Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Vấn đề thời sự nóng “Thoát Trung” và Dân Chủ

Vấn đề thời sự nóng “Thoát Trung” và Dân Chủ

Kim Chánh Tâm
27-7-2019
I. Dẫn nhập
Ngày 28 tháng 07 năm 2014, một thư ngỏ được loan tải rộng rãi trong và ngoài nước có tên là Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVNdo 61 đảng viên ký tên, bao gồm nhiều nhân sĩ nhiệt thành nổi tiếng như Tương Lai, Chu Hảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Hoàng Tuỵ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Nguyễn Khắc Mai, Lữ Phương, Phạm Chi Lan, v.v… Nội dung thư ngỏ gồm có những điểm nhận định chính xác và khách quan như sau:
Trích: “Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản VN(ĐCSVN) dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình sô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh”. 
Trích: “Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay, VN đã có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với TRUNG CỘNG, phải trả giá đắt; và càng nhân nhượng, TRUNG CỘNG càng lấn tới. Gần đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, TRUNG CỘNG có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi VN là mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là ‘cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa’ chỉ là sự ngộ nhận, và ‘4 tốt, 16 chữ’ chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng. Cho đến nay, thế lực bành trướng TRUNG CỘNG đã đi được những bước quan trọng trong mưu đồ biến VN thành ‘chư hầu kiểu mới’ của họ”.
Xong phần nhận định, thư ngỏ nêu ra các yêu cầu bức thiết đòi hỏi ĐCSVN phải thực hiện các chính sách sau đây:
– Tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.
– Vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ thuộc nghiêm trọng vào TRUNG CỘNG hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ.
– Chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.
– Thống nhất nhận định về mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng TRUNG CỘNG đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng; và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào TRUNG CỘNG, xây dựng quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
– Phải cho nhân dân có quyền được biết và phải được biết sự thật về quan hệ VN – TRUNG CỘNG và những điều quan trọng đã ký kết với TRUNG CỘNG như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…
– Phải nhanh chóng kiện TRUNG CỘNG ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, VN cần chủ động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của TRUNG CỘNG muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình” [hết trích] [[1]].
Hơn một tháng sau, vào ngày 02-9-2014, một “KIẾN NGHỊ của một số cựu sĩ quan Lực Lượng Vũ Trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN VNdo 6 cựu Tướng lĩnh và 14 vị đại tá QĐND ký tên, được phổ biến sâu rộng trong và ngày nước. Nội dung đòi hỏi:
Trích:
1. “Quân đội chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm, cần chấm dứt ngay việc huy động Quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với Nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa; và tuyệt đối không lạm dụng lực lượng Công an vào việc đàn áp những người dân vô tội, chỉ yêu cầu giải quyết quyền lợi hợp pháp của mình.
2. Đối tượng tác chiến của Quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai. Đối tượng khống chế của Công an phải là những kẻ tội phạm và các hành vi vi phạm hiến pháp, pháp luật, dù ở trong hay ngoài bộ máy cầm quyền, chứ không thể là những người dân vô tội. Lịch sử đã chỉ ra rằng Nhân dân ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước nguy cơ ngoại xâm từ nước láng giềng phương Bắc. Việc TRUNG CỘNG hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta, tuy nay đã tạm rút đi, nhưng vẫn cho thấy họ không hề từ bỏ quyết tâm bá chiếm Biển Đông.
3. Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với Nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và về những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng lớn đến an ninh và chủ quyền của Quốc gia. Về Hội nghị Thành Đô, có tin nói rằng Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo của TRUNG CỘNG đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó trích dẫn: ‘VN mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như TRUNG CỘNG đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía TRUNG CỘNG đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho VN thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản VN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc TRUNG CỘNG’. Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990. Toàn dân và toàn quân yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước có đối sách đúng đắn trước mưu đồ và hành vi xâm lược của thế lực bành trướng Trong Quốc, không thể chấp nhận thái độ thể hiện sự thần phục họ, và càng đòi hỏi phải công khai, minh bạch thực trạng quan hệ giữa hai bên” [hết trích] [ [2] ] & [ [3] ].
Hai kiến nghị nói trên đã được dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt vì nhu cầu thoát Trung và chuyển hoá độc tài, chẳng hạn như các cơ quan truyền thông quốc tế sau đây: Bangkok Post, RIAC, Thatsmags, VOA News (English), BBC English, v.v… [ [4] ], [ [5] ], [ [6] ] & [7] ].
Đặc biệt là bản kiến nghị của các cựu sĩ quan QĐND nói trên gây ảnh hưởng càng ngày càng mạnh trên tinh thần của các sĩ quan tại ngũ.
Từ giữa năm 2014 đến nay, một số nhận định trong giới Think-Tank của Nhật và Hoa Kỳ có cho biết về một số chủ điểm thời sự kín đáo về VN, theo nghiên cứu riêng của họ.
Thứ nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD), trước năm 2016, được xem là người có nhiều thế lực và ảnh hưởng nhất. (Sau các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong T.Ư. đảng CSVN, sau cái chết đột tử của Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ & ông Nguyễn Bá Thanh, hầu như đa số người Việt có cùng nhận định như vậy về ông NTD). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang cầm đầu phe phái có chiều hướng muốn tách rời các ảnh hưởng của TRUNG CỘNG nên rất được lòng cán bộ trung tầng, và ông còn được coi là đối tác chính của cánh tay nối dài của Hoa Kỳ là Nhật Bản.(Sau các chuyến công du của Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang, Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh sang Hoa Kỳ và chuyến công du của ông NTD sang Úc trong Tháng 3 & 4 năm 2015 thì nhận định này là có cơ sở) [ [8] ], [ [9] ] & [[10]].
Thứ hai là cho đến cuối năm 2016, phần lớn những chiến lược gia Nhật và Hoa Kỳ đều cho rằng, trong số lãnh đạo cấp cao CSVN, chỉ có ông NTD mới khả dĩ có thể làm được việc thoát khỏi quỹ đạo TRUNG CỘNG, tức “Thoát Trung”.
Lại có một số nguồn dư luận đánh giá rằng có chỉ dấu là đã có một vài thoả thuận ngầm chưa rõ rệt giữa Hoa Kỳ với ông NTD trong việc “Thoát Trung” để quay về với liên minh Nhật – Nam Hàn – Phi – Ấn Độ – Singapore & Hoa Kỳ trong kế hoạch “be bờ TRUNG CỘNG”, nằm trong chiến lược “Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á”. Chiến lược này đã được chính quyền Obama của Hoa Kỳ tập chú và ráo riết thực hiện vào ĐNÁ và Biển Đông cũng như biển Hoa Đông [[11]], [[12]], [[13]], [[14]] & [[15]].
Nếu nhìn từ các biến cố trung bình như biểu tình phản đối chặt cây xanh tại Hà Nội hay cuộc đình công ôn hòa của 90.000 công nhân Pou Yuen (100% vốn của Đài Loan) tại Sài Gòn vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2015, người ta sẽ thấy là nhà cầm quyền đang từng bước nhượng bộ tạm thời. Vậy thì nếu có 10.000 người xuống đường sẽ có xác suất làm cho công an chùn tay mà không dám đàn áp.
Khi công an của đảng CSVN khoanh tay thì số người tham gia phong trào xuống đường sẽ tăng theo cấp số nhân và Quân đội Nhân dân VN, trong hiện tình lép vế và cầu an hiện nay, cũng sẽ không dám ra tay đàn áp. Trong xã hội cộng sản VN từ trước đến nay chưa có tiền lệ QĐNDVN đàn áp đồng bào ruột thịt của họ. Hơn nữa, hoạt động Xã Hội Dân Sự VN đang phát triển khá nhanh trong vài ba năm qua, sẽ là yếu tố thuận lợi khá lớn cho lực lượng dân chủ VN.
Điều kiện cần là số đông quần chúng trung lưu khao khát tự do, nhân quyền & dân chủ đang sống dưới một chế độ cai trị độc tài nhưng kém hiệu quả và gây mất lòng dân triền miên như hiện trạng VN.
Điều kiện lãnh tụ hay minh chủ nếu có thì tốt hơn, nhưng không có cũng chưa phải là một bế tắc chiến lược. Hơn nữa, đã có những cuộc đấu tranh cho dân chủ mà minh chủ chỉ xuất hiện sau quá trình đấu tranh, như cuộc biểu dương Thiên An Môn của thanh niên & sinh viên cùng với trí thức TRUNG CỘNG tại Bắc Kinh trước kia (1989). Bà Aung Sang Suu Kyi cũng chỉ xuất hiện như một lãnh tụ sau cuộc biểu tình dân chủ vĩ đại của sinh viên Rangoon (Miến Điện) đến hơn 3 tháng.
Theo nhiều quan sát viên quốc tế khác thì lực lượng dân chủ VN có tiềm năng khá cao, vì người Việt đã có một dân số nửa nước ở miền Nam VN vốn ghét độc tài & yêu dân chủ, cộng thêm với số đông những người Cộng Sản thức tỉnh, cùng với một đa số khá lớn người Việt hải ngoại, nên dễ có hậu thuẫn lớn cho việc thoát Trung trong thời cơ hiện tại. Bản “TUYÊN BỐ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA CÔNG DÂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VIỆT NAM” của XHDS và các công dân VN trong & ngoài nước công bố ngày 27/06/2017 vừa qua là một minh chứng cụ thể nhất cho nhu cầu “Thoát Trung” của tuyệt đại đa số nhân dân VN.
Hơn nữa, hiện nay cái gút độc tài Miến Điện đã được tháo gỡ, chỉ còn lại vấn nạn độc tài Cộng Sản VN là nút chặn làm cho chiến lược xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ bị cản trở ít nhiều. Cho nên, sau Miến Điện phải là VN cần Thoát Trung chứ không còn đâu khác
Qua các dữ kiện nêu trên, nhiều người đã cân nhắc và có được các suy nghĩ: Nếu VN thực hiện được giải pháp “Thoát Trung” thì công cuộc đấu tranh dân chủ cho VN sẽ thay đổi lớn, và đa phần sẽ chuyển sang đấu tranh nghị trường. Song song đó, mọi cuộc đấu tranh quần chúng, đấu tranh xã hội tất nhiên vẫn còn gay gắt trong thời gian vài năm chuyển tiếp. Giải pháp Putin của CH Nga hay Thein Sein của Miến Điện chỉ là giai đoạn chuyển tiếp, ngắn hay dài tuỳ theo sức mạnh của lực lượng dân chủ.
Dù giải pháp gì đi nữa, các tổ chức dân chủ VN vẫn phải tập trung vào 2 việc:
a) Xây lực cơ hữu;
b) Hình thành liên minh hay phong trào cấp quốc gia để hoạt động trong giai đoạn tới.
Nhiệm vụ của lực lượng dân chủ VN là theo dõi những động thái của CSVN-Hoa Kỳ và TRUNG CỘNG để chứng minh kế hoạch “Thoát Trung” đang đến gần sự thật (kể cả việc theo dõi các động tĩnh nội bộ của đảng CSVN) và để kịp hoạch định hướng hoạt động cho chính xác hầu đáp ứng nhanh với tình hình.
Vào ngày 07-4-2015, cựu đại sứ Nguyễn Trung đã cho phổ biến loạt bài nhận định và tư vấn có tên là “Về đại hội XII” gồm 6 bài viết từ giữa năm 2014 đến nay, xuyên suốt những đòi hỏi trong hai bản Kiến Nghị nói trên, nhưng nhiều chi tiết, lý luận, đối chiếu và mang tính tư vấn hơn [[16]].
Tuy nhiên, ở mặt khác, trong tiến trình “Thoát Trung”, không ít người VN lo ngại ở 4 điểm:
1) VN quá lệ thuộc kinh tế với TRUNG CỘNG;
2) Một số địa thế VN tại vùng biên giới VN-TRUNG CỘNG, VN-Lào, VN-Cambodia và các nơi có tiềm năng quân sự như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cam Ranh, Đà Nẵng… đã được trao cho TRUNG CỘNG hoạt động dài hạn;
3) Tình báo TRUNG CỘNG tại Hoa Nam có thể ra tay ám hại những nhân sự chống TRUNG CỘNG;
4) Vấn đề Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Nỗi lo ngại này có thể được triệt tiêu nếu chúng ta có những nghiên cứu khả thi cho thấy, không có nguy hiểm nào đe doạ cho cá nhân và cho đất nước trong việc “Thoát Trung”. Ngược lại có những sự kiện cụ thể về tình hình nội bộ TRUNG CỘNG, về chiến lược của Hoa Kỳ, của Nhật Bản rất thuận lợi cho công cuộc “Thoát Trung” vào thời điểm hiện nay. Phần cuối của bản nghiên cứu này sẽ đưa ra các dữ kiện sát với thực tế của công cuộc “Thoát Trung”.
***
II. Khuynh hướng và hành động “Thoát Trung
Hiện nay, có hay không có sự kiện “Thoát Trung”, ai muốn “Thoát Trung”, ai phân vân, và ai không muốn “Thoát Trung”…  đều là những câu hỏi cần được định hình và trả lời dứt khoát.
Thử nhìn ngược lại vài thập kỷ lịch sử cận đại:
Trong khoảng thời gian 16 năm, từ 1923 đến1938, người thanh niên Nguyễn Ái Quốc (NAQ) đã dừng chân tại Liên Xô tổng cộng là 6 năm để học làm cách mạng vô sản; cũng như làm việc cho chế độ Sô-viết với bí danh Lý Thuỵ và nhiều tên khác. Nhưng Stalin không tin tưởng và không chọn NAQ, mà chọn Trần Phú cho về Quảng Châu bí mật thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) năm 1930 và cho giữ chức vụ Tổng Bí Thư lãnh đạo tối cao [[17]].
Từ năm 1940 đến 1945, Nguyễn Ái Quốc/ Hồ Chí Minh được Mao Trạch Đông và đảng CS Tàu giúp đỡ để hoạt động trên đất TRUNG CỘNG dưới nhiều bí danh khác nhau, sau đó vẫn được CS Tàu đơn phương giúp đỡ cho tới năm 1950 – năm định mệnh Trung thuộc” của đảng CSVN.
Nhưng Stalin cũng vẫn không tin tưởng Nguyễn Ái Quốc, bằng cớ là vào năm 1945 Stalin vẫn không công nhận Việt Minh, không công nhận đản g CSVN (dưới tên Đảng CS Đông Dương) và không công nhận Hồ Chí Minh/Nguyễn Ái Quốc là Chủ Tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ ngày 02-9-1945 mãi cho đến 1954 [[18]].
Bên cạnh đó là những nghi vấn về con người Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên [[19]], [[20]] & [[21]].
1- “Trung thuộc” của đảng CSVN trong giai đoạn 1950-1974:
Từ ngữ “Pháp thuộc” đã được dùng chỉ cho giai đoạn gần trăm năm nô lệ nước Pháp, và từ ngữ tương tự “Trung thuộc” cho chúng ta thấy một hoàn cảnh y hệt như thế đối với cộng sản Tàu; chỉ hơi khác là những người cai trị VN theo đúng chính sách của CS Tàu lại là người VN.
Theo sách Đèn Cù Tập 2, của tác giả Trần Đĩnh, thì ngày 01-10-1949, Trung Hoa thành lập chế độ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đầu năm 1950 Mao Trạch Đông chuẩn bị đi gặp Stalin và Hồ Chí Minh vội sang Bắc Kinh dịp đó để xin đi theo Mao sang Mạc Tư Khoa. Nhưng phải chờ Mao hội kiến Stalin xong, cho đến tháng 2-1950, Hồ Chí Minh mới được trực tiếp gặp và trình bày với Stalin về tình hình cách mạng vô sản tại VN cùng những chủ trương, đường lối của Đảng Lao Động VN đang tiến hành để xin sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô. [[22]].
