng những bức tranh biếm hoạ của tôi vẽ về đề tài giáo dục chỉ còn là dĩ vãng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.