Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Ông Nguyễn Đức Chung có nói dối khi khuyên con ông tích trữ hàng hóa ở bên Mỹ?

Ông Nguyễn Đức Chung có nói dối khi khuyên con ông tích trữ hàng hóa ở bên Mỹ?

24-3-2020
Chuyện ông Chung (Hà Nội) hôm trước khuyên dân đừng tích trữ hàng hoá, hôm sau ông nói ông khuyên con ông đang học tại Mỹ tích trữ hàng hoá dùng cho 3 tháng và ở nhà không ra ngoài đã làm nóng mạng xã hội (MXH).
Chuyện nói dối của các nhà lãnh đạo chính trị đã được giới nghiên cứu xem xét từ lâu. Có hàng chục cuốn sách về vấn đề này. Thí dụ, cuốn “Why Leaders Lie: The Truth About Lying in International Politics” của Gs John Mearsheimer là một cuốn nên đọc.
Phổ nói dối-nói thật trải từ thái cực nói dối trắng trợn, nói dối, che đậy sự thật, cái tốt phô ra xấu xa đậy lại (mà người ta gọi là spinning),… đến nói thật và nói hoàn toàn sự thật. Cho nên cũng không có rạch ròi như chỉ có trắng-đen hay 1 và 0. Gs. Mearsheimer còn phân loại ra rất nhiều loại nói dối (từ cao thượng, chiến lược,… đến trắng trợn).
Quay lại chuyện ông Chung. Ông ấy có nói dối không?
KHÔNG. Ông ấy nói thật lòng là đằng khác.
– Ông ấy khuyên người dân Hà Nội đừng tích trữ hàng hoá là hoàn toàn đúng vì chúng ta không thiếu các hàng hoá cơ bản mà hệ thống thương mại sẵn sàng cung cấp. (Con người duy lý của ông nói vậy, hoặc tư duy chậm của ông ấy khiến ông ấy nói thế).
– Ông ấy dặn con tích trữ hàng hoá, cũng là nói thật (Con người xúc cảm của ông ấy lo cho con ở xa, hay tư duy nhanh, tư duy xúc cảm điều khiển ông ta nói thế với con là hoàn toàn thực và dễ hiểu).
– Tất nhiên với tư cách một chính trị gia phát biểu của ông Chung là không hay đối với dân chúng nên gây ra bức xúc trong dư luận. Nó chứng tỏ ông không nhất quán (nhưng bạn thử xem có ai nhất quán 100% được không?)
– Chúng ta chỉ có thể góp ý với ông và các chính trị gia khác là không chỉ chính sách mà lời nói của các vị cũng có các hệ quả không lường trước và với tư cách chính trị gia phải kiềm chế tư duy nhanh và phải rèn luyện tư duy chậm (ai chưa rõ nên đọc cuốn sách “Tư duy nhanh và chậm” của khôi nguyên Nobel Daniel Kehlmann có sẵn bằng tiếng Việt).
– Chúng ta cũng vậy, đáng tiếc MXH khuyến khích chúng ta tư duy nhanh, tư duy xúc cảm.
– Có lẽ chuyện RIÊNG TƯ của mình ông Chung cũng chẳng cần tiết lộ ra làm gì (nhưng có lẽ ông muốn làm gương để các “đồng chí” khác có con học nước ngoài noi gương mình mà khuyên con cái họ đừng về nước, và việc sơ suất ấy lại có hệ quả không lường trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.