Phải nói đến vai trò rất lớn của Mao Trạch Đông trong việc bảo trợ cho ông Hồ được gặp Stalin vào tháng 2-1950 này, đặc biệt là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đã ra sức phóng đại báo cáo cho Stalin về tình hình & tiến độ cuộc chiến tranh chống Pháp tại VN, hầu tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên Sô và nhiều quốc gia trong khối Cộng sản. Vì vậy Stalin đã thỏa thuận cho đảng LĐVN gia nhập khối Cộng Sản quốc tế và giao cho Mao trực tiếp lãnh đạo Cộng sản VN, CS Lào và CS Miên kể từ tháng 2-1950 định mệnh này. Từ đây, Quân ủy Trung ương TRUNG CỘNG đã lấy quyết định hỗ trợ, tìm kiếm vị trí trên trường Quốc tế Cộng sản cho ông Hồ Chí Minh [[23]].
Theo tài liệu tiếng Hoa, tiếng Nga và tiếng Việt của tác giả Huỳnh Tâm (đang sống tại Paris), thì giai đoạn “Trung thuộc” khởi sự từ tháng 2-1950 và được sự thỏa thuận của Stalin & Mao tại Mạc Tư Khoa. Ông Hồ chỉ là người thực hiện [[24]].
Trong chuyến đi tháp tùng CS Tàu sang Nga nói trên, khi ông Hồ đến Bắc Kinh đã được Lưu Thiếu Kỳ nhắc nhở: “Không cần thiết phải yết kiến Stalin, bởi có Chủ tịch Mao và Chu Ân Lai hỗ trợ. Hồ cần tìm lợi thế trong chuyến đi bí mật này, hy vọng sau khi đến Moscow sẽ tiếp nhận được mọi ủng hộ viện trợ và củng cố vị trí chính trị trong khối Quốc tế Cộng sản” [[25]].
Ngày 3-02-1950, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại giao Liên Sô đón ông Hồ theo nghi lễ cần thiết của một nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ đảng cộng sản VN [[26]]. Nhưng sau khi ông Hồ đến Moscow chỉ được ông Vischinski thay mặt đảng CS Liên Sô đón tiếp tại nhà khách chính phủ gần quảng trường đỏ.
Sáng ngày 6-2-1950, Stalin và Trung ương Bộ Chính trị Liên Sô đón tiếp phái đoàn Mao Trạch Đông tại Nghị viện nước Nga và Hội đồng Liên bang. Buổi tối chiêu đãi tại Điện Kremlin. Trong những buổi tiếp tân không có ông Hồ hiện diện, do bởi Stalin không nhiệt tình, và đã từ chối tiếp Hồ Chí Minh. Bởi vì trước đó, KGB trình lên Stalin hồ sơ của Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc ghi rõ: “Tài liệu xác chứng Hồ Chí Minh chỉ là bóng ma của Mao Trạch Đông, bởi Thành hay Quốc người của Liên Sô đã chết từ năm 1933” [[27]] &[[28]].
Vì vậy, Mao Trạch Đông đã phải cố gắng thuyết phục Stalin rằng: “Chúng tôi là láng giềng gần của VN, là đảng anh em, hy vọng các nước cung cấp viện trợ quân sự càng nhiều càng tốt để chúng tôi thực hiện nghĩa vụ Quốc tế, tất nhiên đó là ý kiến ​​cá nhân của tôi, chỉ vì hy vọng những đảng anh em có quyết định đoàn kết chặt chẽ qua trung tâm Quốc tế”. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh được Stalin mời tiếp kiến nhưng từ chối viện trợ trực tiếp.
Stalin nói với Hồ Chí Minh: “Muốn được Liên Sô chấp thuận ký hiệp ước giống như ‘Hiệp ước hữu nghị Trung-Sô, Liên minh và Tương trợ’ thì không thể được, bởi trường hợp của đồng chí rất phức tạp không thể có hiệp ước Sô-Việt hữu nghị (дружба) vào lúc này”.
Stalin còn nói thêm: “Tôi đã thảo luận các vấn đề viện trợ với đồng chí Chủ tịch Mao, Mao sẽ đứng đầu hỗ trợ cho VN, chủ yếu là TRUNG CỘNG chịu trách nhiệm chống Pháp”.
Như vậy Stalin đã rơi đúng vào âm mưu của Mao, nhằm đặt nền móng cho việc “Trung thuộc”, thông qua chiến lược chống Pháp cướp lấy chính quyền cho CSVN.
Trên đường cùng nhau trở về Bắc Kinh, Hồ Chủ Tịch đã nói với Mao và Chu Ân Lai: “Tôi miễn cưỡng chấp nhận chỉ thị của ngài Stalin, dù không viện trợ trực tiếp cho tôi, tuy nhiên tôi vẫn hy vọng, bởi nay mai chúng tôi sẽ ký một hiệp ước khác, tất nhiên hỗ trợ cuộc chiến tranh ở VN, hiện nay chỉ có một phía giúp đỡ từ Chủ tịch Mao” [[29]] & [[30]].
Mao Trạch Đông thấu hiểu được nỗi thất vọng của Hồ Chủ Tịch, nên Mao đưa ra một giải pháp viện trợ quân sự: “Đối với hiện tình VNcần có những cố vấn lỗi lạc quân sự, chính trị và viện trợ thiết bị quân sự dồi dào, tôi đồng ý với đồng chí (Hồ Chủ Tịch). Sau khi trở về Bắc Kinh, chúng tôi sẽ thảo luận cụ thể với Trung tâm nghiên cứu viện trợ để lấy quyết định chính thức”.
Ngày 04-3-1950, Hồ Chủ Tịch sau khi trở về chờ đợi tại Bắc Kinh đã nhận được tin Quân ủy Trung ương TRUNG CỘNG (CPC), mở phiên họp đặc biệt thảo luận, lấy quyết định đồng ý gửi nhiều cố vấn quân sự & chính trị hỗ trợ cuộc đấu tranh chống Pháp tại VN. Hồ Chủ Tịch lập tức nhận được kết quả đầu tiên của thời kỳ “Trung Thuộc” do Mao Trạch Đông chính thức hỗ trợ cho CS VN; mặc dù trước đó vào ngày 16-1-1950, TRUNG CỘNG đã gửi tướng La Quý Ba (罗规播) đứng đầu phái bộ quân sự đến VN.
Từ trái sang phải (hàng đầu): Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, La Quý Ba, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng. Nguồn ảnh: Ký giả Đinh Đăng Định.
 Trên thực tế Quân ủy Trung ương TRUNG CỘNG đã quyết định hỗ trợ cho Hồ Chí Minh có điều kiện. Quân ủy Trung ương TRUNG CỘNG và Hồ Chí Minh đã ký hiệp ước “Kế hoạch chiến tranh VN” quy định khi kết thúc chiến tranh, VN chính thức trả nợ cho TRUNG CỘNG cả vốn lẫn lời theo từng bước viện trợ.
Khi Hồ Chủ Tịch trở lại VN thì trên chiến trường đã hiện diện quân đội TRUNG CỘNG đang khẩn cấp lập căn cứ tại Việt Bắc. Trong khi đó, những toa tàu hỏa đầu tiên hiệp ước Trung-Việt vừa chuyển đến Yến Sơn (燕山) Vân Nam (云南) những thiết bị vũ khí nặng, quân dụng với một lực lượng hùng hậu cố vấn quân sự chuyên nghiệp, đáng chú ý nhất là lực lượng cố vấn kỹ thuật vũ trang và lực lượng cố vấn huấn luyện chính trị “hồng hơn chuyên”.
Đầu tháng 7 năm 1950. Tướng Trần Canh (陈赓) đứng đầu phái bộ chính trị sang VN cùng 20 cố vấn TRUNG CỘNG thay mặt Quân ủy Trung ương TRUNG CỘNG đến thẩm định chiến trường Việt Bắc, và bắt đầu chuẩn bị lãnh đạo cuộc chiến tại các tỉnh biên giới VN-TRUNG CỘNG.
Tháng 8 cùng năm, Tướng Vi Quốc Thanh (韦国清), đứng đầu nhóm cố vấn chiến tranh TRUNG CỘNG đến VN. Từ đó chiến tranh tại VN lan rộng do động lực của Mao và Cộng Sản TRUNG CỘNG (CSTRUNG CỘNG). Tất cả diễn biến trên cho thấy CSVN hoàn toàn lệ thuộc Bắc Triều, thế nhưng luôn miệng tuyên truyền rằng chính mình thực hiện cuộc kháng chiến “thần thánh” chống Pháp 1946-1954 để giành độc lập cho VN. Theo ghi chú công tác của bộ phận Hoa Nam thuộc CSTRUNG CỘNG: “Không có Mao Trạch Đông mưu kế, Hồ Chí Minh không thể có mặt tại VN”. (没有战略毛泽东, 胡志明不能出现在越南 – Một hữu chiến lược Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh bất năng xuất hiện tại VN) [[31]], [[32]] & [[33]].
Như vậy, việc đảng CSVN “nhập Trung” có thể nói là bắt đầu chính thức vào Tháng 2-1950 và từ đây bắt đầu thời kỳ “Trung thuộc”mà mức độ nặng nhẹ có thay đổi suốt từ đó đến nay (lúc này CSVN có tên chính thức là Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Marx Ở Đông Dương, kéo dài từ ngày 11 tháng 11 năm 1945đến tháng 2 năm 1951) [[34]].
2- Tư tưởng và hành động “Thoát Trung” từ 1950 đến nay:
Từ đó việc Thoát Trung” đã xảy ra tùy theo từng hoàn cảnh thời sự của mỗi thời kỳ và hoàn cảnh cá nhân của những người tham dự vào sự cố Thoát Trung.
Sau khi đã có chỗ dựa vững chắc, CSVN xuất hiện công khai bằng cách thay đổi danh xưng từ “Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Marx Tại Đông Dương” sang Đảng Lao Động VN vào tháng 2 năm 1951 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang.
Đại hội này được thực hiện trong lúc Chiến tranh Ðông Dương lần thứ I đang diễn ra. Đại hội này cũng tách bộ phận của Lào và Cambodia (vốn cùng thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) thành các bộ phận riêng, và cho ra đời thêm 3 đảng vệ tinh đóng vai bù nhìn, nhưng không có quần chúng đảng viên, đó là Đảng Xã hội VNĐảng Dân chủ VN và Tân VNĐảng (sau năm 1954 thì Tân VN Đảng bị CSVN âm thầm xóa sổ). Mục đích việc tạo ra 3 tổ chức này chính là để giúp cho CSVN núp đưới danh nghĩa là một liên minh nhiều đảng phái chống Pháp giành độc lập, tự xưng là Việt Minh để che lấp mưu đồ cộng sản hóa VN.
Thời cuộc VN từ đây biến chuyển theo các giai đoạn: a) Chiến tranh Pháp – Việt Minh; b) Chia đôi VN thành 2 miền Tự Do và Cộng Sản; c) Nội chiến Nam-Bắc do TRUNG CỘNG và Hoa Kỳ tác động, tham chiến; và d) Cộng sản hóa toàn bộ VN [[35]].
Người ta vẫn chưa quên là vào năm 1945, sau khi cướp chính quyền từ tay chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim, thì sau đó 6 tháng, vào ngày 06-3-1946, Hồ Chí Minh và đại diện Pháp là Jean Sainteny đã ký Hiệp Ước Sơ Bộ tại Hà Nội đặt quân đội của chính phủ Hồ Chí Minh gồm 10 ngàn quân chịu sự chỉ huy của Pháp và thỏa thuận hai bên đình chỉ ngay xung đột để đàm phán tiếp. Vì vậy, Tạm ước Việt Minh – Pháp do Hồ Chí Minh và Marius Moutet ký vào ngày 14-9-1946 qui định về mặt quân sự giữ nguyên tình trạng chiếm đóng của các phe tham chiến; trong khi Thuế quan, nguồn lợi tức đáng kể nhất trong ngân sách Liên bang Đông Dương, sẽ do người Pháp tiếp tục đảm nhiệm. Đêm 19-12-1946, Việt Minh phát động chiến tranh toàn diện với quân đội Pháp nhằm xoá bỏ 2 hiệp ước do Hồ Chí Minh đã ký nói trên.
Nhưng đến năm 1948 thì tình thế đã thay đổi sau khi Pháp trả độc lập cho chính phủ quốc gia VN, nhưng chưa rút được quân Pháp ra khỏi VN vì chiến tranh giữa Pháp và CSVN vẫn còn mãi đến năm 1954 [[36]].
2.a- “Thoát Trung” ngay trong chiến tranh Pháp-Việt Minh (1951-1953): 
Tại VN, về mặt chính trị và ngoại giao, trong thập niên 1940, Chính Phủ Pháp đã ký với Quốc Gia VN 3 Hiệp Định để thừa nhận chủ quyền độc lập của VN. Đó là Hiệp Ước Sơ Bộ Vịnh Hạ Long ngày 07-12-1947 để thừa nhận trên nguyên tắc nền độc lập của VN.
Sáu tháng sau, ngày 05-6-1948, Hiệp Ước Sơ Bộ được chính thức hóa bởi Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long ký với Chính Phủ Quốc Gia VNdưới sự bối thự của Quốc Trưởng Bảo Đại.
Vào ngày 12-02-1949, Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp được triệu tập để khai triển những điều khoản trong Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long nhằm qui định một hiệp ước chính thức mang danh là Hiệp Định Élysée sắp được ký kết giữa Tổng Thống Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Đại.
Bốn tuần sau, ngày 08-3-1949, Hiệp Định Élysée được ký kết để thừa nhận Quốc Gia VNĐộc Lập. Những hiệp ước thuộc địa và bảo hộ trong hậu bán Thế Kỷ 19 đã bị Hiệp Định Élysée bãi bỏ.
Như vậy, chiếu Công Pháp Quốc Tế, VN được độc lập ngày 02-02-1950 sau khi Quốc Hội Pháp phê chuẩn Hiệp Định Élysée ngày 08-3-1949.
Tuy nhiên, đảng CSVN đã phá hoại nền độc lập này. Vì Hiệp Định Élysée không cho họ độc quyền lãnh đạo quốc gia, do đó họ đã tiếp tục tấn công quân đội Pháp và quân đội quốc gia VN [[37]].
Thời kỳ chiến tranh này giúp đảng CSVN phát triển nhanh trong các vùng do Việt Minh chiếm đóng, bởi mục tiêu nhuộm đỏ Đông Dương được giấu kín, và bởi nông dân VN vốn chất phác lại thiếu thông tin nên không biết được việc CSVN đã “nhập Trung” từ đầu năm 1950.
Đảng CSVN luôn tuyên truyền rằng những vùng nông thôn hẻo lánh do họ chiếm đóng là vùng “giải phóng” còn vùng quốc gia có quân Pháp giữ an ninh thì họ gọi là “vùng Tề” do Ngụy (không cộng sản) tạm chiếm. Tuy vậy, những năm này vẫn có rất đông trí thức & dân thành thị (nhất là dân Hà Nội) nhìn ra ý đồ của CSVN tuy khoác chiêu bài “kháng chiến chống Pháp giành độc lập” nhưng thực chất là tay sai TRUNG CỘNG.
Do vậy phong trào “Thoát Trung” bắt đầu ngay trong hàng ngũ Việt Minh bằng hành động trốn thoát từ vùng Việt Minh sang vùng quốc gia (về Tề, hay dinh Tê). Việc “Thoát Trung” lần này bao gồm phần lớn giới trung lưu như Phạm Ngọc Thảo & Phan Quang Đông, và trí thức như Trần Chánh Thành & Trần Trung Dung, các văn nghệ sĩ như Phạm Duy, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Thị Vinh, v.v… [[38]].
