Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Sinh viên TQ đại lục 'tấn công' sinh viên Hong Kong ở Úc

Sinh viên TQ đại lục 'tấn công' sinh viên Hong Kong ở Úc

A screenshot of a video which shows one student hitting another during the 24 July protestBản quyền hình ảnhPHOEBE FAN
Image captionVideo của vụ xung đột lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội
Giờ đã là tuần thứ tám của cuộc biểu tình ở Hong Kong, khơi nguồn từ sự phản đối dự luật dẫn độ rồi lớn dần sang sự phản đối đối với chính phủ và Bắc Kinh.
Và những xung đột đang diễn ra ở Hong Kong đã nhanh chóng lan tỏa ra sang Úc nơi, có hàng trăm sinh viên Trung Quốc đại lục và Hong Kong đang du học tại Úc.
Tại Đại học Queensland, căng thẳng trở thành các cuộc đụng độ dữ dội vào tuần trước, khi nhóm sinh viên ủng hộ người biểu tình ở Hong Kong đụng độ với những sinh viên ủng hộ Bắc Kinh.
Hàng trăm người biểu tình đã la hét lên những lời lăng mạ và tục tiu trong khi quốc ca Trung Quốc phát ra từ một cái loa to.
Video được đăng lên mạng cho thấy những người ủng hộ Trung Quốc xé toạc áp phích từ tay nhóm sinh viên ủng hộ dân chủ Hong Kong, gây ra xô xát, va chạm. 
An ninh đã nhanh chóng đến để tách các nhóm ra nhưng tình hình vẫn căng thẳng, Nilsson Jones, một sinh viên báo chí quay một số vụ đụng độ cho biết
Presentational white space
"Một cách áp đảo, các sinh viên Trung Quốc [đại lục] là những kẻ hung hãn," anh nói và nói thêm rằng nhóm sinh viên này cũng đông đảo hơn.
Các sinh viên Hong Kong tham gia các cuộc biểu tình nói với BBC rằng họ không làm gì để kích động phản ứng đó. 
Christy Leung, 21 tuổi và Phoebe Fan, 22 tuổi, nói họ đã giúp tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa để ủng hộ các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại quê nhà.
"Mục tiêu của chúng tôi là để chúng em thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình ở Hong Kong và cho thấy chúng tôi cũng phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốc", Fan nói với BBC. "Chúng tôi không hề nói bất cứ điều gì về việc độc lập hay bất cứ điều gì như thế."
Các sinh viên nói rằng cuộc biểu tình của họ bắt đầu diễn ra suôn sẻ nhưng sau đó bị bao vây bởi những người phản đối, chửi bới và phá hủy biểu ngữ của họ.
Leung nói rằng cô bị một người đàn ông "đến chỗ tôi và đập tấm áp phích ra khỏi tay tôi". 
Groups of students and protesters at the 24 July demonstrations at the University of QueenslandBản quyền hình ảnhPHOEBE FAN
Image captionCác nhân chứng nói khoảng hàng trăm người đã tham gia vào cuộc đụng độ
"Một số bạn nam của tôi đi đến trước mặt tôi và ngăn anh ta lại, nhưng tôi cảm thấy dường như anh ta đang cố làm tổn thương tôi. Anh ta đã gô cổ một người trong cuộc đụng độ."
Trước đó trong ngày, cũng có một cuộc biểu tình khác do các sinh viên Úc dẫn đầu lên tiếng ủng hộ phong trào phản kháng ở Hong Kong, và chỉ trích cách đối xử của người Uyghurs (Duy Ngô Nhĩ), nhưng cũng gặp phải sự đối đầu gay gắt từ những sinh viên đại lục.
Một sinh viên người Úc, Drew Pavlou, nói anh bị mẻ một chiếc răng và xương sườn bầm tím sau một cuộc đụng độ. Anh còn nói anh nhận được các tin nhắn đe dọa tính mạng trên mạng và phải có một nhân viên bảo vệ đi cùng đến lớp học.

'Tôi thấy sợ hãi'

Fan và Leung nói rằng sự quấy rối đe dọa cũng tiếp diễn bên ngoài khuôn viên trường. Họ thấy hình ảnh của mình bị chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc cùng với những tin nhắn đe dọa. Fan nói một bình luận cảnh báo cô sẽ "đối mặt với hậu quả".
Một trong những người bạn của họ cũng bị "doxxed", có nghĩa thông tin cá nhân bao gồm hộ chiếu, giấy chứng nhận kết hôn và mã sinh viên của anh bị công bố trực tuyến. 
"Đừng lo, sẽ không có một cuộc sống yên bình cho anh ta ở Brisbane đâu," một chú thích đi kèm thông tin này trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
"Tôi cảm thấy rất lo lắng và phần lớn là sợ hãi vì tôi không chắc họ sẽ làm gì với tôi," Fan nói.
Pro-democracy supporters protesting in Brisbane on 28 JulyBản quyền hình ảnhPHOEBE FAN
Image captionSinh viên Hong Kong tổ chức các cuộc biểu tình trong suốt tuần qua ở Brisbane
Đại học Queensland không phản hồi trực tiếp về vụ việc của Fan, nhưng cho biết họ đang điều tra các cuộc biểu tình và đã đề nghị hỗ trợ cho sinh viên. 
"Trường đại học cam kết bảo vệ quyền tự do ngôn luận và không khoan dung đối với bạo lực và đe dọa," một phát ngôn viên nói.

