Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Danh sách 20 tướng lĩnh thời bình bị kỷ luật, bắt thời gian gần đây

Thêm chữ " Cướp và phá hoại" nữa.

Danh sách 20 tướng lĩnh thời bình bị kỷ luật, bắt thời gian gần đây
(Cập nhật sau kỳ họp Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp kỳ 32, Từ ngày 3 đến 6/12/18; # 20 Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ( bổ sung) )
https://news.chuyentrangoto.com/2018/12/danh-sach-19-tuong-linh-thoi-binh-bi-ky.html



1. Trung tướng Bùi Văn Thành (Thứ trưởng Bộ Công an).
Thượng tướng Trần Việt Tân
2. Thượng tướng Trần Việt Tân (cựu Thứ trưởng Bộ Công an)
Trung tướng Lê Văn Minh
3. Trung tướng Lê Văn Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần , Kỹ thuật (Tổng cục IV – Bộ Công an).
Trung tướng Bùi Xuân Sơn
4. Trung tướng Bùi Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần , Kỹ thuật – Bộ Công an).
Trung tướng Ksor Nham
5. Trung tướng Ksor Nham (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an).
Trung tướng Ksor Nham
6. Trung tướng Vũ Thuật (nguyên Phó Tổng cục trưởng Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an ).
Trung tướng Vũ Thuật

7. Trung tướng Nguyễn Văn Chuyên (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật – Bộ Công an)
Trung tướng Phan Hữu Tuấn

8. Trung tướng Phan Hữu Tuấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo – Tổng cục V – Bộ Công an).
Trung tướng Trần Quốc Cường
9. Trung tướng Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính trị – Hậu cần (B41), Tổng Cục tình báo, Bộ Công an (giai đoạn 2009 – 2012).
Trung tướng Phan Văn Vĩnh
10. Trung tướng Phan Văn Vĩnh (cựu Tổng Cục trưởng Cục Cảnh sát).
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa
11. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (Cục trưởng Cục Cảnh sát Công nghệ cao – C50)
Thượng tướng Phương Minh Hòa
12. Thượng tướng Phương Minh Hòa (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân – Bộ Quốc phòng).
Trung tướng Nguyễn Văn Thanh

13. Trung tướng Nguyễn Văn Thanh (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân – Bộ Quốc phòng).
Trung tướng Nguyễn Công Sơn
14. Trung tướng Nguyễn Công Sơn – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng.
Trung tướng Nguyễn Văn Ba
15. Trung tướng Nguyễn Văn Ba – nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng.
Thiếu tướng Lê Đình Nhường
16. Thiếu tướng Lê Đình Nhường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (C44).
Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ
17. Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ – nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53)

Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh
18. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, nguyên Đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46).
Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa
19. Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
20. Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh hải quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng( bổ sung)
(Có thể danh sách này còn thiếu, mời bổ sung)

Tại sao nhiều tướng lĩnh Công an “mắc bẫy” của Vũ Nhôm?

Trong số các tướng lãnh công an bảo kê cho Vũ nhôm đã và đang chuẩn bị vào lò, có 2 tướng từng là Tổng cục trưởng và Tổng cục phó Tổng cục Tình báo và 1 tướng là đương kim Thứ trưởng Bộ Công an. Còn Vũ nhôm được phong là thượng tá thuộc Tổng cục này.

Cơ quan tình báo Bộ Công an đương nhiên phải hoạt động theo luật pháp, nhưng do chức năng đặc biệt của nó, nó là cơ quan hoạt động bí mật. Các báo cáo về điệp báo, về phản gián, về xây dựng lực lượng của cơ quan này đều là những tài liệu an ninh quốc gia tuyệt mật, chỉ một số rất ít người lãnh đạo Bộ Công an được biết. Ngay cả trong Chính phủ và Bộ Chính trị, những người được biết cũng không nhiều.
Danh sách 19 tướng lĩnh thời bình bị kỷ luật, bắt thời gian gần đây
Nếu như cơ quan này tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của luật pháp và quy chế hoạt động, thì chẳng có vấn đề gì đáng nói và chẳng có người lương thiện nào sợ nó. Người ta chỉ sợ nó khi phát hiện ra các dấu hiệu vô pháp lộ ra từ cơ quan này. Và Vũ nhôm chính là kẻ chủ động để lộ các hoạt động vô pháp đó. Vì sao vậy ?