Từ năm 1953 tới 1954, đảng CSVN, theo chỉ thị của cố vấn TRUNG CỘNG, thực hiện chính sách chính trị cực tả & chuyên chính vô sản của Mao trong vùng Việt Minh làm cho một số lớn dân chúng trung lưu vùng nông thôn sợ hãi và bỏ trốn sang vùng tự do của chính quyền quốc gia. Đợt “Thoát Trung” này xảy ra do hậu quả của chính sách đấu tố cải cách ruộng đất đợt đầu trong vùng Việt Minh do các cố vấn TRUNG CỘNG kiểm soát.
2.b- “Thoát Trung” tại nước VN Dân Chủ Cộng Hoà, từ 1954 đến 1974: 
Khi Pháp giao lại miền Bắc cho Việt Minh theo hiêp định Genève 1954, có gần một triệu người Việt di cư ngay vào Nam để lánh nạn Cộng Sản. Trong suốt 3 năm 1953-1956, đảng CSVN triệt để thi hành chính sách CS cực tả của Mao Trạch Đông để giết chết khoảng 72.000 người bị gán cho là địa chủ, nhân sĩ, trí thức theo phương châm “Đào tận gốc, trốc tận rễ bọn Trí, Phú, Địa, Hào” trong biến cố Cải cách Ruộng đất tại miền Bắc (VNDCCH)
Kể từ khi “nhập Trung” vào đầu năm 1950, thì thời kỳ 1953-1975 là thời kỳ nô lệ TRUNG CỘNG gần giống như nô lệ Pháp ngày xưa, chỉ khác là do người cộng sản Việt thi hành chính sách nô lệ dưới sự kiểm soát của CSTRUNG CỘNG, thông qua các cố vấn và chuyên gia TRUNG CỘNG [[39]] & [[40]].
Chính sách cực tả này sau đó bị giới văn nghệ sĩ như Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn Chí Thiện, Hữu Loan, Trần Đĩnh, Lê Đạt, v.v…, các trí thức như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo v.v… và một bộ phận các cán bộ, đảng viên CSVN như Lê Liêm, Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang v.v… chống đối suốt từ 1954 đến sau này.
Do đó đảng CSVN đã thanh trừng và đày ải thành phần chống đối đó qua các chiến dịch đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm, Chỉnh Huấn, Trăm Hoa Đua Nở, Vụ án Xét lại chống Đảng, v.v… Tầng lớp chống đối này có thể xem như một phong trào “thoát Trung” ngay trong lòng chế độ và những người của phong trào này còn sống đến nay thì vẫn đang cổ vũ mạnh mẽ cho việc “thoát Trung” như Tô Hải, Trần Đĩnh, v.v…
Kể từ 1960, chủ trương đánh vào miền Nam cũng hoàn toàn do TRUNG CỘNG chủ xướng, CSVN chỉ việc cung cấp xương máu cho cuộc chiến tranh xâm lược VNCH này. Chính vì vậy TBT Lê Duẩn mới dám tuyên bố khẳng định rằng: “Ta đánh Mỹ là đánh cho TRUNG CỘNG cho Liên Sô…“.
2.c- “Thoát Trung” từ 1974 đến 1989:
Trong suốt năm 1974, CSVN chuẩn bị đem toàn lực tổng tấn công VNCH tại miền Nam. Theo hồi ký Trần Quang Cơ (Hồi Ức & Suy Nghĩ – Trần Quang Cơ, công bố năm 2001) thì cố vấn TRUNG CỘNG chỉ cho phép CSVN tổng tấn công chiếm đất miền Nam tới Đèo Cả (Vĩ Tuyến 13), chừa lại phần đất từ Vĩ Tuyến 13 đến mũi Cà Mau cho chính phủ 3 thành phần.
Nhưng trước hệ quả điều binh hỗn loạn của VNCH sau cuộc triệt thoái Cao Nguyên (do bởi tác động khoanh tay của Mỹ), TBT Lê Duẩn quyết tâm chiếm trọn miền Nam VN, xé bỏ hiệp định Paris 1973, thống nhất VN ngay lập tức vào năm 1976.
Việc này gây bất hòa giữa đảng CSVN và TRUNG CỘNG vì làm lệch cán cân chiến lược do TRUNG CỘNG và Mỹ đã ngầm thỏa thuận từ 1973. Vì vậy sau năm 1975, Mỹ và TRUNG CỘNG liên thủ cấm vận CSVN. Tuy nhiên Lê Duẩn quay trục sang đầu phục Liên Sô, và như vậy CSVN bắt đầu “Thoát Trung” toàn phần ngay trong bộ máy quyền lực. Tuy bộ máy cầm quyền của CSVN thoát Trung nhưng sách lược chính trị, quân sự, kinh tế, v.v… vẫn thi hành y hệt như chính lược “CS cực tả” của Mao trên toàn quốc VN. Điều này rất dễ hiểu vì cán bộ và đảng viên CSVN đã bị điều kiện hóa suốt 25 năm Trung Thuộc (1950-1975) nên không biết quản trị đất nước cách nào khác, ngoài những gì đã học theo chủ nghĩa Maoism suốt hai thập kỷ rưỡi chui vào thòng lọng “Trung Thuộc”.
Vì một kiêu hãnh ảo tưởng “thắng Mỹ” nên đảng CSVN đã bỏ qua cơ hội do TT Mỹ Jimmy Carter đề nghị thiết lập bang giao năm 1977, [29], và tin vào chỗ dựa ảo tưởng “siêu cường Liên Sô” nên lâm vào thế bế tắc ngoại giao và bị cấm vận suốt từ 1977 đến 1994 (TT Bill Clinton bãi bỏ cấm vận CSVN năm này).
Chính vì việc “thoát Trung” toàn phần của bộ máy quyền lực CSVN, nên TRUNG CỘNG đã ra lệnh cho Polpot tấn công dọc biên giới Việt Miên nhằm áp lực CSVN quay lại “nhập Trung”. Nhưng Liên Sô đã sớm lôi kéo được CSVN “nhập Sô” (quay về thần phục Liên Sô, thoát khỏi gọng kềm TRUNG CỘNG).
Sợ bị Liên Sô đâm mũi dùi sau lưng mình phá chiến lược hiện đại hóa của TRUNG CỘNG, Đặng Tiểu Bình cho Hồng Quân TRUNG CỘNG tấn công 6 tỉnh giáp giới TRUNG CỘNG để vô hiệu hóa Hiệp Ước Hữu Nghị Việt-Sô (1978, một hiệp ước ràng buộc CSVN nhập Sô) [30] – (xin xem thêm bài “Deng Xiaoping and China’s Decision to go to War with Vietnam”, by Xiaoming Zhang, 2010 – MIT Press).
Sau khi TRUNG CỘNG rút quân về thì Lê Duẩn cho sửa lại Hiến Pháp CSVN năm 1980 ghi dấu chính thức việc thoát Trung toàn phần bằng định nghĩa “chống bá quyền TRUNG CỘNG”[[41]].
Sự cố “thoát Trung nhập Sô” của CSVN là một tác nhân chính thức xé tan khối CS làm 2 mảnh theo Liên Sô và theo TRUNG CỘNG. Trong suốt 15 năm (1975-1990) bộ máy quyền lực CSVN tuy thoát Trung nhưng chính sách thi hành tại VN vẫn là chính sách Maoism của CS cực tả, liên tục từ 1950 đến 1986 (là năm CSVN chính thức bắt chước theo mô hình khập khiểng glasnost “mở cửa” và perestroika “cải tổ” của Liên Sô).
2.d- Tái “nhập Trung” (Mật nghị Thành Đô 1990) và phong trào “Thoát Trung” từ năm 1991 đến nay: 
Suốt từ 1986 đến 1989, CSVN vô cùng lo sợ vì chỗ dựa Liên Sô đang lung lay, bị hất hủi trong khi thế đối đầu với TRUNG CỘNG vẫn còn căng thẳng từ năm 1978 & 1979. Nhất là năm 1989, TBT Nguyễn Văn Linh chứng kiến tận mắt sự suy sụp toàn diện của khối CS Âu Châu thì CSVN vô cùng run sợ cho sự đơn độc không còn chỗ dựa của chế độ.
Vì vậy sau nhiều cuộc móc nối bí mật với TRUNG CỘNG, nhóm cầm quyền thượng đỉnh của CSVN gồm TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng được TRUNG CỘNG chấp thuận cho qua Thành Đô gặp Chủ tịch đảng CSTRUNG CỘNG Giang Trạch Dân và Thủ Tướng TRUNG CỘNG Lý Bằng ngày 03 & 04 tháng 9-1990 để mật nghị việc “tái nhập Trung”.
Như vậy có thể khẳng định là giai đoạn “tái nhập Trung” của CSVN bắt đầu từ 1990 đến nay, và những mật ước giữa CSVN và CS TRUNG QUỐC cho đến nay vẫn còn bị bưng bít tại TRUNG CỘNG và tại VN [[42]] & [[43]].
Theo những mảnh vụn bị rò qua đường ngoại giao, truyền thông, và từ những nhân viên tháp tùng, thì lần “nhập Trung” này VN bị TRUNG CỘNG trói buộc nặng nề bằng quyền lực xâm lăng mềm trong các lãnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao, v.v…, kể cả mua chuộc con người bằng những thủ đoạn hối lộ, buôn bán chức tước, buôn lậu và đầu độc bằng hàng hóa độc hại hay không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Tiếp theo là việc ký kết Hiệp ước ngày 30-12-1999 về biên giới trên bộ Việt – Trung để thay thế Công ước Pháp-Thanh 1895 (hay còn có tên gọi Công ước Gérard 1895 là bản công ước được ký giữa Pháp và Trung Hoa năm 1895 nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam), nhằm bổ túc cho Công ước Pháp-Thanh 1887.
Sau đó là Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa CSVN và CSTRUNG CỘNG tại Bắc Kinh, nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ (Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887).
Hai hiệp định này chỉ được công bố một phần, với hệ quả VN bị mất nhiều phần đất truyền thống như Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan trên đất liền, và hàng ngàn cây số vuông biển trong Vịnh Bắc Bộ.
Lập tức, một phong trào phản kháng trong giới trí thức, thanh niên và giới CS thức tỉnh nổi lên âm ỉ và bùng phát từ từ nhưng bền vững từ 1990 đến nay.
Vào tháng 10 năm 2001, thanh niên Lê Chí Quang đã đưa lên Internet một bài viết mang tên Hãy cảnh giác với Bắc triều”, có thể xem như châm ngòi cho phong trào “thoát Trung” mới. Xuyên suốt từ 2000 tới 2014, phong trào thoát Trung lan rộng trong giới trí thức, thanh niên, tôn giáo, người CS thức tỉnh (61 nhân vật thế giá của ĐCSVN, 20 vị tướng tá QĐNDVN, v.v…), đặc biệt giới đấu tranh dân chủ & xã hội dân sự gần như ủng hộ 100% việc “thoát Trung”.
Từ năm 2012 đến nay TRUNG CỘNG không ngừng gây hấn trên Biển Đông qua nhiều động thái khác nhau như cấm đánh cá, sách nhiễu ngư dân VN, gây hấn với tàu nghiên cứu dân sự, xâm phạm lãnh hải VN qui mô qua vụ dàn khoan Haiyang 981, xây dựng căn cứ quân sự trên các quần đảo bị chiếm trái phép như Hoàng Sa và Trường Sa v.v… đã thúc đẩy phong trào yêu nước đòi “thoát Trung” ngày một lớn mạnh và vững chải hơn.
Chỉ vì nóng lòng chiếm lĩnh Biển Đông bằng đường “Chín Đoạn” phi pháp, TRUNG CỘNG đã giúp chiến lược “xoay trục sang Á Châu” của Mỹ được nhiều thuận lợi và giúp phong trào Thoát Trung của VN lớn mạnh nhanh hơn.
Khẳng định sự kiện CSVN đang “Thoát Trung”
1- Không phải toàn bộ nhóm cầm quyền tại VN hiện nay đang thoát Trung: 
i. Một phe ít người hơn trong nhóm cầm quyền không muốn và không chịu thoát Trung, nhưng sau 2 cái chết đột tử của Phạm Quý Ngọ & Nguyễn Bá Thanh thì phe này yếu thế rõ rệt, nên đại tướng Lê Hồng Anh (UV bộ chính trị CSVN trùm an ninh chiến lược của CSVN) phải sang TRUNG CỘNG hồi năm ngoái để cầu cứu (tạm gọi phe này là “Phe 1”). 
ii. Phe đông người hơn muốn thoát trung và đã có nhiều hành động thoát trung gần đây (Trần Đại Quang, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Tấn Dũng sang Mỹ và Úc trong 3 tháng đầu năm 2015). Đây là phe được Mỹ-Nhật-Úc-Ấn tỏ ra có chỉ dấu ủng hộ ngầm (Âu Châu cũng ủng hộ phe này, nhưng không mạnh dạn bằng) và đang đẩy mạnh sự ủng hộ trên mặt nổi (Mỹ tặng 5 tàu tuần duyên cao tốc và mới đây cho không 1 tỷ USD làm điện mặt trời, xóa bỏ cấm vận vũ khí, Ấn bán 10 tàu tuần duyên cho VN, Úc nhận huấn luyện quân sự, v..v…). Phe này đang ráo riết củng cố quyền lực nội bộ với sự hỗ trợ ngầm của đại sứ Ted Osius tại Hà Nội (tạm gọi là “Phe 2”) [[44]]. 
iii. Phe đông nhất trong nhóm quyền lực chóp bu là phe trung lập, không chống đối việc thoát Trung, nhưng cũng không tích cực (tạm gọi là “Phe 3”). Nguyễn Tấn Dũng xem thường phe này vì với thế mạnh “Quyền & Tiền” cùng sở trường thủ đoạn chính trị, NTD dễ dàng chi phối phe này.
2- Khổ tâm nhất trong “Phe 1” là TBT Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng được Bộ Ngoại giao Mỹ mời sang gặp Obama, không đi thì không được, mà đi thì sợ TRUNG CỘNG trừng phạt. Vì vậy phải chạy ngay sang Tàu vừa xin chỉ thị vừa trấn an TRUNG CỘNG là dù sang Mỹ, ông Trọng sẽ không phản bội TRUNG CỘNG [[45]]. Nhưng liệu ông NPT có thoát nổi thế trận “mời sang Mỹ” này hay không? Trận thế lần này có tính cách dứt khoát hơn những lần mời mọc gợi ý của Mỹ dành cho phe bảo thủ giáo điều CSVN từ năm 2013 về trước. Thành công tối thiểu lần này của Mỹ là cho phe bảo thủ giáo điều của ông NPT (Phe 1) được quyền đóng vai “đu dây hình thức” giữa Mỹ & TRUNG CỘNG, nhưng không được có hành động nào làm hại cho chiến lược chuyển trục gấp rút của Mỹ sang Á Châu. Gọi là tối thiểu vì có thể Mỹ thành công nhiều hơn trong vụ mời ông NPT qua Mỹ sắp tới đây. Hơn nữa, tuy ông Trương Tấn Sang kèn cựa với ông NTD nhưng đối với việc thoát Trung thì ông TTS có vẻ thuộc “Phe 3” nên không đáng kể.
3- Về thế lực của quần chúng VN thì đa số phe đảng viên về hưu ủng hộ việc thoát Trung, tuyệt đại đa số thành phần đấu tranh dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự, tôn giáo v.v… rất tích cực cho việc thoát Trung (đây là chỗ dựa tốt cho “Phe 2” nếu phe này thực hiện việc tháo gỡ ách TRUNG CỘNG cùng lúc với sự chuyển đổi sang dân chủ như Miến Điện đã và đang thực hiện. Trong một bài báo mới đây, nhà văn cựu đảng viên CSVN Phạm Đình Trọng đã đau đớn: “… xác nhận tình trạng bệnh tật nặng đến mức bất tỉnh, hèn yếu đến không còn tư thế độc lập, tự chủ của Nhà nước VN cộng sản hiện nay, …” [[46]].
