Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Trung Quốc muốn trở lại bình thường khi dịch corona chững lại: Liệu đã an toàn?

Nền kinh tế của Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề trong dịch bệnh, hàng trăm nghìn doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa, phá sản; hàng triệu người trước nguy cơ thất nghiệp; bất động sản trì trệ… Việc chính quyền thực thi các biện pháp hà khắc để kiểm soát người dân cả ngoài đời thực lẫn trên mạng đã thổi bùng lên thêm nhiều bất mãn. Chính quyền Trung Quốc có lẽ đã nhận thấy nguy cơ của những bất mãn này, và phải thực hiện bước đi táo bạo là vội vàng cho phép nhiều nơi khôi phục lại hoạt động bình thường để xoa dịu người dân.
(Ảnh: Shutterstock)
ADVERTISEMENT
Tình thế dường như có vẻ đang đảo ngược khi Trung Quốc liên tục báo cáo số lượng ca nhiễm mới và ca tử vong giảm trong tuần gần đây, trong khi đó dịch corona lại bùng phát mạnh mẽ bên ngoài Đại lục với trên dưới 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Tại Trung Quốc, các địa phương bên ngoài tỉnh Hồ Bắc đã báo cáo lượng sụt giảm lớn về cả hai tiêu chí, thậm chí có nhiều nơi suốt một tuần không có thêm ca nhiễm mới. Điều này đã khiến nhiều nơi nới lỏng các hạn chế đi lại và dần bắt đầu trở lại làm việc như bình thường.
Tỉnh Liêu Ninh là nơi đầu tiên hạ cấp cảnh báo về virus corona từ cấp 1 (cấp cao nhất) xuống cấp 3. Tiếp theo đó, các tỉnh Sơn Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Cam Túc và Quý Châu cũng có những động thái tương tự. Tại tỉnh Chiết Giang, hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc và một trong những trung tâm mua bán hàng dệt may lớn nhất nước này đã mở cửa lại từ tuần cuối tháng 2.

Nhưng liệu mối nguy đã thật sự kết thúc tại Trung Quốc Đại lục?

Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái, hơn 80.000 trường hợp nhiễm bệnh và hơn 2.900 trường hợp tử vong đã được xác nhận, theo các số liệu từ Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Số liệu được chính quyền Trung Quốc đưa ra vấp phải nhiều nghi vấn từ quốc tế. Sự nghi ngờ đến từ việc các dữ liệu được “thay đổi định nghĩa” tới 3 lần; các nhà hỏa táng tại tâm dịch Vũ Hán hoạt động tối đa công suất suốt ngày đêm; lượng lớn lò đốt di động được chuyển đến Vũ Hán; hàng nghìn y bác sĩ chi viện cho Hồ Bắc mà vẫn làm việc kiệt sức; hàng nghìn giường bệnh dã chiến đã và đang tiếp tục được xây dựng… 
Những câu chuyện đau lòng trên mạng xã hội Trung Quốc do người dân tự đăng tải, hoặc được tường thuật lại bởi các phóng viên thực địa trong và ngoài nước, mà một số người đã bị “mất tích” như Trần Thu Thực, Phương Bân, đã cho thấy một thực tế đáng lo ngại rằng đã có rất nhiều trường hợp có thể nhiễm bệnh nhưng đã không được chẩn đoán, và những ca tử vong xuất phát từ những trường hợp trên không được tính vào trong bảng số liệu. 
Xem thêm:
Không có một nguồn độc lập nào có thể kiểm chứng về các con số mà Trung Quốc công bố, nhưng ngay cả khi thế giới tạm tin rằng các số liệu là chính xác, thì với đặc tính “xảo quyệt” của chủng virus mới này – có thể ủ bệnh trong thời gian rất dài và có thể lây lan ngay cả khi không có triệu chứng – thì cũng phải mất vài tuần trước khi mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường, đi lại tự do và tham gia các cuộc tụ tập đông người. 
Các ví dụ từ những quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý cho thấy, chỉ cần sót lại số ít trường hợp chưa được phát hiện ngoài cộng đồng, nguy cơ lây lan đến mất kiểm soát có thể xảy ra trong nháy mắt.
Việc chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc nhanh chóng đưa cuộc sống, sản xuất trở lại bình thường đã cho thấy áp lực khôi phục hoạt động kinh tế sau các tác động từ dịch bệnh của nước này, bất chấp nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại. 

Những thông điệp mâu thuẫn

Mặc dù tự tin khẳng định trước thế giới rằng Trung Quốc có thể kiểm soát dịch bệnh thành công, nhưng những thông điệp từ chính quyền nước này lại tồn tại nhiều mâu thuẫn.
Trong khi các phương tiện truyền thông nhà nước cố gắng đưa ra những “tin tức cảm động” về về sự kiên trì và hy sinh bản thân của nhiều cá nhân trong dịch bệnh, thì hệ thống kiểm duyệt của đất nước theo dõi và xóa bỏ bất kỳ sự chỉ trích nào về chính phủ. Nhiều trang tin nước ngoài bị chặn, còn chính quyền Trung Quốc lên tiếng chỉ trích một số tin tức của báo chí quốc tế.
Mới đây, các cơ quan tuyên truyền trung ương còn tuyên bố họ sẽ sớm xuất bản một cuốn sách bằng 6 ngôn ngữ về những nỗ lực của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại virus, tập trung vào “sự lãnh đạo sáng suốt tài tình, tầm nhìn chiến lược, ý thức về sứ mệnh và quan tâm đến mọi người” của chính quyền ĐCSTQ.
Tuy thế, Trung Quốc vẫn hoãn cuộc họp thường niên của Quốc hội dự kiến khai mạc vào ngày 5/3 tại Bắc Kinh do lo ngại dịch bệnh. Chủ tịch Tập Cận Bình thì lên tiếng cảnh báo hôm 26/2 rằng tình hình ở Hồ Bắc và Vũ Hán vẫn rất phức tạp và ác liệt, không thể lơ là các nguy cơ bùng phát dịch ở các khu vực khác. 

Bước đi rủi ro

Nền kinh tế của Trung Quốc đã bị tổn thương nặng nề trong dịch bệnh, hàng trăm nghìn doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa, phá sản; hàng triệu người trước nguy cơ thất nghiệp; bất động sản trì trệ… Việc chính quyền thực thi các biện pháp hà khắc để kiểm soát người dân cả ngoài đời thực lẫn trên mạng đã thổi bùng lên thêm nhiều bất mãn. Chính quyền Trung Quốc có lẽ đã nhận thấy nguy cơ của những bất mãn này, và phải thực hiện bước đi táo bạo là vội vàng cho phép nhiều nơi khôi phục lại hoạt động bình thường để xoa dịu người dân.
Tuy vậy, họ chắc chắn cũng hiểu rõ rằng, nếu sự bùng phát ban đầu đã có sức hủy diệt nặng nề như thế nào, thì sự bùng phát lặp lại (nếu có) sẽ dẫn đến những hậu quả còn tồi tệ hơn gấp nhiều lần: niềm tin vào chính phủ sẽ sụp đổ, các doanh nghiệp đang chới với sẽ không thể cứu vãn, sự bất mãn trên diện rộng sẽ tăng cấp số nhân, đặc biệt khi trước đó trung ương đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về “sự lãnh đạo tài tình” của chính phủ.
Lam Thiên
Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.