Các sĩ quan nghiệp vụ chân chính của Tổng cục này đều hoạt động thầm lặng. Còn Vũ nhôm chui vào đây không phải để làm việc vì nước vì dân mà để trục lợi. Việc anh ta thâu tóm đều do các vị tướng này hậu thuẫn, nhưng như vậy đối với anh ta vẫn chưa đủ.

Anh ta muốn thâu tóm tất cả những gì anh ta muốn. Tại Đà Nẵng, sau khi ông Nguyễn Bá Thanh không còn làm Bí thư, vị Bí thư mới của Thành ủy không ủng hộ anh ta thâu tóm một số dự án, anh ta đã đưa thẻ ngành ra đe dọa, đồng thời sử dụng báo chí công bố những tài liệu bất lợi cho vị này nhằm mục đích răn đe.
Danh sách 19 tướng lĩnh thời bình bị kỷ luật, bắt thời gian gần đây ảnh 2
Và để hù dọa những nơi khác, anh ta chủ động công bố một số “tài liệu mật” trên mạng xã hội. Đó là những tài liệu không ai có thể xác minh là có thật hay không, nhưng có tác dụng gây sợ hãi. Tôi nói những tài liệu này do Vũ nhôm chủ động công bố vì nếu đó là những tài liệu có thật thì trừ anh ta ra không ai dám để lộ ra ngoài. Anh ta công bố vì anh ta tin không ai có thể làm được gì được các tướng lãnh siêu quyền lực kia.

Không chỉ các quan chức địa phương sợ anh ta mà ngay cả nhiều vị bộ trưởng và cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng sợ anh ta. Họ không thể biết các “tài liệu mật” trôi nổi trên mạng là có thật hay không, nhưng nếu như có thật thì đều là những văn bản được ban hành phi pháp. Họ sợ anh ta là vì nếu không làm hài lòng anh ta thì rất có khả năng những kẻ bảo kê cho anh ta nhân danh cơ quan tình báo, sẽ làm báo cáo vu khống họ là “địch”.
Danh sách 19 tướng lĩnh thời bình bị kỷ luật, bắt thời gian gần đây ảnh 3
Những báo cáo kiểu này là tuyệt mật, không thể xác minh, sẽ nằm ở đâu đó đe dọa sinh mệnh chính trị của họ. Họ mặc nhiên nghĩ rằng, những kẻ tạo ra các văn bản mật một cách phi pháp để bảo kê cho Vũ nhôm đều có khả năng tạo ra các báo cáo vu khống.

Trong bài trước tôi có nhắc đến việc dời một cơ quan công an địa phương để giao đất cho Vũ nhôm.

Đó là việc tôi có nghe nói. Cần biết rằng, bán các công sản như trụ sở của sở, ban, ngành của địa phương là thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, chỉ cần có các văn bản mật “thần tha'nh” hù dọa, nhưng bán trụ sở của cơ quan công an cho Vũ nhôm, dù là công an phường, cũng phải có sự đồng ý của Chính phủ, cho nên không thể không có một văn bản đồng ý của Chính phủ nhiệm kỳ trước do một Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực liên quan đến đất đai tài sản ký theo đề nghị của Bộ Công an và Bộ Tài chính.

Vị Phó Thủ tướng này hoặc là tin vào đề nghị của Bộ Công an hoặc là không dám động đến cơ quan tình báo. Điều này là suy đoán của tôi, sự suy đoán đó là có cơ sở, bởi vì UBND thành phố Đà Nẵng không thể tự mình làm việc này nếu không có sự đồng ý của Chính phủ.

NHÀ BÁO HOÀNG HẢI VÂN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.