4- Chiến lược chuyển trục sang Á Châu của Mỹ chỉ gặp phải hai nước chống đối: Bắc Hàn & TRUNG CỘNG. Các nước tích cực với việc chuyển trục là Nhật, Úc, Nam Hàn, Indonesia, Phillipines, Ấn, Singapore, Brunei, Miến Điện, Thái Lan và Malaysia. Riêng Cambodia, Lào & VN lấp lửng, nhưng đáng kể nhất là cái chốt VN làm cho việc chuyển trục chậm lại từ 2009 đến 2013. Giờ đây chốt cản này đã được Mỹ, Nhật, Ấn & Úc liên thủ dẹp bỏ từ năm 2014 đến nay.
5- Liên tiếp từ cuộc viếng thăm VN của các tàu chiến Hoa Kỳ, các tướng Mỹ kể cả tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey thăm VN 4 ngày từ 13-8-2014 đến 16-8-2014, Bộ Trưởng Hải Quân Mỹ Ray Mabus cùng 2 tàu chiến Mỹ USS Fort Worth và USS Fitzgerald thăm Đà Nẵng từ 4 đến 10-4-2015, bên cạnh các nhà dân cử Hoa Kỳ và các giới chức cao cấp Mỹ từ 2013 đến nay, thì chiến lược chuyển trục của Mỹ đã có được tiến độ nhanh hơn trước. Nhật và Ấn cũng theo chân Mỹ vào hiện diện tại Biển Đông từ 2014 đến nay. Một “liên minh be bờ TRUNG CỘNG” không minh danh gồm Mỹ-Nhật-Ấn-Nam Hàn-Miến Điện-Singapore đã xuất hiện trong thực tế. Liên minh này tác động ít nhiều vào việc “thoát Trung” của chính quyền CSVN. Qua các sự kiện tích cực về trợ giúp mà Mỹ, Nhật, Ấn & Úc ra tay thực hiện công khai từ giữa năm 2014 đến nay, người ta có thể khẳng định là một bộ phận trong cán bộ & đảng viên CSVN đang chọn con đường “thoát Trung”
6- Nhưng nếu muốn tiến trình “chuyển hóa dân chủ” được thực hiện song hành với “thoát Trung” thì vẫn còn cần dùng đến thuyết phục, đấu tranh quần chúng và ngoại vận, để đẩy mạnh hơn kế sách tối hảo này. Kinh nghiệm về việc Mỹ & Âu Châu ban tặng cho nhóm quyền lực quân phiệt Miến Điện món hàng “Miễn Tố & Miễn Sai Áp Tài Sản Phi Pháp”cách đây vài năm đã gặt hái thành công khá mỹ mãn cho Miến Điện. Nhiều người cho rằng nếu Mỹ vận dụng phương tiện này với “Phe 1” & “Phe 2” nói trên thì tình hình thoát Trung và chuyển hóa độc tài sẽ tiến triển rất nhanh.
7- Tín hiệu công ty Mỹ cho không một công ty VN 1 tỷ Mỹ kim không phải là một thứ viện trợ kinh tế thông thường. Giả dụ là Microsoft hay Intel, hay Sony thì có đủ sức cho không 1 tỷ đô-la hay không? Vậy nguồn tiền này không phải từ 1 công ty tư nhân nào đủ hào phóng để cho không như thế, mà ngược lại phải từ một hay nhiều nguồn khác nhau. Vậy tín hiệu này cho thấy có xác suất phe nắm kinh tế tại VN đã thỏa thuận được điều gì đó với Hoa Kỳ nên nhận được phần thưởng đó khá nhanh.
Tóm lại,
i. Những nỗ lực thoát Trung của người VN trong khoảng giữa thế kỷ 20 (dinh Tê, chống Cải cách Ruộng đất…) không thành công vì đảng CSVN thao túng vận mệnh đất nước, thông qua những quyết định tuỳ tiện “nhập Trung”. Trong lúc đảng viên CSVN & người dân VN bị bưng bít hoàn toàn về tình trạng nhập Trung.
ii. Riêng quyết định “Thoát Trung toàn phần” có ghi trên hiến pháp CSVN 1980 là do TBT Lê Duẩn quyết định ngã hẳn vào vòng nô lệ Liên Sô, dựa trên sự tự mãn chiến thắng 30-4-1975, và dựa trên quyền lực độc tôn lúc bấy giờ.
iii. Những nỗ lực thoát Trung từ năm 1990 đến nay là một thực tế có thật, mạnh mẽ hơn nhiều lần so với thời trước, nhờ vào các yếu tố thuận lợi kể trên, cộng thêm sự hiểu biết rõ ràng hơn của đảng viên CSVN và người dân VN về Công hàm 1958, về Hội nghị Thành Đô, về hầu hết những điều mà chính quyền cố tình bưng bít, đặc biệt là về mức độ gian tham thiểu trí thiểu năng của một bộ phận quan chức CSVN, và điều quan trọng nhất của hệ quả nhập trung là tình trạng lạc hậu của VN so với cả Miên, Lào… Ngoài ưu thế truyền thông, người VN còn được trang bị thêm những kỹ năng sinh hoạt Xã Hội Dân Sự, Đấu tranh Bất bạo động v.v… Tất cả gộp lại cho phép người VN lạc quan về một tương lai tươi sáng hơn để vừa thoát trung, vừa chuyển hoá dân chủ cho đất nước và dân tộc mình.
Ngày nay chúng ta có chỗ dựa bền vững về kinh tế do khối các quốc gia tự do tư bản & giàu mạnh cung cấp, và liên minh Mỹ-Ấn-Singapore-Nhật-Úc trợ lực bảo vệ chủ quyền biển đảo và bờ cõi để bắt đầu ngay công cuộc phát triển quốc gia như Nam Hàn (mà chỉ cần 20 năm từ 1975 đến 1995 đã trở thành một con Rồng Á Châu được Mỹ và Nhật xem là đối tác bình đẳng) [[47]]
***
III. Giải tỏa nỗi e sợ “Thoát Trung” của người Việt trong nước
Trong kế hoạch thoát TRUNG CỘNG, nhiều người khá lo ngại ở 4 điểm:
1. VN quá lệ thuộc kinh tế với TRUNG CỘNG;
2. Một số địa thế VN tại vùng biên giới VN-TRUNG CỘNG, VN-Lào, VN-Kampuchia và các nơi có tiềm năng quân sự như Vũng Án [Hà Tỉnh], Cam Ranh… đã dành cho TRUNG CỘNG hoạt động dài hạn;
3. Tình báo TRUNG CỘNG có thể ra tay ám hại những nhân sự chống TRUNG CỘNG;
4. CỘNG chiếm đảo HS và TS.
Hãy thử phân tích từng điểm:
Điểm một, sự lệ thuộc kinh tế vào TRUNG CỘNG.
Xét về kinh tế, mới đây việc cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) tặng 1 tỷ đô-la cho Công ty TNHH Công Lý là tín hiệu rõ ràng nhất cho chúng ta thấy Hoa Kỳ rất hào phóng về viện trợ và giao thương kinh tế với VN [[48]].
Hơn nữa hiệp định TPP là xu thế chiến lược và Hoa Kỳ sẽ dùng TPP tương tự như một “liên minh EU”, nên khi VN gia nhập xong trong năm nay thì VN được bảo bọc bên trong một sức mạnh kinh tế (economic power) ngang bằng khối EU [[49]].
Vậy chúng ta có cần phải lo sợ TRUNG CỘNG áp bức chúng ta về kinh tế nữa không?
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc TRUNG CỘNG trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp VN. Nay các công ty TRUNG CỘNG cũng đang dần dần thâu tóm các công ty VN. Theo báo cáo của Cục Đầu Tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20-5-2014, vốn đầu tư FDI (Foreign Direct Investment) tại Việt Nam gồm có 16.589 dự án trị giá trên 239 tỷ USD.
Việc Trung Quốc nổi bật và trở thành đối tác có lượng vốn đầu tư tăng mạnh và đột biến từ 2010 đến nay là điều đáng quan tâm: Tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2014 đầu tư của Trung Quốc (chưa kể Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao) tại Việt Nam gồm có 1.029 dự án, trị giá 7.852 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 101 quốc gia có đầu tư tại Việt Nam. Riêng năm 2013 chiếm tới hơn 2, 3 tỷ USD, đứng hàng thứ 4 trong tổng số 101 quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam, với 110 dự án mới, trong đó dự án BOT (build-operate-transfer) Vĩnh Tân xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy bằng than tại Bình Thuận chiếm hơn 2.018 tỷ USD, đang gây tai họa môi trường và đang bị cư dân địa phương chống đối.
Trong số 17 lĩnh vực các đối tác TRUNG CỘNG đầu tư vào VN, các lĩnh vực bất động sản và dệt may có số vốn lớn nhất, có ý đồ chiếm dụng và khai thác giá nhân công rẻ. Đáng chú ý về ý đồ nầy là: Dự án xây dựng khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh), dự án khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng), dự án sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp ở Sài Gòn, dự án khai thác, kinh doanh khu công nghiệp bất động sản ở Tiền Giang và dự án dệt, sợi, nhuộm ở Nam Định.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư Trung Quốc đã bộc lộ dã tâm đón đầu để hưởng lợi từ Hiệp định TPP mà Việt Nam đang đẩy mạnh đàm phán thông qua, và cũng là thời điểm Việt Nam có khả năng kết thúc đàm phán về Hiệp định mậu dịch tự do với EU (EVFTA) trong thời gian tới. Bởi vậy nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã tới Việt Nam xây dựng nhà máy sản xuất nguyên vật liệu nhằm tận dụng cơ hội từ các hiệp định dành cho Việt Nam.
Trong tổng số 17 ngành Trung Quốc có đầu tư tại Việt Nam, đứng đầu là 5 lĩnh vực:
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo, với 704 dự án, tổng số vốn đầu tư 4.133.905 USD, chiếm 53% vốn đầu tư. Các ngành dệt may chiếm tỷ trọng lớn do các nhà đầu tư Trung Quốc muốn đón cơ hội hưởng thuế suất 0% khi Việt Nam tham gia TPP.
  • Sản xuất phân phối điện, hơi đốt, nước, với 03 dự án, tổng vốn đầu tư 2.046.770 USD, chiếm 28%.
  • Xây dựng, có 98 dự án, tổng số vốn đầu tư 559.616 USD, chiếm 7%.
  • Kinh doanh bất động sản, có 14 dự án, tổng số vốn đầu tư 461.827 USD, chiếm 6%; cộng thêm dịch vụ lưu trú.
  • Thực phẩm, có 12 dự án, tổng số vốn đầu tư 298.700 USD, chiếm 4%.
Năm lĩnh vực nói trên đã chiếm tổng cộng 98 % tổng vốn đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam, nhưng cho đến nay, TRUNG CỘNG chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn như Intel của Mỹ. Do đó việc thoát Trung về kinh tế không có gì khó khăn.
Khó khăn là các nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam (55/63 tỉnh, thành), trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh ven biển (22/28 tỉnh ven biển) và các thành phố, khu vực đông dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư, trong các địa phương có nhiều dự án đầu tư Trung Quốc là Hà Nội (202 dự án), tiếp đến là Sài Gòn (110 dự án), Bình Dương (100 dự án), Bắc Ninh (54 dự án), Long An (54 dự án), Hải Phòng (49 dự án)…
Nói chung các dự án đầu tư của Trung Quốc tại các địa phương đều tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản, chế tạo, luyện thép, bất động sản, xây dựng, dệt may, đồ gia dụng, phân bón, vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc. Đầu tư của Trung Quốc cũng đã hướng tới một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, như Lào Cai (22 dự án), Lạng Sơn (22 dự án), Cao Bằng (10 dự án), Hà Giang (6 dự án) và Lai Châu (3 dự án). Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam cũng mới chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu là chính, cụ thể là: Dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên; dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon và tuyển quặng ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp và dự án sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng; dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá, kinh doanh chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông ở Lạng Sơn; dự án khai thác khoáng sản và sản xuất than cốc ở Cao Bằng…vì vậy, hiệu quả FDI của Trung Quốc mang lại cho các địa phương này không cao.
Đầu tư FDI của TRUNG CỘNG tiềm tàng những khả năng có thể gây tổn hại tới nền kinh tế, như tận dụng những lợi thế cạnh tranh và những ưu đãi của nước sở tại để cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp nội địa, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nội địa có thể bị đánh bật ra khỏi thị trường do không đủ sức cạnh tranh để tồn tại và bị thôn tính. Mặt khác FDI của TRUNG CỘNG thường đặt nước nhận đầu tư phụ thuộc vào sự vận động của dòng công nghệ, cho dù công nghệ ấy phù hợp hay không còn phù hợp, đã lạc hậu hay thuộc các ngành gây ô nhiễm môi trường. Một vấn đề nữa là, doanh nghiệp FDI của TRUNG CỘNG có mục đích khai thác thị trường, vơ vét tài nguyên, tận dụng nhân công giá rẻ thu lợi nhuận, rồi khi rút khỏi nước nhận đầu tư, để lại những hậu quả nghiêm trọng khôn lường về nhiều mặt (Bauxite Tây Nguyên là một thí dụ điển hình).
Xét trên 2 phương diện lý thuyết và thực tiễn của FDI Trung Quốc tại Việt Nam suốt 23 năm qua, nhiều chuyên gia, học giả Việt Nam cho rằng “các doanh nghiệp Trung Quốc ít có khả năng nghiên cứu, phát triển chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật. Trang thiết bị, máy móc của các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, trình độ công nghệ đạt mức trung bình, thậm chí có trường hợp đưa máy móc đã qua sử dụng sang Việt Nam, hoặc một số dây chuyền thiết bị từ nhiều nguồn, lai ghép nhiều thế hệ, nhiều nước khác nhau nên không đồng bộ. Công nghệ sử dụng trong các dự án nhiệt điện đều thuộc loại trung bình, có thiết bị đã qua sử dụng được tái tạo, nâng cấp về kỹ thuật với mức giá thấp”.
Nói về sự lấn lướt của các doanh nghiệp Trung Quốc, có chuyên gia nhận xét “Các doanh nghiệp Trung Quốc đã biết cách lợi dụng các hạn chế về môi trường đầu tư của Việt Nam, sự thiếu giám sát của các cơ quan chức năng để gia tăng ảnh hưởng, chèn ép sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngay cả trong sản xuất nông nghiệp, lương thực… đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế khó khăn”. Nhiều ý kiến của chuyên gia và học giả nước ngoài cho rằng “Việt Nam chỉ thích hợp với những dự án sản xuất gia công, không thích hợp với những dự án công nghệ cao, do vậy FDI của Trung Quốc chỉ quan tâm đến những dự án sản xuất gia công, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh ngay trên sân nhà của mình và FDI của Trung Quốc tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng xấu cho môi trường và an ninh quốc gia của Việt Nam”.
Một số ý kiến khác cho rằng “Doanh nghiệp Trung Quốc chọn lựa Việt Nam là nơi đầu tư nhằm mục đích thông qua việc thành lập các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam để tiến vào thị trường ASEAN. Nói cách khác thị trường Việt Nam được coi là bàn đạp để các doanh nghiệp Trung Quốc thâm nhập vào thị trường ASEAN dưới danh nghĩa là một doanh nghiệp Việt Nam”. Chẳng hạn như Công ty YULUN Giang Tô (Trung Quốc) đã tiến hành dự án xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm, với vốn đầu tư 68 triệu USD tại Nam Định là biểu hiện điển hình. Mục đích chính của YULUN là muốn mượn Việt Nam như một bàn đạp để tiến vào thị trường Mỹ, vốn được biết đến là thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn khó khăn với nhiều rào cản”. Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan “Hải Dương 981” trái phép trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về FDI của Trung Quốc tại Việt Nam và cho rằng “Dĩ nhiên là đầu tư của TRUNG CỘNG vào VN có những ích lợi ít nhiều cho nhân dân VN, nhưng không phải là không có tác hại. Nếu nghiên cứu sâu rộng chúng ta sẽ thấy tác hại lớn hơn nhiều so với lợi ích”.