Sinh viên Trung Quốc đại lục nói gì?

Lãnh đạo nhóm phản đối, Frank Wang, không trả lời yêu cầu bình luận của BBC nhưng nói với truyền thông địa phương rằng anh đã cảnh báo các sinh viên Hong Kong rằng "cuộc xung đột chắc chắn sẽ xảy ra" vào thứ Tư tuần trước.
"Điều xảy ra hôm nay không phải là về chúng tôi", anh nói với đài ABC. "Họ tổ chức sự kiện, họ gây ra mọi thứ ... họ cố làm chúng tôi tức giận."
Một kiến ​​nghị trực tuyến yêu cầu các trường đại học xin lỗi vì cho phép các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ được diễn ra đã nhận được hơn 3.000 chữ ký.
Các bài đăng khác trên mạng xã hội cho thấy căng thẳng đã lan sang các trường đại học khác. Một bài đăng cho thấy một biểu ngữ ủng hộ dân chủ đã bị phá hủy tại Đại học New South Wales ở Sydney. 
Cũng có báo cáo vào thứ Ba về những vụ ẩu đả tương tự tại một trường đại học ở Auckland, New Zealand.
Một cuộc biểu tình khác dự kiến ​​sẽ diễn ra tại Đại học Queensland vào thứ Tư, cáo buộc trường đại học đã không bảo vệ được quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên trường. Phía quản lý nhà trường nói rằng an toàn của sinh viên là ưu tiên hàng đầu của họ. Những người tham gia đã được yêu cầu mang theo thẻ sinh viên và cảnh báo rằng họ có thể phải gỡ bỏ khăn che mặt.
Fan nói với BBC rằng cô muốn các sinh viên ủng hộ Trung Quốc "tôn trọng quyền tự do ngôn luận của chúng tôi".
Nhưng cô nói rằng cô cảm thấy tức giận vì sự áp lực này thậm chí đã đến cả "trên đất Úc" và sợ rằng mình đang bị theo dõi.
"Tôi vẫn phải học ở đây, và bây giờ họ đang theo dõi tôi. Tôi cảm thấy bị mắc kẹt ... Tôi cảm thấy thiếu tự do để thể hiện quan điểm của mình."

'Yêu nước tự phát'

Chỉ có khoảng 200.000 sinh viên Trung Quốc tại Úc, và đang đem lại nhiều doanh thu cho ngành giáo dục Úc.
Sau cuộc đụng độ ở Queensland, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Brisbane, Xu Jie, nhấn mạnh rằng các sinh viên đại lục đang "yêu nước một cách tự phát".
Và không rõ liệu sự nhiệt thành như vậy có được chỉ đạo bởi các cơ quan nhà nước hay không, các nhà phân tích Trung Quốc tại Úc cho biết.
Nhưng ngày càng có một mối quan ngại trong những năm gần đây về việc có bao nhiêu sinh viên Trung Quốc được hỗ trợ bởi chính phủ ở Bắc Kinh.
Chính phủ Úc đang điều tra vai trò của các Viện Khổng Tử - trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc tài trợ - liên quan đến các luật mới đòi hỏi các tổ chức nước ngoài phải "cởi mở, hợp pháp và minh bạch".
Students walk through an Australian university campusBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSinh viên Trung Quốc đóng góp một phần lớn vào doanh thu từ học phí sinh viên quốc tế tại các đại học ở Úc
"Tôi nghĩ rằng lòng yêu nước và niềm tự hào của sinh viên Trung Quốc đủ để cho những điều này xảy ra thường xuyên, ngay cả khi không có sự chỉ đạo của chính phủ," Dirk Van der Kley của China Matters, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Sydney nói.
Ngoại trưởng Úc Marise Payne trả lời bằng cách nhắc lại rằng quyền tự do ngôn luận được bảo vệ ở Úc.
"Chính phủ sẽ đặc biệt quan tâm nếu bất kỳ cơ quan ngoại giao nước ngoài nào hành động theo cách có thể làm suy yếu các quyền đó, bao gồm bằng cách khuyến khích hành vi gây rối hoặc có khả năng bạo lực," bà nói.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.