Những gì đã bộc lộ cho thấy như sau:
– Thứ nhất, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua thực sự chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện hiện có, vẫn ở quy mô nhỏ, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất thông thường. Theo Báo cáo của Hội đồng Đầu tư Campuchia, cho đến nay TRUNG CỘNG đã đầu tư vào Campuchia 522 dự án với tổng số vốn lên tới 9, 8 tỷ USD so với gần 500 dự án với 7, 8 tỷ USD vào VN.
– Thứ hai, FDI của TRUNG CỘNG không chú ý đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, chỉ chú ý nhiều đến khai thác tài nguyên của VN. Đây là cơ cấu đầu tư không mong đợi, vì việc khai thác và sơ chế các loại quặng ở VN để chuyển nguyên liệu (than, quặng, thiếc…) về TRUNG CỘNG không mang lại lợi ích kinh tế cho VN, tác động lan tỏa, tác động xấu đến môi trường và sự phát triển bền vững của VN. Thực tiễn cho thấy, TRUNG CỘNG đã đầu tư rất nhiều dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên trải dài suốt từ Bắc đến Nam Việt Nam). Tình hình này đã gây nên sự xáo trộn trong quy hoạch ngành, vùng, miền kinh tế của Việt Nam. Mặt khác nếu quản lý các dự án này không tốt, sẽ còn gây nên nguy cơ về ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của Việt Nam.
– Thứ ba, vấn đề lao động Trung Quốc theo sau các dự án FDI của TRUNG CỘNG ngày càng phức tạp, nếu không sớm có giải pháp thì rất có thể trở thành vấn đề “quốc nạn”.Thật vậy, FDI của TRUNG CỘNG đi đến đâu kéo theo người lao động TRUNG CỘNG di dân đến đó. Công nhân Trung Quốc có mặt hầu khắp các công trình của Trung Quốc đầu tư hoặc nhận thầu ở Việt Nam. Tại Hải Phòng, hiện số lao động Trung Quốc tại công trường nhà máy nhiệt điện số 2 (xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) có gần 1.300 người. Lao động Trung Quốc áp đảo về lực lượng, nên số ít lao động người Việt Nam may mắn tìm được việc ở đây luôn bị xử ép mà không biết kêu ai.
– Điều đó xuất phát từ việc các doanh nghiệp FDI TRUNG CỘNG thường không thành lập công đoàn, vi phạm Luật đầu tư của VN. Trong khi đó, các công đoàn chính là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động. Tại Ninh Bình, trên công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Trung Quốc đang làm việc. Tại Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang… đâu đâu cũng nhan nhản người Trung Quốc lao động trong các dự án đầu tư của Trung Quốc. Ở các tỉnh thành miền Trung và miền Nam như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương… lao động Trung Quốc đổ về ngày càng nhiều. Theo báo cáo ngày 19/3/2014 về tình hình lao động nước ngoài của Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh, hiện khu kinh tế Vũng Áng có 3.730 người nước ngoài, chủ yếu là người TRUNG CỘNG, trong đó 1.560 người được cấp giấy phép lao động. Nhiều người TRUNG CỘNG sang VN bằng đường du lịch và sau đó ở lại làm thuê. Tại tỉnh Trà Vinh, hiện có 920 lao động, hầu hết là người TRUNG CỘNG, đang làm việc tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Thế nhưng trong đó chỉ có 517 lao động được cấp giấy phép lao động, còn lại không có giấy phép, hoặc bằng con đường Visa du lịch. Tại Bình Thuận, số lượng lao động TRUNG CỘNG đổ về xã Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) để thi công công trình Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân trong những năm gần đây rất đông, biến nơi này thành “làng TRUNG CỘNG”. Tính đến tháng 12 năm 2013 lao động Trung Quốc tại Bình Thuận lên đến 610 người.
– Người TRUNG CỘNG ồ ạt đến cùng với FDI của TRUNG CỘNG, điều đáng nói là rất nhiều trong số họ là lao động phổ thông trái phép, làm ăn, buôn bán, vi phạm pháp luật, gây ra các vấn đề tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự địa phương… Trong khi Việt Nam đang tích cực đưa lao động sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia để giải quyết công ăn việc làm cho lượng lao động dư thừa, nhàn rỗi, việc nhà đầu tư Trung Quốc ít sử dụng lao động VN đã ảnh hưởng lớn đến chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam.
– Điều đáng nói hơn nữa là trong thời đại ngày nay luồng di dân thường đi từ nước nghèo khó, kém phát triển, đến những nước phát triển có thu nhập cao hơn, thì sự hiện diện của hàng ngàn công nhân Trung Quốc tại những “biệt khu” ở Việt Nam – quốc gia có thu nhập thấp hơn Trung Quốc nhiều lần, lại là điều bất thường, thật sự khó lý giải !!?
– Như đã nói, trên thực tế FDI TRUNG CỘNG đầu tư vào VN không nhiều như các nước khác, nhưng mức độ hưởng lợi lại cao hơn rất đáng kể từ chính các dự án ODA nước ngoài đầu tư vào VN. Việc lao động nước ngoài tràn lan ở Việt Nam, rõ ràng chỉ đang xảy ra đối với nhà đầu tư TRUNG CỘNG. TRUNG CỘNG đang đi ngược lại hoàn toàn mục đích, quy định, luật pháp về FDI mà bất kể đối tác đầu tư nào cũng phải tuân thủ. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp không được tuyển dụng lao động phổ thông là người nước ngoài vào làm việc tại VN. Theo Nghị định 102 ban hành năm 2014 và Thông tư 03 hướng dẫn thực hiện có hiệu lực từ ngày 01-3-2014, VNkhông chấp nhận lao động phổ thông nước ngoài vào VN làm việc, kể cả các công việc cần chuyên gia, giám đốc điều hành hay lao động kỹ thuật nếu người VN có thể đáp ứng được thì cũng phải tuyển lao động VN. Do đó, việc lao động TRUNG CỘNG làm các công việc lao động phổ thông tại các công trình và dự án ở VN là không phù hợp với luật pháp, cần phải có sự tăng cường, kiểm soát buộc họ phải thực hiện nghiêm khắc.
– Thứ tư, FDI của Trung Quốc yếu kém trong chuyển giao công nghệ, phần lớn là công nghệ lạc hậu hay thuộc các ngành gây ô nhiễm môi trường. Mục tiêu của TRUNG CỘNG là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và công nghệ không cao ra nước ngoài. Đây chính là mưu đồ lớn nhất của các doanh nghiệp FDI TRUNG CỘNG tại VN.
– Với lợi thế giá rẻ, nhiều loại máy móc thiết bị từ TRUNG CỘNG đang được nhập khẩu theo đơn đặt hàng ở mọi mức giá cho doanh nghiệp VN. Giá rẻ là yếu tố giúp các dây chuyền sản xuất cũ của TRUNG CỘNG lấn lướt trên thị trường so với hàng nội địa và hàng nhập khẩu từ các thị trường công nghệ từ Mỹ, EU, Nhật Bản… Bên cạnh đó, một yếu tố khác khiến hàng chất lượng thấp của Trung Quốc tràn lan là do “kẽ hở” chính sách. Cụ thể, nhiều dây chuyền, máy móc nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% nên cạnh tranh khá dễ dàng với hàng trong nước như máy công cụ, máy sản xuất giấy, máy đóng hộp và nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất khác.
– Do đó, có nhiều mối quan ngại rằng việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc có thật sự hiệu quả? Hay VN là nước tiêu thụ lại công nghệ lỗi thời, lạc hậu cho TRUNG CỘNG… Việc nhập khẩu công nghệ, thiết bị về chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn đã hư hỏng rõ ràng là vấn đề cần phải xem xét. Theo khảo sát đối với các cán bộ quản lý thuộc Bộ và Sở Kế hoạch và Đầu tư thì 66% cho rằng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp TRUNG CỘNG là trung bình và hơn 33% còn lại cho rằng trình độ công nghệ của họ là kém và tiêu hao nhiều năng lượng. Khi mà trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc như vậy thì sự chuyển giao công nghệ sang VN, dù có diễn ra, cũng chỉ gọi là nỗ lực đùn đẩy công nghệ lạc hậu cho Việt Nam.
– Thứ năm, Các doanh nghiệp FDI của TRUNG CỘNG thường mang theo máy móc thiết bị, kể cả những thứ VN đáp ứng được. Nhiều máy móc TRUNG CỘNG mang sang VN là những máy móc mà VN có thể sản xuất được. Cùng với FDI, TRUNG CỘNG còn nhập vào VN hàng hoá tiêu dùng rẻ mạt, bóp chết một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng của nước sở tại nhất là những ngành mới phôi thai.
– Những cảnh báo nói TRUNG CỘNG “âm thầm” thâu tóm doanh nghiệp Việt đang ngày càng nhiều trên truyền thông và dư luận. Trên thực tế, có thể thấy một số thương vụ đáng kể như công ty Firstland (TRUNG CỘNG) đã trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (BMI) với tỷ lệ sở hữu 5, 63%. Cuối tháng 12 năm 2013 vừa qua, Gaoling, một quỹ của nhà đầu tư TRUNG CỘNG, cũng đã chi 40 triệu USD để mua 6, 2 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn thứ 2 của công ty Vinacafe Biên Hòa. Nguy cơ ở đây chính là do doanh nghiệp tư nhân không được tạo điều kiện phát triển, doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, nên phải dựa ngày càng nhiều vào đầu tư nước ngoài.
– Việc TRUNG CỘNG đưa lao động, máy móc thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu sang làm việc tại các dự án FDI tại VN có thể là do hối lộ, tham nhũng và mua chuộc, vì vậy TRUNG CỘNG mới có khả năng lợi dụng chính sách, chèn ép sự phát triển của các doanh nghiệp VN [[50]].
Alan Phan, một kinh tế gia nhiều kinh nghiệm về kinh tế của cả VN & TRUNG CỘNG, cho rằng TRUNG CỘNG thống trị kinh tế VN và điều này là vũ khí để TRUNG CỘNG tóm thu lợi ích, bởi vì TRUNG CỘNG là đối tác thương mại lớn nhất của VN với một mức trao đổi 50 tỷ USD (2013) mà cán cân thiệt hại nghiêng về phía VN. Cụ thể là năm 2012 VN nhập khẩu từ TRUNG CỘNG một trị giá là 28, 7 tỷ USD; năm 2013 lên tới 36, 9 tỷ USD và năm 2014, kim ngạch nhập khẩu từ TRUNG CỘNG đạt 43, 8 tỷ USD, tăng 6, 93 tỷ USD so với năm 2013 [[51]].
Theo Cục Thống Kê VN, VN nhập siêu (deficit) hơn 5 tỷ USD từ TRUNG CỘNG trong 2 tháng đầu năm 2015. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2015, cũng cho thấy chênh lệch thương mại giữa VN và TRUNG CỘNG tiếp tục nới rộng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tháng 2/2015 VN đã nhập khẩu 3 tỷ USD từ thị trường này, trước đó, vào tháng Một là 4, 4 tỷ USD. Cộng dồn con số nhập khẩu 2 tháng lên tới 7, 4 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, tháng Hai VN xuất khẩu sang TRUNG CỘNG là 997 triệu USD, tính chung 2 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 2, 3 tỷ USD.
Như vậy, tính trong 2 tháng đầu năm nay, VNđã nhập siêu từ TRUNG CỘNG lên tới 5, 1 tỷ USD, gấp đôi cùng thời điểm năm 2014, khoảng 2, 8 tỷ USD.
Có thể thấy, sản phẩm VN xuất sang TRUNG CỘNG thường dưới dạng thô, nguyên liệu trong khi nhập về sản phẩm hoàn thiện. Đơn cử, VN đang xuất khẩu mủ cao su để nhập về vỏ ruột xe của TRUNG CỘNG; xuất than, khoáng sản và nhập về sắt thép…
Theo Tập đoàn Điện lực VN (EVN), mỗi năm VN phải nhập khẩu vài tỷ kWh điện từ TRUNG CỘNG để cung cấp cho 13 tỉnh phía Bắc. Theo Lê Quốc Phương, năm 2010, thương mại Việt -Trung đã phục hồi trở lại. Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của VN sang TRUNG CỘNG là gần 3 tỷ USD trong khi nhập khẩu từ TRUNG CỘNG là 9, 9 tỷ USD [[52]].
Năm 2008, TRUNG CỘNG được VN nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện (strategic partnership), nhưng theo Ralph Jennings thì vào năm 2015 này, VN đang trở thành một nơi chế xuất giống như một TRUNG CỘNG mới [[53]]. Trong khi đó, các công ty quốc doanh đồ sộ của TRUNG CỘNG lại được lệnh dừng đầu tư vào VN [[54]].
Tuy vậy, theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương nhận định thì TRUNG CỘNG không dễ gây hấn ồ ạt về kinh tế đối với VN, dù chúng ta cương quyết thoát Trung. Bởi vì:
– Một là quan hệ thương mại của TRUNG CỘNG với VN không chỉ là quan hệ giữa hai nước mà quan hệ đa quốc gia. Bởi 60% hàng hoá linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu mà TRUNG CỘNG xuất sang VN chính là của các tập đoàn nước ngoài lớn đang đầu tư sản xuất kinh doanh tại TRUNG CỘNG từ cả chục năm nay. Điển hình cho câu chuyện này là việc Samsung nhập hơn 20 tỷ USD từ TRUNG CỘNG để làm đầu vào cho cứ điểm sản xuất smartphone toàn cầu ở VN. Liệu, TRUNG CỘNG có muốn làm gì đó gây tổn hại cho chính đối tác mua hàng của mình lớn như vậy?
– Hai là xét về tổng thể lợi ích, vài chục tỷ USD mỗi năm mà TRUNG CỘNG xuất sang VN nếu so với cả nền kinh tế ở TRUNG CỘNG là nhỏ, nhưng lợi nhuận mang lại từ đây cũng phải vài tỷ USD. Nếu TRUNG CỘNG dừng một ngành hàng xuất sang VN thì cũng sẽ ảnh hưởng không chỉ tới lợi nhuận mà còn tới hàng trăm ngàn lao động ở TRUNG CỘNG.
– Ba là, VN đã gia nhập WTO, đã và đang tham gia nhiều hiệp định cam kết song phương, đa phương như các FTA, ASEAN + TRUNG CỘNG, tới đây là TPP. Nếu TRUNG CỘNG động chạm tới VN thì sẽ là động chạm lợi ích kinh tế của nhiều bên. Trong đó, có cả TRUNG CỘNG và những cường quốc lớn khác.
– Cuối cùng, mà TS Võ Trí Thành nhấn mạnh, là nếu TRUNG CỘNG gây hấn về kinh tế với VN thì hình ảnh của TRUNG CỘNG trên thế giới sẽ xấu đi và càng khiến thế giới lo ngại[[55]].
Do đó, chúng ta thấy là nền kinh tế VN dù đang dựa 60% trọng lượng (weight) trên giao thương với TRUNG CỘNG, nhưng vẫn quá nhỏ so với “tổng trị giá” sức mạnh kinh tế của TPP. Do vậy TPP dư sức bù trừ cho chúng ta một lợi thế kinh tế lớn hơn con số trọng lượng 60% này rất nhiều. Ví dụ về cuộc khủng khoảng kinh tế tại Hy Lạp (thuộc khối EU) suốt mấy năm qua mà Hy Lạp vẫn đứng vững do 3 nước mạnh về kinh tế là Anh, Pháp & Đức trong EU giúp đỡ, thì so ra, Hoa Kỳ, Nhật và Úc & Canada của TPP hiện có sức mạnh về kinh tế lớn hơn cả Anh, Pháp & Đức của EU để giúp VN “thoát Trung” kinh tế. [TPP bao gồm Mỹ, Úc, Canada, Nhật, Singapore, New Zealand, Peru, Mexico ….].
Đến cuối năm 2007, Nhật Bản đã đầu tư ở VN925 dự án với tổng vốn đầu tư là 9, 04 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước đầu tư vào VN. Còn các nhà đầu tư Đài Loan coi VN là “sự chuẩn bị cho đầu tư vào Đại lục TRUNG CỘNG” nên đến tháng 12-2008, Đài Loan đầu tư ở VN 1940 dự án với tổng vốn đầu tư là 19, 65 tỷ USD, đứng đầu trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN. Năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư mới vào VN 20, 23 tỷ USD (FDI), chỉ bằng 93, 5% so với năm 2013, nhưng trong số 60 quốc gia có dự án đầu tư hữu ích tại VN, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 7, 32 tỷ USD, chiếm 36, 2% tổng vốn đầu tư mới vào VN; Hồng Kông đứng vị trí thứ hai, Singapore đứng vị trí thứ 3, tiếp theo là Nhật Bản… Điều đáng ngạc ngạc nhiên là từ Tháng 7/2014 cho đến nay, báo tiếng Anh “Thanh Niên News” của chính phủ VN đã cho đăng nhiều bài cổ vũ cho việc thoát Trung về kinh tế như:
– “Vietnam’s economists raise concerns about China’s dominance in development projects – Kinh Tế gia VN nêu bật mối quan tâm về ưu quyền của TRUNG CỘNG trong các dự án phát triển” [[56]].
– “Vietnam needs to boost reform to reduce reliance on China: HSBC – VN cần canh tân mạnh mẽ để giảm thiểu ỷ lại vào Tàu” [[57]].
– “Vietnam needs to reduce dependence on China: economists – Nhiều kinh tế gia đòi giảm thiểu sự lệ thuộc vào TRUNG CỘNG, 02/06/2014” [[58]].
Điều cần lưu tâm về “Khối TPP” là: TPP không giống WTO vốn thuần tuý thương mại và không thuần nhất như khối EU (vừa kinh tế vừa chiến lược chính trị). Cũng cần lưu ý thêm là khi VN đã sẵn sàng ký gia nhập WTO trước đây thì TRUNG CỘNG, thông qua Đỗ Mười & Lê Đức Anh, đã dùng thủ đoạn ngăn chận không cho Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đặt bút ký kết tại Úc Châu, làm cho VN gia nhập WTO sau TRUNG CỘNG rất lâu, thậm chí, sau cả Cambodia (“Trâu chậm uống nước đục”), cho nên hy vọng chúng ta đã học được bài học kinh nghiệm đó cho lần gia nhập TPP này.
[Cũng có khả năng là Chủ tịch Tập Cận Bình (TCB) đã kín đáo yêu cầu trực tiếp với ông NPT trong cuộc hội kiến tháng 4–2015 vừa rồi tại Bắc Kinh rằng ‘VN nên trì hoãn ký kết TPP hoặc VN đừng gia nhập TPP’, để phá hoại chiến lược xoay trục về Á Châu của Hoa Kỳ. Nhưng dù kín đáo đến đâu thì động thái của ông NPT trong cuộc hội đàm Obama-NPT sắp tới tại Washington DC cũng sẽ có dấu chỉ cho chúng ta biết nỗ lực của TRUNG CỘNG ngăn chận VN gia nhập TPP này mạnh tới đâu].
Xét về sức mạnh kinh tế hiện thời của TRUNG CỘNG thì chúng ta thấy ngay là song song với việc xoay trục về Á Châu, các công ty đầu tư quốc tế của các quốc gia tư bản đang rút vốn và chuyển nhà máy ra khỏi TRUNG CỘNG, sang ĐNÁ và Ấn Độ [[59]].
Do vậy ông Tập Cận Bình đang bị bắt buộc phải chuyển trọng tâm kinh tế TRUNG CỘNG, từ gia công hàng tiêu dùng thông thường cho thế giới, sang “tiêu thụ nội địa”, nên đây chính là thời điểm kinh tế TRUNG CỘNG đang lâm vào “điểm chuyển dịch” (economic turning point) không dễ dàng chút nào: Vì quần chúng nội địa TRUNG CỘNG còn nghèo, đâu dám chi tiêu hào phóng như 1 tỷ khách hàng Mỹ, Âu Châu, Nhật, Úc, Canada vốn là người tiêu thụ hàng xuất khẩu rẻ tiền của TRUNG CỘNG suốt 20 năm qua. Chưa kể đến các yếu kém như việc đô-la chạy ra khỏi TRUNG CỘNG do tư bản đỏ TRUNG CỘNG đang lo đào thoát trước thủ đoạn “đả hổ diệt ruồi” của TCB, song song với các nhà giàu TRUNG CỘNG đang chuyển vốn sang Canada, Mỹ, Úc, Âu Châu để hạ cánh an toàn khi TRUNG CỘNG có biến loạn nội bộ. Ngày 02-3-2015, tạp chí The National Interestcho đăng một bài nghiên cứu của Peter Mattic dưới tiêu đề “Ngày Tận Thế: Chuẩn Bị Cho Sự Sụp Đổ Của Chính Quyền TRUNG CỘNG” cho thấy TRUNG CỘNG đang đứng bên bờ vực thẳm [[60]]. Điều thú vị là ngay sau đó ngày 09-3-2015, www.nguyentandung.org (không rõ nguồn gốc) đã cho dịch và đăng nguyên văn bài báo nầy, mà không sợ sự nhạy cảm nào đối với TRUNG CỘNG, vì sao thì trên kia đã có câu trả lời [[61]].
Sức mạnh kinh tế TRUNG CỘNG đang giảm nhanh như thế thì làm sao TRUNG CỘNG có thể dùng sức mạnh đó chi phối trên trị giá 60% mức lệ thuộc kinh tế TRUNG CỘNG của VN? Mình lo tự cứu chưa xong thì sức đâu đi áp lực kinh tế lên VN? 
Hơn nữa, mức lệ thuộc kinh tế của VN đối với TRUNG CỘNG đến 60% không chắc đã sát thực tế, vì kinh tế VN còn sống là nhờ kiều hối 14 tỷ mỹ kim hàng năm do Việt kiều và công nhân lao động xuất khẩu gởi về trong nước, chứ không do 60% giao thương với TRUNG CỘNG.
Mức độ 60% lệ thuộc kinh tế TRUNG CỘNG chỉ đáng ngại ở điểm tiêu cực là đã tàn phá môi trường sinh thái và sức khỏe quần chúng VN (hàng hoá nhiễm độc & không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu). Thoát được 60% lệ thuộc kinh tế này, người Việt sẽ có được một môi trường sống trong sạch và một sức mạnh kinh tế bền vững và mới mẻ trong khuôn khổ WTO & TPP. Cụ thể nhất là nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đang xây dựng nhưng khói và bụi than đã tạo ô nhiễm môi trường sống của toàn dân huyện Tuy Phong – Bình Thuận gây phẫn uất cho cư dân địa phương. Vì vậy hôm 14-4-2015 hàng nghìn người đã biểu tình ôn hòa đòi VN & TRUNG CỘNG ngưng dự án này, gây ùn tắc đến 50 km trên Quốc lộ 1A. Nhưng công an đã đàn áp bằng lựu đạn khói và hơi cay vào chiều 15-4-2015 khiến cho bạo động xảy ra giữacông an và nhân dân và gây cho nhiều người bị thương và công an phải rút lui sau khi bị người dân dùng gạch đá và bom xăng tự chế ném trả về phía công an. Cả hai công trình nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và 2 ở Bình Thuận đều do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải (TRUNG CỘNG) đầu tư [[62]].
Thử xem sản lượng kinh tế của nước Mỹ là gần 18 ngàn tỷ USD một năm, bằng 22% sản lượng thế giới. Đến 70% của sản lượng này là tiêu thụ, tương đương với khoảng 12 ngàn tỷ 500 triệu USD. Trong con số tiêu thụ đến hơn 12 ngàn tỷ ấy, chỉ có chừng 12% là nhập cảng, phần còn lại là do thị trường nội địa sản xuất lấy. Phần nhập cảng đó, trị giá khoảng 1.500 tỷ USD (một ngàn năm trăm tỷ USD) là nguồn sống của nhiều quốc gia muốn bán hàng cho Mỹ. Đứng đầu trong số này là TRUNG CỘNG, Nhật và Đức, ba nền kinh tế lệ thuộc mạnh vào xuất cảng. Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 19% số xuất cảng của TRUNG CỘNG, gần 18% xuất cảng của Nhật và 9% của nước Đức. Vậy sau khi vào TPP, kinh tế VN sẽ tối thiểu được hưởng lợi một phần nhỏ trong số 1.500 tỷ USD mà Mỹ cần nhập cảng mỗi năm. Nếu VN chỉ xuất được khoảng 50 tỷ USD sang Hoa Kỳ thì có còn lo sợ thiếu thị trường xuất khẩu hay không?
Ở đây có một bài học rất thực tế cho người VN. Đó là việc Miến Điện (MĐ) đã thoát Trung từ 3-4 năm trước, ngay khi MĐ huỷ bỏ dự án khai thác mỏ đồng, dự án lập cảng biển & xây xa lộ, xây đập thuỷ điện, v.v… trị giá chung hàng trăm tỷ Mỹ Kim do TRUNG CỘNG đầu tư, ngoại trừ 2 đường ống dẫn khí đốt và dẫn dầu hỏa cho TRUNG CỘNG từ hải cảng nước sâu Made Island của MĐ (lợi thế của MĐ) [[63]]. Thế mà từ đó đến nay MĐ vẫn đứng vững, dù là vào cái thời điểm “thoát Trung” toàn diện đó, kinh tế MĐ thấp hơn kinh tế VN hiện nay rất nhiều lần. Tại sao? Vì đơn giản là có EU và Mỹ giúp [[64]]. Chẳng những kinh tế đứng vững và phát triển sau khi thoát Trung mà mới đây MĐ còn dám đem bom dội trên lãnh thổ TRUNG CỘNG ngay vùng phiến quân ẩn núp trên lãnh thổ TRUNG CỘNG [[65]]. Hơn nữa, từ năm 2010 khi MĐ quyết định thoát Trung toàn phần thì kinh tế MĐ lúc đó vô cùng yếu kém vì bị cấm vận và cô lập suốt gần 15 năm độc tài quân phiệt từ 1990, nhưng sau 4 năm từ 2010 đến nay MĐ đang đi lên về kinh tế trông thấy rất rõ [[66]]. 
Xét đến ngân hàng AIIB (Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng châu Á) do TRUNG CỘNG vừa mới thành lập đã có cánh tay mặt của Mỹ là Vương quốc Anh cùng với Đức, Pháp tham gia, thì TRUNG CỘNG làm thể nào một mình chi phối nổi ngân hàng này, dù phần lớn vốn thành lập do TRUNG CỘNG tài trợ [[67]].
Nói tóm lại, ở điểm 1, sự chi phối kinh tế của TRUNG CỘNG đối với VN không phải là một mối lo đến mức trói tay, một khi chúng ta cùng thấy ra như nhau các luận điểm vừa trình bày bên trên: 1) Hiệu quả FDI của Trung Quốc mang lại cho các địa phương đầu tư không cao; 2) Quan hệ thương mại của TRUNG CỘNG liên quan đến VN là quan hệ đa quốc gia; 3) TRUNG CỘNG không thể chọn lựa giải pháp ngưng xuất khẩu qua VN, vì sẽ bị thiệt hại nội địa rất lớn; 4) TRUNG CỘNG cũng sẽ không dám mạnh tay về kinh tế đối với VN, vì không muốn đụng chạm tới lợi ích kinh tế của nhiều cường quốc trong khối WTO, FTA, TPP…; 5) TRUNG CỘNG không muốn thế giới lo ngại hay tự làm cho hình ảnh TRUNG CỘNG xấu đi khi quyết định gây hấn kinh tế với VN.; 6) TRUNG CỘNG tự thân còn đang dồn sức tìm kiếm lời giải cho chính nguy cơ sụp đổ guồng máy kinh tế-chính trị của nó.
Đồng thời, những tấm gương thoát Trung ngoạn mục trước đây của Singapore và gần đây của Miến Điện cho ta thấy không có gì đáng lo về sự chi phối kinh tế của TRUNG CỘNG đối với VN. Việc thổi phồng “kinh tế sẽ nguy ngập nếu thoát Trung” chỉ nhằm vào việc “hù dọa” giới cai trị VN chứ không phải người dân VN.
Ngược lại, chiến lược thoát Trung về mặt kinh tế sẽ giúp cho VN ta tránh được một số quốc nạn: a) TRUNG CỘNG không thể đón đầu hưởng lợi khi VN gia nhập TPP & EVFTA; b) TRUNG CỘNG không còn giữ được vị thế hàng đầu về FDI để thôn tính các Cty VN; c) Kinh tế VN có cơ hội thoát được tình trạng sản xuất gia công như sân sau của TRUNG CỘNG; d) VN không còn là nơi để TRUNG CỘNG đùn đẩy thiết bị lạc hậu; e) VN không còn là bàn đạp kinh tế để TRUNG CỘNG tiến vào ASEAN; f) VN tránh được rất nhiều nguy cơ phá nát hệ sinh thái môi trường và cạn kiệt tài nguyên quặng mỏ; g) VN cũng chận đứng được tình trạng công nhân TRUNG CỘNG ô hợp và tạo ra nguy cơ quốc phòng v.v… 
***
Điểm hai, là một số địa thế VN tại vùng biên giới VN-TC, VN-Lào, VN-Cambodia và các nơi có tiềm năng quân sự như Vũng Áng [Hà Tỉnh], Cam Ranh, bán đảo Sơn Chà (Đà Nẵng), rừng đầu nguồn, v.v… đã cho TRUNG CỘNG hoạt động dài hạn có phải là khó khăn nan giải cho việc thoát Trung hay không?
Dù TRUNG CỘNG đã xây rào tường bao bọc và cấm người VN vào bên trong các khu vực này, nhưng liệu công nhân TRUNG CỘNG làm gì trong đó có che mắt được vệ tinh ghi hình của Mỹ và nhân viên CIA trà trộn vào bên trong?
Vụ sập giàn giáo sau 2 tiếng nổ, lộ ra đường hầm của Cty Formosa (Đài Loan hay TRUNG CỘNG đều là Tàu) ở Vũng Áng cho chúng ta thấy gì [[68]]?
Rõ ràng là những khu vực đã nhượng cho Tàu không có gì là bất khả xâm phạm. Chỉ có sự rụt rè của một bộ phân trong giới cai trị hiện giờ tự trói tay họ lại.
Một chiến thuật mềm sẽ được đề nghị bởi một nhóm chuyên viên trong nước & hải ngoại để tư vấn cho chính quyền thoát Trung, khi chính quyền thực sự đoàn kết mọi lực lượng chính trị cùng quyết tâm thoát Trung để xây dựng một VN ổn định mà không làm thiệt hại quyền lợi của bất cứ phe nhóm nào, kể cả đảng CSVN.
Chiến thuật này sẽ giúp lấy lại các vùng đất đã nhượng cho TRUNG CỘNG dù 50 hay 70 năm. Hơn nữa, người ta chưa quên là sau khi Tôn Văn nắm chính quyền tại TRUNG CỘNG sau cách mạng Tân Hợi, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã huỷ bỏ các hiệp ước nhượng đất bất bình đẳng mà nhà Thanh hèn yếu đã ký kết với Tây Phương như Anh, Bỉ, Pháp, Mỹ, Đức, v.v…  [[69]].
Ngày nay các hiệp ước kinh tế bất bình đẳng càng khó tồn tại hơn nếu đưa ra trước quốc tế, để giành sức hậu thuẫn ngoại giao của các nước trong những khối WTO, TPP, EU … nhằm vô hiệu hoá.
Người Việt cần học hỏi Miến Điện để biết thêm cách thức huỷ bỏ các hiệp ước kinh tế bất công với TRUNG CỘNG. Xã hội dân sự quốc tế về môi sinh, hoà bình xanh (green peace) sẽ được người Việt hải ngoại vận động lên tiếng hậu thuẫn cho việc kết án TRUNG CỘNG khai thác kinh tế làm hại môi sinh tại VN và hỗ trợ chính phủ VN huỷ bỏ hoặc thay đổi các hiệp ước đó, công việc này gần như rơi đúng vào sở trường của người Việt hải ngoại.
Chốt lại, ở điểm 2, người Việt sẽ mất thêm một số công sức và thời gian, nhưng rõ ràng đây không phải là vấn đề không giải quyết được.
***
Điểm balà vấn đề lo ngại “Tình báo TC có thể ra tay ám hại những nhân sự chống TC”.
Nói về tình báo, người ta không quên hai cơ quan tình báo đứng đầu thế giới hiện nay là CIA của Mỹ, hay MI5 & MI6 của Vương quốc Anh (người ngoài hay lầm lẫn với FBI của Mỹ hay Scotland Yard của Anh – là các cơ quan chỉ lo an ninh nội địa).
Câu hỏi đặt ra là: Sau hai mươi năm bang giao Mỹ-Việt, liệu Mỹ đã tái lập xong mạng lưới thu thập tin tức của CIA tại VN hay chưa? Với độ tiến hoá thần kỳ của kỹ nghệ tin học ngày nay, đối chiếu với trình độ tin học của an ninh VN, nhiều nhà phân tích cho rằng không còn nghi ngờ gì nữa về việc Hoa Kỳ hoàn tất từ lâu sứ mệnh thiết lập mạng lưới an ninh tình báo đó.
Đại sứ Mỹ Ted Osius mới đây công khai lên tiếng tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội rằng bang giao Việt Mỹ “không gì là không có thể” (nothing is impossible) và nhấn mạnh câu này bằng cách lặp lại đến 5 lần [[70]]. Điều đó có nghĩa là “cái gì cũng có thể xảy ra trong việc bang giao giữa Mỹ và VN”, và không ai cản trở được. Như vậy, khi Mỹ ra tay trợ giúp VN thoát Trung, thì hầu như mạng lưới CIA của Mỹ đã nắm chắc là dư sức đè bẹp tình báo Hoa Nam tại VN.
Lại thử hỏi tại sao ông Nguyễn Bá Thanh bị đột tử, có phải là tình báo Hoa Nam của TRUNG CỘNG không đủ sức bảo vệ nổi con bài này của TRUNG CỘNG hay không? Thêm nữa là vụ án Bạc Lai Hy bên TRUNG CỘNG nếu không nhờ tình báo Anh tiếp tay TCB vẫn chưa khám phá ra nhóm Bạc Lai Hy & Vương Lập Quân mưu đồ lật đổ TCB [[71]].
Khi quyết định xoay trục về Á Châu từ 5-6 năm trước, Mỹ phải biết rõ nhu cầu trước tiên là cần có tai mắt tại VN thì mới rộng đường hoạt động trong vùng ĐNÁ châu. Cho nên, một khi Hoa Kỳ thực hiện xong mục tiêu đó, thì tình báo TRUNG CỘNG sẽ không là gì so với CIA Mỹ tại VN.
Từ thời đầu thiên niên kỷ, với thanh niên Lê Chí Quang công khai bài viết “Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều”, cho tới nay, chỉ có nhà cai trị xứ này ra tay giam tù tác giả, chứ chưa ai thấy có chỉ dấu tình báo Hoa Nam ra tay.
Từ bấy giờ cho tới những năm gần đây, non 15 năm dài, đã có một số không ít đảng viên CSVN, các nhà khoa học đương chức, thậm chí, cả những nghệ sĩ ưu tú, đã công khai ngỏ ý cổ võ mạnh mẽ việc thoát Trung, mà tình báo Hoa Nam của TRUNG CỘNG nào đã có động thái gì đáng ngại? Thử nhìn xem từ khi Kiến Nghị 61 đòi thoát Trung & chuyển biến độc tài được phổ biến sâu rộng từ ngày 28-7-2014 đến nay, thì tình báo TRUNG CỘNG có dám làm gì 61 vị ký kiến nghị này đâu [[72]]. Nghĩ gần hơn chút nữa, liệu là mặt mũi hay thể diện những nhà cai trị xứ này sẽ khó coi đến độ nào, nếu họ để cho tình báo Hoa Nam ra tay trừng trị người Việt trên đất Việt?
Tóm lại, ở điểm 3, điều lo ngại mang tính bóng gió này nhiều phần cũng chỉ là một đối sách của nhà cai trị thân TRUNG CỘNG, cố thổi phồng sự sợ hãi nhằm mục tiêu hù dọa thần dân, hầu làm giảm bớt tinh thần chống ngoại xâm truyền thống của người dân Việt.
***
Điểm bốn là việc mất HS và một số đảo trong quần đảo TS.
Cái khó ở đây không phải là các đảo bị TRUNG CỘNG chiếm đóng tại TS và HS, bởi vì TRUNG CỘNG chiếm các đảo này bằng 2 cuộc chiến với VN trước mắt quốc tế (ngày 19-01-1974 và ngày 14-3-1988). Giải quyết các đảo do Đài Loan, Phillipines và Malaysia đang chiếm giữ mới thực sự khó hơn nhiều.
Nếu không “thoát Trung” thì TRUNG CỘNG càng ngày càng áp đặt quyền của họ nhiều hơn lên các đảo này, hoặc ít nhất là giữ nguyên trạng. Nhưng nếu thoát Trung xong rồi thì TRUNG CỘNG e ngại sự hậu thuẫn của quốc tế dành cho VN mà sẽ bớt hung hăng trên Biển Đông.
Thêm nữa là nhờ vào lực lượng xoay trục của Mỹ, Nhật & Ấn hiện diện tuần tra trong Biển Đông kềm giữ các hành động gây hấn ồn ào của TRUNG CỘNG trên Biển Đông mà VN bớt được phiền toái khi phải đối phó với tham vọng đường lưỡi bò 9 đoạn của TRUNG CỘNG, nhất là nhờ vào Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ [[73]]. Mới đây, Đại sứ Mỹ Ted Osius đã công bố là Mỹ đã âm thầm giao 5 tàu tuần tiểu cao tốc cho VN và sẽ giao tiếp 6 chiếc còn lại trong tương lai gần, cũng như loan báo một phần chương trình hợp tác Hải Quân Mỹ-Việt [[74]] & [[75]]. Thật vậy, ngay trong chuyến công du Jamaica ngày 10/04/2015, TT Obama đã nêu lên quan ngại công khai của ông về hành động hung hãn của TRUNG CỘNG trên Biển Đông [[76]].
Tổng kết tình hình HS & TS mới nhất của Việt Long đài RFA dưới tiêu đề “ ‘Vạn sa Trường thành’: vẳng nghe trống trận đâu đây “ cho thấy TRUNG CỘNG chiếm được đảo nhưng chưa làm chủ được vì Hoa Kỳ và các cường quốc khác không chấp nhận [[77]].
Trong chuyến công du tháng 4-2015 tới Nhật, Nam Hàn, Ấn & Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ quyền lãnh thổ cho các nước tiếp giáp Biển Đông, và đây là dấu hiệu cho thấy TRUNG CỘNG khó mà giành lấy vĩnh viễn quần đảo HS & TS [[78]].
Nếu không giành được chủ quyền HS & TS thì TRUNG CỘNG không có cơ sở nào để biện minh cho đường lưỡi bò chín đoạn. Đây là chiến thuật có lợi cho VN để đòi lại HS & TS sau khi thoát Trung. Thêm nữa, vào tháng 6 năm 2014, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel và Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ đã viện dẫn Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea – UNCLOS) để bác bỏ hoàn toàn luận cứ về đường chín đoạn lưỡi bò của TRUNG CỘNG & Đài Loan [[79]].
Do đó chúng ta chắc chắn có đủ hậu thuẫn mạnh mẽ để đòi lại HS & TS sau khi thoát Trung. Thật vậy, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Ray Mabus ngày 9/4 /2015 tới Đà Nẵng trong chuyến viếng thăm không loan báo trước, trong lúc các chiến hạm USS Fort Worth và tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald đang đậu tại Đà Nẵng và ông tuyên bố đề cao tầm quan trọng của hoạt động trao đổi giữa hải quân hai nước cựu thù nhằm tăng cường hợp tác trên biển [[80]].
Vào ngày 15-4-2015, ngoại trưởng 7 nước mạnh nhất thế giới (G7 – trước đây là G8 bao gồm cả Nga, nhưng sau cuộc xâm lăng Ukraine vào năm ngoái 2014, Nga đã bị loại) tuyên bố phản đối đe dọa bạo lực trên biển Đông trong Thông Cáo Chung của Hội Nghị G7 tại thành phố Lubeck – Cộng Hòa Liên Bang Đức. Tuyên bố này nhấn mạnh ủng hộ duy trì an ninh hàng hải, phản đối bất kỳ nỗ lực nào khẳng định yêu sách chủ quyền trên Biển Đông và lên án hoạt động cải tạo đất gây gia tăng căng thẳng trên Biển Đông [[81]], [[82]] & [[83]].
Tiếp theo đó, ngày 16-4-2015, chỉ huy trưởng tuần duyên Nhật Bản là đại tá Sugimoto Masaharu tuyên bố ngay tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) rằng “Biển Đông cũng hết sức quan trọng đối với Nhật Bản!” ngay khi hai hộ tống hạm JS KIRISAME và JS ASAYUKI do ông chỉ huy sang thăm VN [[84]] & [[85]].
Hơn nữa, nếu không thoát Trung sớm thì QĐNDVN hiện đang bị trói tay trước các sự cố gây hấn của TRUNG CỘNG trên Biển Đông và có thể bị lịch sử phê phán là một quân đội ủng hộ chiến lược xâm lăng mềm của TRUNG CỘNG.
Sau hết là liệu TRUNG CỘNG có khả năng kéo xe tăng vào VN để dẹp bỏ chính quyền thoát Trung như Liên Xô đã làm tại Tiệp Khắc năm 1968 khi Tiệp cương quyết “thoát Sô” hay không? [[86]].
Thời đại ngày nay khác xa với lối chiến tranh cổ điển 50 năm trước để cho TRUNG CỘNG tự tung tự tác như thời kỳ 1968. Năm 2015 không còn chiến tranh lạnh và cũng không còn 2 khối CS & TB đối đầu nên Hoa Kỳ và các nước như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ không còn e ngại can thiệp thẳng vào VN nếu VN bị TRUNG CỘNG tràn qua biên giới.
TRUNG CỘNG biết rất rõ điều đó, cộng thêm sự lo ngại về sức mạnh trừng phạt kinh tế của khối tự do, nên không bao giờ dám kéo quân sang lãnh thổ VN. Kinh nghiệm Putin gần đây chính là bài học hãm phanh của Tập Cận Bình.
Chưa kể đến sức mạnh yểm trợ của các quốc gia nói trên, chỉ riêng một mình VN thôi thì Lịch Sử 4000 năm của VN chứng minh rất rõ là chính quyền nào đoàn kết thật lòng với toàn dân thì luôn luôn thắng TRUNG CỘNG (Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn Huệ), dù cho TRUNG CỘNG mạnh hơn gấp nhiều lần. Cho nên, nếu chúng ta nhìn ra được cái thế toàn dân cùng làm vì một ý chí chung là “Thoát Trung” để tất cả mọi người của mọi bên, mọi phía cùng thắng cuộc, thì chưa cần nói đến hỗ trợ quốc tế chắc chắn một VN đơn độc cũng thoát Trung một cách dễ dàng. Vì vậy việc thoát Trung cần có toàn dân ủng hộ, mà lòng dân hiện nay có thể nói 90% mong muốn thoát Trung để hội nhập văn minh nhân quyền dân chủ và tự do. Do đó thoát Trung cần song hành với chuyển hoá độc tài [[87]]. Bởi vì cần đến một khối óc và một tấm lòng kiên quyết thoát Trung, nên tư tưởng cần phải khách quan như nhận định rất vô tư và rất thực tế của những người cộng sản thức tỉnh như nhà báo Trần Đĩnh, nhà văn Nguyễn Khải, Phạm Đình Trọng, Huy Đức (Bên Thắng Cuộc – Phần 1 và Phần 2) v.v… [[88]].
Cuối cùng nhưng chưa hết, Tháng Hai – 2015, cơ quan Think-Tank quốc phòng của Hoa Kỳ là RAND CORPORATION tung ra bản báo cáo 200 trang về những yếu kém của quân đội TRUNG CỘNG (PLA – People Liberation Army) trong 5 lãnh vực then chốt [[89]]. Theo nghiên cứu nầy, các nhà chuyên môn của RAND chỉ ra 3 yếu điểm quan trọng của PLA là “Cách Tổ Chức & Nguồn Nhân Lực”, “Khả Năng Tác Chiến Trên Bộ Trên Không Dưới Nước và Trong Điện Từ Trường (electromagnetic domains)” và “Kỹ Nghệ Quốc Phòng” tính từ năm 1990 cho tới 2025. Như vậy tính ra 30 năm nữa quân đội TRUNG CỘNG mới theo kịp quân đội Mỹ hiện nay và lúc đó thì thử hỏi quân đội Mỹ đã tiến đến trình độ nào.
Tất cả những sự kiện và phân tích đã nêu lên từ đầu đến cuối bài nghiên cứu này cho thấy hiện nay (2018) là thời điểm thuận lợi nhất để thoát Trung. Bỏ qua cơ hội này chẳng những có tội với lịch sử mà còn và một vết nhơ đê hèn khó rửa đối với con cháu ngay trong gia đình chúng ta.
Vì :      – Người dân mong muốn thoát trung
            – Đa số đảng viên muốn thoát trung
            – Các lực lựợng dân chủ muốn thoát trung
            – Đồng minh cũng muốn VN thoát trung
Tham khảo:
[1] XuanDienHanNom: THƯ NGỎ GỬI BCH TRUNG ƯƠNG VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN, đăng ngày 30-7-2014 http://xuandienhannom.blogspot.co.uk/2014/07/thu-ngo-cua-61-ang-vien-gui-bch-tw-ang.html.
[2] Bauxite Việt Nam: “KIẾN NGHỊ của một số cựu sĩ quan Lực lượng vũ trang nhân dân gửi Lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ CHXHCN Việt Nam”, 04-9-2014 – http://boxitvn.blogspot.co.uk/2014/09/kien-nghi-cua-mot-so-cuu-si-quan-luc.html.
[3] RFA: 20 cựu tướng lĩnh sĩ quan quân đội gởi kiến nghị lên lãnh đạo VN, 04-9-2014 – http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/x-hig-ran-cal-change-09042014061359.html.
[4] Bangkok Post, ‘Escape’ China, Viet communists urge – Communist Party members urge Vietnam to ‘escape’ China, 30-7-2014 – http://www.bangkokpost.com/news/asia/423231/communist-party-members-urge-vietnam-to-escape-china.
[5]  Russian International Affairs Council (RIAC), The Communist Vietnam: Internal contradictions and the path to progress, 18-8-2014 –http://russiancouncil.ru/en/inner/?id_4=4186#top.
[6]  Ryan Kilpatrick, 01-8-2014, Vietnam leaders call on their government to get tough with China – http://online.thatsmags.com/post/vietnam-leaders-call-on-their-government-to-get-tough-with-china.
[7]  Voice Of America (VOA News), Vietnam’s Communists Urged to Sue China, 29-7-2014 – http://www.voanews.com/content/vietnamese-communist-party-leaders-urged-to-sue-over-south-china-sea/1967731.html.
[8]  RFA: Bộ Trưởng Công An VN Thăm Hoa Kỳ, 16-3-2015 – http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-secury-minis-visi-us-03162015094055.html.
[9]  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Thăm Nước Úc – RFI, 17-3-2015 – http://vi.rfi.fr/chau-a/20150317-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tham-nuoc-uc/.
[10]  Phái Đoàn Quân Sự Cấp Cao CSVN Đến Mỹ – Người Việt, 25-3-2015 – http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204950&zoneid=1#.VRRFmuH2CCM.
[11]  Brad Grosserman, America’s TPP Dilemmas – CSIS, PacNet#20, ThursdayApril 2, 2015 – http://csis.org/publication/pacnet-20-americas-tpp-dilemmas.
[12]  Đại tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN (Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ) , BBC Tiếng Việt, 14-8-2014 – http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/08/140814_dempsey_vietnam.
[13]  Tim Kelly and Nobuhiro Kubo, U.S. would welcome Japan air patrols in South China Sea, RUETERS Jan 30, 2015 – http://uk.reuters.com/article/2015/01/30/japan-southchinasea-interview-pix-graphi-idUKL4N0V84LQ20150130.
[14]  Nhật có hàng không mẫu hạm lớn nhất từ Thế Chiến II – Người Việt, March 25, 2015 – http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=204936&zoneid=431#.VSLGPPnF_5M.
[15]  Sam LaGrone, U.S. 7th Fleet Would Support ASEAN South China Sea Patrols, USNI News March 20, 2015 – http://news.usni.org/2015/03/20/u-s-7th-fleet-would-support-asean-south-china-sea-patrols.
[16]  Nguyễn Trung: Về đại hội XII – Đại hội XII lựa chọn gì cho Tổ Quốc? Ngày 07-04-2015 – http://nguyentrung-vt.blogspot.co.uk/ Và http://nguyentrung-vt.blogspot.co.uk/search/label/A%20-%206%20b%C3%A0i%20v%E1%BB%81%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20XII.
[17]  Đèn Cù tập 2, Trần Đĩnh, báo Người Việt xuất bản, Chương 55, trang 619+ .
[18]  Đèn Cù tập 2, Trần Đĩnh, báo Người Việt xuất bản, Chương 55, trang 619+
[20]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2003/09/030902_hcm_missing_years.shtml and “Ho Chi MinhThe Missing Years”. Sophie Quinn-Judge (Author), University of California Press. 368 pages.
[22]  Đèn Cù tập 2, Trần Đĩnh, báo Người Việt xuất bản, trang 627- 630.
[23]  Đèn Cù tập 2, Trần Đĩnh, báo Người Việt xuất bản, trang 627- 630.
[25]  观众不需要斯大林, 毛泽东周恩来和支持. 这个秘密行程, 所以希望, 抵达莫斯科后, 胡锦涛将更新的优势, 加强在共产国际高层位置.
[26]  莫斯科准备为您带来连问外交部苏联外交部欢迎您有需要的礼仪的国家元首, 在越南共产党的领导.
[27]  Озеро тривиально достаточно авторитетный национальный лидер в международном коммунистическом блоке без этого компонента, и Хо есть чрезмерно неприличный жест.
[28]  事实, 毛泽东的推荐胡志明的只是鬼, 由苏联和中国的成员谁也自1933年以来死.
[29]  我已经讨论了援助问题上, 毛主席将前往支援越南, 中国主要负责反法.
[30]  我们是近邻, 姐妹党, 国家希望提供军事援助, 尽可能为我们履行国际义务, 当然我个人的看法, 我希望党我已决定由国际中心联合.
[31]  Такие письма, отправленные на Сталина, Хо Ши Мин является просто обманом Напоминаем преемником внимание профиля.
[32]  Хо Ши Мин, который не русский язык грамотности. Ху копия предопределило содержание, которое является очень распространенным история шпиона .  http://www.microsofttranslator.com/bv.aspx?from=ru&to=vi&a=http%3A%2F%2Fsubscribe.ru%2Fdigest%2Ftravel%2Ftowatch%2Fn802529830.html.
[33]  Cục Lưu trữ Liên bang dân sự quốc gia Nga.
[34]  Bên Thắng Cuộc – Quyển II: Quyền Bính – Huy Đức – www.vietnamvanhien.net.
[35]  Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lịch sử – Bách khoa toàn thư mở – http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n_Vi%E1%BB%87t_Nam.
[36]  LS Nguyễn Hữu Thống, Kẻ Sĩ Dấn Thân Vì Đại Nghĩa (08-122013) – Dân Làm Báo: http://danlambaovn.blogspot.co.uk/2013/12/ke-si-dan-than-vi-ai-nghia.html.
[37]  Nguyễn Trung: Về đại hội XII – Đại hội XII lựa chọn gì cho Tổ Quốc? , 07-4-2015 – http://nguyentrung-vt.blogspot.co.uk/ Và http://nguyentrung-vt.blogspot.co.uk/search/label/A%20-%206%20b%C3%A0i%20v%E1%BB%81%20%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20XII .
[38]  Trần Gia Phụng, Ngày 19-12-1946: Hồ Chí Minh trốn chạy, – Đàn Chim Việt: http://www.danchimviet.info/archives/69819/ngay-19121946-h%E1%BB%93-chi-minh-tr%E1%BB%91n-ch%E1%BA%A1y/2012/12.
[40]  Cải cách ruộng đất tại miền bắc 1953-1956 (http://vi.wikipedia.org), Nam Rom 09-01-2013 – http://namrom64.blogspot.co.uk/2013/01/cai-cach-ruong-at-tai-mien-bac-19531956.html.
[41]  Đại Học Quốc Gia – Hà Nội, Hiến Pháp 1980 – http://vnu.edu.vn/home/?netoffice/N285/Hien-phap-1980.htm.
[43]  Bùi Văn Bồng – Hội Nghị Thành Đô 1990 – http://bongbvt.blogspot.co.uk/2014/06/hoi-nghi-thanh-o-1990.html.
[44]  US Embassy in Ha Noi: Twenty Years of Diplomatic Relations with Vietnam – and What Comes Next.
[45]  BBC tiếng Việt, Việt – Trung ký kết nhiều thỏa thuận, 07.04.2015 – http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150407_vn_party_delegation_visits_china.
[46]  Phạm Đình Trọng, Bauxite Việt Nam, 11/04/2015, Tượng đài khoét sâu thêm ly tán hay tượng đài hòa hợp dân tộc http://boxitvn.blogspot.com.au/2015/04/tuong-ai-khoet-sau-them-ly-tan-hay.html .

[47]  John Page THE WORLD BANK The East Asian Miracle: Four Lessons for Development Policy, National Bureau of Economic Research, March 11-12, 1994 – http://www.nber.org/chapters/c11011.pdf.
[48]  Trang Tin điện tử Ngành Điện, U.S. Ex-Im Bank tài trợ 1 tỷ USD cho điện gió Bạc Liêu, 27/03/2015 – http://m.icon.com.vn/vi-VN/c641/124267/US-Ex-Im-Bank-tai-tro-1-ty-USD-cho-dien-gio-Bac-Lieu.aspx.
[49]  Brad Grosserman, America’s TPP Dilemmas – CSIS, PacNet#20, ThursdayApril 2, 2015 – http://csis.org/publication/pacnet-20-americas-tpp-dilemmas.
[51]  VOA News, Trung Nguyen, Vietnam Seeks to Step Out of China’s Economic Shadow, 26/06/2014 – http://www.voanews.com/content/vietnam-seeks-to-step-out-of-chinas-economic-shadow/1945940.html.
[52]  Lê Quốc Phương – NCEIF: Nhìn lại 20 năm quan hệ thương mại Việt – Trung 1991-2010 – http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/nhinlai20namquanhe-nd-15383.html.
[53]  Ralph Jennings: Vietnam Is Becoming the ‘New China’ With Foreign Manufacturers, 31-01-2015 – http://www.thestreet.com/story/13025186/1/vietnam-is-becoming-the-new-china-with-foreign-manufacturers.html.
[54]  Dexter Roberts: China’s State Enterprises Told to Stop Investing in Vietnam , 09-6-2014 – http://www.bloomberg.com/bw/articles/2014-06-09/chinas-state-enterprises-told-to-stop-investing-in-vietnam.
[55]  Võ Trí Thành: TRUNG CỘNG không dễ gây hấn kinh tế với Việt Nam, 03-7-2014 –http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su-chinh-tri/2014-07-03/trung-quoc-khong-de-gay-han-o-at-ve-kinh-te-voi-viet-nam-11064.aspx.
[56]  Manh Quan, Thanh Nien News: Vietnam’s economists raise concerns about China’s dominance in development projects, 04-7-2014 – http://www.thanhniennews.com/business/vietnams-economists-raise-concerns-about-chinas-dominance-in-development-projects-28063.html.
[58]  Bao Van, Thanh Nien News, Vietnam needs to reduce dependence on China: economists, 02-6-2014 – http://www.thanhniennews.com/business/vietnam-needs-to-reduce-dependence-on-china-economists-26793.html.
[59]  Đất Việt, Nhà đầu tư ngoại rút vốn tháo chạy khỏi TRUNG CỘNG, 19-8-2014 – http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/nha-dau-tu-ngoai-rut-von-thao-chay-khoi-trung-quoc-3053239/.
[60]  Doomsday: Preparing for China’s Collapse, The National Interest, March 2, 2015 – http://nationalinterest.org/feature/doomsday-preparing-chinas-collapse-12343.
[61]  Lan Anh, Ngày tận thế: Sự sụp đổ của chính quyền TRUNG CỘNG, www.nguyentandung.org, 09-3-2015 – http://nguyentandung.org/ngay-tan-the-su-sup-do-cua-chinh-quyen-trung-quoc.html.
[62]  BBC Việt, Bình Thuận: Người biểu tình đụng độ công an, 16/04/2015 – http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150416_binhthuan_protesters_clash_police.
[64]  BBC Việt, Miến Điện và Mỹ là điều TRUNG CỘNG không ngờ tới?, 19-3-2013 – http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/03/130319_burma_china_surprise.
[65]  TulipGarden9, Thời Sự Quốc Tế, Xung đột sắc tộc ở miến Bắc – quan hệ Miến Điện – TRUNG CỘNG rạn vở – 18-3-2015 – http://tulipgarden9.blogspot.co.uk/2015/03/xung-ot-sac-toc-o-mien-bac-quan-he-mien.html .
[66]  Dân Luận: Chuyện buồn từ Myanmar, Phạm Minh Hoàng, 14-4-2015 – https://www.danluan.org/comment/138000#comment-138000.
[67]  Người Lao Động, Đồng minh của Mỹ gia nhập ngân hàng do TRUNG CỘNG đứng đầu, 17/03/2015 – http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/dong-minh-cua-my-gia-nhap-ngan-hang-do-trung-quoc-dung-dau-20150317161844302.htm.
[68]  Website Dandenvietnam: Có một đường hầm bí mật dưới giàn giáo bị sập ở Formosa – Hà Tĩnh, 02-4-2015 – http://vietnamdanden.blogspot.co.uk/2015/04/co-mot-uong-ham-duoi-gian-giao-bi-sap-o.html .
[69]  MaxReading.com, Xóa bỏ các điều ước bất bình đẳng – http://maxreading.com/sach-hay/su-trung-quoc/trung-hoa-dan-quoc-tiep-theo-522.html.
[70]  US Embassy in Ha Noi: Twenty Years of Diplomatic Relations with Vietnam – and What Comes Next, 06-3-2015 – http://vietnam.usembassy.gov/ambspeech-030615.html.
[71]  RFI, Thụy My: Vợ Bạc Hy Lai khai giết doanh nhân Anh để bảo vệ con, 23-8-2013 – http://vi.rfi.fr/chau-a/20130823-vo-bac-hy-lai-khai-giet-doanh-nhan-anh-de-bao-ve-con/.
[72]  RFA, Những người cộng sản muốn cải tổ, 29-7-2014 – http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/communists-who-want-the-reform-kh-07292014094539.html.
[73]  RFA: Bộ Trưởng Công An VN Thăm Hoa Kỳ, 16-3-2015 – http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-secury-minis-visi-us-03162015094055.html .
[74]  LĐO: Đại sứ Mỹ xác nhận Mỹ đã cung cấp 5 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam, 06/03/2015 – http://laodong.com.vn/the-gioi/dai-su-my-xac-nhan-my-da-cung-cap-5-tau-tuan-tra-cao-toc-cho-viet-nam-302082.bld.
[75]  ANTĐ: Mỹ cung cấp 11 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam, 09-3-2015 –  http://www.anninhthudo.vn/quan-su/my-cung-cap-11-tau-tuan-tra-cao-toc-cho-viet-nam/598918.antd.
[76]  RFI – Biển Đông : TRUNG CỘNG hung hăng, Obama lo ngại, 10-4-2015 – http://vi.rfi.fr/20150410-my-TRUNG CỘNG-bien-dong//.
[77]  Việt Long RFA, “Vạn sa Trường thành”: vẳng nghe trống trận đâu đây – 09-4-2015 – http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/stern-warning-against-great-wall-of-sand-04092015143108.html.
[78]  Sam Lagore, SECDEF Carter: U.S. Takes ‘Strong Stand’ Against Militarization in South China Sea Disputes, 08-4-2015 – http://news.usni.org/2015/04/08/secdef-carter-u-s-takes-strong-stand-against-militarization-in-south-china-sea-disputes#more-12031.
[79]  Dr Liem Nguyen: Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của TRUNG CỘNG về đường chín đoạn, 04-6-2014, Liêm Nguyễn lược dịch theo Brookings – http://drliemnguyen.blogspot.co.uk/2014/06/hoa-ky-ket-lieu-su-map-mo-cua-trung.html.
[80]  VOA tiếng Việt: Bộ trưởng Hải quân Mỹ thăm Đà Nẵng, 10-4-2015 – http://www.voatiengviet.com/content/bo-truong-hai-quan-hoa-ky-tham-da-nang/2714133.html.
[81]  Hồng Thuỷ, Giáo Dục, Ngoại trưởng G7 phản đối đe dọa bạo lực trên biển, 16-4-2015 – http://giaoduc.net.vn/quoc-te/ngoai-truong-g7-phan-doi-de-doa-bao-luc-tren-bien-post157456.gd.
[82]  VNexpress, G7 lên án hoạt động bồi đắp ở Biển Đông, 16-4-2015-http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/g7-len-an-hoat-dong-boi-dap-o-bien-dong-3201791.html.
[83]  VOV World News, G7 Foreign Ministers release joint declaration, 16-4-2015 – http://vovworld.vn/en-US/News/G7-Foreign-Ministers-release-joint-declaration/327411.vov.
[85]  Anh Ngọc, VNexpress, G7 lên án hoạt động bồi đắp ở Biển Đông, 16-4-2015 http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/g7-len-an-hoat-dong-boi-dap-o-bien-dong-3201791.html.
[86] Nhịp cầu Thế Giới Online, “Mùa Xuân Praha” 1968, 40 năm nhìn lại, 21-8-2008 – http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1544.
[87]  Tương Lai, New York Times: What Vietnam Must Do, 06-4-2015 – http://www.nytimes.com/2015/04/07/opinion/what-vietnam-must-now-do.html?_r=0.
[88]  Nguyễn Ngọc Ngạn – Bên thắng cuộc, April 5, 2015 – http://thoibao.com/ben-thang-cuoc/.
[89]  RAND Corporation, China Incomplete Military Transformation – February 2015:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.